Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Phân tích bài thơ Sang Thu của Hữu Thỉnh

4 trả lời
Hỏi chi tiết
2.389
0
0
Tô Hương Liên
01/08/2017 02:13:32
Đề bài: Phân tích, bình luận về bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh.
Bài làm
Về bước đi của thời gian, ta đã từng biết hai câu thơ tuyệt vời của Nguyễn Du : "Sen tàn, cúc lại nở hoa - Sầu dài ngày ngắn đông đà sang xuân" (Truyện Kiều). Điệu thơ tuy uyển chuyển, nhưng mùa nọ mùa kia tiếp nối nhau bằng sự ngắt nhịp rõ ràng. Đó là dạng thức của bước đi thời gian trong thơ tự sự. Với thể loại trữ tình, sự chuyển động của thời gian không vận hành theo quy luật ấy. Giãi bày cái tôi chủ thể, ấn tượng về thời gian được khắc hoạ sâu hơn, ở tâm trạng và cả ở sự kết tinh, có khi chỉ trong một khoảnh khắc của phút giao mùa. Lại nữa, nói về bốn mùa xuân hạ thu đông, trong thơ Việt Nam nói riêng và thơ phương Đông nói chung không hẳn có sự bình quân, dàn trải. Có thể có những lí do để mùa thu được chú ý nhiều hơn. Vậy có gì khác nhau giữa những bài thơ viết về mùa thu ấy ? Trước Hữu Thỉnh, hình như trong thơ, mùa thu đã sớm định hình, sự định hình trong trạng thái ổn định (như Nguyễn Khuyến, Nguyễn Du) hoặc có vận động cũng là sau một cái mốc tuy vô hình nhưng có một cái gì đó đã phân chia (như Xuân Diệu, Huy Cận). Còn đến Sang thu, cách lựa chọn khoảnh khắc thời gian đã khác. Chưa có một sự định hình, nó bắc cầu giữa cái không và cái có. Chính cái cảm giác mơ hồ và tinh tế này chuyên chở hồn thu theo cái cách của mùa thu. Nhạy cảm, nhẹ nhàng, mùa thu đến vừa lạ vừa quen, nó đánh thức nơi ta những gì da diết lắm.

Nếu đặt tiêu đề cho khổ một bài thơ thì có thể gọi tên: bước chân của mùa thu đang ngập ngừng trước cửa.
Bổng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Nó ngập ngừng "hương ổi" trong cơn gió đầu mùa (gió se). Cái ấm và cái lạnh giao nhau. Còn gì ấm áp nồng nàn bằng hương hoa vườn tược, với trái ngọt mùa màng. Nó đánh thức tuổi thơ. Nó xôn xao hoài niệm. Đột ngột và trẻ trung, câu thơ mang hai tầng nghĩa : tầng thứ nhất là từ những gì nhận thấy (hướng ngoại), tầng thứ hai là những gì cảm thấy tự thân (hướng nội). Nhưng một thứ hương ổi hào phóng vô tư bỗng vì sao chững lại ở ngay câu sau đó "Phả vào trong gió se" ? Vì mùa hạ đã lặn vào quả ngọt, đã dâng hiến hết mình.
Cơn gió bây giờ chỉ còn xào xạc, hắt hiu. Nó se lạnh, hao gầy. Trạng thái phân đôi là tất yếu. Hai câu thơ như một thoáng chốc bâng khuâng. Sự bối rối tràn cả sang câu dưới, dù không còn "hương ổi", "gió se" mà là:
Sương chùng chình qua ngõ
Thấp thoáng một vạt sương thu mờ ảo nhưng không phải thức ngủ chập chờn. Nó "chùng chình" nửa ở nửa đi, nghĩa là chính nó cũng phân tâm, vô định. "Sương" đang lưu luyến đợi chờ ai hay nuối tiếc một cái gì. Chính cái mơ hồ ấy có sức khám phá và gợi khơi một toạ độ thời gian không rõ nét : "Hình như thu đã về". Thành công của khổ thơ không phải là tả cảnh, mà chính là sự rung rinh cảm nhận một cái gì như có như không mà chúng ta đã nói. Ấy là những giờ phút đầu tiên của mùa thu chợt tới, nó chợt tới trong rất nhiêu ngơ ngác, bâng khuâng. Cái hay trong cảm nhận ấy lại kết hợp một cách hồn nhiên với vẻ đẹp làng quê của ngàn năm cổ tích đầy ắp những hương ổi, hương cau, đường làng ngõ xóm,... thân mật đơn sơ.
Hai khổ còn lại của bài thơ mới đúng là thơ tả cảnh. Nhưng "cảnh" trong thơ hiện đại không giống với thơ xưa. Cảnh không "tĩnh", mà rất có hồn. Biện pháp đối lập ở đây cũng khác :
Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầy vội vã
Chất hiện thực hiện ra thật rõ. Cái "dềnh dàng" của sông là sau lúc vượt ghềnh leo thác nhọc nhằn. Còn giờ đây là thời khắc thơ thói, nghỉ ngơi hiếm có. Tính chất "thân phận" rất đáng cảm thương của dòng sông đồng cảnh ngộ với cánh chim trời. Mùa thu chợt đến, nó phải gấp gáp làm tổ, tha mồi chuẩn bị cho mùa đông rét mướt. Hai tốc độ trái chiều nhau giữa chậm và nhanh là quy luật không dồng đều ở vào thời điểm giao thoa của muôn loài, muôn vật. Ở dây, ta nhận ra cái nhìn của nhà thơ không phải dửng dưng của một người ngoài cuộc. Phải gắn bó với cuộc đời, phải "đổ mồ hôi, sôi nước mắt" cùng những buồn vui nhân thế đến đâu mới viết được những câu thơ không hời hợt ấy. Chỉ có điều : cả hai câu thơ là đặc trưng cho mùa thu ở vào cái lúc khới đầu. Nó không phẳng lặng, trôi xuôi, êm đềm như cách nhìn trước đây của những bậc tao nhân mặc khách. Cái nhìn vừa đặc trưng vừa hiện đại ấy phải đến hai câu sau mới thật thần tình:
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa minh sang thu
Mùa hạ, mùa thu là hai đầu bến và đám mây là nhịp cầu Ô Thước vắt qua. Nhịp cầu thật duyên dáng nối hai bờ thời gian bằng vẻ đẹp mềm mại, trữ tình. Tứ thư này thật ra không hoàn toàn mới mẻ. Chẳng hạn trong thơ Nguyễn Khuyến : "Trước đèn nâng chén rốn ngồi - Một câu thơ vịnh kéo đôi năm liền" (Trừ tịch, Đỗ Ngọc Toại dịch). Nhưng ở đây, Hữu Thịnh có một sáng tạo. Ông đã lấy không gian miêu tả thời gian. Câu thơ do vậy sống động hơn, hình ảnh hơn, cảm xúc thị giác nhiều hơn. Mà phần nổi của câu tho vẫn có được phần chìm của nó, ấy là cái sắc độ kiều diễm trữ tình đầy ắp phù sa nội lực.
Sự thống nhất như một mạch liền xuyên suốt nửa hạ, nửa thu tạo được tâm thế lửng lơ không chỉ ở khổ hai, mà còn khổ ba như một lời kết :
Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi.
Những thi liệu như nắng, sấm, mưa là đặc trưng của mùa hạ. Nhưng với độ giảm dần để gay gắt chuyển hoá thành dịu êm, thì đó là dấu hiệu của mùa thu. Sự phân hoá giữa hai mùa có một đường ranh giới rất mong manh. Điều duy nhất có thể xác định ở đây là nhờ vào độ nhạy cảm khó lường của giác quan mách bảo. Vì làm sao có thể đong đếm đầy voi những nhiều ít, mau thưa ? Khác cả với ca dao trong cách bấm đốt ngón tay "Một ông sao sáng, hai ông sáng sao... ". Ở đây là một thứ ước lượng trong hồn, mà hồn thơ lại chỉ như mây bay, gió thổi. Nó nặng nhẹ không cữ, không chừng mà thiên nhiên nhiều khi chỉ là một cái cớ rất bâng quơ. Nhưng trong thơ, cái cớ bâng quơ ấy lại làm nên chuyện. Ở bài thơ này, "hàng cây đứng tuổi" giống như một chứng nhân. Sự bất định đầy trải nghiệm ấy đang quan sát, lắng nghe. Nó cung đang thấu hiểu những lặng lẽ, âm thầm, khách quan chuyển động những gì bên ngoài nó, đồng hành với dòng nhựa tự nó đang hút mật nuôi cây. Chỉ có điều, hoà điệu dấy mà vẫn cứ so le: hàng cây chớm già mà mùa thu rất trẻ. Hàng cây ấy là nhà thơ đã hoá thân vào đó chăng nên giọng thơ, lời thơ nhẹ nhàng mà tình thơ đầy ắp yêu thưong, trìu mến ? Bởi cuộc sống thật đẹp sao, đẹp ở tầm vĩ mô đã đành, mà còn đẹp ở những bước đi lặng lẽ thầm thì của nó. Trong những trường họp ấy, tho cần độ rộng, nhưng cũng rất cần độ sâu. Mà ở đây là sự thẳm sâu tinh tế của hồn người, một thứ dây tơ mà theo Xuân Diệu "Bước đi sẽ đứt, động hờ sẽ liêu" (Chiều).
Về nghệ thuật bài thơ, cùng với sự phát sáng bất ngờ từ bao nhiêu giác quan cảm nhận, Sang thu có một cốt cách riêng : vừa cổ điển, vừa hiện đại. Tính cổ điển của bài thơ là ở độ hàm súc, gợi khơi, ở thể thơ năm chữ vốn có từ lâu trong văn học phương Đông. Chỉ cần một thứ hương cây mùa vụ, một cơn gió se se khẽ chạm vào cây đàn mẫn cảm của hồn thơ là tự nó rung lên thành nhạc thành lời. Nhưng, một mặt kế thừa thơ ca truyền thống, một mặt thi phẩm đã mở rộng đề tài, thi liệu, đem đến chất hiện thực mới cho thơ.
Đi suốt cả ngày thu
Vẫn chưa về tới ngõ
Dùng dằng hoa quan họ
Nở tím bên sông Thương
(Chiều sông Thương).
Chất hiện thực trong thơ Hữu Thỉnh kết hợp làm một với chất trữ tình. Đằng sau cái cách kể tả của ông là nhịp đập của con tim lúc trầm tư, khi rộn rã. Và nhất là những ý tưởng triết luận bất ngờ với "hàng cây đứng tuổi" trước cuộc sống non tơ. Sự chắt lọc, hàm súc đến mức hổn hậu làm cho người đọc lúc đầu thì rất đỗi ngạc nhiên, còn sau đó là thán phục, đồng tình. Sang thu, trong một chừng mức nào đó đã dạt đến cái chân, cái ảo, những phẩm chất của thơ từ xưa vốn có.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
CenaZero♡
05/08/2017 19:22:31
Mùa thu luôn là đề tài khiến thi nhân phải động lòng thương yêu bởi đó là mùa của những gì nhẹ nhàng và dịu êm nhất, mùa của sự tĩnh lặng và những rung động sâu sắc nhất. Mùa thu đi vào thơ Nguyễn Khuyến bình dị, gần gũi; đi vào thơ Nguyễn Đình Thi là tiếng vọng từ đất nước ngàn dời. Còn mùa thu của Hữu Thỉnh qua bài thơ “Sang thu” thật đẹp, thật nên thơ và trữ tình, và tấm lòng của nhà thơ cũng thật duyên. Bài thơ đã phác họa thành công sự chuyển mùa kỳ diệu của đất trời và của lòng người.
“Sang thu” là một bài thơ tái hiện lại một cách nhẹ nhàng sự chuyển mùa tinh tế, trời đất lúc sang thu có chút gì đó bối rối, có chút gì đó ngập ngừng và hơn hết là sự ngỡ ngàng, bồi hồi của nhà thơ khi nhận ra sự thay đổi của trời đất. Mùa thu về, mùa thu mang lại cho con người ta những giai điệu dịu êm nhất.
Dấu hiệu của mùa thu trong thơ Hữu Thỉnh thực sự rất bình dị và gần gũi, không phải là hương cốm mùa thu, không phải mặt hồ tĩnh lặng, cũng không phải những mùa lá rụng. Mùa thu trong thơ ông chính là “hương ổi”, là thứ hương đặc trưng của vùng quê Việt Nam mỗi khi thu về.
Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Phải thật tinh tế, thật khéo léo tác giả mới có thể nhận ra được thứ hương rất đỗi nhẹ nhàng và có thể bị gió cuốn đi lúc nào. Cụm từ “bỗng nhận ra” giống như một phát hiện mới, một sự ngạc nhiên rất thú vị như khi khám phá ra điều gì đó đẹp đẽ. Đây là cụm từ diễn ra trạng thái ngỡ ngàng của tác giả khi nhận ra mùa thu đã chạm ngõ chỉ với “hương ổi”, mùi hương đồng nội thân quen khiến những người con xa quê khó quên được. Mùi hương ổi ấy đã “phả” vào trong “gió se” đầu mùa thu dịu nhẹ, se sắt. Động từ “phả” đã làm toát lên thần thái của mùa thu, của hương ổi. Nó diễn tả sự quyện chặt vào, sự gắn kết giữa hương ổi và làn gió đầu mùa.
Chỉ qua hai câu thơ đầu, Hữu Thỉnh đã mang đến cho người đọc một cảm nhận mới về mùa thu, về sự chuyển mùa tinh tế nhất, về nhưng điều bình dị ở xung quanh chúng ta.
Sương chùng chỉnh qua ngõ
Hình như thu đã về
Hai câu thơ rất duyên, rất tinh tế nhưng rất sâu sắc, gợi lên sự mơ hồ của giây phút chuyển mùa. HÌnh ảnh “sương chùng chình qua ngõ” khiến người đọc tương tưởng ra khung cảnh sương đang ngập ngừng giăng mắc ở đầu ngõ. Từ láy “chùng chình” dùng rất đắt, đã làm toát lên thần thái của mùa thu, không vội vàng, hồ hởi mà luôn tạo nên sự mơ hồ và mông lung nhất. Tác giả phải thốt lên “hình như” , là chưa chắc chắn, không chắn chắn nhưng thực ra là tác giả tự khẳng định rằng mùa thu về thật rồi.


Phân tích bài thơ “Sang thu” - văn lớp 9 Có lẽ mùa thu đã sang, là mùa thu của đất trời và mùa thu của lòng người mênh mang, nhiều tâm trạng. Đến khổ thơ thứ hai thì dường như mùa thu đã hiện rõ ra từng đường nét hình khối trong cảm nhận của tác giả:
Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu
Nước mùa thu dâng lên theo mùa “dềnh dàng”, những cánh chim trời bắt đầu “vội vã” bay. Thiên nhiên khi mùa thu về có chút gì đó vội vàng, gấp gáp hơn và trĩu nặng hơn nhưng vẫn giữ được thần thái đặc trưng nhất. Đường nét của mùa thu hiện lên rất rõ nét, không còn mơ hồ như ở khổ thơ thứ nhất nữa. Đây cũng là quá trình và là sự chuyển biến trong thiên nhiên và trong nhận thức của tác giả. Sự quan sát tinh tế, tỉ mỉ của tác giả còn thể hiện ở cách nhìn “đám mây mùa hạ” như “vắt” sang thu. Thật tài hoa, thật khéo léo và dường như ông động lòng với mùa thu, khí thu, vị thu rất nhiều nên mới tưởng tưởng ra viễn cảnh đám mây cao trên trời như đang chuyển mình cùng nhịp đập của mùa thu.
Từ “vắt” dùng rất hay, rất độc đáo đã diễn tả được quá trình chuyển mình của mùa thu rất uyển chuyển, nhịp nhàng. Mùa thu có chút gì đó độc đáo, tinh nghịch và cũng không kém phần duyên dáng qua cảm nhận của Hữu Thỉnh. Mùa thu đã đến thật rồi, mùa thu mang theo những gì tinh khôi, nhẹ nhàng và dịu êm nhất.
Bức tranh chuyển mùa qua lời thơ Hữu Thỉnh thực sự mềm mại, nhẹ nhàng và uyển chuyển biết bao. Đó chính là cái Tài của tác giả, tài dùng chữ vẽ tranh.
Điều bất ngờ nằm ở khổ thơ cuối, mùa thu đã thực sự đến rồi và đất trời đã có nhưng chuyển biến khiến con người có thể nhận ra, nhưng tác giả đã chiêm nghiệm mùa thu bằng cách nhìn nhận của một đời người:
Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi
Mùa thu có nắng, là thứ nắng dịu nhẹ và tinh khôi, thứ nắng có chút se se lạnh của gió đầu mùa. Thiên nhiên mùa thu cũng trở nên tĩnh lặng và trầm ngâm hơn. Tiếng sấm không còn khiến con người giật mình nữa mà nó trở nên lặng lẽ hơn trên hàng cây đứng tuổi. Tác giả đã đúc kết chiêm nghiệm và sự từng trải của một đời người qua sự liên tưởng đến “hàng cây đứng tuổi”. Tiếng sấm và hàng cây ở hai câu thơ cuối dường như là hiện thân của những con người từng trải, đã qua giai đoạn tuổi trẻ bồng bột, nhiều hối hả. Ở giai đoạn con người ta “đứng tuổi” mọi thứ cần chắc chắn và đứng đắn, tĩnh lặng hơn. Tác giả đã mượn hình ảnh “hàng cây đứng tuổi” để nói lên đời người ở tuổi xé chiều, cũng như mùa thu vậy; có chăng mùa thu là mùa của tuổi con người ta không còn trẻ trung nữa. Nhịp đập của mùa thu, sự chuyển động của mùa thu rất nhẹ nhàng và êm đềm. Có lẽ khi con người ta trải qua tuổi bồng bột, đến một lúc nào đó cần bình thản nhìn lại và nhẹ nhàng cảm nhận chúng. Khổ thơ cuối với giọng điệu trầm lắng khiến người đọc nhận ra rất nhiều điều trong cuộc sống này đáng suy ngẫm.
Hữu Thỉnh  với bài thơ “Sang thu” độc đáo và thú vj, cách cảm nhận tinh tế nhẹ nhàng cùng những chiêm nghiệm đáng suy ngẫm đã khiến cho người đọc có cái nhìn khái quát và mới mẻ hơn về mùa thu. Gấp trang sách lại, mùa thu của Hữu Thỉnh vẫn còn quẩn quanh đâu đây trong trí óc của mỗi chúng ta.
1
0
Tô Hương Liên
07/04/2018 11:14:57

Đề bài: Phân tích bài thơ Sang Thu của Hữu Thỉnh

Bài làm

   Có lẽ, trong bốn mùa xuân, hạ, thu, đông thì mùa thu thường gợi cảm hứng cho thi ca, nhạc họa nhiều nhất. Ta có thể bắt gặp chùm thơ Thu của Nguyễn Khuyến, "Tiếng thu" của Lưu Trọng Lư hay "Đây mùa thu tới" của Xuân Diệu... và cũng viết về đề tài mùa thu, nhà thơ Hữu Thỉnh với thi phẩm "Sang thu" đã có những cảm nhận về phút giây giao mùa chuyển từ cuối hạ sang đầu thu thật mới mẻ, tinh tế, nhẹ nhàng. Bài thơ được sáng tác năm 1977, in trong tập "Từ chiến hào đến thành phố", rất tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật thơ nhỏ nhẹ, thiết tha, sâu lắng của Hữu Thỉnh.

   Mở đầu bài thơ là những cảm nhận ban đầu trước những tín hiệu dịu nhẹ lúc sang thu trong một không gian thu rất gần và hẹp:

"Bỗng nhận ra hương ổi

Phả vào trong gió se

Sương chùng chình qua ngõ

Hình như thu đã về"

   Tín hiệu đầu tiên báo hiệu thời khắc của sự giao mùa từ cuối hạ sang thu là hình ảnh "hương ổi" bay phảng phất trong gió se. Hương ổi chín thơm ấy, vừa quen thuộc lại vừa mới mẻ. Quen thuộc vì nó là hương thơm thường gắn liền với đồng quê, thôn xóm của người Việt, rất dân dã, mộc mạc. Nhưng nếu trong thơ xưa, các nhà thơ khi miêu tả cảnh thu thường gắn liền với ao thu, bầu trời thu hay bông hoa cúc vàng rực rỡ, một chiếc lá vàng khô... thì ở đây, Hữu Thỉnh lại cảm nhận tín hiệu ban đầu báo hiệu thời khắc của sự chuyển giao mùa hạ sang thu là hương ổi. Điều đó đã tạo nên sự mới mẻ trong cách cảm nhận và miêu tả cảnh thu của nhà thơ. Hương thơm ngát của ổi chín đã đượctác giả miêu tả qua động từ "phả". Từ "phả" diễn tả một mùi hương nồng nàn, đậm đà, lan tỏa trong gió se. "Gió se" là một loại gió chỉ có trong mùa thu, hơi khổ, se se lạnh. Và chính ngọn gió đầu mùa ấy đã đưa mùi hương bay tỏa ra khắp không gian làm nên vẻ đẹp của mùa thu.

   Mùa thu tới không chỉ có gió, có hương ổi mà còn có cả làn sương. Không gian thu lãng đãng hơi sương, tạo cho khung cảnh thu thêm lãng mạn. Làn sương được nhân hóa qua động từ "chùng chình", có tác dụng gợi tả những làn sương mỏng manh, nhẹ nhàng như cố ý chậm lại, như lưu luyến chưa muốn bước hẳn vào thu. Ngõ ở đây vừa là ngõ thực của thôn làng, ngõ xóm; lại vừa là ngõ cửa của thời gian như chao nghiêng ranh giới giữa hai mùa, mùa hạ thì chưa muốn qua mà mùa thu thì chưa muốn tới.

   Cảm xúc trước của nhà thơ trước những tín hiệu mùa thu đã được tác giả diễn tả qua từ "bỗng", thể hiện sự ngỡ ngàng, ngạc nhiên, bất ngờ khi phát hiện ra những tín hiệu đó. Và thiên nhiên, trời đất đã được tác giả mở lòng ra mà đón nhận bằng tất cả các giác quan với những rung động thật tinh tế, nhẹ nhàng: khứu giác (mùi hương ổi), xúc giác (gió se), thị giác (sương chùng chình). Từ tất cả các tín hiệu trên (gió, hương, sương) tác giả đi đến kết luận: "Hình như thu đã về". Đây là một sự phỏng đoán bằng cảm giác, bằng linh tính của tâm hồn. "Hình như" là từ tình thái thể hiện sự tin tưởng thấp, chưa chắc chắn, vẫn còn mơ hồ. Trạng thái cảm xúc này không chỉ phù hợp với cảnh thu mà cũng rất phù hợp với logic tâm trạng. Bởi những tín hiệu của mùa thu đều là những tín hiệu vô hình, không có hình khối, màu sắc rõ ràng, cụ thể nên nhà thơ mới có cảm xúc ngỡ ngàng, bâng khuâng, có phần hơi bối rối trước tín hiệu mùa thu.

   Nếu như khổ thơ đầu, không gian thu được co hẹp trong một không gian rất gần và hẹp thì tới khổ hai, không gian thu đã được mở rộng về biên độ với tầm nhìn cao và xa hơn, từ mặt đất lên bầu trời:

"Sông được lúc dềnh dàng

Chim bắt đầu vội vã

Có đám mây mùa hạ

Vắt nửa mình sang thu"

   Hình ảnh dòng sông được nhân hóa qua từ láy "dềnh dàng", tức là chậm chạp, thong thả. Dòng sông không còn cuồn cuộn, gấp gáp chảy trước những cơn mưa lũ của mùa hạ nữa mà thay vào đó, nó trở nên lắng lại, từ từ, nhẹ nhàng, lững lờ trôi. Dường như, dòng sông cũng ngập ngừng như muốn níu kéo mùa hạ, chưa muốn sang mùa thu. Ngược lại với sự "dềnh dàng" của dòng sông là trạng thái "vội vã" của cánh chim đang mải miết bay đi tránh rét khi chúng bắt đầu cảm nhận được cái se se lạnh của tiết trời đầu thu. Nghệ thuật đăng đối ở hai câu thơ đầu tạo nên hình ảnh thơ thật đẹp, rất chỉnh, giàu tính chất tạo hình, đồng thời làm cho không gian thu trở nên rộng mở hơn, rất khoáng đạt.

   Khép lại khổ thơ là hình ảnh đám mây được nhân hóa với hành động "vắt nửa mình". Hình ảnh thơ rất giàu tính chất tạo hình trong không gian và có ý nghĩa diễn tả sự vận động của thời gian. Đám mây trắng buốt mềm mại trải dài như một tấm lụa treo ngang trên bầu trời, rất nhẹ nhàng, duyên dáng. Và mây cũng chính là ranh giới chao nghiêng giữa hai mùa hạ - thu. Cảnh vật trở nên vừa hư lại vừa thực, đó là sản phẩm của trí tưởng tượng rất nên thơ và hết sức độc đáo, mới mẻ của tác giả. Tóm lại, với một hệ thống những hình ảnh đẹp, giàu tính chất tạo hình trong không gian, kết hợp với nghệ thuật nhân hóa, tương phản, nhà thơ đã khắc họa thành công khung cảnh trời đất khi bắt đầu vào thu thật sống động, tinh tế, nhẹ nhàng. Chắc chắn Hữu Thình phải là một ngòi bút tài năng, một tâm hồn nghệ sĩ và tình yêu thiết tha với thiên nhiên tạo vật thì mới tạo nên câu thơ viết về mùa thu đẹp, lãng mạn đến như vậy.

   Từ những cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến và những rung động mãnh liệt trước những phút giây giao mùa vào thu ở khổ một, hai, nhà thơ chuyển sang giọng điệu suy ngẫm, chiêm nghiệm về cuộc đời:

"Vẫn còn bao nhiêu nắng

Đã vơi dần cơn mưa

Sấm cũng bớt bất ngờ

Trên hàng cây đứng tuổi."

   Nhà thơ thật tinh tế và nhạy cảm khi phát hiện ra những thay đổi về mặt thời tiết. Vẫn là sấm, mưa, nắng, những hiện tượng thời tiết của mùa hè nhưng trong khoảnh khắc giao mùa này đã có sự đổi thay về mực độ. Cái nắng nóng chói chang của mùa hạ đã dần nhạt màu, không còn gay gắt như còn ở giữa mùa hạ; những cơn mưa rào bất chợt ào ào kéo đến cũng đã vơi dần đi. Sấm chớp kéo theo những cơn dông lốc dữ dội cũng bớt đi, cũng trở nên thưa thót hơn nhiều. Những từ như "vẫn còn", "vơi dần", "cũng bớt" đã có tác dụng diễn tả những hiện tượng của tự nhiên đó (sấm, mưa, nắng) đã giảm đi về mức độ và cường độ khi trời đất đang giao mùa cuối hạ, đầu thu rất nhẹ nhàng, khó nhận biết. Thế nhưng, với một tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, nhà thơ đã phát hiện ra sự chuyển biến đó của thiên nhiên, vũ trụ.

   Từ hiện tượng của tự nhiên, nhà thơ suy ngẫm, chiêm nghiệm về cuộc đời:

"Sấm cũng bớt bất ngờ

Trên hàng cây đứng tuổi"

   "Sấm" là hình ảnh ẩn dụ, biểu trưng cho những tác động của ngoại cảnh với những biến động của cuộc đời. "Hàng cây đứng tuổi" là những cành cây lâu năm, cành lá sum suê, rễ cắm sâu xuống lòng đất vô cùng chắc chắn. Những hàng cây này đã trải qua biết bao nhiêu mùa bão giông với những biến thiên của trời đất. Và nó biểu trưng cho những con người từng trải đã đi qua biết bao nhiêu những khó khăn, vất vả, hiểm nguy trên đường đời. Như vậy, bằng nghệ thuật ẩn dụ, nhà thơ thể hiện sự suy ngẫm, chiêm nghiệm về cuộc đời con người: con người từng trải sẽ trở nên vững vàng hơn trước những thử thách trong cuộc đời. Lúc viết bài thơ này, Hữu Thỉnh mới chỉ hơn ba mươi tuổi, ấy vậy nhưng Hữu Thỉnh đã tự cho rằng mình là người từng trải. Có lẽ điều này xuất phát từ hoàn cảnh của ông xuất thân từ một người lính, đã trải qua biết bao nhiêu là khó khăn, gian nan, vất vả; với biết bao nhiêu tang tóc, hi sinh, mất mát nơi chiến trường khốc liệt... nên đã rèn luyện cho nhà thơ một bản lĩnh cứng cỏi và nghị lực vươn lên, dám đương đầu với mọi biện động bất thường mà cuộc sống sẽ xảy ra. Đặt câu thơ "sấm cũng bớt bất ngờ" vào trong một hệ thống các câu thơ ở khổ một, hai như làn "sương chùng chình qua ngõ" và "vắt nửa mình sang thu", người đọc chợt nhận ra sự lưu luyến muốn níu kéo thời gian của nhà thơ khi nhận ra sự sang thu của tạo vật cũng chính là sự "sang thu" của đời người...

   Bài thơ được viết theo thể năm chữ, hình ảnh thơ đẹp, giàu sức gợi , ngôn ngữ trong sáng, giàu sức biểu cảm đã có tác dụng diễn tả những trạng thái của cảnh vật và sự cảm nhận tinh tế, nhạy cảm của thi nhân trước thiên nhiên, vũ trụ đất trời khi bắt đầu sang thu. Đọc xong bài thơ, chúng ta thấy được sự mới mẻ trong cách cảm nhận mùa thu của Hữu Thỉnh, đồng thời thấy được tình yêu đời, yêu thiên nhiên đất nước sâu sắc của nhà thơ.

1
1
Phạm Văn Bắc
07/04/2018 11:14:57

Đề bài: Phân tích bài thơ Sang Thu của Hữu Thỉnh

Bài làm

   Có lẽ, trong bốn mùa xuân, hạ, thu, đông thì mùa thu thường gợi cảm hứng cho thi ca, nhạc họa nhiều nhất. Ta có thể bắt gặp chùm thơ Thu của Nguyễn Khuyến, "Tiếng thu" của Lưu Trọng Lư hay "Đây mùa thu tới" của Xuân Diệu... và cũng viết về đề tài mùa thu, nhà thơ Hữu Thỉnh với thi phẩm "Sang thu" đã có những cảm nhận về phút giây giao mùa chuyển từ cuối hạ sang đầu thu thật mới mẻ, tinh tế, nhẹ nhàng. Bài thơ được sáng tác năm 1977, in trong tập "Từ chiến hào đến thành phố", rất tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật thơ nhỏ nhẹ, thiết tha, sâu lắng của Hữu Thỉnh.

   Mở đầu bài thơ là những cảm nhận ban đầu trước những tín hiệu dịu nhẹ lúc sang thu trong một không gian thu rất gần và hẹp:

"Bỗng nhận ra hương ổi

Phả vào trong gió se

Sương chùng chình qua ngõ

Hình như thu đã về"

   Tín hiệu đầu tiên báo hiệu thời khắc của sự giao mùa từ cuối hạ sang thu là hình ảnh "hương ổi" bay phảng phất trong gió se. Hương ổi chín thơm ấy, vừa quen thuộc lại vừa mới mẻ. Quen thuộc vì nó là hương thơm thường gắn liền với đồng quê, thôn xóm của người Việt, rất dân dã, mộc mạc. Nhưng nếu trong thơ xưa, các nhà thơ khi miêu tả cảnh thu thường gắn liền với ao thu, bầu trời thu hay bông hoa cúc vàng rực rỡ, một chiếc lá vàng khô... thì ở đây, Hữu Thỉnh lại cảm nhận tín hiệu ban đầu báo hiệu thời khắc của sự chuyển giao mùa hạ sang thu là hương ổi. Điều đó đã tạo nên sự mới mẻ trong cách cảm nhận và miêu tả cảnh thu của nhà thơ. Hương thơm ngát của ổi chín đã đượctác giả miêu tả qua động từ "phả". Từ "phả" diễn tả một mùi hương nồng nàn, đậm đà, lan tỏa trong gió se. "Gió se" là một loại gió chỉ có trong mùa thu, hơi khổ, se se lạnh. Và chính ngọn gió đầu mùa ấy đã đưa mùi hương bay tỏa ra khắp không gian làm nên vẻ đẹp của mùa thu.

   Mùa thu tới không chỉ có gió, có hương ổi mà còn có cả làn sương. Không gian thu lãng đãng hơi sương, tạo cho khung cảnh thu thêm lãng mạn. Làn sương được nhân hóa qua động từ "chùng chình", có tác dụng gợi tả những làn sương mỏng manh, nhẹ nhàng như cố ý chậm lại, như lưu luyến chưa muốn bước hẳn vào thu. Ngõ ở đây vừa là ngõ thực của thôn làng, ngõ xóm; lại vừa là ngõ cửa của thời gian như chao nghiêng ranh giới giữa hai mùa, mùa hạ thì chưa muốn qua mà mùa thu thì chưa muốn tới.

   Cảm xúc trước của nhà thơ trước những tín hiệu mùa thu đã được tác giả diễn tả qua từ "bỗng", thể hiện sự ngỡ ngàng, ngạc nhiên, bất ngờ khi phát hiện ra những tín hiệu đó. Và thiên nhiên, trời đất đã được tác giả mở lòng ra mà đón nhận bằng tất cả các giác quan với những rung động thật tinh tế, nhẹ nhàng: khứu giác (mùi hương ổi), xúc giác (gió se), thị giác (sương chùng chình). Từ tất cả các tín hiệu trên (gió, hương, sương) tác giả đi đến kết luận: "Hình như thu đã về". Đây là một sự phỏng đoán bằng cảm giác, bằng linh tính của tâm hồn. "Hình như" là từ tình thái thể hiện sự tin tưởng thấp, chưa chắc chắn, vẫn còn mơ hồ. Trạng thái cảm xúc này không chỉ phù hợp với cảnh thu mà cũng rất phù hợp với logic tâm trạng. Bởi những tín hiệu của mùa thu đều là những tín hiệu vô hình, không có hình khối, màu sắc rõ ràng, cụ thể nên nhà thơ mới có cảm xúc ngỡ ngàng, bâng khuâng, có phần hơi bối rối trước tín hiệu mùa thu.

   Nếu như khổ thơ đầu, không gian thu được co hẹp trong một không gian rất gần và hẹp thì tới khổ hai, không gian thu đã được mở rộng về biên độ với tầm nhìn cao và xa hơn, từ mặt đất lên bầu trời:

"Sông được lúc dềnh dàng

Chim bắt đầu vội vã

Có đám mây mùa hạ

Vắt nửa mình sang thu"

   Hình ảnh dòng sông được nhân hóa qua từ láy "dềnh dàng", tức là chậm chạp, thong thả. Dòng sông không còn cuồn cuộn, gấp gáp chảy trước những cơn mưa lũ của mùa hạ nữa mà thay vào đó, nó trở nên lắng lại, từ từ, nhẹ nhàng, lững lờ trôi. Dường như, dòng sông cũng ngập ngừng như muốn níu kéo mùa hạ, chưa muốn sang mùa thu. Ngược lại với sự "dềnh dàng" của dòng sông là trạng thái "vội vã" của cánh chim đang mải miết bay đi tránh rét khi chúng bắt đầu cảm nhận được cái se se lạnh của tiết trời đầu thu. Nghệ thuật đăng đối ở hai câu thơ đầu tạo nên hình ảnh thơ thật đẹp, rất chỉnh, giàu tính chất tạo hình, đồng thời làm cho không gian thu trở nên rộng mở hơn, rất khoáng đạt.

   Khép lại khổ thơ là hình ảnh đám mây được nhân hóa với hành động "vắt nửa mình". Hình ảnh thơ rất giàu tính chất tạo hình trong không gian và có ý nghĩa diễn tả sự vận động của thời gian. Đám mây trắng buốt mềm mại trải dài như một tấm lụa treo ngang trên bầu trời, rất nhẹ nhàng, duyên dáng. Và mây cũng chính là ranh giới chao nghiêng giữa hai mùa hạ - thu. Cảnh vật trở nên vừa hư lại vừa thực, đó là sản phẩm của trí tưởng tượng rất nên thơ và hết sức độc đáo, mới mẻ của tác giả. Tóm lại, với một hệ thống những hình ảnh đẹp, giàu tính chất tạo hình trong không gian, kết hợp với nghệ thuật nhân hóa, tương phản, nhà thơ đã khắc họa thành công khung cảnh trời đất khi bắt đầu vào thu thật sống động, tinh tế, nhẹ nhàng. Chắc chắn Hữu Thình phải là một ngòi bút tài năng, một tâm hồn nghệ sĩ và tình yêu thiết tha với thiên nhiên tạo vật thì mới tạo nên câu thơ viết về mùa thu đẹp, lãng mạn đến như vậy.

   Từ những cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến và những rung động mãnh liệt trước những phút giây giao mùa vào thu ở khổ một, hai, nhà thơ chuyển sang giọng điệu suy ngẫm, chiêm nghiệm về cuộc đời:

"Vẫn còn bao nhiêu nắng

Đã vơi dần cơn mưa

Sấm cũng bớt bất ngờ

Trên hàng cây đứng tuổi."

   Nhà thơ thật tinh tế và nhạy cảm khi phát hiện ra những thay đổi về mặt thời tiết. Vẫn là sấm, mưa, nắng, những hiện tượng thời tiết của mùa hè nhưng trong khoảnh khắc giao mùa này đã có sự đổi thay về mực độ. Cái nắng nóng chói chang của mùa hạ đã dần nhạt màu, không còn gay gắt như còn ở giữa mùa hạ; những cơn mưa rào bất chợt ào ào kéo đến cũng đã vơi dần đi. Sấm chớp kéo theo những cơn dông lốc dữ dội cũng bớt đi, cũng trở nên thưa thót hơn nhiều. Những từ như "vẫn còn", "vơi dần", "cũng bớt" đã có tác dụng diễn tả những hiện tượng của tự nhiên đó (sấm, mưa, nắng) đã giảm đi về mức độ và cường độ khi trời đất đang giao mùa cuối hạ, đầu thu rất nhẹ nhàng, khó nhận biết. Thế nhưng, với một tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, nhà thơ đã phát hiện ra sự chuyển biến đó của thiên nhiên, vũ trụ.

   Từ hiện tượng của tự nhiên, nhà thơ suy ngẫm, chiêm nghiệm về cuộc đời:

"Sấm cũng bớt bất ngờ

Trên hàng cây đứng tuổi"

   "Sấm" là hình ảnh ẩn dụ, biểu trưng cho những tác động của ngoại cảnh với những biến động của cuộc đời. "Hàng cây đứng tuổi" là những cành cây lâu năm, cành lá sum suê, rễ cắm sâu xuống lòng đất vô cùng chắc chắn. Những hàng cây này đã trải qua biết bao nhiêu mùa bão giông với những biến thiên của trời đất. Và nó biểu trưng cho những con người từng trải đã đi qua biết bao nhiêu những khó khăn, vất vả, hiểm nguy trên đường đời. Như vậy, bằng nghệ thuật ẩn dụ, nhà thơ thể hiện sự suy ngẫm, chiêm nghiệm về cuộc đời con người: con người từng trải sẽ trở nên vững vàng hơn trước những thử thách trong cuộc đời. Lúc viết bài thơ này, Hữu Thỉnh mới chỉ hơn ba mươi tuổi, ấy vậy nhưng Hữu Thỉnh đã tự cho rằng mình là người từng trải. Có lẽ điều này xuất phát từ hoàn cảnh của ông xuất thân từ một người lính, đã trải qua biết bao nhiêu là khó khăn, gian nan, vất vả; với biết bao nhiêu tang tóc, hi sinh, mất mát nơi chiến trường khốc liệt... nên đã rèn luyện cho nhà thơ một bản lĩnh cứng cỏi và nghị lực vươn lên, dám đương đầu với mọi biện động bất thường mà cuộc sống sẽ xảy ra. Đặt câu thơ "sấm cũng bớt bất ngờ" vào trong một hệ thống các câu thơ ở khổ một, hai như làn "sương chùng chình qua ngõ" và "vắt nửa mình sang thu", người đọc chợt nhận ra sự lưu luyến muốn níu kéo thời gian của nhà thơ khi nhận ra sự sang thu của tạo vật cũng chính là sự "sang thu" của đời người...

   Bài thơ được viết theo thể năm chữ, hình ảnh thơ đẹp, giàu sức gợi , ngôn ngữ trong sáng, giàu sức biểu cảm đã có tác dụng diễn tả những trạng thái của cảnh vật và sự cảm nhận tinh tế, nhạy cảm của thi nhân trước thiên nhiên, vũ trụ đất trời khi bắt đầu sang thu. Đọc xong bài thơ, chúng ta thấy được sự mới mẻ trong cách cảm nhận mùa thu của Hữu Thỉnh, đồng thời thấy được tình yêu đời, yêu thiên nhiên đất nước sâu sắc của nhà thơ.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư