Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nhận định về thơ ca Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975 có ý kiến cho rằng: Thơ ca ngày nay là sự kết hợp hài hòa giữa hai nhân tố đó là hiện thực và lãng mạn cách mạng

Nhận định về thơ ca Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975 có ý kiến cho rằng: 'Thơ ca ngày nay là sự kết hợp hài hòa giữa hai nhân tố đó là hiện thực và lãng mạn cách mạng . Dựa vào những kiến thức thơ ca việt nam năm 1945- 1975 SGK em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
5.005
7
1
Gợi ý :
a) Giải thích nhận định :
- Khuynh hướng sử thi: Văn học đề cập đến những vấn đề có ý nghĩa lịch sử và có tính chất toàn dân tộc. Nhân vật chính thường là những con người đại diện cho tinh hoa và khí phách, phẩm chất và ý chí của dân tộc, tiêu biểu cho lí tưởng của cộng đồng hơn là lợi ích và khát vọng của cá nhân. Con người chủ yếu được khám phá ở bổn phận, trách nhiệm, nghĩa vụ công dân, ở lẽ sống lớn và tình cảm lớn. Lời văn sử thi cũng thường mang giọng điệu ngợi ca, trang trọng và đẹp một cách tráng lệ, hào hùng.
- Cảm hứng lãng mạn là cảm hứng khẳng định cái tôi đầy tình cảm, cảm xúc và hướng tới lí tưởng. Cảm hứng lãng mạn trong văn học từ năm 1945 đến năm 1975 chủ yếu được thể hiện trong việc khẳng định phương diện lí tưởng của cuộc sống mới và vẻ đẹp của con người mới, ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng và tin tưởng vào tương lai tươi sáng của dân tộc.
→ Ý kiến đã khẳng định: Khuynh hướng sử thi kết hợp với cảm hứng lãng mạn làm cho văn học giai đoạn này thấm nhuần tinh thần lạc quan, đồng thời đáp ứng được yêu cầu phản ánh hiện thực đời sống trong quá trình vận động và phát triển cách mạng. Tất cả yếu tố trên hòa hợp với nhau, tạo nên đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975 và giúp văn học thời kì này thực hiện tốt yêu cầu, nhiệm vụ mà lịch sử, thời đại đặt ra.
b) Phân tích , chứng minh :
* Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm:
- Quang Dũng, Tố Hữu, Nguyễn Khoa Điềm là những tác giả tiêu biểu của văn học giai đoạn 1945 - 1975.
- “Tây Tiến”, “Việt Bắc”, “Đất nước” (trích “Mặt đường khát vọng”) là ba tác phẩm mang đậm khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.
* Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn làm cho văn học 1945 – 1975 thấm nhuần tinh thần lạc quan:
- Hiện thực kháng chiến chồng chất khó khăn, gian khổ: thiếu thốn về vật chất; chịu nhiều mất mát, hy sinh…
- Con người vẫn tràn đầy mơ ước, tin tưởng vào tương lai tươi sáng của dân tộc: lạc quan, lãng mạn, dí dỏm, yêu đời; xác định lí tưởng sống cao đẹp; tin tưởng vào sức mạnh, chiến thắng của dân tộc và khát vọng xây dựng đất nước hòa bình, tươi đẹp…
* Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn làm cho văn học 1945 – 1975 đáp ứng yêu cầu phản ánh hiện thực đời sống trong quá trình vận động và phát triển của cách mạng:
- Phán ánh được những vấn đề sống còn của dân tộc, những bức tranh hiện thực rộng lớn: cả ba bài thơ đều tập trung thể hiện hình tượng Tổ quốc; phản ánh quá trình vận động cách mạng đi từ cuộc kháng chiến chống Pháp đến cuộc kháng chiến chống Mĩ – cả dân tộc không chịu áp bức, nô lệ, chiến đấu hy sinh giành độc lập tự do cho đất nước.
- Thể hiện lẽ sống lớn, tình cảm lớn: lòng yêu nước, tình cảm cách mạng, tình quân dân, tình đồng chí đồng đội…
- Viết về những con người đại diện cho tinh hoa và khí phách, phẩm chất và ý chí của cả dân tộc; tiêu biểu cho lí tưởng của cả cộng đồng: người lính, người cán bộ cách mạng, quần chúng cách mạng, trong đó đặc biệt đề cao thế hệ trẻ với trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc…
* Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn tạo nên giọng điệu ngợi ca, trang trọng, tráng lệ, hào hùng: thể hiện qua cách sử dụng hình ảnh, ngôn ngữ, các thủ pháp nghệ thuật (đối lập, cường điệu…)…
* Lưu ý: Học sinh lựa chọn dẫn chứng phù hợp trong ba tác phẩm: “Tây Tiến”, “Việt Bắc”, “Đất nước” – trích trường ca “Mặt đường khát vọng”, phân tích để làm sáng tỏ những luận điểm trên.
c) Đánh giá chung :
- Lí giải nguyên nhân khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn trở thành đặc điểm cơ bản của văn học giai đoạn 1945 – 1975: Văn học giai đoạn này tồn tại và phát triển dưới sự lãnh đạo của Đảng, trong một hoàn cảnh lịch sử đặc biệt – cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc vô cùng ác liệt kéo dài suốt 30 năm. Không khí cách mạng và kháng chiến đã khơi dậy mạnh mẽ tinh thần công dân, tinh thần chiến sĩ của người cầm bút.
- Khuynh hướng sử thi đòi hỏi người cầm bút cần nhìn con người và cuộc đời không chỉ bằng con mắt của cá nhân mình mà chủ yếu là bằng con mắt có tầm bao quát của lịch sử, dân tộc và thời đại.
- Người đọc cần đặt giai đoạn văn học này vào hoàn cảnh ra đời để đánh giá đúng vai trò, giá trị của nó trong lịch sử văn học dân tộc.
- Tuy nhiên khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn cũng dẫn đến những hạn chế nhất định của văn học giai đoạn này như cái nhìn một chiều và một số tác phẩm thiếu tính nghệ thuật, thiên về sự minh họa giản đơn.
Gợi ý 2 (theo gợi ý giải đề câu 2 đề thi HSG Vĩnh Phúc năm 2014-2015)
a. Phân tích nhận định
Nhận định Sách giáo khoa Ngữ văn 12 nêu một đặc điểm của văn học Việt Nam từ 1945-1975: tinh thần lạc quan của văn học và của thơ nói riêng khi miêu tả thành công cuộc sống mới và con người mới theo khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn. Tinh thần lạc quan cách mạng tạo nên sức hấp dẫn đặc biệt, làm cho thơ ca kháng chiến sống mãi trong lòng nhiều thế hệ bạn đọc.
- Những vấn đề trọng đại của dân tộc, số phận dân tộc trong thời đại vệ quốc và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Những con người đại diện cho cộng đồng, đại diện cho khí phách và tâm hồn Việt được các nhà thơ nhà văn nhiệt thành ngợi ca biểu dương như những anh hùng thần thoại Thạch Sanh của thế kỷ XX.
- Bức tranh hiện thực và đời sống được miêu tả tuy khốc liệt và khổ đau nhưng bao giờ cũng ngập tràn ước mơ, phơi phới niềm vui, trọn niềm tin yêu thắng lợi và hạnh phúc. Cảm hứng lạc quan cách mạng trở thành cảm hứng chủ đạo xuyên suốt thơ ca Cách mạng 1945-1975, trở thành cảm hứng nghệ thuật lãng mạn tạo nên đặc điểm thống nhất chi phối nhà văn khi nhìn về hiện thực và con người. Từ sau 1976, văn học Việt Nam thoát dần cảm hứng lãng mạn để trở về với cái nhìn khách quan cá nhân của nghệ thuật thơ văn.
- Ba sáng tác tiêu biểu Tây Tiến (Quang Dũng)- bi tráng ca, Việt Bắc (Tố Hữu)- anh hùng ca và Đất Nước (Trích Mặt đường khát vọng- Nguyễn Khoa Điềm)- trường ca, thể hiện những vẻ đẹp lãng mạn của thơ ca Việt Nam trong thời đại máu và hoa hào hùng của dân tộc.
b. Phân tích làm sáng tỏ nhận định
- Ba sáng tác thơ viết về các sự kiện có tính sử thi của từng giai đoạn cách mạng Việt Nam đã làm nổi bật vẻ đẹp của đất nước và con người kháng chiến.
- Bản hùng ca chống Pháp hiện lên trong Tây Tiến và Việt Bắc vừa mang tầm vóc toàn dân, toàn diện với những con người vừa thân thiết, bình dị gần gũi. Họ là những người lính, dân công, cán bộ, nhân dân mang nặng mối thù nhà nợ nước. Hình ảnh những thanh niên học sinh vùng tạm chiếm miềm Nam xuống đường tranh đấu chống kẻ thù chung của dân tộc. Vẻ đẹp của con người Việt Nam trên khắp mặt trận được nhà thơ miêu tả rõ nét và ngợi ca. (phân tích dẫn chứng).
- Vấn đề độc lập dân tộc được tái hiện kì vĩ, hoành tráng trong âm vang sử thi: đoàn quân đông vui, dũng mãnh vượt lên thiếu thốn gian khổ để chiến đấu và chiến thắng. Hình ảnh Đất Nước gắn liền với máu thịt và tình yêu làm nên trang sử oanh liệt 4 nghìn năm (phân tích dẫn chứng).
- Thiên nhiên đất nước hiện lên trong chiến tranh vừa khốc liệt vừa đẹp như bức họa bằng ngôn ngữ thơ giàu hình ảnh, gợi cảm khơi dậy niềm tự hào kiêu hãnh (phân tích dẫn chứng).
- Lòng tin yêu cách mạng và Bác Hồ nuôi dưỡng lý tưởng, khơi dậy lòng tự hào để họ thêm lạc quan, tin tưởng vào cuộc sống mới, tin ở ngày mai tươi sáng (phân tích dẫn chứng).
- Trong cảm hứng lạc quan, mỗi tác giả đều hướng độc giả đến vẻ đẹp toàn bích tươi sáng về cuộc sống chiến tranh và con người kháng chiến, về ngày hòa bình hạnh phúc. (phân tích dẫn chứng)
c. Đánh giá
- Hiện thực cách mạng khơi nguồn cảm hứng và tạo nên vẻ đẹp riêng của thơ ca cách mạng. Bài nào cũng dạt dào tinh thần lạc quan, tin tưởng. Tiếng nói cộng đồng dân tộc hòa chung tiếng nói của tình đồng chí, tình yêu lứa đôi; tình yêu nước gắn với tình yêu gia đình.
- Mỗi bài thơ viết trong thời khắc hào hùng của chiến tranh nhưng tác giả đã thành công khi chọn phương thức biểu đạt dễ hiểu và phù hợp với chủ đề. Ca ngợi biểu dương bằng ngôn ngữ trang trọng, thể thơ trữ tình kết hợp tự sự nhưng bài nào cũng hay cũng đẹp, xứng đáng là những áng thơ cách mạng xuất sắc nhất.
- Thiên hướng lãng mạn lạc quan của các tác phẩm văn học nói chung và ba bài thơ nói riêng hoàn thành sứ mệnh vẻ vang của văn chương cách mạng cổ vũ chiến đấu, tiếp thêm niềm tin yêu đời, anh dũng xông lên tiêu diệt kẻ thù ngoại xâm, xây dựng tổ quốc thống nhất và giàu đẹp. Cách nhìn và cảm hứng của văn học Việt Nam từ sau 1976 đã dần thoát ly bút pháp lãng mạn lạc quan của văn học kháng chiến để ngày càng hiện đại, càng gần với cuộc đời, với con người.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
4
0
NoName.534384
11/08/2019 21:53:28
bai giai tren lac de

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×