1.* Câu đặc biệt là câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ.
VD: Quê hương! Quê hương thân yêu!
* Câu rút gọn là câu có thể đã lược bỏ một số thành phần của câu, tạo thành câu rút gọn.
VD: Bạn Hồng ùa ra sân, sau đó là những bạn khác nữa.
2.
Trạng ngữ được thêm vào câu để xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, phương tiện, cách thức diễn ra sự việc nêu trong câu.
Vị trí của trạng ngữ.
+ Trạng ngữ có thể đứng ở đầu câu, cuối câu hay giữa câu
+ Giữa trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ thường có một quãng nghỉ khi nói hoặc dấu phẩy khi viết
*Việc tách câu như trên có tác dụng nhấn mạnh ý, biểu thị cảm xúc của người viết về niềm tự hào, tin tưởng vào tương lai của tiếng Việt.
3. Câu chủ động có chủ ngữ chỉ người, vật thực thực hiện một hoạt động hướng vào người, vật khác (chỉ chủ thể của hoạt động)
Câu bị động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hoạt động của người, vật khác hướng vào (chỉ đối tượng của hoạt động).
Có hai cách: Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động:
• Chuyển từ (hoặc cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu cầu và thêm các từ bị hay được vào sau từ (cụm từ) ấy.
• Chuyển từ (cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động trên đầu câu, đồng thời lược bỏ hoặc biến đổi từ (cụm từ) chỉ chủ thể của hoạt động thành một bộ phận không bắt buộc trong câu.
• Không phải câu nào có các từ bị, được cũng là câu bị động.