LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nhận xét về tác phẩm "Những trò lố hay là Va-Ren và Phan Bội Châu" của Nguyễn Ái Quốc: Tác giả không định dựng cuộc gặp gỡ này thành một cảnh hài kịch. Nhưng nghệ thuật châm biếm (biếm hóa) đã được áp dụng rộng rãi theo yêu cầu của cái nhìn sân khấu

Nhận xét về tác phẩm "Những trò lố hay là Va-Ren và Phan Bội Châu" của Nguyễn Ái Quốc, có ý kiến cho rằng: "Tác giả không định dựng cuộc gặp gỡ này thành một cảnh hài kịch. Nhưng nghệ thuật châm biếm (biếm hóa) đã được áp dụng rộng rãi theo yêu cầu của cái nhìn sân khấu". Phân tích tác phẩm để chứng minh
3 trả lời
Hỏi chi tiết
2.924
6
0
Thiện Lê
06/04/2017 20:44:00
​Trong văn học, có những trường hợp rất đặc biệt, sự ra đời và hình thành của tác phẩm vượt ra ngoài sự kiểm soát của bản thân nhà văn để cho hiện hữu những tác phẩm độc đáo, đặc sắc.

Truyện ngắn “Những trò lố hay la Va-ren và Phan Bội Châu" của Nguyễn Ái Quốc cũng nằm trong số đó. Nhận xét về tác phẩm này, có ý kiến cho rằng: “Tác giả không định dựng cuộc gặp gỡ này thành một cảnh hài kịch. Nhưng nghệ thuật biếm họa đã dược áp dụng rộng rãi theo yêu cầu của cái nhìn sân khấu”. Và một trong những yếu tố làm nên đặc sắc cho truyện ngắn này chính là nghệ thuật biếm họa độc đáo.

Nhân vật chính của tác phẩm này là hai nhân vật rất nổi tiếng mà tiêu đề văn bản đã nêu đích danh: Va-ren và Phan Bội Châu. Họ là ai ?Phan Bội Châu lã người rất có tài văn chương, đồng thời là nhà chí sĩ yêu nước nổi tiếng. Ông từng phát động phong trào Đông Du kêu gọi thanh niên tiến bộ phát huy tinh thần yêu nước, ra nước ngoài học hỏi để trở về canh tân, đổi mới đất nước.

Nhưng phong trào Đông Du thất bại rồi sau đó từ năm 10l3 đến năm 1916, ông bị chính quyền Quảng Châu bắt giam. Sau khi được tha, ông lại bị thực dân Pháp bắt cóc đưa về nước. Trước sức ép của công luận Việt Nam và quốc tế, thực dân Pháp ban đầu định thủ tiêu ông nhưng sau đành dưa ra xét xử công khai va kết án tù chung thân.
Va ren là Toàn quyền Đông Dương, khi sang Việt Nam đã ra lệnh ân xá Phan Bội Châu (thực chất là để lấy lòng dân chúng), sau khi mua chuộc, dụ dỗ ông không được, chúng lại đưa ông về giam lỏng ở Bến Ngự - Huế.

Nguyễn Ái Quốc viết truyện ngắn Những trò lố hay là Va ren và Phan Bội Châu để vạch trần âm mưu thâm độc của thực dân Pháp và nhằm cổ vũ khích lệ tinh thần yêu nước, khẳng định vị thế cao cả của người anh hùng ái quốc Phan Bội Châu.

Tác phẩm ra đời khi khi Va-ren còn chưa sang Việt Nam, bởi thế, cuộc gặp gỡ giữa Toàn quyền Đông Dương và người chí sĩ cách mạng được miêu tà trong truyện chỉ là chi tiết hư cấu. Và cũng bởi thế, việc xây dựng chân dung Va-ren - một gã phản bội méo mó, ti tiện - là hoàn toàn đưa vào nghệ thuật biếm họa

Với ngòi bút châm biếm sắc sảo, trí tưởng tượng dồi dào, tác giá đã tái hiện cuộc gặp gỡ của Va-ren một kẻ phản bội nhục nhã với một vị anh hùng kiệt xuất, tất cả đều được hiện lên chân thực và sinh động.

Nổi bật trong tác phẩm là chân dung nhân vật Va-ren. Nguyễn Ái Quốc có cách xây dựng nhân vật khá độc đáo Mặc dù không xuất hiện trực tiếp với dung mạo, cử chỉ và hành động cụ thể, Va-ren xuất hiện gián tiếp qua "cuộc công cán" với lời hứa nửa chính thức . Dọc theo cuộc hành trình cao cả ấy, chân dung của y dần được lộ rõ. Tác giả đã tưởng tượng ra cảnh Va- ren được đón tiếp tại Sài Gòn. Thái độ của chính quyền bản xứ đối với Va- ren được miêu tả bằng những từ như quấn quýt lấy, lôi kéo đi, ru vỗ, ấp ủ trong mớ bòng bong của những buổi chiêu đãi, những cuộc tiếp rước, những lời chúc tụng. Dân chúng bị lừa đi đón rước dưới ngọn roi gân bò và tiếng quát tháo của viên đội xếp Tây. Họ đi xem quan Toàn quyền như đi xem hát tuồng và bình phẩm về mũ, áo, ủng cùng tướng mạo kỳ quái bất lương của ngài. Không ai tỏ ra tôn trọng ngài:

- Quan có cái mũ hai sừng trên chóp sọ! - ngài hiện lên như một loài động vật!

Ồ, cái áo dài đẹp chửa! - ngài chăng khác nào một mụ già chải chuốt.

Ngài sắp diễn thuyết đấy!-  hắn chỉ toàn ba hoa, khoác lác thôi.

- Bắp chân ngài bọc ủng! - hắn chi quen đá đấm và dùng vũ lực với người khác.

- Rậm râu, sâu mắt! - đó là một kẻ nham hiểm và độc ác.

Tác giả đã miêu tả kỹ hai cuộc đón rước tiệc tùng của ngài ở Sài Gòn và Huế, kết thúc mỗi cảnh đều có câu  trong khi đó Phan Bội Châu vẫn nằm tù. Tác giả đã mỉa mai sự quan tâm của Va-ren, chế giễu lời hứa nửa chính thức của y. Thực chất y không thực hiện lời hứa "chăm sóc" cụ Phan Bội Châu mà chỉ để ý đến bản thân mình, thích thú với những trò hề của mình, khoái chí trước sự ru vỗ, ấp ủ của bè lũ tay sai xu nịnh. Mọi lời hứa của viên quan Toàn quyền vụt biến mất.

Cuối cùng khi tới Hà Nội, phải đối mặt với Phan Bội Châu, Va-ren cũng phải "bắt đầu" nhiệm vụ dụ hàng của mình. Mọi lời Va-ren với Phan Bội Châu đều nhằm mua chuộc và dụ dỗ. Va-ren đã đưa ra một bản thuyết minh khá công phu không chỉ có lí lẽ mà còn có cả dẫn chứng, không chi có dẫn chứng "ta" mà còn có cả dẫn chứng "Tây". Nào là chuyện của Nguyễn Bá Trác rồi đến chuyện các chiến hữu Guy-xta-vơ, A-lếch-xăng, A-ri-xtít... Nhưng Va-ren càng nói thì bản chất của kẻ phản bội gian trá càng hiện ra rõ hơn.

Cuộc gặp gỡ giữa Va-ren và Phan Bội Châu là cuộc gặp gỡ kỳ lạ giữa hai bờ chiến tuyến. Hai người khác nhau hoàn toàn về vị thế: Va-ren gian trá, lố bịch đại diện cho thực dân Pháp phản động ở Đông Dương; Phan Bội Châu kiên cường bất khuất, là người anh hùng được cả dân tộc tôn vinh. Cuộc gặp gỡ chất chứa những mâu thuẫn gay gắt, quyết liệt. Trong cuộc đối thoại đó, chỉ có lời của Va-ren. Cuộc đối thoại đó trở thành lời độc thoại Va-ren sửng sốt vì y tưởng có thể thuyết phục được Phan Bội Châu bằng những lời lẽ khôn ngoan sắc sảo của mình. Nhưng không, y hoàn toàn thất bại. Y càng sửng sốt hơn vì nhận ra người đối thoại cao sừng sững, uy nghi và đầy khí phách, còn y chỉ là một kẻ phản bội nhục nhã. Trước cái im lặng dửng dưng, trước cái cười nửa miệng (không chắc chắn lắm) và cái nhổ vào mặt hắn của Phan Bội Châu (cùng không chắc chắn vì đều do người khác kể lại), Va-ren vụt biến thành một con lừa ngốc nghếch, một thằng hề chỉ biết ba hoa, khuyếch khoác.

Truyện được viết bằng bút pháp trào phúng sâu sắc, bố cục chặt chẽ, độc đáo gây nhiều hứng thú cho người đọc. Đây cũng là một trong nhiều truyện ngắn làm nổi bật phong cách nghệ thuật của Nguyễn Ái Quốc - tính trí tuệ sắc sảo và lối hành văn hiện đại.

Qua việc “tỉa tót” từng khía cạnh cụ thể của nhân vật Va-ren ở nhiều hoàn cảnh khác nhau mà cao trào là đoạn truyện Va-ren diễn thuyết trước Phan Bội Châu, tác giả đã lần lượt vạch trần bản chất của hắn và gộp lại thành một bức chân dung biếm hoạ độc đáo.

Bằng lối viết sắc sáo, khả năng tưởng tượng phong phú, tác giả đã xây dựng một tình huống truyện rất có ý nghĩa: cuộc đối đầu giữa quan Toàn quyền Đông Dương và người chiến sĩ cách mạng đấu tranh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Qua những chi tiết được miêu tả, các tinh tiết được hư cấu, tác giả làm nổi bật sự đối lập sâu sắc giữa một tên quan lại thực dân mưu mô, xảo trá nhưng đã trở nên hết sức lố bịch trước người chiến sĩ cách mạng kiên cường, không chịu khuất phục trước danh lợi cũng như sức mạnh của kẻ cầm quyền.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
3
0
Trần Thị Huyền Trang
06/04/2017 20:44:36
Trong văn học, có những trường hợp rất đặc biệt, sự ra đời và hình thành của tác phẩm vượt ra ngoài sự kiểm soát của bản thân nhà văn để cho hiện hữu những tác phẩm độc đáo, đặc sắc.

Truyện ngắn “Những trò lố hay la Va-ren và Phan Bội Châu" của Nguyễn Ái Quốc cũng nằm trong số đó. Nhận xét về tác phẩm này, có ý kiến cho rằng: “Tác giả không định dựng cuộc gặp gỡ này thành một cảnh hài kịch. Nhưng nghệ thuật biếm họa đã dược áp dụng rộng rãi theo yêu cầu của cái nhìn sân khấu”. Và một trong những yếu tố làm nên đặc sắc cho truyện ngắn này chính là nghệ thuật biếm họa độc đáo.

Nhân vật chính của tác phẩm này là hai nhân vật rất nổi tiếng mà tiêu đề văn bản đã nêu đích danh: Va-ren và Phan Bội Châu. Họ là ai ?Phan Bội Châu lã người rất có tài văn chương, đồng thời là nhà chí sĩ yêu nước nổi tiếng. Ông từng phát động phong trào Đông Du kêu gọi thanh niên tiến bộ phát huy tinh thần yêu nước, ra nước ngoài học hỏi để trở về canh tân, đổi mới đất nước.

Nhưng phong trào Đông Du thất bại rồi sau đó từ năm 10l3 đến năm 1916, ông bị chính quyền Quảng Châu bắt giam. Sau khi được tha, ông lại bị thực dân Pháp bắt cóc đưa về nước. Trước sức ép của công luận Việt Nam và quốc tế, thực dân Pháp ban đầu định thủ tiêu ông nhưng sau đành dưa ra xét xử công khai va kết án tù chung thân.
Va ren là Toàn quyền Đông Dương, khi sang Việt Nam đã ra lệnh ân xá Phan Bội Châu (thực chất là để lấy lòng dân chúng), sau khi mua chuộc, dụ dỗ ông không được, chúng lại đưa ông về giam lỏng ở Bến Ngự - Huế.

Nguyễn Ái Quốc viết truyện ngắn Những trò lố hay là Va ren và Phan Bội Châu để vạch trần âm mưu thâm độc của thực dân Pháp và nhằm cổ vũ khích lệ tinh thần yêu nước, khẳng định vị thế cao cả của người anh hùng ái quốc Phan Bội Châu.

Tác phẩm ra đời khi khi Va-ren còn chưa sang Việt Nam, bởi thế, cuộc gặp gỡ giữa Toàn quyền Đông Dương và người chí sĩ cách mạng được miêu tà trong truyện chỉ là chi tiết hư cấu. Và cũng bởi thế, việc xây dựng chân dung Va-ren - một gã phản bội méo mó, ti tiện - là hoàn toàn đưa vào nghệ thuật biếm họa

Với ngòi bút châm biếm sắc sảo, trí tưởng tượng dồi dào, tác giá đã tái hiện cuộc gặp gỡ của Va-ren một kẻ phản bội nhục nhã với một vị anh hùng kiệt xuất, tất cả đều được hiện lên chân thực và sinh động.

Nổi bật trong tác phẩm là chân dung nhân vật Va-ren. Nguyễn Ái Quốc có cách xây dựng nhân vật khá độc đáo Mặc dù không xuất hiện trực tiếp với dung mạo, cử chỉ và hành động cụ thể, Va-ren xuất hiện gián tiếp qua "cuộc công cán" với lời hứa nửa chính thức . Dọc theo cuộc hành trình cao cả ấy, chân dung của y dần được lộ rõ. Tác giả đã tưởng tượng ra cảnh Va- ren được đón tiếp tại Sài Gòn. Thái độ của chính quyền bản xứ đối với Va- ren được miêu tả bằng những từ như quấn quýt lấy, lôi kéo đi, ru vỗ, ấp ủ trong mớ bòng bong của những buổi chiêu đãi, những cuộc tiếp rước, những lời chúc tụng. Dân chúng bị lừa đi đón rước dưới ngọn roi gân bò và tiếng quát tháo của viên đội xếp Tây. Họ đi xem quan Toàn quyền như đi xem hát tuồng và bình phẩm về mũ, áo, ủng cùng tướng mạo kỳ quái bất lương của ngài. Không ai tỏ ra tôn trọng ngài:

- Quan có cái mũ hai sừng trên chóp sọ! - ngài hiện lên như một loài động vật!

Ồ, cái áo dài đẹp chửa! - ngài chăng khác nào một mụ già chải chuốt.

Ngài sắp diễn thuyết đấy!-  hắn chỉ toàn ba hoa, khoác lác thôi.

- Bắp chân ngài bọc ủng! - hắn chi quen đá đấm và dùng vũ lực với người khác.

- Rậm râu, sâu mắt! - đó là một kẻ nham hiểm và độc ác.

Tác giả đã miêu tả kỹ hai cuộc đón rước tiệc tùng của ngài ở Sài Gòn và Huế, kết thúc mỗi cảnh đều có câu  trong khi đó Phan Bội Châu vẫn nằm tù. Tác giả đã mỉa mai sự quan tâm của Va-ren, chế giễu lời hứa nửa chính thức của y. Thực chất y không thực hiện lời hứa "chăm sóc" cụ Phan Bội Châu mà chỉ để ý đến bản thân mình, thích thú với những trò hề của mình, khoái chí trước sự ru vỗ, ấp ủ của bè lũ tay sai xu nịnh. Mọi lời hứa của viên quan Toàn quyền vụt biến mất.

Cuối cùng khi tới Hà Nội, phải đối mặt với Phan Bội Châu, Va-ren cũng phải "bắt đầu" nhiệm vụ dụ hàng của mình. Mọi lời Va-ren với Phan Bội Châu đều nhằm mua chuộc và dụ dỗ. Va-ren đã đưa ra một bản thuyết minh khá công phu không chỉ có lí lẽ mà còn có cả dẫn chứng, không chi có dẫn chứng "ta" mà còn có cả dẫn chứng "Tây". Nào là chuyện của Nguyễn Bá Trác rồi đến chuyện các chiến hữu Guy-xta-vơ, A-lếch-xăng, A-ri-xtít... Nhưng Va-ren càng nói thì bản chất của kẻ phản bội gian trá càng hiện ra rõ hơn.

Cuộc gặp gỡ giữa Va-ren và Phan Bội Châu là cuộc gặp gỡ kỳ lạ giữa hai bờ chiến tuyến. Hai người khác nhau hoàn toàn về vị thế: Va-ren gian trá, lố bịch đại diện cho thực dân Pháp phản động ở Đông Dương; Phan Bội Châu kiên cường bất khuất, là người anh hùng được cả dân tộc tôn vinh. Cuộc gặp gỡ chất chứa những mâu thuẫn gay gắt, quyết liệt. Trong cuộc đối thoại đó, chỉ có lời của Va-ren. Cuộc đối thoại đó trở thành lời độc thoại Va-ren sửng sốt vì y tưởng có thể thuyết phục được Phan Bội Châu bằng những lời lẽ khôn ngoan sắc sảo của mình. Nhưng không, y hoàn toàn thất bại. Y càng sửng sốt hơn vì nhận ra người đối thoại cao sừng sững, uy nghi và đầy khí phách, còn y chỉ là một kẻ phản bội nhục nhã. Trước cái im lặng dửng dưng, trước cái cười nửa miệng (không chắc chắn lắm) và cái nhổ vào mặt hắn của Phan Bội Châu (cùng không chắc chắn vì đều do người khác kể lại), Va-ren vụt biến thành một con lừa ngốc nghếch, một thằng hề chỉ biết ba hoa, khuyếch khoác.

Truyện được viết bằng bút pháp trào phúng sâu sắc, bố cục chặt chẽ, độc đáo gây nhiều hứng thú cho người đọc. Đây cũng là một trong nhiều truyện ngắn làm nổi bật phong cách nghệ thuật của Nguyễn Ái Quốc - tính trí tuệ sắc sảo và lối hành văn hiện đại.

Qua việc “tỉa tót” từng khía cạnh cụ thể của nhân vật Va-ren ở nhiều hoàn cảnh khác nhau mà cao trào là đoạn truyện Va-ren diễn thuyết trước Phan Bội Châu, tác giả đã lần lượt vạch trần bản chất của hắn và gộp lại thành một bức chân dung biếm hoạ độc đáo.

Bằng lối viết sắc sáo, khả năng tưởng tượng phong phú, tác giả đã xây dựng một tình huống truyện rất có ý nghĩa: cuộc đối đầu giữa quan Toàn quyền Đông Dương và người chiến sĩ cách mạng đấu tranh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Qua những chi tiết được miêu tả, các tinh tiết được hư cấu, tác giả làm nổi bật sự đối lập sâu sắc giữa một tên quan lại thực dân mưu mô, xảo trá nhưng đã trở nên hết sức lố bịch trước người chiến sĩ cách mạng kiên cường, không chịu khuất phục trước danh lợi cũng như sức mạnh của kẻ cầm quyền.
1
0
NGUYỄN THỊ THU HẰNG
06/04/2017 20:50:07
Chảy trong dòng sông văn học Việt Nam, giai đoạn đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945, truyện ngắn Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Chân của Nguyễn Ái Quốc mang một màu sắc và âm điệu độc đáo: được viết bằng tiếng Pháp, xuất hiện trên đất Pháp, "có tính chiến đấu cao và bút pháp điêu luyện, hiện đại". Trong khi các tác giả trong nước bóng bảy phê phán bọn phong kiến ươn hèn, để nhân dân đói khổ (như Phạm Duy Tốn, Nguyễn Bá Học), hoặc gửi gắm tình yêu nước, lo đời kín đáo, mơ hồ (như Tản Đà, Trần Tuấn Khải) thì Nguyền Ái Quốc thẳng thắn và trực tiếp vạch mặt lũ thực dân xâm lược xảo trá, dã man ; bày tỏ tấm lòng yêu nước, căm thù giặc mạnh mẽ, cháy bỏng. Trái tim người cầm bút yêu, ghét thật rõ ràng. Vì thế, tuy xuất bản ở nước ngoài, song truyện ngắn Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Chân cùng nhiều lác phẩm khác mà Bác Hồ viết với bút danh Nguyễn Ái Quốc vẫn có giá trị như một áng văn Việt Nam đích thực, góp phần làm sôi động dòng chảy của văn chương dân tộc. Đọc truyện, chúng ta bắt gặp hai hình tượng nhân vật đối lập nhau : tên thực dân xảo trá và người chiến sĩ yêu nước đầy bản lĩnh.

1. Va-ren, một chính khách thực dân xảo quyệt, một kẻ phản bội nhục nhã. Ngay những dòng đầu, Va-ren đã được giới thiệu như một kẻ có lời nói và hành động mập mờ : "nửa chính thức hứa... giả thử... biết giữ lời hứa, liệu quan Toàn quyền Va-ren sẽ "chăm sóc" vụ ấy vào lúc nào và ra làm sao". Đó là những từ ngữ mỉa mai, châm biếm nhẹ, mà sâu. Từ đó, tác giả định hướng cho nhân vật hiện lên trong thời gian (vào lúc nào) và mang những phẩm chất tính cách cụ thể (ra làm sao).

Về thời gian, Toàn quyền Va-ren chỉ muốn chăm sóc vụ Phan Bội Châu "khi nào yên vị thật xong xuôi ở bên ấy đã". Nghĩa là, hắn lo cho cái ghế thống trị thật vững vàng trước đã. Hắn muốn tỏ rõ uy quyền thực dân với công chúng ở Đông Dương trước đã. Còn Phan Bội Châu ra sao, hãy đợi đấy. Do đó, sau khi rời nước Pháp với lời hứa "nửa chính thức" sẽ chăm sóc vụ Phan Bội Châu, Toàn quyền Va-ren đã làm một chuyến đi rề rà, lững thững, để nhấm nháp, hưởng thụ những của ngon vật lạ, những lời nói, cử chỉ tâng bốc của lũ tay sai cấp dưới. Tác giả sử dụng ngòi bút kể chuyện xen kẽ miêu tả, đối chứng bằng điệp ngữ và những câu văn kéo dài chia chuyến đi của Va-ren thành ba chặng. 

Chặng thứ nhất : Va-ren đến Sài Gòn. 

Chặng thứ hai : Va-ren ra Huế. 

Chặng thứ ba : Va-ren đến Hà Nội, tới đích, những trò lố chính thức của Va-ren đã diễn ra. 

Như vậy, Va-ren đúng là kẻ chỉ hứa suông, tuyên bố sẽ xem xét vụ Phan Bội Châu, thực tâm hắn chẳng chút động lòng nào tới số phận đau khổ của cụ Phan, hắn chẳng phải là viên quan nêu cao trách nhiệm trong công việc. Tới Hà Nội - cái đích quan trọng nhất của chuyến đi - những trò lố chính thức của Va-ren mới thực sự diễn ra, bộ mặt hề mồi, phản trắc, xảo quyệt của tên chính khách thực dân mới thực sự phơi bày. Bằng đôi cánh cửa trí tưởng tượng, nhà văn dẫn người đọc vào "tận cổng nhà lao chính, tận xà lim, nơi người đồng bào tôn kính của chúng ta đang rên xiết"... "Ôi, thật là một tấn kịch !", nhà văn kêu lên, như muốn người đọc tập trung chú ý và cùng nhau suy ngẫm.

Nêu những cảnh trên là "hài kịch", thì đến dây "tấn kịch" diễn ra vừa hài vừa bi. Màn chưa mở. Tác giả dành một đoạn văn trữ tình ngoại đề để tóm tắt tiểu sử bất hảo của Va-ren, đồng thời ngợi ca phẩm chất anh hùng của Phan Bội Châu. Về Va-ren, chúng ta đọc thấy rặt những dòng chữ đen ngòm, nhơ nhớp : "Con người đã phản bội [...] tên chính khách đã bị đồng bọn đuổi [...], kẻ đã ruồng bỏ quá khứ, ruồng bỏ lòng tin, ruồng bỏ giai cấp mình...". Sự nhơ nhớp mà tác giả gọi là những trò lố diễn ra suốt buổi Va-ren gặp Phan Bội Châu. Trong cuộc "chạm trán" này, hắn luôn tỏ ra chủ động, một con người cao sang, hào hiệp : "Tôi đem tự do đến cho ông đây !". Hắn tuyên bố, rồi cúi xuống bắt tay Phan Bội Châu, nâng cái gông to kệch ở cổ người tù. Chỉ thế thôi, Va-ren đã treo cái bánh vẽ tự do trước đối thủ, rồi "tấn công", ào ạt, liên hồi... bằng những lời nói dài dòng, vòng vo, khi chân thành, thống thiết, lúc châm chọc, mỉa mai, lên bổng xuống trầm. Đúng là giọng lưỡi của một anh hề. Va-ren nói những gì ? Trước hết, hắn mặc cả với Phan Bội Châu về hai chữ "tự do". Một bên hắn hứa "đem trả tự do cho Phan Bội Châu", một bên khuyên - hay là ép buộc - Phan, hãy : "từ bỏ những mưu đồ [...] chớ tìm cách xúi giục đồng bào [...], hãy bảo họ cộng tác với người Pháp...". Như vậy, Va- ren dâu có "quý trọng" Phan như hắn nói. Thục chất là hắn dã khuyên người chiến sĩ kiên cường, bất khuất kia đầu hàng, phản lại lí tưởng chiến đấu suốt đời của mình. Lời Va-ren nói, nghe ngọt xớt. Đó là vị ngọt chứa thuốc độc của kẻ phản bội. Tiếp sau, Va-ren nêu những tên tuổi, những chính khách nổi tiếng... về sự... phản bội. Từ Nguyễn Bá Trác - người Việt Nam, đến những Guy-xta-vơ, những A-lếch-xăng, A-ri-xtít, những An-be Pôn, và Lê-ông - người Pháp. Cuối cùng hắn khoe sự thành đạt, bước đường thăng tiến của bản thân. "Trước tôi là đảng viên Xã hội đấy, và giờ đây thì tối làm Toàn quyền... !". Trơ trẽn thay, lố bịch thay là kẻ cầm quyền thực dân Pháp tôn thờ sự phản bội, lấy sự phản bội làm chuẩn mực để ngợi ca những nhân cách bỉ ổi. Do đó, tất cả những lời nói của Va-ren lọt vào tai Phan Bội Châu như "nước đổ lá khoai", nghĩa là nó trôi tuột đi. Tất cả những thái độ "nhiệt tình, chân thành" của kẻ phản bội đã khiến Phan Bội Châu "dửng dưng", hoậc "nhếch" đôi ngọn râu mép (...) lên một chút", rồi "nhổ vào mặt Va-ren”.

Càng về cuối truyện, nhân vật Va-ren càng hiện rõ bản chất xấu xa. Những trò lố của hắn dã tự lột trần cái bộ mặt tên chính khách xảo quyệt, "kẻ phản bội nhục nhã". Miêu tả chân dung Va-ren, Nguyễn Ái Quốc dùng ngòi bút lạnh lùng, hóm hỉnh, thông minh, sắc sảo. Đó là ngòi bút điêu luyện, hiện đại, kết hợp chất châu Âu sôi nổi với âm điệu Á Đông thâm trầm. Càng về cuối càng thâm trầm. Sử dụng ba chi tiết miêu tả thái độ và cử chỉ của Phan Bội Châu trước những lời lố bịch của Va-ren, tác giả đã đập thẳng vào mặt kẻ thù - kẻ thù của cụ Phan, kẻ thù của cả dân tộc - những đòn chí mạng. Đó là lưỡi gươm sắc bén mà người thanh niên yêu nước - Nguyễn Ái Quốc - đã vùng lên trong buổi đầu chiến đấu chống ngoại xâm vì nền độc lập, tự do của dân tộc.

2. Phan Bội Châu - người anh hùng. Với kẻ thù - ở đây là nhân vật Toàn quyền Va-ren - ngòi bút Nguyễn Ái Quốc mang tính chiến đấu mạnh mẽ bao nhiêu thì, với người anh hùng dân tộc - ớ đáy là nhân vật Phan Bội Châu - ngòi bút ấy mềm mại, nâng niu, trân trọng bấy nhiêu. Tuy không miêu tả chi tiết, song hình tượng Phan Bội Châu vẫn rõ nét, luôn song song với nhân vật Va-ren, như một đối xứng của hai màu sắc chọi nhau trong một hoạ phẩm. Viết về nhân vật Phan Bội Châu, tác giả đã dành những từ ngữ dẹp nhất để ngợi ca. Khi tác giả gọi Phan là "người đồng bào tôn kính của chúng ta", "con người đã hi sinh cả gia đình và của cải", lúc nâng lên tầm của "bậc anh hùng, vị thiên sứ, đấng xả thân". Những phó danh từ bậc, vị, đấng đâu phải để nói về người bình thường. Đó là cách định danh mang tính thần thánh. Càng về cuối, tính cách thần thánh của hình tượng Phan Bội Châu càng được tô đậm thêm. Trong suốt buổi gặp, để mặc cho Va-ren diễn thuyết, cụ Phan chỉ "im lặng, dửng dưng". Tai cụ không nghe, nét mặt cụ bình thản, cụ ngồi... im như một pho tượng... "làm cho Va-ren sửng sốt cả người". Đấy chính là nhân cách hiên ngang, bất khuất của người chiến sĩ, luôn tỉnh táo, cảnh giác trước những giọng lưỡi kẻ thù. Đó cũng là cách chiến đấu chống lại kẻ thù, phủ nhận, bác bỏ mọi mưu ma chước quỷ của bọn ngoại xâm.

Khi ngọn râu mép của Phan Bội Châu "nhếch lên một chút" theo lời anh lính dõng kể - nhất là lúc cụ Phan "nhổ vào mặt Va-ren" như lời nhân chứng thứ hai quả quyết - thì cuộc chiến đấu trở nên quyết liệt. Người anh hùng ấy đã chiến thắng. Bởi vì, đối với Phan Bội Châu, tất cả lời lẽ và thái độ của Va-ren chỉ là một... trò lố bịch, một trò hề. Có thể nói, trong truyện ngắn này, hình tượng Phan Bội Châu được khắc hoạ bằng ngòi bút chấm phá kiểu Á Đông. Chỉ vài nét thông thoáng, tả ít, gợi nhiều, nhân vật nổi lên rõ rệt một chân dung, một thần thái có đủ hình dáng, tư thế và phẩm chất. Phan Bội Châu là người chiến sĩ hiên ngang, bất khuất trước mini mô nham hiểm, thâm độc của kẻ thù. Phan Bội Châu là "bậc anh hùng, vị thiên sứ, đấng xả thân" vô cùng đáng kính của tác giả Nguyền Ái Quốc và của chúng ta - những bạn đọc ngày nay.

Truyện ngắn Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu nguyên văn bằng tiếng Pháp, được sáng tác cách đây trên nửa thế kỉ. Những nhân vật, những sự việc và cả tác giả đã di vào cõi vĩnh hằng. Lúc đầu đọc, qua bản dịch, chúng ta có phần bỡ ngỡ. Song vừa đọc vừa suy ngẫm, chúng ta hiểu rằng : Bằng hình thức tưởng tượng, hư cấu, Nguyễn Ái Quốc - Bác Hồ thời trẻ - đã khắc hoạ được hai nhân vật có hai tính cách đại diện cho hai lực lượng hoàn toàn đối lập nhau : Va-ren : phản bbội lí tưởng, quen chơi những trò lố là đại diện cho thực dân Pháp ở Đônq Dương ; Phan Bội Châu : "vị anh hùng, vị thiên sứ, đấng xả thân vì độc lập" tiêu hiểu cho khí phách dân tộc Việt Nam. Đằng sau hai hình tượng Việt Nam (hình tượng nhân vật trong truyện - Phan Bội Châu và hình tượng tác giả - Nguyễn Ái Quốc) ấy là một tấm lòng vừa căm thù bọn thực dân xâm lược vừa yêu nước thiết tha. Tấm lòng ấy kết hợp một tài năng, một quá trình rèn luyện đã tạo ra một ngòi bút chiến đấu thật sắc sảo, độc đáo : miêu tả sinh động, dùng từ linh hoạt, tự nhiên, trào lộng, nhất là nghệ thuật khắc hoạ nhân vật, tạo tình huống bất ngờ. Nguyễn Ái Quốc - Bác Hồ của chúng ta - ngay từ những ngày đầu cầm bút đã xứng đáng người chiến sĩ yêu nước, xứng đáng một nhà văn với nghĩa dẹp nhất của từ này.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư