LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Phân tích tư tưởng nhân nghĩa cao đẹp của Nguyễn Trãi trong đoạn trích "Nước Đại Việt ta"

2 trả lời
Hỏi chi tiết
596
1
0
Phương Như
24/03/2019 19:05:47
Nhân nghĩa vốn là một truyền thống quý báu của nền văn hóa dân tộc. Qua mỗi thời đại, tư tưởng ấy không ngừng được nâng cao thể hiện sức mạnh và lòng vị tha của nhân dân ta. Qua đoạn trích “Nước Đại Việt ta”, một lần nữa, Nguyền Trãi đã trình bày thấu suốt đạo lí ấy. Mở đầu đoạn trích, Nguyễn Trãi giương cao đạo nghĩa dân tộc:
“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”
Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn trãi là lấy dân làm gốc rễ. Muốn dân được ấm no và hạnh phúc, xã hội thái bình thịnh, vượng trước hết phải làm cho cuộc sống nhân dân yên ổn. Vì dân mà đánh kẻ hung tàn. Tư tưởng ấy thật sự tiến bộ lúc bấy giờ. Nó đi ngược lại với những suy nghĩ của những vị vua, vị tướng trước đây chỉ biết nghĩ cho bản thân mình. Họ chỉ ham mê xây cung cất điện để phụ vụ cho nhu cầu hưởng thụ vô ích của chính họ. Từ đó gây nổi loạn, cuộc sống nhân dân bết bát qua từng ngày đói no trong khi bộ máy nhà nước suy sụp, vua chúa bị gian thần nịnh bợ và đi vào thời kỳ sa đọa.
“Quân điếu phạt trước lo trừ bạo” cũng là một việc làm mang tính nhân nghĩa của Nguyễn Trải. Việc dân, việc nước là những việc làm cơ bản của một vị vua, vị tướng tài, khi nhân dân có cuộc sống bình yên thì việc thứ hai cần phải làm là xây dựng quân đội để bảo vệ đất nước và chủ quyền độc lập. Đó là thời kỳ thịnh trị của một nhà nước hung mạnh, Nguyễn Trải đã làm một điều đáng để trân trọng mà trước đây ít ai nghĩ được như thế, đó là một lý luận, một định nghĩa đơn giản được áp dụng mà tưởng như không thể nào đơn giản hơn.
Khi dân yên bình, ấm no thì nước non tất thịnh vượng. Vì khi có ngoại biến thì tình yêu nước mạnh mẻ, sự chiến đấu và câm thù giặc phụ thuộc rất nhiều vào nhân dân, có thể vì nước mà đứng lên kháng chiến và hi sinh vì độc lập chủ quyền của dân tộc.
Tinh thần ấy cũng đã từng được khẳng định mãnh mẽ trong Chiếu dời đô (Lí Công Uẩn)và Hịch tướng sĩ (Trần Hưng Đạo). Lòng yêu nước là một lí tưởng lớn chưa bao giờ ngừng chảy trong lòng dân tộc ta.
Cuối cùng, đây là một tư tưởng sáng suốt, khôn ngoan của một nhà chính trị nói cách khác là một bậc quân tử, nhân nghĩa vì dân vì nước, thể hiện tinh thần yêu nước mảnh liệt, bảo vệ cuộc sống hạnh phúc và có thể nói rằng: Tư tưởng của Nguyễn Trải thẻ hiện trong bài Nước Đại Việt là một bảng tuyên ngôn độc lập khẳng định nền dân chủ của nước Đại Việt ta. Nguyễn Trải được xem là một bậc kỳ tài nằm trong các vị tướng xuất sắc và ông là một tấm gương của một người nhân nghĩa mà chúng ta cần biết và đáng để hậu thế noi theo.
Đúc kết truyền thống mấy trăm năn vẻ vang của dân tộc, nêu cao đạo nghĩa và chân lí trường tồn, khẳng định lập trường chính nghĩa và sức mạnh chiến thắng của dân tộc, đồng thời cũng là lời nhắc nhở nghiêm khắc kẻ thù hung bạo. Nguyễn trãi là lấy nhân tâm mà khuất phục lòng người. Đó cũng là một nghệ thuật tâm công, lấy đạo nghĩa để cảm hóa kẻ thù của bậc thánh nhân vậy.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
doan man
24/03/2019 19:27:24
Bình Ngô đại cáo do Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Thái Tổ (Lê Lợi) viết (bằng chữ Hán) vào mùa xuân năm 1428, thay lời Bình Định vương Lê Lợi truyền cáo với nhân dân cả nước về chiến thắng trong cuộc kháng chiến chống Minh, giành lại độc lập cho đất nước. Tác phẩm được người đương thời, ngay cả hậu thế, rất thán phục và coi là áng thiên cổ hùng văn. Bình Ngô đại cáo được coi là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của Việt Nam (sau bài thơ Nam quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt (?) và trước bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1945 của Hồ Chí Minh).
Nguyễn Trãi sống trong thời đại đầy biến động dữ dội. Nhà Trần suy vong, Hồ Quý Ly lên thay, lập ra nhà Hồ, đổi tên nước là Đại Ngu. Nguyễn Trãi ý thức sâu sắc được vai trò của nhân dân, của hòa bình trong việc phát triển quốc gia. Trong tác phẩm, Nguyễn Trãi đã nêu cao tinh thần chính nghĩa của cuộc kháng chiến:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.
Đó là sợi chỉ đỏ xuyên suốt tác phẩm, nêu cao tư tưởng chủ đạo và cũng là mục đích dựng cờ tụ họp hiền tài của nghĩa quân. Ông một lòng yêu dân, vì dân, lấy dân làm gốc. Đây là phạm trù tư tưởng của Nguyễn Trãi, muốn cứu nước trước hết phải yên dân, nhân dân phải được ấm no, hạnh phúc. Nguyễn Trãi đề cao tư tưởng nhân nghĩa, đó là phương châm chính trị trong đấu tranh cũng như mục đích xây dựng nền văn minh cho quốc gia.
Cuộc kháng chiến của chúng ta chôn quân Minh xâm lược là cuộc chiến vì chính nghĩa, cái chính nghĩa sẽ thắng cái phi nghĩa. Cốt lõi tư tưởng cần thiết chính là yên dân, lấy dân làm gốc thì quốc gia mới vững mạnh. Sau này, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng từng nhấn mạnh:
Khó trăm lần không dân cũng chịu
Khó vạn lần dân liệu cũng xong
Nguyễn Trãi một đời lo cho dân, cho nước, tư tưởng nhân nghĩa được ông tâm niệm, ông nói với vua Thái Tông rằng: “Thời loạn thì dùng võ, thời bình thì dùng văn. Ngày nay định ra lễ nhạc là phải thời lắm. Song không có gốc thì không thế vững, không có văn thì không thể lưu hành. Hòa bình là cái gốc của nhạc... Dám mong bệ hạ rủ lòng thương yêu và chăn nuôi muôn dân khiến trong thôn cùng xóm vắng không còn một tiếng hờn giận oán sầu, đó tức là giữ cái gốc của nhạc ấy”. Ngay cả khi cuộc chiến chống Minh thắng lợi, ông cũng dùng phương châm này để ứng xử với kẻ thù;
Đem đại nghĩa để thắng hung tàn
Lấy chí nhân để thay cường bạo...
Đến lúc hòa bình, nhân dân đã yên ấm, ông lại ưu tư, vẫn cứ một tư tưởng đặt nhân dân lên trước hết:
Long thánh muốn cho dân ngơi nghỉ
Rốt cuộc phải xây dựng nền thái bình bằng văn trị
Phạm trù nhân nghĩa vốn là khái niện đạo đức của Nho giáo, nói về đạo lí, cách ứng xử và tình thương người trong xã hội. Nguyễn Trãi đã tiếp thu tư tưởng nhân nghĩa của Nho giáo theo hướng lấy dân làm gốc. Đó là tư tưởng tiến bộ đặc biệt, có ý nghĩa không chỉ với thời đại đó mà còn cả cho ngày nay.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư