Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Những cảm nhận tinh tế của thiên nhiên và những suy nghĩ về cuộc đời của Hữu Thỉnh trong bài “Sang thu”

2 trả lời
Hỏi chi tiết
337
0
0
Diệp Băng Dao
29/03/2019 20:48:00
Từ bao đời, mùa thu luôn là bạn của thi nhân. Ta thường thấy mùa thu trong thơ ca với các hình ảnh quen thuộc: là vàng, hoa cúc, mây trắng… Với “Sang thu” của Hữu Thỉnh ta bắt gặp một mùa thu đang đến rất lạ, rất riêng. Tác giả cảm nhận sự thay đổi của đất trời lúc giao mùa thật tinh tế. Nhà thơ như thả hồn mình cùng đất trời, rồi chợt nhận ra vạn vật bắt đầu vào thu.
“Sang thu” của Hữu Thỉnh là mùa thu của một góc quê yêu dấu, của một tâm hồn nhạy cảm:
“Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngỏ
Hình như thu đã về”
Từ “bỗng” mở đầu câu thơ, mở đầu đoạn thơ, thể hiện sự bất ngờ lí thú. Tác giả nhận biết hương vị nồng ấm của quê hương trong trạng thái chưa chuẩn bị. “Hương ổi” mộc mạc gắn liền với kí ức tuổi thơ của tác giả. Và dấu hiệu đầu tiên để Hữu Thỉnh cảm nhận sự chuyển mùa nhờ “hương ổi” “phả vào trong gió se”. Chẳng phải gió mang theo hương ổi, mà hương ổi “phả” vào trong gió. Chính hương ổi làm gió trở nên thơm tho? Gió thu dường như mang hơi nước, se lạnh đang mơn man trên làn da người. Ở đây tác giả không chỉ “ngửi” thấy vị hương ổi, cảm nhận được làn gió se mà thấy cả sương nửa. Lần này tác giả nhìn thấy bằng mắt:
“Sương chùng chình qua ngỏ”
Sương chuyển động nhẹ nhàng, chầm chậm qua các đường thôn, lối xóm. Nhà thơ cảm nhận những khác lạ của đất trời qua nhiều yếu tố, bằng nhiều giác quan và sự rung động tinh tế. Rồi nhà thơ đi đến kết luận trong tâm trạng ngỡ ngàng, cảm xúc bâng khuâng: “Hình như thu đã về”
Những sự vật để miêu tả đất trời vào thu trong những câu thơ tiếp theo đều được tác giả thể hiện trong trạng thái ngập ngừng:
“Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu”
Ở khổ thơ đầu ta thấy sương “ chùng chình”, bây giờ ta lại bắt gặp sự “dềnh dàng” không muốn trôi của dòng sông. Những từ láy đó có sức gợi tả sắc thái riêng của sự vật vào thu. Phải chăng nhà thơ dùng những từ mang ý nghĩa chậm chạp để diễn tả sự chuyển biến nhẹ nhàng của đất trời phút giao mùa. Và bằng tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, tác giả nhận ra bước đi của thời gian trong trạng thái động: Cánh chim vội vã hơn trong chiều hoàng hôn. Đám mây không hoàn toàn của mùa hạ, nó đã “ vắt nửa mình sang thu”. Mùa thu tới rất nhẹ, êm dịu và vạn vật đang từ từ thay áo mới. Cái mới lạ ở đây là Hữu Thỉnh không dùng màu vàng của hoa cúc, hay hình ảnh lá rơi nhiều để nói về mùa thu. Bầu trời cũng không có tầng mây xanh ngắt như trong thơ Nguyễn Khuyến, mà là hình ảnh:
“Những đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu”
Đây là một phát hiện rất độc đáo của nhà thơ. Chính hình ảnh của đám mây làm cho bức tranh chuyển mùa càng trờ nên sinh động, gợi cảm.
Mùa thu đã hiện ra với sắc thu đặc trưng của quê hương Việt Namvà cũng thoáng chút bối rối, lưu luyến về một quá khứ. Bài thơ với tựa “ Sang thu” nhưng vẫn thấy phảng phất dấu ấn của mùa hè:
“Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây luống tuổi”
Từ “vẫn” bắt đầu ở khổ thơ cuối bộc lộ sự tiếc nuối về mùa hạ đang đi qua, nhường chỗ cho thu sang. Nắng ở đây là nắng của mùa hạ, mưa ở đây cũng mưa mùa hạ. Nhưng những cơn mưa đã “vơi dần” và cũng bớt đi tiếng sấm bất ngờ.
Nét riêng của thời điểm giao mùa từ hạ sang thu thể hiện được đặc sắc qua hai câu thơ cuối. Nó gợi cho ta nhiều liên tưởng, suy nghĩ thú vị:
“Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây luống tuổi”
Sấm cũng bớt làm người ta giật mình. Mùa thu bắt đầu nhuốm buồn trên những hàng cây “đứng tuổi”. Câu thơ gợi ta suy tưởng về tuổi tác, tâm trạng con người. “Sấm” ở đây phải chăng là những biến cố ở đời? Con người “ đứng tuổi”, từng trải cũng ít bị chấn động bởi những biến cố ấy. Ta cảm nhận được nhà thơ đã gởi gắm tâm trạng, cảm xúc của mình vào cảnh vật, vào sự thay đổi của thiên nhiên. Mùa thu tới, mùa thu đến hay sự vật đang vận động để “sang thu”?
Bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh đã mang đến cho người đọc những cảm xúc mới lạ về mùa thu quê hương. Điều đáng nói ở đây là những hình ảnh rất quen thuộc như hương ổi, sương, gió, mây, dòng sông, hàng cây,…hiện ra rất gợi cảm, rất có hồn và đáng yêu. Bằng sự rung động của tâm hồn, thi sĩ đã cảm nhận tinh tế sự chuyển biến của đất trời phút giao mùa hạ - thu trên quê hương. Tình quê vẫn ấm mãi trong lòng ta khi đọc “Sang thu”.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
doan man
29/03/2019 20:52:25
Từ bao đời, mùa thu luôn là bạn của thi nhân. Ta thường thấy mùa thu trong thơ ca với các hình ảnh quen thuộc: là vàng, hoa cúc, mây trắng… Với “Sang thu” của Hữu Thỉnh ta bắt gặp một mùa thu đang đến rất lạ, rất riêng. Tác giả cảm nhận sự thay đổi của đất trời lúc giao mùa thật tinh tế. Nhà thơ như thả hồn mình cùng đất trời, rồi chợt nhận ra vạn vật bắt đầu vào thu.
“Sang thu” của Hữu Thỉnh là mùa thu của một góc quê yêu dấu, của một tâm hồn nhạy cảm:
“Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngỏ
Hình như thu đã về”
Từ “bỗng” mở đầu câu thơ, mở đầu đoạn thơ, thể hiện sự bất ngờ lí thú. Tác giả nhận biết hương vị nồng ấm của quê hương trong trạng thái chưa chuẩn bị. “Hương ổi” mộc mạc gắn liền với kí ức tuổi thơ của tác giả. Và dấu hiệu đầu tiên để Hữu Thỉnh cảm nhận sự chuyển mùa nhờ “hương ổi” “phả vào trong gió se”. Chẳng phải gió mang theo hương ổi, mà hương ổi “phả” vào trong gió. Chính hương ổi làm gió trở nên thơm tho? Gió thu dường như mang hơi nước, se lạnh đang mơn man trên làn da người. Ở đây tác giả không chỉ “ngửi” thấy vị hương ổi, cảm nhận được làn gió se mà thấy cả sương nửa. Lần này tác giả nhìn thấy bằng mắt:
“Sương chùng chình qua ngỏ”
Sương chuyển động nhẹ nhàng, chầm chậm qua các đường thôn, lối xóm. Nhà thơ cảm nhận những khác lạ của đất trời qua nhiều yếu tố, bằng nhiều giác quan và sự rung động tinh tế. Rồi nhà thơ đi đến kết luận trong tâm trạng ngỡ ngàng, cảm xúc bâng khuâng: “Hình như thu đã về”
Những sự vật để miêu tả đất trời vào thu trong những câu thơ tiếp theo đều được tác giả thể hiện trong trạng thái ngập ngừng:
“Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu”
Ở khổ thơ đầu ta thấy sương “ chùng chình”, bây giờ ta lại bắt gặp sự “dềnh dàng” không muốn trôi của dòng sông. Những từ láy đó có sức gợi tả sắc thái riêng của sự vật vào thu. Phải chăng nhà thơ dùng những từ mang ý nghĩa chậm chạp để diễn tả sự chuyển biến nhẹ nhàng của đất trời phút giao mùa. Và bằng tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, tác giả nhận ra bước đi của thời gian trong trạng thái động: Cánh chim vội vã hơn trong chiều hoàng hôn. Đám mây không hoàn toàn của mùa hạ, nó đã “ vắt nửa mình sang thu”. Mùa thu tới rất nhẹ, êm dịu và vạn vật đang từ từ thay áo mới. Cái mới lạ ở đây là Hữu Thỉnh không dùng màu vàng của hoa cúc, hay hình ảnh lá rơi nhiều để nói về mùa thu. Bầu trời cũng không có tầng mây xanh ngắt như trong thơ Nguyễn Khuyến, mà là hình ảnh:
“Những đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu”
Đây là một phát hiện rất độc đáo của nhà thơ. Chính hình ảnh của đám mây làm cho bức tranh chuyển mùa càng trờ nên sinh động, gợi cảm.
Mùa thu đã hiện ra với sắc thu đặc trưng của quê hương Việt Namvà cũng thoáng chút bối rối, lưu luyến về một quá khứ. Bài thơ với tựa “ Sang thu” nhưng vẫn thấy phảng phất dấu ấn của mùa hè:
“Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây luống tuổi”
Từ “vẫn” bắt đầu ở khổ thơ cuối bộc lộ sự tiếc nuối về mùa hạ đang đi qua, nhường chỗ cho thu sang. Nắng ở đây là nắng của mùa hạ, mưa ở đây cũng mưa mùa hạ. Nhưng những cơn mưa đã “vơi dần” và cũng bớt đi tiếng sấm bất ngờ.
Nét riêng của thời điểm giao mùa từ hạ sang thu thể hiện được đặc sắc qua hai câu thơ cuối. Nó gợi cho ta nhiều liên tưởng, suy nghĩ thú vị:
“Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây luống tuổi”
Sấm cũng bớt làm người ta giật mình. Mùa thu bắt đầu nhuốm buồn trên những hàng cây “đứng tuổi”. Câu thơ gợi ta suy tưởng về tuổi tác, tâm trạng con người. “Sấm” ở đây phải chăng là những biến cố ở đời? Con người “ đứng tuổi”, từng trải cũng ít bị chấn động bởi những biến cố ấy. Ta cảm nhận được nhà thơ đã gởi gắm tâm trạng, cảm xúc của mình vào cảnh vật, vào sự thay đổi của thiên nhiên. Mùa thu tới, mùa thu đến hay sự vật đang vận động để “sang thu”?
Bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh đã mang đến cho người đọc những cảm xúc mới lạ về mùa thu quê hương. Điều đáng nói ở đây là những hình ảnh rất quen thuộc như hương ổi, sương, gió, mây, dòng sông, hàng cây,…hiện ra rất gợi cảm, rất có hồn và đáng yêu. Bằng sự rung động của tâm hồn, thi sĩ đã cảm nhận tinh tế sự chuyển biến của đất trời phút giao mùa hạ - thu trên quê hương. Tình quê vẫn ấm mãi trong lòng ta khi đọc “Sang thu”.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo