/ MỸ THUẬT HY LẠP CỔ ĐẠI :
Thế giới cổ đại, là một khái niệm phức tạp theo tiếng la-tinh “Anticơ” nghĩa là (cổ xưa) được các nhà nhân văn Italia thời phục hưng gọi cho nền văn hóa Hy lạp. Đến khi, người ta phát hiện ra có những nền văn minh của phương Đông cổ đại cổ xưa hơn ca văn minh Hy lạp, thì khái niệm thuật ngữ cổ đại chỉ mang ý nghĩa tương đối. Một phần liên quan khác của thế giới cổ đại là các bộ lạc ở châu Âu, châu Á và châu Phi có giao hữu lâu đời với người Hylạp-Lamã về kinh tế và văn hóa. Lịch sử mỹ thuật của thế giới cổ đại chủ yếu được xây dựng trên nguồn tài liệu của các công trình khảo cổ.
Nghệ thuật hội họa, điêu khắc, mỹ nghệ của Hylạp cổ đại có những nét tiêu biểu, xuất phát từ nghệ thuật đảo Cretơ. Đối tượng là hình tượng các thần thánh và con người siêu phàm, được thể hiện hài hòa, tỷ lệ đẹp, khả năng diễn đạt hình khối và tỷ lệ đạt đến độ hoàn chỉnh tuyệt hảo. Phù điêu và trang trí mỹ nghệ,trong bố cục có cái đẹp của nhịp điệu. Các nghệ sĩ thường là kiến trúc sư kiêm điêu khắc gia và mỗi người có phong cách riêng, có những phong cách đến ngày nay vẫn còn sử dụng. Có thể kể như Mirông, Pôliclét, Prấcxiten, Xcôpaxơ, Lêôkharơ…
Kiến trúc cổ Hylạp có ba thức chính là: Thức Đô-ric, I-ô-nic và cô-ranh-tiên. Những loại phổ biến là đền thờ, lăng mộ và hí trường như : Đền Pác-tê-nông do kiến trúc sư Ít –tê-nốt cùng nhà điêu khắc Phi-đi-át khởi công từ năm 447 đến 432 /TCN. Lăng vua Mô-xô-lơ ở Ha-li-các-nát-sơ là một công trình lớn, đẹp được người thời cổ xếp vào bảy kỳ quan thế giới. Đáng tiếc ngày nay chỉ còn là một cảnh hoang tàn. Hí trường Hy lạp cũng được xây dựng vào thế kỷ IV/ TCN , phần nhiều các hí trường bị hủy hoại, riêng hí trường Ê-pi-đô-rơ do nhà kiến trúc kiêm điêu khắc Pô-ly-cơ-le-tơ xây dựng, nay còn tương đối tốt .
Khi A-lếc-xăng-đơ-rơ đại đế mất, đế quốc Hy lạp suy yếu không chống nổi với đế quốc La mã đang lên. Thắng Hy lạp về quân sự, nhưng người La mã vẫn xem người Hy lạp là thầy về mặt văn hóa, nghệ thuật. Dĩ vãng rực rỡ của thời cổ điển Hy lạp được nghệ sĩ Hy lạp qua làm việc cho La mã kết hợp với vốn cũ Ê-tơ-ruýt-cơ của đất Ý, góp phần vào việc phát triển nền mỹ thuật La mã. Anh hưởng của mỹ thuật Hy lạp đến La mã bằng hai con đường trực tiếp và gián tiếp là khi xâm chiếm các nước chung quanh Địa Trung Hải, đế quốc La mã đã mời các nghệ sĩ Hy lạp làm việc cho họ,và vốn cũ Ê-tơ-ruýt-cơ mà La mã thừa kế cũng chịu ảnh hưởng của thời cổ ngữ Hy lạp.
Thời Hy lạp ngữ không có họa sĩ Hy lạp thiên tài như thời cổ điển, nhưng thời nầy họ đã tiếp thu kết quả của sự tìm tòi ở những thế kỷ trước và đem tài năng mình phổ biến qua La mã. Những tranh tường, tranh ghép mảnh tìm được ở Pom-pê-I là những di tích vô cùng quí giá. Đồ gốm là những chum, lọ, bình, chậu, đĩa do các họa sĩ danh tiếng vẽ với trí sáng tạo không giảm sút, cũng như thợ sứ Giang Tây (Trung Quốc) đã nâng những loại đồ dùng thường bằng sành nầy thành những tác phẩm mỹ thuật có giá trị.
D/ MỸ THUẬT LA MÃ CỔ ĐẠI :
Tuy ảnh hưởng của Hy lạp trong nền nghệ thuật của La mã, nhưng những sáng tạo của La mã vẫn tồn tại đến ngày nay, nhất là về kiến trúc. Sự sáng chế ra xi-măng, dùng gạch nung và vữa giúp cho các công trình kiến trúc quy mô ,đồ sộ như cách thức xây vòng cung, vòm mui thuyền, nóc tròn.v.v..là những bước tiến lớn. Quy hoạch thành phố, chính là thành tích kiến trúc lớn của La mã, mà ngày nay nhiều nước chưa thể làm được. Ngoài ra, xây cầu máng dẫn nước hết sức vĩ đại, hoặc ở thủ đô thì có khải hoàn môn, trụ đá chạm để kỷ niệm sự kiện quan trọng của lịch sử như khải hoàn môn Công-stăng-tanh hay trụ kỷ niệm Tơ-ra-giăng. Sự phổ biến tượng đẹp của Hy lạp làm ảnh hưởng sâu sắc đến nghệ thuật của La mã, tuy nhiên vì quan niệm thẩm mỹ và tính chất dân tộc khác biệt nên điêu khắc La mã thiên về phù điêu hơn là tượng tròn, giỏi về chân dung hơn là tác phẩm hư cấu. Hy lạp mượn đề tài thần thoại để đề cao con người, còn La mã thì lấy đề tài lịch sử để đề cao giai cấp thống trị, về điêu khắc La mã là học trò nhỏ của Hy lạp .
Hội họa La mã cũng như Hy lạp, phần nhiều là tranh tường và hình trang trí . Nhưng cái vinh dự của nền mỹ thuật La mã là những sáng tạo về kiến trúc và tượng chân dung, nhất là vai trò trung gian, chuyển tiếp giữa mỹ thuật thời cổ và thời Phục hưng về sau.
Văn hóa Hy lạp-La mã là nền tảng văn hóa Âu châu, có ảnh hưởng rộng khắp thế giới. Mỹ thuật Hy lạp lãnh phần danh dự đi tiên phong truyền bá cái đẹp, óc hiện thực, hướng nghệ sĩ học hỏi thiên nhiên, nước Ý nhận lấy nhiệm vụ phục hồi tinh hoa của trí tuệ người thời cổ và phát huy nó để đưa nền mỹ thuật đến sự bừng nở thời Phục hưng, một giai đoạn quan trọng nhất của lịch sử nhân loại .