Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nhận xét về vai trò của chi tiết nghệ thuật trong truyện, M.Go-rơ-ki cho rằng: ''Chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn''. Em hãy phân tích chi tiết cái bóng trong tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ để làm sáng tỏ điều đó

2 trả lời
Hỏi chi tiết
11.169
23
7
Nguyễn Thị Thu Trang
24/06/2017 20:04:33
1- Giải thích ngắn gọn ý kiến: ý kiến trên nói về vai trò quan trọng của chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm tự sự. Trong tác phẩm tự sự có rất nhiều chi tiết, và trong đó có những chi tiết được coi là chi tiết nghệ thuật. Những chi tiết nghệ thuật đôi khi là những chi tiết rất nhỏ, nhưng nó lại chưa đựng ý nghĩa sâu sắc, thể hiện được tầm vóc tư tưởng, quan điểm, thể hiện được cả sự thăng hoa trong sáng tạo nghệ thuật, thể hiện được tài năng của người nghệ sĩ => Chính vì vậy mới nói: chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn.

2- Phân tích ý nghĩa sâu sắc, cái hay, sự khéo léo của chi tiết Chiếc bóng trong "Chuyện người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ để chứng minh cho ý kiến trên:
- Chi tiết Chiếc bóng tô đậm thêm những nét đẹp phẩm chất của Vũ Nương trong vai trò làm vợ, làm mẹ:
+ Yêu thương con, muốn bù đắp tình cảm cho con khi vắng cha, 
+ Yêu thương, thủy chung với chồng, luôn mong ngóng và nhớ chồng da diết nên Vũ Nương phải mượn chiếc bóng của mình để khỏa lấp nõi lòng...
+ Khát khao gia đình, được sum họp, được hạnh phúc. Chiếc bóng là ẩn dụ cho số phận mong manh của người phụ nữ trong chế độ nam quyền. Chỉ là chiếc bóng vô hình nhưng cũng dẫn tới bi kịch, đẩy một người phụ nữ đức hạnh đến cái chết oan ức. Chiếc bóng Vũ Nương vô tình đem ra đùa với con, nhưng chính trò đùa ấy lại hại nàng, phải chăng Nguyễn Dữ muốn gửi gắm một triết lí: ở đời làm sao học hết được chữ "ngờ"

- Chi tiết Chiếc bóng để lại một thông điệp sâu sắc: phải yêu thương, tin tưởng, tôn trọng nhau, đừng để cho những điều vô hình, mong manh (như chiếc bóng) giết chết tình yêu, làm tan vỡ hạnh phúc gia đình.

=> Như vậy một chi tiết nhỏ này đã hàm chứa những tư tưởng sâu sắc của Nguyễn Dữ, góp phần làm nên giá trị nhân đạo, tính nhân văn của tác phẩm.Chiếc bóng tạo sự bất ngờ, tính hấp dẫn của tình huống, sự chặt chẽ cho cốt truyện, tạo sự thắt nút, mở nút rất hợp lí. Chi tiết này được để xuống cuối phần thứ hai của truyện, sau khi Vũ Nương không còn nữa, chuyện đau xót nhất đã xảy ra và sai lầm không thể làm lại, mâu thuẫn được đẩy lên đỉnh điểm thành bi kịch. Do đó tính tố cáo cũng sâu sắc, mạnh mẽ hơn => Điều này thể hiện tài năng của Nguyễn Dữ

=> Khái quát: Như vậy chi tiết này thể hiện rất rõ tư tưởng nhân đạo (thương xót, đồng cảm với những người phụ nữ bất hạnh, bênh vực người phụ nữ, phê phán tư tưởng trọng nam khinh nữ, thói gia trưởng, ích kỉ của những người đàn ông trong xã hội phong kiến...), đồng thời cũng cho thấy tài năng của tác giả.

=> Tất cả những điều này đã chứng minh chi tiết Chiếc bóng - một chi tiết nhỏ trong truyện nhưng đã làm nên tầm vóc một "nhà văn lớn"- Nguyễn Dữ.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
27
8
Lê Thị Thảo Nguyên
24/06/2017 20:07:56
​Chiếc bóng xuất hiện gián tiếp trong lời nói của bé Đản: “Ô hay! Thế ra ông cũng là cha tôi ư? Ông biết nói, chứ không như cha tôi trước khi chỉ nín thin thít…”. Lần thứ hai khi Vũ Nương đã tự vẫn, “trong một đếm phòng không vắng vẻ” chỉ có hai cha con, bé Đản chỉ chiếc bóng trên tường và nói: “Cha Đản lại đến kìa!”  Lần thứ nhất, “cái bóng” trở thành đầu mối, điểm thắt nút của câu chuyện. Mọi nghi ngờ thực chất khởi sinh từ cái bóng. Lần thứ hai, “cái bóng” mở mắt cho Trương Sinh về sự thật tội ác do chính chàng gây ra. Cũng chính cái bóng cởi nút, giải tỏa mọi khó khăn, thắc mắc cho Trương Sinh.
Mặt khác, chiếc bóng tô đậm thêm nét đẹp phẩm chất của Vũ Nương trong vai trò làm vợ, làm mẹ. Vũ Nương chỉ bóng mình trên tường bảo đó là cha Đản để dỗ con và làm nguôi ngoai nỗi nhớ – cả nỗi con nhớ cha, cả nỗi vợ nhớ chồng. Như thế, cái bóng trở thành biểu tượng của tình chồng vợ gắn bó tuy hai mà một.
Chiếc bóng là một ẩn dụ cho số phận mong manh của người phụ nữ trong chế độ nam quyền. Chỉ là chiếc bóng vô hình nhưng cũng có thể dẫn tới một bi kịch.
Chi tiết cái bóng còn là bài học cho những người đàn ông có tính ghen tuông bóng gió, mùa quáng.
Cái bóng là chi tiết nghệ thuật đắt giá, góp phần tạo kịch tính và thúc đẩy sự phát triển của câu chuyện. Cái bóng tạo ra sự bất ngờ, tính hấp dẫn của tình huống, sự chặt chẽ cho cốt truyện, tạo sự thắt nút, mở nút rất hợp lí. Cái bóng là thông điệp muôn đời cho mọi người: đã yêu thương nhau phải tin tưởng, đừng để cái bóng rình rập, giết chết tình yêu, hạnh phúc gia đình.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư