Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Phân tích biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau: Nhớ gì như nhớ người yêu, Trăng lên đỉnh núi, nắng chiều lưng nương, Nhớ từng bản khói cùng sương, Sớm khuya bếp lửa người thương đi về

Phân tích biện pháp tu từ trong 2 đoạn thơ sau:
1/ Nhớ gì như nhớ người yêu
Trăng lên đỉnh núi, nắng chiều lưng nương.
Nhớ từng bản khói cùng sương
Sớm khuya bép lửa người thương đi về.
( Tố Hữu - Việt Bắc )
2/ Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trê mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức...
( Xuân Quỳnh - Sóng )
2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
10.697
5
2
Quỳnh Anh Đỗ
25/10/2018 10:02:49
1.
Đoạn thơ sau đã thể hiện sự nhớ nhung của tác giả với cảnh, người cùng cuộc kháng chiến: “Nhớ gì như nhớ người yêu Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương” Một chữ “gì” hàm chứa biết bao điều, phải chăng đó chính là nỗi nhớ thiên nhiên, với nhân dân cùng quãng thời gian kháng chiến đầy ấp kỷ niệm. Nhớ “như nhớ người yêu”, hình ảnh so sánh thật đầy ý nghĩa, nỗi nhớ sao thật dai dẳng triền miên, luôn thường trực trong tâm trí. Một khung cảnh hiện ra đã hoàn toàn khẳng định đối tượng được nhớ đến - Việt Bắc:”Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương” rồi sau đó là những hình ảnh miêu tả không gian thơ mộng đậm chất núi rừng Việt Bắc “Nhớ từng bản khói cùng sương Sớm khuya bếp lửa người thương đi về” Hình ảnh thiên nhiên Việt Bắc được liệt kê đến từng chi tiết. Rõ ràng tác giả vẫn nhớ rất rõ những kỷ niệm cùng khung cảnh Việt Bắc. “Người thương”, hai chữ thôi nhưng chứa đựng biết bao ân tình. Đây chính là những con người VIệT BắC đã cưu mang, che chở cho cán bộ trong suốt một quãng thời gian dài gian khó. “Bếp lửa” – hình ảnh của một gia đình ấm cúng thường thấy, Phải chăng tác giả đã xem nơi đây như là gia đình thứ hai của mình.Vần chân “sương” và “người thương” làm cho giọng điệu câu văn trở nên da diết, diễn tả một nỗi nhớ bịnh rịnh, lưu luyến, không muốn rời xa.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Quỳnh Anh Đỗ
25/10/2018 10:12:14
2.
Khổ thơ thứ nhất bằng thủ pháp nhân hóa và ẩn dụ, nhà thơ mang đến cho nguời đọc nỗi nhớ của sóng về bờ đồng thời cũng là nỗi nhớ của em về anh: Con sóng dưới lòng sâu Con sóng trên mặt nước Ôi con sóng nhớ bờ Ngày đêm không ngủ được Lòng em nhớ đến anh Cả trong mơ còn thức Hai câu thơ với hình thức lặp cấu trúc quyện hòa cùng nghệ thuật đối tạo nên sự điệp trùng của những con sóng với nhiều dạng thức khác nhau: Con sóng dưới lòng sâu Con sóng trên mặt nước. Sóng không chỉ “dữ dội – dịu êm”; “ồn ào – lặng lẽ” mà sóng còn hiện diện “dưới lòng sâu” (sóng ngầm – chiều sâu) , “trên mặt nước” (sóng nổi – chiều rộng). Có con sóng dữ dội tung bọt trắng xóa trên mặt biển ngày đêm gào thét cùng đại dương nhưng cũng có con sóng âm thầm đi ngầm dưới lòng sâu, không ai thấy nó, khó ai cảm nhận được về nó, chỉ riêng nó mới hiểu mình đang cồn cào. Cả hai kết hợp với nhau làm nên sự đa dạng của sóng biển. Đó cũng là nỗi nhớ của sóng, của em vừa có chiều sâu vừa có chiều rộng. Sóng là em, em là sóng. Cũng như sóng kia, tâm hồn em cũng vô vàn những phức tạp khó hiểu. Xuân Quỳnh vô cùng tinh tế khi mượn một hình tượng rất động để ẩn dụ cho nỗi niềm của người phụ nữ khi yêu. Hai câu sau diễn tả nỗi nhớ của sóng, dù sóng trên mặt nước hay sóng dưới lòng sâu thì cả hai đều nhớ bờ, đều hướng vào bờ: Ôi con sóng nhớ bờ Ngày đêm không ngủ được Thì ra là “con sóng nhớ bờ”. Bờ là đích đến cuối cùng của sóng. Vì nhớ bờ mà nó bất chấp cả không gian rộng lớn “dưới lòng sâu – trên mặt nước”, bất chấp cả thời gian “ngày đêm” để vươn tới bờ. Sóng cồn cào nhớ nhung và khao khát gặp bờ đến độ “không ngủ được”. Nỗi nhớ từ đó cũng trùm lên mọi không gian “dưới lòng sâu – trên mặt nước”; trùm lên mọi thời gian “ngày đêm”. Dường như bốn câu thơ không thể chuyên chở hết được nỗi nhớ đang dâng trào nên Xuân Quỳnh đã thêm hai câu thơ nữa vào khổ thứ năm để hoàn thiện giai điệu ấy của nỗi nhớ. Ấy là lúc mà hình tượng “em” hiện ra với nỗi lòng nồng nàn, băn khoăn, bồn chồn, thao thức: Lòng em nhớ đến anh. Cả trong mơ còn thức. Xuân Quỳnh xao xuyến nhận ra sự tương đồng kỳ diệu giữa một hiện tượng thiên nhiên vĩnh hằng của trời đất với những trạng thái cảm xúc của tình yêu luôn dào dạt trong lòng mình. Nếu sóng nhớ bờ thì em nhớ anh - đó là quy luật của tình yêu muôn thuở. Nỗi nhớ không chỉ có mặt trong thời gian được ý thức (khi chưa ngủ ) mà còn gắn với tiềm thức - thời gian trong mơ (ngủ vẫn nhớ nhung). Như vậy có thể nói đây là một nỗi nhớ thường trực trong trái tim của người phụ nữ khi yêu. Hình tượng thơ cho thấy những khát khao mãnh liệt của người phụ nữ: sóng khao khát được có bờ - em khao khát được có anh.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×