Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Phân tích Bài thơ về tiểu đội xe không kính

1) phân tích bài thơ ' tiểu đội xe ko kính'
2) phân tích bài thơ ánh trăng
mấy bạn ơi giúp mình vs nhưng đừng lấy trên mạng nha !!
6 trả lời
Hỏi chi tiết
744
2
2
Tiểu Khả Ái
19/05/2018 18:30:09
1) phân tích bài thơ ' tiểu đội xe ko kính'
____________________________

Năm 1970, tập thơ Vầng trăng quầng lửa của Phạm Tiến Duật ra đời. Tiếng thơ của người chiến sĩ hoạt động trên tuyến đường Trường Sơn cất lên hào hùng, trẻ tráng và hồn nhiên kì lạ. Thơ Phạm Tiến Duật thể hiện tình cảm yêu nước và chí khí anh hùng của thế hệ thanh niên trong cuộc chiến tranh chống Mĩ qua những hình ảnh cô gái thanh niên xung phong và anh bộ đội trên tuyến đường Trường Sơn. Lửa đèn, Trường Sơn đông, Trường Sơn tây, Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Gửi em, Cô thanh niên xung phong,... là những bài thơ rất nổi tiếng của chàng lính trẻ làm thơ này.

Bài thơ về tiểu đội xe không kính được anh viết vào năm 1969 - khi cuộc chống Mĩ đang diễn ra vô cùng ác liệt. Máy bay giặc Mĩ trút hàng ngàn, hàng vạn tấn bon đạn và chất độc hóa học xuống con đường chiến lược mang tên con đường Hồ Chí Minh. Các trọng điểm mịt mù lửa khói suốt đêm ngày. Những đoàn xe vận tải quân sự vẫn nối đuôi nhau đi lên phía trước. Bài thơ đã ghi lại những nét ngang tàng, dũng cảm và lạc quan của người chiến sĩ lái xe trong binh đoàn vận tải quân sự, qua đó ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam thời đánh Mỹ.

Bài thơ làm hiện lên chiếc xe không kính đang vượt qua bom đạn băng băng tiến ra tiền phương. Một hình tượng thật độc đáo vì xưa nay ít có, ít thấy loại xe không kính qua lại trên mọi nẻo đường. Thế mà, trên con đường chiến lược Trường Sơn vẫn có loại xe như vậy, không phải đôi ba chiếc mà là hàng vạn chiếc xe "không kính "đang vượt qua mưa bom bão đạn, đi qua mọi địa hình: đèo cao, dốc thẳm, khe suối, ngầm sông, chạy trong mưa gió, đêm tối mịt mùng, để chở hàng, tiếp viện cho chiến trường miền Nam. Hình tượng độc đáo vì chiếc xe mang sức mạnh thần kì của một dân tộc đang chiến đấu vì một quyết tâm sắt đá "xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”. Nó còn thể hiện cuộc chiến đấu diễn ra trên mặt trận giao thông vận tải, trên con đường chiến lược Trường Sơn là vô cùng ác liệt, dữ dội, con người và binh khí kĩ thuật mang tầm vóc kì vĩ sử thi hào hùng.

Hai câu thơ đầu nói rõ vì sao xe "không có kính". Cấu trúc câu thơ dưới hình thức "hỏi-đáp". Ba chữ "không" đi liền nhau, hai nốt nhấn "bom giật, bom rung" biểu lộ "chất lính" trong cách nói phóng túng hồn nhiên. Câu thơ đậm đặc chất văn xuôi, nhưng đọc lên nghe vẫn thú vị:

Không có kính không phải vì xe không có kính

Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi.

Mười bốn câu thơ tiếp theo khắc họa hình ảnh những người chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn qua một loạt hình ảnh hoán dụ: con mắt, mái tóc, tim, mặt, nụ cười... Một tư thế ngồi lái "ung dung" tuyệt đẹp: thong thả, khoan thai. Những cái nhìn khoáng đạt, nhìn thấp, nhìn thẳng, nhìn cao, nhìn xa. Dũng mãnh và hiên ngang:

Ung dung buồng lái ta ngồi

Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng

Hai chữ "ta ngồi " với điệp từ "nhìn " láy lại 3 lần; giọng thơ, nhịp thơ mạnh mẽ, đĩnh đạc.

Phạm Tiến Duật đã dành trọn một khổ thơ nói lên những gì người chiến sĩ "nhìn thấy". Những câu thơ nối tiếp xuất hiện với bao hình ảnh chẳng khắc nào một đoạn phim quay nhanh:

Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng,

Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim

Thấy sao trời và đột ngột cánh chim

Như sa, như ùa vào buồng lái.

Có gió thổi, có cánh chim chiều và cả ánh sao đêm. Gió được nhân hóa và chuyển đổi cảm giác đầy ấn tượng: "gió vào xoa mắt đắng". Xe chạy thâu đêm, xe lại không có kính nên mới có cảm giác "đắng" như thế. Con đường phía trước là con đường chiến lược cụ thể, nó còn mang hàm nghĩa, "chạy thẳng vào tim", con đường chiến đấu chính nghĩa vì lẽ sống, vì tình thương, vì độc lập tự do của đất nước và dân tộc. Các từ "nhìn thấy"... "nhìn thấy... ” "thấy... "với các chữ "sa", chữ "ùa" góp phần đặc tả tốc độ phi thường của chiếc xe quân sự đang bay đi, đang lướt nhanh trong bom đạn!

Nếu khổ thơ trên nói đến "gió" thì khổ thơ tiếp theo nói đến "bụi". Gió bụi tượng trưng cho gian khổ, thử thách. Chữ "ừ" vang lên như một thách thức, một chấp nhận nhưng chủ động của người chiến sĩ lái xe:

Không có kính, ừ thì có bụi,

Bụi phun tóc trắng như người già.

Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc

Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha!

Bao chi tiết hiện thực đầy ắp vần thơ. Một mái tóc xanh của chàng trai qua mấy dặm trường có sự đổi thay đáng sợ: "Bụi phun tóc trắng như người già". Một hình ảnh so sánh hóm hỉnh, độc đáo, một kiểu hút thuốc rất "lính". Một nụ cười lạc quan yêu đời và hồn nhiên "ha ha" cất lên từ một gương "mặt lấm "khi đồng đội gặp nhau: "Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha!".

Sau "bụi" nói đến "mưa": "Mưa tuôn mưa xối như ngoài trời". Thế là người lính nếm trải đủ mùi gian khổ: gió bụi, mưa rừng. Mưa đã "tuôn" tất nhiên phải "xối". Bao nhiêu áo quần ướt sạch vì ngồi trong buồng lái mà "như ngoài trời". Chấp nhận, ngang tàng, phơi phới lạc quan:

Không có kính, ừ thì ướt áo

Mưa tuôn, mưa xối như ngoài trời

Chưa cần thay lái trăm cây số nữa

Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi!

Nhiệt tình cách mạng của người lính không còn là trừu tượng nữa mà được tính bằng những cung đường "lái trăm cây số nữa". Cung đường ấy trong bom đạn, mưa tuôn phải trả giá bằng bao mồ hồi, xương máu. Câu thơ 7 từ mà có đến 6 thanh bằng diễn tả cái phơi phới, thênh thênh đầy nghị lực, bất chấp mọi gian khổ: “Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi!".

Hai khổ thơ thứ 5, thứ 6 ghi lại hình ảnh tiểu đội xe không kính và cuộc trú quân giữa rừng. Sau những chặng đường gian khổ, những tháng ngày mưa gió, bụi mù và bom đạn, họ gặp lại nhau, cái bắt tay cũng vô cùng độc đáo. Trong niềm vui gặp gỡ đã có nhiều mất mát hi sinh:

... Gặp bạn bè suốt dọc đường đi tới

Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi.

Có bữa cơm hội ngộ. Tình đồng đội cũng là tình anh em gia đình ruột thịt. Cảnh mắc võng dã chiến "chông chênh " bên đường. Rồi đoàn xe "lại đi, lại đi", nối tiếp nhau ra tiền phương. Trên đầu họ, trong tâm hồn họ "trời xanh thêm", chứa chan hi vọng, lạc quan dạt dào:

Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời

Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy

Võng mắc chông chênh đường xe chạy

Lại đi, lại đi, trời xanh thêm.

Khổ cuối bài thơ làm nổi bật cái dữ dội và khốc liệt của chiến tranh: Chiếc xe vận tải quân sự mang trên mình đầy thương tích. Đã có biết bao chiến sĩ lái xe dũng cảm hi sinh. Chiếc xe như một dũng sĩ kiên cường, 3 cái "Không có" và chỉ có 1 cái "có": "Không có kính, rồi xe không có đèn - Không có mui xe, thùng xe có xước. Sau cái "thùng xe có xước", người chiến sĩ lái xe tự hào khẳng định cần "có một trái tim "trong xe. "Có trái tim?" ấy là sẽ có tất cả: "Trái tim"- hình ảnh hoán dụ thể hiện sức mạnh chiến đấu, ý chí kiên cường của người chiến sĩ lái xe trẻ vì sự nghiệp giải phóng miền Nam thân yêu, vì sự nghiệp thống nhất đất nước:

Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước;

Chỉ cần trong xe có một trái tim

"Trái tim" ấy là trái tim yêu thương, trái tim sục sôi căm giận? Phải chăng câu thơ của Phạm Tiến Duật khơi nguồn cảm hứng từ câu nói nổi tiếng của Hồ Chủ tịch kính yêu: "Miền Nam luôn luôn trong trái tim tôi"?

Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật là một bài thơ hay. Chất hiện thực ngồn ngộn về đời sống chiến đấu gian khổ mà hào hùng của các chiến sĩ lái xe trên đường Trường Sơn thời đánh Mĩ đã kết hợp một cách hài hòa với cảm hứng sử thi tạo nên những vần thơ "góc cạnh" đầy ấn tượng. Nếu có gió, bụi, mưa, cánh chim, ánh sao sa vào, ùa vào buồng lái chiếc xe không kính thì cũng có những câu thơ rất gần với lối nói thường đậm chất văn xuôi tràn vào bài thơ. Có nhiều câu thơ mang cái dáng vẻ thô mộc, bình dị rất lính tráng một thời trận mạc:

- "Không có kính không phải vì xe không có kính,

Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi..."

- "Không có kính, ừ thì có bụi,

Bụi phun tóc trắng như người già..."

- "Không có kính, ừ thì ướt áo

Mưa tuôn, mưa xối như ngoài trời..."

- "Không có kính, rồi xe không có đèn

- Không có mui xe, thùng xe có xước...”

Nếu tước đi những câu thơ ấy, thay vào bài thơ bằng những câu óng ả êm xuôi, chắc chắn giọng điệu, chất thơ, hồn thơ của Bài thơ về tiểu đội xe không kính sẽ chẳng còn gì nữa. Đúng như Vũ Quần Phương đã nhận xét: "Chỗ đặc sắc của thơ Phạm Tiến Duật: lấy cuộc sống để nói tình cảm. Cái sâu sắc tình cảm trong thơ anh phải tìm trong cuộc sống, không tìm trong chữ nghĩa.

Hình tượng những chiếc xe không kính thật là li kì, độc đáo. Những chiếc xe không kính đã làm nổi bật hình ảnh những người lái xe trên tuyến đường Trường Sơn. Họ là những chiến binh sống và chiến đấu trong tư thế hiên ngang, quả cảm bất chấp mọi khó khăn, nguy hiểm, lạc quan, sôi nổi yêu đời, hi sinh chiến đấu vì sự nghiệp giải phóng miền Nam.

Ngoài các ẩn dụ, so sánh, điệp từ, điệp ngữ, Phạm Tiến Duật rất thành công trong sáng tạo các hình ảnh hoán dụ (gió, bụi, mưa, mắt, tóc, tim,...) khắc họa vẻ đẹp tâm hồn và vẻ đẹp ý chí của người chiến sĩ lái xe tiền phương.

Con đường chiến lược Trường Sơn là một chiến tích mang màu sắc huyền thoại của dân tộc ta trong kháng chiến chống Mĩ. Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật đã làm sống lại một thời gian khổ, oanh liệt của anh bộ đội Cụ Hồ. Chất anh hùng ca dào dạt bài thơ. Bài thơ cũng là một chứng tích tuyệt đẹp của hậu phương lớn đối với tiền tuyến lớn anh hùng.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
2
Tiểu Khả Ái
19/05/2018 18:31:28
2) phân tích bài thơ ánh trăng
________________________________

Nguyễn Duy thuộc thế hệ làm thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. Vừa mới xuất hiện, Nguyễn Duy đã nổi tiếng với bài thơ “Tre Việt Nam". Bài "Hơi ấm ổ rơm" của anh đã từng đoạt giải thưởng báo Văn Nghệ. Hiện nay. Nguyễn Duy vẫn tiếp tục sáng tác. Anh viết đều và khỏe. "Ánh trăng" là một trong những bài thơ của anh được nhiều người ưa thích bởi tình cảm chân thành, sâu sắc, tứ thơ bất ngờ mới lạ.

Hai khổ thơ đầu tác giả nhắc đến những kỉ niệm đẹp:

"Hồi nh ỏ sống với đồng

với sông rồi với bể

hồi chiến tranh ở rừng

vầng trăng lị thành tri kỉ."

Trăng gắn bó với tác giả ngay từ thời thơ ấu. Trăng gắn với đồng ruộng, dòng sông, biển cả. Dù ở đâu, đi đâu trăng cũng ở bên cạnh. Nhưng phải đến khi ở rừng nghĩa là lúc tác giả sống trên tuyến đường Trường Sơn xa gia đình, quê hương vầng trăng mới thành “tri kỉ". Trăng với tác giả là đôi bạn không thể thiếu nhau. Trăng chia ngọt sẻ bùi, trăng đồng cam cộng khổ.

Tác giả khái quát vẻ đẹp của trăng, khẳng định tình cảm yêu thương, quý trọng của mình đối với trăng:

“Trần trụi với thiên nhiên

hồn nhiên như cây cỏ

ngỡ không bao giờ quên

cái vầng trăng tình nghĩa.”

Trăng có vẻ đẹp vô cùng bình dị, một vẻ đẹp không cần trang sức, đẹp mội cách vô tư, hồn nhiên. Trăng tượng trưng vẻ đẹp thiên nhiên nên trăng hóa vào thiên nhiên, hòa vào cây cỏ. “Vầng trăng tình nghĩa" bởi trăng từng chia ngọt sẻ bùi, đồng cam cộng khổ, bởi trăng là người bạn, tri âm, tri kỉ như tác giả đã nói ở trên.

Ấy thế mà có những thời gian tác giả tự thú là mình đã lãng quên cái “vầng trăng tình nghĩa" ấy:

“Từ hồi về thành phố

quen ánh điện, cửa gương

vầng trăng đi qua ngõ

như người dưng qua đường. ”

Trước đây, tác giả sống với sông, với bể, với rừng, bây giờ môi trường sống đã thay đổi. Tác giả về sống với thành phố. Đời sống cũng thay đổi theo, “quen ánh điện”, “cửa gương". “Ánh điện”, "cửa gương" tượng trưng cho cuộc sống sung túc, đầy đủ sang trọng... dần dần "cái vầng trăng tình nghĩa” ngày nào bị tác giả lãng quên. “Vầng trăng" ở đây tượng trưng cho những tháng năm gian khổ. Đó là tình bạn, tình đồng chí được hình thành từ những năm tháng gian khổ ấy. “Trăng" bây giờ thành “người dưng". Con người ta thường hay đổi thay như vậy. Bởi thế người đời vẫn thường nhắc nhau: “ngọt bùi nhớ lúc đắng cay”. Ở thành phố vì quen với "ánh điện, cửa gương”, quen với cuộc sống đầy đủ tiện nghi nên người đời không thèm để ý đến“vầng trăng" từng là bạn tri kỉ một thời.

Phải đến lúc toàn thành phố mất diện:

“Thình lình đèn điện tắt

phòng buyn đinh tối om

vội bật tung cửa sổ

đột ngột vầng trăng tròn."

"Vầng trăng" xuất hiện thật bất ngờ, khoảnh khắc ấy, phút giây ấy,… tác giả, bàng hoàng trước vẻ đẹp kì diệu của vầng trăng. Bao nhiêu kỉ niệm xưa bỗng ùa về làm tác giả cứ “rưng rưng" nước mắt:

“Ngửa mặt lên nhìn mặt

có cái gì rưng rưng

như là đồng, là bể

như là sông, là rừng”.

Nguyễn Duy gặp lại ánh trăng như gặp lại người bạn tuổi thơ, như gặp lại người bạn từng sát cánh bên nhau trong những tháng năm gian khổ. Tác giả không dấu được niềm xúc dộng mãnh liệt của mình. “Vầng trăng" nhắc nhở tác giả đừng bao giờ quên những tháng năm gian khổ ấy, đừng bao giờ quên tình bạn, tình đồng chí đồng đội, những người đã từng đồng cam cộng khổ. chia ngọt sẻ bùi trong những tháng năm chiến dấu đầy gian lao thử thách.

Khổ cuối bài thơ, Nguyễn Duy đưa người đọc cùng đắm chìm trong suy tư, trong chiêm nghiệm về “vầng trăng tình nghĩa" một thời:

“Trăng cứ tròn vành vạnh

kể chi người vô tình

ánh trăng im phăng phắc

đủ cho ta giật mình... ”

Trăng vẫn thủy chung mặc cho ai thay đổi, vô tình với trăng. Trăng bao dung và độ lượng biết bao! Tấm lòng bao dung độ lượng ấy "đủ cho ta giật mình" mặc dù trăng không một lời trách cứ. Trăng tượng trưng cho phẩm chất cao quý của nhân dân, trăng tượng trưng cho vẻ đẹp bền vững của tình bạn, tình chiến đấu trong những tháng năm “không thể nào quên".

“Ánh trăng" của Nguyền Duy gây được nhiều xúc động đối với nhiều thế hệ độc giả bởi cách diễn tả bình dị như những lời tâm sự, lời tự thú, lời tự nhắc nhở chân thành. Giọng thơ trầm tĩnh, sâu lắng. Tứ thơ bất ngờ, mới lạ. “Ánh trăng” còn mang ý nghĩa triết lí về sự thủy chung khiến người đọc phải “giật mình" suy nghĩ, nhìn lại chính mình để sống đẹp hơn, nghĩa tình hơn.

1
0
Nguyễn Tấn Hiếu
19/05/2018 19:47:54
Con đường chiến lược Trường Sơn là một chiến tích mang màu sắc huyền thoại của dân tộc ta trong kháng chiến chống Mĩ. Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật đã làm sống lại một thời gian khổ, oanh liệt của anh bộ đội Cụ Hồ. Chất anh hùng ca dào dạt bài thơ. Bài thơ cũng là một chứng tích tuyệt dẹp của hậu phương lớn đối với tiền tuyến lớn anh hùng.

Cùng mắc võng trên rừng Trường Sơn

Hai đứa ở hai đầu xa thẳm

Đường ra trận mùa này đẹp lắm

Trường Sơn đông nhớ Trường Sơn tây...

(Trường Sơn đông, Trường Sơn tây)

Năm 1970, tập thơ Vầng trăng quầng lửa của Phạm Tiến Duật ra đời. Tiếng thơ của người chiến sĩ hoạt động trên tuyến đường Trường Sơn cất lên hào hùng, trẻ tráng và hồn nhiên kì lạ. Thơ Phạm Tiến Duật thể hiện tình cảm yêu nước và chí khí anh hùng của thế hệ thanh niên trong cuộc chiến tranh chống Mĩ qua những hình ảnh cô gái thanh niên xung phong và anh bộ đội trên tuyến đường Trường Sơn. Lửa đèn, Trường Sơn đông, Trường Sơn tây, Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Gửi em, Cô thanh niên xung phong,... là những bài thơ rất nổi tiếng của chàng lính trẻ làm thơ này.

Bài thơ về tiểu đội xe không kính được anh viết vào năm 1969 - khi cuộc chống Mĩ đang diễn ra vô cùng ác liệt. Máy bay giặc Mĩ trút hàng ngàn, hàng vạn tấn bon đạn và chất độc hóa học xuống con đường chiến lược mang tên con đường Hồ Chí Minh. Các trọng điểm mịt mù lửa khói suốt đêm ngày. Những đoàn xe vận tải quân sự vẫn nối đuôi nhau đi lên phía trước. Bài thơ đã ghi lại những nét ngang tàng, dũng cảm và lạc quan của người chiến sĩ lái xe trong binh đoàn vận tải quân sự, qua đó ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam thời đánh Mỹ.

Bài thơ làm hiện lên chiếc xe không kính đang vượt qua bom đạn băng băng tiến ra tiền phương. Một hình tượng thật độc đáo vì xưa nay ít có, ít thấy loại xe không kính qua lại trên mọi nẻo đường. Thế mà, trên con đường chiến lược Trường Sơn vẫn có loại xe như vậy, không phải đôi ba chiếc mà là hàng vạn chiếc xe "không kính "đang vượt qua mưa bom bão đạn, đi qua mọi địa hình: đèo cao, dốc thẳm, khe suối, ngầm sông, chạy trong mưa gió, đêm tối mịt mùng, để chở hàng, tiếp viện cho chiến trường miền Nam. Hình tượng độc đáo vì chiếc xe mang sức mạnh thần kì của một dân tộc đang chiến đấu vì một quyết tâm sắt đá "xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”. Nó còn thể hiện cuộc chiến đấu diễn ra trên mặt trận giao thông vận tải, trên con đường chiến lược Trường Sơn là vô cùng ác liệt, dữ dội, con người và binh khí kĩ thuật mang tầm vóc kì vĩ sử thi hào hùng.

Hai câu thơ đầu nói rõ vì sao xe "không có kính". Cấu trúc câu thơ dưới hình thức "hỏi-đáp". Ba chữ "không" đi liền nhau, hai nốt nhấn "bom giật, bom rung" biểu lộ "chất lính" trong cách nói phóng túng hồn nhiên. Câu thơ đậm đặc chất văn xuôi, nhưng đọc lên nghe vẫn thú vị:

Không có kính không phải vì xe không có kính

Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi.

Mười bốn câu thơ tiếp theo khắc họa hình ảnh những người chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn qua một loạt hình ảnh hoán dụ: con mắt, mái tóc, tim, mặt, nụ cười... Một tư thế ngồi lái "ung dung" tuyệt đẹp: thong thả, khoan thai. Những cái nhìn khoáng đạt, nhìn thấp, nhìn thẳng, nhìn cao, nhìn xa. Dũng mãnh và hiên ngang:

Ung dung buồng lái ta ngồi

Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng

Hai chữ "ta ngồi " với điệp từ "nhìn " láy lại 3 lần; giọng thơ, nhịp thơ mạnh mẽ, đĩnh đạc.

Phạm Tiến Duật đã dành trọn một khổ thơ nói lên những gì người chiến sĩ "nhìn thấy". Những câu thơ nối tiếp xuất hiện với bao hình ảnh chẳng khắc nào một đoạn phim quay nhanh:

Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng,

Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim

Thấy sao trời và đột ngột cánh chim

Như sa, như ùa vào buồng lái.

Có gió thổi, có cánh chim chiều và cả ánh sao đêm. Gió được nhân hóa và chuyển đổi cảm giác đầy ấn tượng: "gió vào xoa mắt đắng". Xe chạy thâu đêm, xe lại không có kính nên mới có cảm giác "đắng" như thế. Con đường phía trước là con đường chiến lược cụ thể, nó còn mang hàm nghĩa, "chạy thẳng vào tim", con đường chiến đấu chính nghĩa vì lẽ sống, vì tình thương, vì độc lập tự do của đất nước và dân tộc. Các từ "nhìn thấy"... "nhìn thấy... ” "thấy... "với các chữ "sa", chữ "ùa" góp phần đặc tả tốc độ phi thường của chiếc xe quân sự đang bay đi, đang lướt nhanh trong bom đạn!

Nếu khổ thơ trên nói đến "gió" thì khổ thơ tiếp theo nói đến "bụi". Gió bụi tượng trưng cho gian khổ, thử thách. Chữ "ừ" vang lên như một thách thức, một chấp nhận nhưng chủ động của người chiến sĩ lái xe:

Không có kính, ừ thì có bụi,

Bụi phun tóc trắng như người già.

Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc

Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha!

Bao chi tiết hiện thực đầy ắp vần thơ. Một mái tóc xanh của chàng trai qua mấy dặm trường có sự đổi thay đáng sợ: "Bụi phun tóc trắng như người già". Một hình ảnh so sánh hóm hỉnh, độc đáo, một kiểu hút thuốc rất "lính". Một nụ cười lạc quan yêu đời và hồn nhiên "ha ha" cất lên từ một gương "mặt lấm "khi đồng đội gặp nhau: "Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha!".

Sau "bụi" nói đến "mưa": "Mưa tuôn mưa xối như ngoài trời". Thế là người lính nếm trải đủ mùi gian khổ: gió bụi, mưa rừng. Mưa đã "tuôn" tất nhiên phải "xối". Bao nhiêu áo quần ướt sạch vì ngồi trong buồng lái mà "như ngoài trời". Chấp nhận, ngang tàng, phơi phới lạc quan:

Không có kính, ừ thì ướt áo

Mưa tuôn, mưa xối như ngoài trời

Chưa cần thay lái trăm cây số nữa

Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi!

Nhiệt tình cách mạng của người lính không còn là trừu tượng nữa mà được tính bằng những cung đường "lái trăm cây số nữa". Cung đường ấy trong bom đạn, mưa tuôn phải trả giá bằng bao mồ hồi, xương máu. Câu thơ 7 từ mà có đến 6 thanh bằng diễn tả cái phơi phới, thênh thênh đầy nghị lực, bất chấp mọi gian khổ: “Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi!".

Hai khổ thơ thứ 5, thứ 6 ghi lại hình ảnh tiểu đội xe không kính và cuộc trú quân giữa rừng. Sau những chặng đường gian khổ, những tháng ngày mưa gió, bụi mù và bom đạn, họ gặp lại nhau, cái bắt tay cũng vô cùng độc đáo. Trong niềm vui gặp gỡ đã có nhiều mất mát hi sinh:

... Gặp bạn bè suốt dọc đường đi tới

Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi.

Có bữa cơm hội ngộ. Tình đồng đội cũng là tình anh em gia đình ruột thịt. Cảnh mắc võng dã chiến "chông chênh " bên đường. Rồi đoàn xe "lại đi, lại đi", nối tiếp nhau ra tiền phương. Trên đầu họ, trong tâm hồn họ "trời xanh thêm", chứa chan hi vọng, lạc quan dạt dào:

Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời

Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy

Võng mắc chông chênh đường xe chạy

Lại đi, lại đi, trời xanh thêm.

Khổ cuối bài thơ làm nổi bật cái dữ dội và khốc liệt của chiến tranh: Chiếc xe vận tải quân sự mang trên mình đầy thương tích. Đã có biết bao chiến sĩ lái xe dũng cảm hi sinh. Chiếc xe như một dũng sĩ kiên cường, 3 cái "Không có" và chỉ có 1 cái "có": "Không có kính, rồi xe không có đèn - Không có mui xe, thùng xe có xước. Sau cái "thùng xe có xước", người chiến sĩ lái xe tự hào khẳng định cần "có một trái tim "trong xe. "Có trái tim?" ấy là sẽ có tất cả: "Trái tim"- hình ảnh hoán dụ thể hiện sức mạnh chiến đấu, ý chí kiên cường của người chiến sĩ lái xe trẻ vì sự nghiệp giải phóng miền Nam thân yêu, vì sự nghiệp thống nhất đất nước:

Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước;

Chỉ cần trong xe có một trái tim

"Trái tim" ấy là trái tim yêu thương, trái tim sục sôi căm giận? Phải chăng câu thơ của Phạm Tiến Duật khơi nguồn cảm hứng từ câu nói nổi tiếng của Hồ Chủ tịch kính yêu: "Miền Nam luôn luôn trong trái tim tôi"?

Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật là một bài thơ hay. Chất hiện thực ngồn ngộn về đời sống chiến đấu gian khổ mà hào hùng của các chiến sĩ lái xe trên đường Trường Sơn thời đánh Mĩ đã kết hợp một cách hài hòa với cảm hứng sử thi tạo nên những vần thơ "góc cạnh" đầy ấn tượng. Nếu có gió, bụi, mưa, cánh chim, ánh sao sa vào, ùa vào buồng lái chiếc xe không kính thì cũng có những câu thơ rất gần với lối nói thường đậm chất văn xuôi tràn vào bài thơ. Có nhiều câu thơ mang cái dáng vẻ thô mộc, bình dị rất lính tráng một thời trận mạc:

- "Không có kính không phải vì xe không có kính,

Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi..."

- "Không có kính, ừ thì có bụi,

Bụi phun tóc trắng như người già..."

- "Không có kính, ừ thì ướt áo

Mưa tuôn, mưa xối như ngoài trời..."

- "Không có kính, rồi xe không có đèn

- Không có mui xe, thùng xe có xước...”

Nếu tước đi những câu thơ ấy, thay vào bài thơ bằng những câu óng ả êm xuôi, chắc chắn giọng điệu, chất thơ, hồn thơ của Bài thơ về tiểu đội xe không kính sẽ chẳng còn gì nữa. Đúng như Vũ Quần Phương đã nhận xét: "Chỗ đặc sắc của thơ Phạm Tiến Duật: lấy cuộc sống để nói tình cảm. Cái sâu sắc tình cảm trong thơ anh phải tìm trong cuộc sống, không tìm trong chữ nghĩa.

Hình tượng những chiếc xe không kính thật là li kì, độc đáo. Những chiếc xe không kính đã làm nổi bật hình ảnh những người lái xe trên tuyến đường Trường Sơn. Họ là những chiến binh sống và chiến đấu trong tư thế hiên ngang, quả cảm bất chấp mọi khó khăn, nguy hiểm, lạc quan, sôi nổi yêu đời, hi sinh chiến đấu vì sự nghiệp giải phóng miền Nam.

Ngoài các ẩn dụ, so sánh, điệp từ, điệp ngữ, Phạm Tiến Duật rất thành công trong sáng tạo các hình ảnh hoán dụ (gió, bụi, mưa, mắt, tóc, tim,...) khắc họa vẻ đẹp tâm hồn và vẻ đẹp ý chí của người chiến sĩ lái xe tiền phương.

Con đường chiến lược Trường Sơn là một chiến tích mang màu sắc huyền thoại của dân tộc ta trong kháng chiến chống Mĩ. Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật đã làm sống lại một thời gian khổ, oanh liệt của anh bộ đội Cụ Hồ. Chất anh hùng ca dào dạt bài thơ. Bài thơ cũng là một chứng tích tuyệt đẹp của hậu phương lớn đối với tiền tuyến lớn anh hùng.

vô trang mình 5 sao nha
1
0
Nguyễn Tấn Hiếu
19/05/2018 19:53:55
2, Phân tích bài thơ Ánh Trăng :

Trăng từ lâu đã trở thành đề tài muôn thuở nhưng không bao giờ cũ trong dòng chảy của nền văn học Việt Nam. Đến với trăng,khó ai có thể kìm lòng trước vẻ đẹp của nó. Nếu đến với trăng của các nhà thơ lớn của dân tộc như Thế Lữ có '' Nhớ rừng''; ''Đầu súng trăng treo'' của Chính Hữu hay ''Rằm tháng giêng, Cảnh khuya, Ngắm trăng'' của Hồ Chí Minh…ta đều thấy xuất hiện trước mắt một bức tranh đêm trăng đầy thơ mộng, bí ẩn và huyền ảo. Thế nhưng, đến với ''Ánh Trăng'' của Nguyễn Duy, ta lại bắt gặp một tư tưởng hoàn toàn mới lạ. Trăng ở đây là quá khứ thuỷ chung, bất diệt; là người bạn nghĩa tình, tri kỉ; là bài học thấm đẫm giá trị nhân văn sâu sắc.

Bao chùm cả bài thơ là một nỗi day dứt, ăn năn cứ kéo dài triền miên khôn nguôi. Ở ngay cái tên bài thơ cũng đủ để ta thấy được chủ đề của cả bài thơ. Tại sao Nguyễn Duy không đặt nhan đề là ''vầng trăng'', ''ông trăng'' mà lại là '' ánh trăng''? Bởi lẽ, khác với ''vầng trăng''và ''ông trăng'' là những hình ảnh cụ thể thì ''ánh trăng'' là những tia sáng. Tia sáng ấy đã soi rọi vào góc tối của con người, đánh thức lương tâm của con người, làm sáng bừng lên cả một quá khứ đầy ắp những kỉ niệm đẹp đẽ, thân thương.

Từ lâu, trăng và người đã trở thành những đôi bạn tri kỉ, thân thiết:''Trăng thương, trăng nhớ, hỡi trăng ngần'' thì đến ''Ánh trăng'' quy luật ấy vẫn không hề thay đổi,trăng và người, người và trăng, họ vẫn vậy, vẫn gắn bó không rời. Hai khổ thơ đầu, tác giả đã gợi lại những kỉ niệm, tình cảm gắn bó giữa con người và vầng trăng trong quá khứ:

''Hồi nhỏ sống với đồng

với sông rồi với bể

Hồi chiến tranh ở rừng

vầng trăng thành tri kỉ''

Bốn câu thơ đầu gắn với giọng kể thủ thỉ, tâm tình''hồi nhỏ'', ''hồi chiến tranh'' đã đưa người đọc trở về quá khứ đã rất xa, một quá khứ đầy ắp những kỉ niệm, mở ra một khoảng không gian bao la, rộng lớn. Cái không gian ấy là ''đồng'', là ''sông'', là ''bể'', là một cuộc sống tuy khó khăn, thiếu thốn nhưng con người được gắn bó, gần gũi và hoà hợp với thiên nhiên. Điệp từ ''với'' như gắn kết ý thơ nhưng cũng là gắn kết con người với thiên nhiên, với vũ trụ, với vầng trăng tình nghĩa. Ở hai câu thơ đầu, nhà thơ đã cho người đọc chúng ta thấy được một tuổi thơ hết sức đẹp đẽ, đó là những ngày tháng hạnh phúc và tươi đẹp nhất, được nô đùa dưới cánh đồng bát ngát, ngắm trăng trên bãi cỏ trước thềm, được nghe bà kể chuyện cổ tích dưới ánh trăng đêm. Những kí ức tuổi thơ thật đẹp làm sao! Nhà thơ Trần Đăng Khoa cũng có một tuổi thơ gắn liền với ông trăng sáng tỏ:

''Ông trăng tròn sáng tỏ

soi rõ sân nhà em

trăng khuya sáng hơn đèn

ôi, ông trăng sáng tỏ

soi rõ sân nhà em''

Rồi đến lúc chiến tranh, ánh trăng lại cùng người lính trải qua biết bao những năm tháng gian khổ của đất nước, để vượt lên mọi khó khăn, mọi sự tàn phá của quân thù:

''Và vầng trăng, vầng trăng đất nước

Vượt qua quầng lửa mọc lên cao''

Ở đây, trăng và người vẫn là hai người bạn gắn bó bên nhau không rời '' thành tri kỉ''. Cái ''tri kỉ'' ấy cũng giống như: ''Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ'' của Chính Hữu. Nó đều là sự san sẻ, cảm thông và thấu hiểu nhau sâu sắc. Trăng là người bạn để chia sẻ mọi vui buồn, trăng đồng cam cộng khổ, xoa dịu những nỗi đau thương, mất mát của chiến tranh bằng thứ ánh sáng mát dịu, chan chứa yêu thương. Chính vì vậy mà, những ngày tháng tuổi thơ, những năm tháng kháng chiến đã trở thành kí ức chan hoà, tình nghĩa với nhân vật trữ tình.

''Trần trụi với thiên nhiên

hồn nhiên như cây cỏ

ngỡ không bao giờ quên

cái vầng trăng tình nghĩa.''

Với phép liên tưởng đầy nghệ thuật ''trần trụi với thiên nhiên'' cùng lối so sánh độc đáo ''hồn nhiên như cây cỏ'' đã cho người đọc chúng ta sự ấn tượng về ánh trăng trong quá khứ. Trăng và con người sống chân thành với nhau không chút giả tạo, dối trá. Vầng trăng trong sáng, vô tư như tuổi thơ, thật thà, chân chất như lòng nhiệt huyết sục sôi của người lính trẻ. Vì vậy mà, nhân vật trữ tình đã tự hứa với lòng mình:

''ngỡ không bao giờ quên

cái vầng trăng tình nghĩa''

Giong thơ tưởng như đều đặn, thế nhưng chỉ với một từ ''ngỡ'' như báo trước sự chuyển biến trong câu chuyện của nhà thơ. Cái tư ''ngỡ'' ấy thể hiện sự tưởng tượng, là một khẳng định chắc nịch. Thế nhưng, cái từ ''ngỡ'' ấy cũng chính là một bước ngoặt trong tâm trạng, thái độ của nhà thơ.

Thế rồi, chiến tranh qua đi, đất nước ngày càng phát triển, đời sống ngày càng được cải thiện. Và như một lẽ thường tình, hoàn cảnh sống thay đổi, lòng người cũng dễ dàng đổi thay. Khổ thơ tiếp theo đã đưa người đọc trở về hiện tại với những biến đổi trong mối quan hệ giữa nhân vật trữ tình với vầng trăng xưa kia:

''Từ hồi về thành phố

quen ánh điện cửa gương

vầng trăng đi qua ngõ

như người dưng qua đường''

Từ một cuộc sống chan hoà với thiên nhiên, nay cuộc sống của con nguời đã thu hẹp hơn. Không gian núi rừng hoang vu, rộng lớn đã thay bằng không gian phố phường hiện đại, hào nhoáng. Và hình ảnh vầng trăng- người bạn luôn kề vai sát cánh bên con người cũng đã bị thu hẹp lại. Không có con người bên cạnh, nó chỉ biết lủi thủi đi qua con ngõ nhỏ tối tăm, mù mịt. Tầm quan trọng của trăng cũng không còn như xưa. Ngày ngày, trăng vẫn hiện hữu trong đời sống con người, vẫn bên con người, đồng hành cùng con người dù có ở nơi đâu, chốn nào, mặc mọi thời gian, không gian, mặc mọi khó khăn, nhọc nhằn. Trăng vẫn vậy, vẫn tròn đầy,thuỷ chung, chẳng hề thay đổi nhưng con ngừoi thì đã đổi thay. Cái bạc bẽo, vô tình đến với người ta một cách từ từ, kín đáo, khó nhận ra.Từ'' vầng trăng tri kỉ'', ''vầng trăng tình nghĩa ''bỗng chốc trở thành ''người dưng qua đường'' lúc nào không hay. Chỉ một hình ảnh so sánh'' vầng trăng'' với '' người dưng qua đường'' cũng đủ để thấy được thái độ thờ ơ, vô tâm của con người với người bạn của mình năm xưa. Một từ ''người dưng'' thôi nhưng nghe sao mà đau lòng đến thế!

Thế nhưng ''sông có khúc, người có lúc'' đâu phải cuộc đời con người lúc nào cũng thuận buồm xuôi gió. Phải có những biến động, những bất ngờ đó mới chính là cuộc sống. Và ở đây cũng vậy, ta sẽ bắt gặp một tình huống bất ngờ xảy ra làm thay đổi cảm xúc của nhân vật trữ tình:

''Thình lình đèn điện tắt

phòng buyn-đinh tối om

vội bật tung cửa sổ

đột ngột vầng trăng tròn''

Trong khoảnh khắc bất ngờ từ bóng tối bước ra ngoài ánh sáng ấy, nhân vật trữ tình không khỏi bàng hoàng, ngỡ ngàng khi nhận ra ánh trăng vẫn tròn, vẫn đẹp đẽ, đầy đặn, vẹn nguyên như xưa. Chính cái khoảnh khắc ấy đã tạo nên một bước ngoặt cảm xúc của nhân vật trữ tình.

Trăng xưa bỗng chốc quay trở lại với nhân vật trữ tình tạo cho anh một cảm xúc mãnh liệt như được trở về quá khứ, bao kỉ niệm xưa bỗng chốc ùa về:

''Ngửa mặt lên nhìn mặt

có cái gì rưng rưng

như là đồng, là bể

như là sông là rừng''

Nhà thơ lặng lẽ đối diện với vầng trăng trong tư thế im lặng, có phần thành kính: ''ngửa mặt lên nhìn mặt''. Nếu cái đối diện của Hồ Chí Minh là sự say đắm trước vẻ đẹp của đêm trăng, là một khát khao mãnh liệt được chạm tới trăng, được hoà mình vào trăng,vào thiên nhiên:

''Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ

Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ''

Thì ờ Nguyễn Duy, cái đối diện ấy là đối diện với quá khứ, với sự ăn năn, day dứt với người bạn tri kỉ của mình năm xưa. Lúc này, không chỉ có người đối diện với trăng mà còn là quá khứ với hiện tại, thuỷ chung với vô tình, bạc bẽo. Nhìn trăng,nhân vật trữ tình cũng như nhìn thấy chính mình trong quá khứ của ''hồi nhỏ'', ''hồi chiến tranh''. Và rồi, nhân vật trữ tình cũng nhận ra giá trị cũng như vẻ đẹp vầng trăng- người bạn năm nào của mình:

''Trăng cứ tròn vành vạnh

kể chi người vô tình

ánh trăng im phăng phắc

đủ cho ta giật mình''

Đằng sau cánh cửa, vầng trăng xuất hiện ''tròn vành vạnh'' không chút thay đổi. Trăng lặng lẽ nhưng rất nhân hậu, bao dung, không oán hờn, không trách móc người bạn đã từng quay lưng với mình. Thế nhưng, cũng chính cái im lặng nghiêm khắc, cái sự cao thượng ấy lại khiến cho bản thân con người phải giật mình thức tỉnh. Cái giật mình của lương tâm con người thật đáng trân trọng. Nó thể hiện sự suy nghĩ, trăn trở, tự đấu tranh với chính mình để sống tốt hơn, tìm lại cái đẹp trong tâm hồn. ''Giật mình''để không chìm vào lãng quên, để không đánh mất quá khứ,đánh mất người bạn tốt của mình. Con người giật mình trước ánh trăng lặng lẽ là sự thức tỉnh của nhân cách, trở về với lương tâm trong sạch, tốt đẹp. Dòng thơ cuối dồn nén biết bao niềm tâm sự, lời sám hối, ăn năn đầy day dứt, cũng giống như câu thơ cuối bài thơ ''Ông đồ'': ''Hồn ở đâu bây giờ?''

Nhắc đến thơ Nguyễn Duy, có nguời nhận xét: ''Thơ Nguyễn Duy sâu lắng, tha thiết cái hồn, cái vía của dân ca, ca dao Việt Nam.Những bài thơ của ông không cố gắng tìm những hình thức mới mẻ mà đi sâu vào cái nghĩa, cái tình muôn đời của con nguời Việt Nam. Ngôn ngữ thơ của Nguyễn Duy cũng không bóng bẩy mà gần gũi, dân dã, đôi khi còn hơi'' bụi'' phù hợp với ngôn ngữ thường nhật''. Qủa đúng như vậy! Chỉ qua bài '' ánh trăng'' ta cũng đủ để thấy được tài hoa trong nghệ thuật viết thơ của Nguyễn Duy. Điều đặc biệt, cả bài thơ ''ánh trăng'' chỉ có duy nhất một dấu chấm khiến ta liên tưởng dòng hồi tưởng của Nguyễn Duy như một dòng chảy xiết, nó cứ triền miên mãi không nguôi. Hơn nữa, bài thơ còn gây xúc động bởi cách diễn đạt bình dị như lời tâm sự, thủ thỉ, lời nhắc nhở chân tình, giọng thơ trầm tĩnh, sâu lắng, tứ thơ bất ngờ mới lạ. Qua đó, Nguyễn Duy cũng muốn gửi gắm tới mọi người lời nhắc nhở về lẽ sống ngàn đời của dân tộc'' ân tình, thuỷ chung''; ''uống nước nhớ nguồn''; hãy sống trước sau như một, đừng thay lòng đổi dạ và quên đi cội nguồn của mình.

Từ một câu chuyện riêng, bài thơ cất lên lời nhắc nhở thấm thía về thái độ, tình cảm của con người đối với những năm tháng quá khứ gian khổ mà hào hùng, nghĩa tình với thiên nhiên, đất nước bình dị. ''Ánh trăng'' có ý nghĩa sâu sắc, là lời nhắn nhủ không chỉ dành riêng cho người lính chống Mĩ mà nó còn ý nghĩa với tất cả mọi người, mọi thời- trong đó có chúng ta.

vô trang mình 5 sao nha
0
0
Quỳnh Anh Đỗ
20/05/2018 08:21:46
1.

Phạm Tiến Duật là một trong những nhà thơ trẻ tiêu biểu trong những năm kháng chiến chống Mĩ. Với phong cách trẻ sôi nổi, hồn nhiên mà sâu sắc, những bài thơ viết về hình ảnh thế hệ trẻ Việt Nam qua hình tượng những cô gái thanh niên xung phong và những anh bộ đội trên tuyến đường Trường Sơn trong thời kì kháng chiến đã để lại trong người đọc ấn tượng sâu đậm. Bài thơ về tiểu đội xe không kính là một bài thơ như thế.

Những chiếc xe không có kính - hình ảnh thơ độc đáo đã khiến cho nhan đề bài thơ trở nên hết sức đặc biệt - tưởng chừng như tác giả sắp viết một câu truyện dài vậy. Hình ảnh ấy đã làm nổi bật lên hình tượng những người lính trẻ, những người lái xe ở thời kì đó: trẻ trung, sôi nổi và có gì đó ngang tàng, hóm hỉnh. Không biết nhà thơ đã bao giờ ngồi trong buồng lái hay trực tiếp cầm vô lăng chưa mà giọng thơ lại sôi động, tự nhiên và đầy hứng khởi đến vậy?

Không có kính không phải vì xe không có kính

Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi

Từ ngôn từ, phong cách, nội dung đến nhịp điệu thơ đều rất tự nhiên, mộc mạc, có sức gợi tả, gợi cầm. Câu thơ làm hiện lên trước mắt người đọc một hình ảnh lạ lùng: những chiếc xe không kính. Mặt khác, lời giải thích của tác giả về những chiếc xe đặc biệt ấy cũng rất đỗi chân thực đến gần như là lột trần ra một chiếc xe đã bị phá huỷ bởi bom giật, bom rung - những động từ mạnh làm nổi bật hình ảnh và ý thơ. Hai câu thơ thật tự nhiên, không có hình ảnh hoa mĩ, tráng lệ, không có hình ảnh tượng trưng, giọng thơ có chút gì đó ngang tàng tạo nên điểm khởi dầu đầy ấn tượng cho bài thơ. Rồi ở khổ cuối cùng của bài thơ, Phạm Tiến Duật lại một lần nữa tái hiện lại hình ảnh chiếc xe:

Không có kính rồi xe không có đèn

Không có mui xe, thùng xe có xước,

Những chiếc xe ấy bị biến dạng, bị phá huỷ gần như là toàn bộ. Bom đạn, chiến tranh mới khốc liệt làm sao: sắt thép còn như thế nữa thì huống chi con người. Vậy mà, những chiếc xe ấy, dưới con mắt của Phạm Tiến Duật, vẫn hiện lên một cách rất độc đáo, rất có hồn, rất ngang tàng. Và vô hình trung, chúng đã trở thành biểu tượng đặc trưng của cuộc kháng chiến chống Mĩ. Và có lẽ vì thế, mà chúng đã làm nổi bật lên hình ảnh những người lính lái xe – thế hệ trẻ Việt Nam hiện lên trong cuộc kháng chiến trường kì. Thơ như lời nói, lời kể chân tình:

Ung dung buồng lái ta ngồi,

Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.

Nhịp thơ ngắn, nhanh, điệp từ nhìn lặp lại tạo nên tiết tấu hết sức sinh động cho câu thơ. Rồi sau đó, lại là lời kể về những sự vật được nhìn thấy trên đường:

Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng

Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim

Thấy sao trời và đột ngột cánh chim

Như sa như ùa vào buồng lái.

Những người lính lái xe vẫn ung dung, vẫn nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng. Lời thơ mà nhịp nhàng, sôi nổi như lời ca, tiếng hát, khiến không khí bài thơ thật vui tươi, sôi động.

Khi chiếc xe đã bị phá huỷ, nát tan đến như vậy thì biêt bao khó khăn đã nảy sinh cũng chỉ vì xe không có kính:

Không có kính, ừ thì có bụi,

Bụi phun tóc trắng như người già

Không có kính, ừ thì ướt áo

Mưa tuôn, mưa xối như ngoài trời

Thế nhưng, không có kính thì tác giả lại có bụi rồi có mưa tuôn, mưa xối. Cấu trúc thơ lặp đi lặp lại - ừ thì - đã làm toát lên thái độ bất chấp, không hề run sợ, coi thường mọi khó khăn. Những câu thơ như vang lên tiếng cười vui vẻ, cười để lạc quan yêu đời, để phớt lờ mọi khó khăn, để động viên mình và động viên đồng đội. Và niềm lạc quan ấy còn được thể hiện bằng hành động:

Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc

Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha.

Và:

Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa

Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi.

Giọng thơ âm vang rộn rã, tràn đầy sức sống sôi nổi của tuổi mười tám, đôi mươi. Những người lính trẻ ấy thật kiên cường và trẻ trung, hóm hỉnh. Không chỉ vậy, họ còn là những người đồng chí gắn bó keo sơn, khăng khít. Sự tụ họp lại của những chiếc xe đồng cảnh ngộ đã gắn kết những người lính lại với nhau và qua của kính vỡ họ làm quen với nhau:

Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi.

Chao ôi! Kì lạ làm sao! Những con người ấy vốn dĩ không hề quen biết vậy mà giờ đây, trong gian khổ, họ thân thiết gắn bó, họ chào nhau như những người bạn đã quen. Và rồi kỉ niệm như ùa về trong tâm trí nhà thơ. Có lẽ vì ông cũng là một người lính nên ông thấu hiểu, đồng cảm tình đồng đội, đồng chí:

Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy

Gia đình - hai tiếng thân thương gợi hình ảnh những con người cùng huyết thống. Họ, những người lính Trường Sơn ấy, cũng mang trong mình dòng máu nóng - dòng máu sôi sục khát vọng giải phóng miền Nam, giải phóng đất nước:

Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước

Chỉ cần trong xe có một trái tim.

Tuy chiếc xe có bị phá huỷ, nát tan đến mức nào, dù gian khổ khó khăn bao nhiêu, nhưng chỉ cần trong xe có một trái tim. Đúng vậy! Chính tình yêu Tổ quốc đã cầm lái, đã là động lực thúc đẩy, giúp những người lính có thêm sức mạnh trước mỗi khó khăn. Lời thơ nhẹ nhàng như một lời khẳng định chắc nịch, ngắn gọn. Câu thơ kết của bài thơ có lẽ là câu thơ hay nhất đã kết lại sức mạnh của con người chính là ở tình yêu, tình yêu Tổ quốc, tình thương đồng bào và tình yêu hoá thành ý chí - kiên cường và vững bền. Nhưng đồng thời, nó cũng mở ra, gợi ra cánh cửa ánh sáng: miền Nam, nơi mà người dân đang trông ngóng cách mạng trong từng khoảnh khắc.

Phạm Tiến Duật với lời thơ, chất thơ trẻ trung, ngang tàng, nghịch ngợm, có phần tếu táo đã làm cho bài thơ trở nên thật đặc biệt, rất có hồn. Ngôn từ giản dị, thơ mà có nhạc, trong nhạc có thơ, hình ảnh sáng tạo mà vẫn đầy chân thực... Tất cả những yếu tố đó đã tạo nên dấu ấn đặc trưng cho tác phẩm - in sâu trong tâm trí người đọc một thế hệ trẻ anh hùng. Trong những năm kháng chiến chống Mĩ gian khổ, ác liệt.

0
0
Quỳnh Anh Đỗ
20/05/2018 08:25:10
2.

Trăng là đề tài muôn thuở của thi ca . Với ánh sáng hiền diệu , với chu kì tròn khuyết lạ lùng , trăng đã gợi cho các thi nhân cổ kim nhiều ý tưởng sâu xa . Nguyễn Duy là nhà thơ lớn lên từ đồng quê , trăng như một ám ảnh . Rồi xê dịch với thời gian , và không gian , trăng vẫn theo đuổi nhà thơ và thế là thành thơ , thành triết lí.

Bài thơ “ Anh trăng ” được viết theo thể thơ năm chữ , nhịp điệu linh hoạt để thể hiện sự vận động của không giạn , của thời gian . Nếu như trong bài thơ “ Tre Việt Nam ” Câu thơ lục bát có khi được tách ra thành 2 hoặc 3 dòng thơ để tạo nên hiệu quả nghệ thuật biểu đạt gây ấn tượng , thì bài thơ “ Anh trăng ” này lại có một nét mới . Chữ đầu của dòng thơ , câu thơ không viết hoa . Phải chăng nhà thiơ muốn cho cảm xúc được dào dạt trôi theo dòng chảy của thời gian kỉ niệm ?

Hai câu thơ đầu nhà thơ nói về vầng trăng của tuổi thơ và vầng trăng của thời chiến tranh .

Hồi nhỏ sống với đồng

với sông rồi với bể

Vầng trăng tuổi thơ trải rộng trên một không gian bao la . Hai câu thơ 10 tiếng , gieo vầng lưng ( đồng – sông ) , từ “ với ” được điệp lại 3 lần nhằm diễn tả một tuổi thơ đi nhiều , được hạnh phúc cảm nhận những vẻ đẹp kì thú của thiên nhiên , từng được ngắm trăng trên đồng quê , ngắm trăng trên dòng sông và ngắm trăng trên bãi bể . Ta thấy hồi ức được kể lại bằng hình ảnh . Hình ảnh chuyển rất nhanh , cái hay là bằng hình ảnh không gian đã diễn tả được sự vận động của thời gian .

Vầng trăng thành tri kỉ

Tri kỉ là biết người biết mình , bạn tri kỉ là người bạn rất thân , hiểu biết mình . Trăng với người lính , với nhà thơ trong những năm ở rừng thời chiến tranh đã trở thành đôi bạn tri kỉ . Người chiến sĩ nằm ngủ dưới trăng , giữa rừng khuya sương muối , người chiến sĩ đứng chờ giặc tới . Con đường hành quân của người lính nhiều đêm đã trở thành con đường dát vàng . Trăng đã chia sẻ ngọt bùi hân hoan trong niềm vui thắng trận với người lính tiền phương . Đất nước đã trải qua những năm dài máu lửa , trăng với anh bộ đội đã vượt lên mọi tàn phá hủy diệt của bom đạn quân thù . Thật thú vị khi đọc những vầng thơ của Nguyễn Duy vì nó đã mở ra trong lòng nhiều người một trường liên tưởng .

Hồi chiến tranh ở rừng

Vầng trăng thành tri kỉ

Sang khổ thơ thứ 2 như một lời nhắc nhở của tác giả về những năm tháng gian lao đã qua của cuọc đời người lính gắn bó với thiên nhiên , với đất nước bình dị , hiền hậu . Bằng nghệ thuật ẩn dụ , so sánh nhà thơ làm nổi bật chất trần trụi , chất hồn nhiên của người lính những năm tháng ở rừng . Đó là cốt cách của các anh .

Trần trụi với thiên nhiên

hồn nhiên như cây cỏ

ngỡ không bao giờ quên

cái vầng trăng tình nghĩa

Vầng trăng là biểu tượng của những ăm tháng ấy , đã trở thành vầng trăng tri kỉ , vầng trăng tình nghĩa , ngỡ như không bao gì có thể quên . Một ý thơ làm động đến tâm hồn như một thức tỉnh lương tâm đối với những kẻ vô tình .

Sự thay đổi của lòng người thật đáng sợ . Hoàn cảnh sống thay đổi con người dễ thay đổi , có lúc trở nên vô tình , có kẻ dễ trở thành “ ăn ở bạc ”. Từ ở rừng , sau chiến tranh trở về thành phố được sống sung sướng ở buynh đinh cao ốc , quen ánh điện cửa gương , vầng trăng tri kỉ – vằng trăng tình nghĩa đã bị người lãng quên dửng dưng . Cách so sánh của tác giả làm chột dạ nhiều người .

Từ hồi về thành phố

quen ánh điện cửa gương

vầng trăng đi qua ngõ

như người dưng qua đường

Trăng được nhân hóa lặng lẽ đi qua đường , trăng như người dưng đi qua chẳng còn ai nhớ , chẳng còn ai hay . Những câu thơ rất bình dị , giọng thơ thầm thì như trò chuyện , giải bày tâm sự cho nên chất trữ tình của thơ trở nên sâu lắng chân thành .

Cũng như dòng sông có thác ghềnh , quanh co uốn khúc . Cuộc đời người cũng có những biến động li kì . Ghi lại một tình huống “ Cuộc sống thành thị ” của những con người mới ở rừng về thành phố , nhà thơ chỉ sử dụng 4 câu thơ 20 từ . Các từ “ Thình lình ”, “ vội ”, “ Đột ngột ” gợi tả tình thái đầy biểu cảm

Thình lình đèn điện tắt

phòng buyn đinh tối om

vội bật tung cửa sổ

đột ngột vầng trăng tròn

Trăng xưa đã đến với người , vẫn tròn , vẫn đẹp , vẫn thủy chung với mọi người , mọi nhà , với thiên nhiên , với người lính . Người ngắm trăng rồi suy ngẫm bâng khuâng

ngửa mặt lên nhìn mặt

có cái gì rưng rưng

như là đồng là bể

như là sông là rừng.

Hai chữ “ mặt ” trong đoạn thơ . Mặt trăng . mặt người cùng “ Đối diện đồng tâm”. Trăng chẳng nói , trăng chẳng trách , thế mà người lính cảm thấy “ có cái gì rưng rưng ” . “ Rưng rưng ” nghĩa là vì xúc động , nước mắt đang ứa ra , sắp khóc . Giọt nước mắt làm cho lòng người thanh thản lại , cái tốt lành hé lộ , bao kỉ niệm đẹp một đời người ùa về , tâm hồn gắn bó , chan hòa với thiên nhiên , với vần trăng xưa , với đồng với bể , với sông , với rừng , với quê hương đất nước . Cấu trúc câu thơ song hành , với biện pháp tu từ so sánh , với điệp ngữ là cho thấy ngòi bút của Nguyễn Duy thật tài hoa . Ta thấy đoạn thơ hay ở chất thơ bộc bạch chân thành , ở tính biểu cảm , ở hình tượng và cảm xúc . Từ ngôn ngữ hình ảnh đi vào lòng người , khắc sâu điều nhà thơ muốn tâm sự với chúng ta một cách nhẹ nhàng , thấm thía .

Khổ thơ cuối mang tính hàm nghĩa độc đáo , đưa tới chiều sâu tư tưởng triết lí .

Trăng cứ tròn vành vạnh

kể chi người vô tình

ánh trăng im phăng phắc

đủ cho ta giật mình .

Tròn vành vạnh là trăng rằm , một vẻ đẹp viên mãn . Im phăng phắc là im như tờ , không một tiếng động nhỏ . Vầng trăng cứ tròn đầy và lặng lẽ “ kể chi người vô tình ”

Là biểu tượng của sự bao dung độ lượng , của nghĩa tình thủy chung trọn vẹn , trong sáng mà không hề đòi hỏi đền đáp . Đó cũng chính là phẩm chất cao cả của nhân dân mà Nguyễn Duy cũng như nhiều nhà thơ cùng thời đã phát hiện và cảm nhận một cách sâu sắc trong thời chiến tranh chống Mỹ .

Ánh trăng là bài thơ hay của Nguyễn Duy . Qua bài thơ tác giả tâm sự với người đọc những sâu kín nhất nơi lòng mình. Chất triết lí thâm trầm được diễn tả qua hình tượng “ ánh trăng ” đã tạo nên giá trị tư tưởng và nghệ thuật của bài thơ. Không nên sống vô tình . phải thủy chung trọn vẹn , phải ngiã tình sắt son với bạn bè , đồng chí , nhân dân . Đó là điều mà Nguyễn Duy nói thật hay, thật cảm động quá bài thơ này .

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư