Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Những câu thơ nằm trong đoạn trích nào của Truyện Kiều? Nêu ngắn gọn giá trị nội dung và nghệ thuật của đoán trích?

giúp mk phần b) và c) câu 2 nhé
5 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
3.568
1
2
Quỳnh Anh Đỗ
29/05/2018 13:33:39
c. "Chén đồng" là chén rượu thề nguyền, đồng lòng, đồng dạ mà Kiều và Kim Trọng đã uống dưới ánh trăng vằng vặc.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
6
2
Conan kun
29/05/2018 13:43:29
b) Những câu trên thuộc đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích.
*ND: Thể hiện lòng thủy chung, tình yêu mãnh nhằm khẳng định tình yêu của mình với Kim Trọng không bao giờ phai nhạt. Lòng hiếu thảo hết mực với mẹ cha, hiểu rõ tấm lòng đau đớn, nhớ nhung con của cha mẹ, vì thế mà càng xót xa hơn khi nghĩ đến cảnh cha mẹ vì mình mà vò võ ngóng trông. Đồng thời còn thể hiện lòng vị tha hết mực khi trong cảnh ngộ bị lưu lạc, đọa đầy trong chốn lầu xanh, nàng vẫn luôn nghĩ và lo lắng cho người thân hơn cả lo nghĩ cho mình.
*Nghệ thuât:
-Tám câu thơ tuyệt bút với nghệ thuật tả cảnh ngụ tình kết hợp với nghệ thuật điệp ngữ liên hoàn đầu mỗi câu lục và nghệ thuật ước lệ tượng trưng cùng với việc sử dụng nhiều từ láy tượng hình, tượng thanh (thấp thoáng, xa xa, man mác, rầu rầu, ầm ầm) đã khắc họa rõ cảm giác u uất, nặng nề, bế tắc, buồn lo về thân phận của Thúy Kiều khi ở lầu Ngưng Bích.
c)

"chén đồng”: là hình ảnh chỉ Kim Trọng.

- Nói như vậy là dùng biện pháp tu từ hoán dụ, lấy kỉ niệm để chỉ người trong kỉ niệm.

- Dùng cách nói ấy, Kiều cho ta hiểu tâm trạng của nàng: nhớ mà không dám gọi tên Kim Trọng bởi xót xa quá.

Cũng có thể hiểu là kỉ niệm ước hẹn mà nàng không thể nào quên. Nhớ tới Kim Trọng là nhớ tới kỉ niệm mà hai người từng có với nhau.
3
0
Nguyễn Tấn Hiếu
29/05/2018 14:36:46
b, - Thuộc đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích"

- Nội dung chính : Đoạn trích là những dòng thơ lâm li, đau đớn bậc nhất trong Truyện Kiều, biểu hiện bi kịch tình yêu tan vỡ mà thực chất là bi kịch của một số phận bất hạnh, sự hi sinh của Thúy Kiều khiến nàng trở nên cao thượng. Nỗi đau đớn xót xa của nàng lại cho thấy cái giá của sự hi sinh. Đoạn trích không chỉ thể hiện "nổi thông cảm lạ lùng” của Nguyễn Du với số phận con người mà đã thức tỉnh ý thức về tình yêu, hạnh phúc, cá nhân. Đó là tư tưởng nhân đạo cao cả và sâu sắc.

- Đặc sắc nghệ thuật: Đoạn trích được viết "như có máu chảy đầu ngọn bút, nước mắt thấm trên tờ giấy". Đó là khả năng thấu hiểu và khắc họa tâm lí nhân vật một cách tài tình. Trong đoạn trích Nguyễn Du đã sử dụng thành công lời đối thoại nội tâm, lời độc thoại nội tâm và lời nửa! trực tiếp của nhân vật.

vô trang mình 5 sao nha
3
1
Nguyễn Tấn Hiếu
29/05/2018 14:46:59
c, "Chén đồng" tượng trưng cho sự chứa đựng nhịp thổn thức của một trái tim yêu đương đang chảy máu! Nỗi nhớ của Kiều thật tha thiết, mãnh liệt! Kiều tưởng tượng ra cảnh chàng Kim đang ngày đêm chờ mong tin mình một cách đau khổ và tuyệt vọng. Mới ngày nào nàng cùng với chàng Kim nặng lời ước hẹn trăm năm mà bỗng dưng, nay trở thành kẻ phụ bạc, lỗi hẹn với chàng. Chén rượu thề nguyền vẫn còn chưa ráo, vầng trăng vằng vặc giữa trời chứng giám lời thề nguyền vẫn còn kia, vậy mà bây giờ mỗi người mỗi ngả.
theo mình biết là vậy
vô trang mình 5 sao nha
1
0
Nguyễn Tấn Hiếu
29/05/2018 14:52:01
a, 6 câu thơ tiếp theo là :
      Bên trời góc bể bơ vơ,
Tấm son gội rửa bao giờ cho phai.
      Xót người tựa của hôm mai,
Quạt nồng ấp lạnh, những ai đó giờ ?
     Sân lai cách mấy nắng mưa,
Có khi gốc tử đã vừa người ôm.
vô trang mình 5 sao nha

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×