Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết một đoạn văn miêu tả vẻ đẹp của Thúy Kiều

4 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
14.504
17
44
Anime
24/10/2018 22:20:05
Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du được xem là một đại kiệt tác trong nền văn học trung đại Việt Nam, tác phẩm đã vượt ra ngoài được biên giới quốc gia để đến được với bạn đọc thế giới, cũng vì vậy mà truyện Kiều là một trong những tác phẩm văn học lớn mang lại niềm tự hào vẻ vang cho nền văn học Việt Nam. Truyện Kiều hay còn được biết đến với cái tên “Đoạn trường tân thanh” xoay quanh cuộc đời của người con gái tài hoa nhưng bạc mệnh Vương Thúy Kiều, cuộc đời của Thúy Kiều được nhà văn Nguyễn Du khắc họa từ khi còn sống trong cảnh “êm đềm chướng rủ màn che” đến khi phải đối mặt với nỗi biến cố lớn nhất của cuộc đời của mình là bán thân cứu cha. Cuộc đời lưu lạc của Thúy Kiều trong suốt mười lăm năm khiến cho độc xúc động trước bao bao nỗi niềm của người con gái bạc mệnh. Nói đến thành công của kiệt tác của Truyện Kiều ngoài ý nghĩa nhân văn, nhân đạo sâu sắc thì tác phẩm còn thành công bởi ngòi bút miêu tả bậc thầy của Nguyễn Du, điều này được thể hiện rõ trích đoạn “Chị em Thúy Kiều”.
Vương Thúy Kiều và Vương Thúy Vân là hai chị em của một viên ngoại họ Vương, gia đình thuộc dạng phong lưu, khá giả, vì vậy mà ngay từ khi mới lọt lòng thì hai chị em Thúy Kiều, Thúy Vân đã sống trong cảnh đài các như những vị tiểu thư con nhà quý tộc đương thời. Gia đình họ Vương sinh ra được hai người con gái, chị là Thúy Kiều, em là Thúy Vân, điều đáng nói ở đây là cả hai nàng Kiều đều mang một vẻ đẹp “hoa nhường nguyệt thẹn”, là những bậc quốc sắc giai nhân hiếm có trong thiên hạ. Vẻ đẹp của hai nàng có thể nói là một chín một mười, khó phân cao thấp. Nhưng ở hai chị em vẫn có những nét đặc trưng riêng biệt mà người ngoài có thể dễ dàng cảm nhận và đánh giá.
Trước hết, đó là người em gái Vương Thúy Vân, nàng là một cô gái vô cùng xinh đẹp, dáng vẻ đài các khó có thể nhầm lẫn được với các bậc giai nhân tài sắc khác. Diện mạo đoan trang, dáng vẻ duyên dáng, dịu dàng lại mang khí chất quyền quý hơn người, với khuôn mặt trắng tròn hiền hậu như ánh trăng đêm rằm, đôi mắt ngài sáng trong hiện lên rõ nét thông minh, lại có phần trong sáng ở cô gái này. Dáng vẻ đoan trang có lẽ cũng phần nào phản ánh được tính cách cũng như con người của Vương Thúy Vân, mọi thần thái, điệu bộ của nàng đều toát lên một vẻ dịu dàng, hiền hậu dễ đi vào lòng người. Có thể thấy rõ nhất ở Thúy Vân, đó chính là đôi môi tươi tắn, nụ cười như hoa lời nói thì dịu dàng, đoan trang như chính tính cách và con người của nàng vậy.
Vẻ bề ngoài của Thúy Vân có thể nói là tuyệt sắc, là một giai nhân khó có thể kiếm tìm trong thiên hạ, chỉ cần nhìn qua diện mạo, dáng vẻ đoan trang bên ngoài thôi cũng khó có ai có thể vượt qua nàng. Nhưng, không chỉ có diện mạo, thần thái đài các, đoan trang mà vẻ đẹp của Thúy Vân còn có thể sánh ngang với thiên nhiên, tạo hóa, những vẻ đẹp rực rỡ, tinh khiết nhất của thiên nhiên cũng phải lùi bước trước nhan sắc kiều diễm, dịu dàng của nàng. Vương Thúy Vân có một suối tóc dài, đen nhánh mềm mượt tựa làn mây, nhưng không, ở đây trong cảm nhận của nhà văn Nguyễn Du thì ngay cả làn mây mềm mại kia cũng không thể sánh nổi với mái tóc bồng bềnh, duyên dáng của nàng.
Mái tóc của nàng khiến cho mây cũng phải thua, còn về nước da của nàng, không cần mô tả nhiều, chỉ cần bốn câu thôi cũng có thể cảm nhận được hết vẻ đẹp ấy “tuyết nhường màu da”, qua đó ta có thể cảm nhận được một người con gái diện mạo bất phàm với làn da trắng tinh khôi tựa như những bông tuyết đầu mùa, nhưng tuyết cũng đâu có thể sánh được với làn da mịn màng, tinh khiết của nàng, ở đây, biểu tượng về vẻ đẹp tinh khôi, sáng trong của thiên nhiên là tuyết cũng phải nhún nhường trước làn da của nàng. Vẻ đẹp của Vương Thúy Vân tuy không cần miêu tả quá chi tiết nhưng qua những biểu tượng gởi tả, qua những phép so sánh với tự nhiên ta cũng có thể cảm nhận được vẻ đẹp quý phái, đoan trang lại có phần dịu dàng, trong sáng ở người con gái này.
Diện mạo của Thúy Vân có phần hài hòa, tuy có vượt trội đấy nhưng nó vẫn nằm trong giới hạn của thiên nhiên, của đất trời. Một vẻ đẹp mà được hoa “nhường”, nguyệt “thẹn”, mây “thua”, tuyết “nhường”, sự hài hòa trong diện mạo, nhan sắc của Vương Thúy Vân cũng chính là những dấu hiệu dự báo về một cuộc đời phẳng lặng, an bình. Bởi trong diện mạo của nàng luôn nhận được sự công nhận, chúc phúc của đất trời, hài hòa trong khuôn khổ, vì vậy mà cuộc đời của nàng sẽ có phần hạnh phúc, êm đềm hơn so với người chị gái Vương Thúy Kiều của mình.
Nếu như miêu tả Thúy Vân có phần tỉnh lược, ít chi tiết thì vẻ đẹp của Thúy Kiều càng được giản lược một cách tối đa. Những vẻ đẹp, chuẩn mực cái đẹp trong nhan sắc của Vương Thúy Vân khiến cho chúng ta ngỡ như khó ai có thể vượt qua, nhưng chỉ cần một nét phác thảo thôi cũng khiến cho bức tranh chân dung của Thúy Kiều trở nên nổi bật, kiều diễm gấp bội “Kiều càng sắc sảo mặn mà”. Một câu so sánh thôi nhưng làm vẻ đẹp của Thúy Kiều dường như vượt trội hơn Thúy Vân gấp nhiều lần. Nếu như ở Thúy Vân ta cảm nhận được một vẻ dịu dàng, đoan trang đằm thắm thì ở người chị Thúy Kiều lại mang một vẻ đẹp hoàn toàn đối lập, đó là vẻ sắc sảo, mặn mà.
Nhan sắc của Thúy Vân dường như chỉ là bước đệm để làm tôn lên vẻ đẹp xuất chúng, hơn người của Thúy Kiều, vẻ đằm thắm sắc sảo khiến cho Thúy Kiều có phần nổi trội hơn người em rất nhiều. Để làm tăng thêm tính thuyết phục của nhan sắc Thúy Kiều, Nguyễn Du không chỉ tôn lên vẻ đẹp nhan sắc, diện mạo bề ngoài mà còn nhấn mạnh đến tài năng hơn người ở Vương Thúy Kiều, bởi đó không chỉ là một cô gái có sắc mà còn là một cô gái có tài, hơn nữa, xét về tài năng lại có phần xuất chúng hơn cả nhan sắc. Nếu như ở trên, ta thấy Thúy Vân như một bức tượng đài về vẻ đẹp khó ai có thể vượt qua, thì đến đây, thấy được vẻ đẹp của Thúy Kiều ta lại thấy nàng Vân có phần nhạt nhòa hơn hẳn.
Vẻ diện mạo của Thúy Kiều không mang vẻ đài các như Thúy Vân là có cái gì đó xuất chúng bởi những vẻ đẹp mà ta không thể tìm thấy ở con người, đằm thắm như làn thu thủy, diện mạo, khí chất tựa như núi rừng mùa xuân. Vẻ đẹp này ở Thúy Kiều khiến cho hoa phải ghen hờn vì thua thắm, liễu phải hờn tủi vì kém xanh. Hoa và liễu vốn là biểu tượng cho vẻ đẹp của thiên nhiên, nhưng vẻ đẹp của Thúy Kiều dường như đã vượt qua giới hạn có thể có của tự nhiên, vẻ đẹp đối nghịch với tự nhiên, khiến cho hoa và liễu phải hờn, phải tủi. Một vẻ đẹp ngay từ ban đầu đã ẩn chứa những đối nghịch, báo hiệu một cuộc đời nhiều biến cố, sóng gió của Thúy Kiều.
Thúy Kiều là một người con gái tài sắc toàn tài, nếu sắc là một thì tài lên đến mười, trời thiên phú cho nàng một trí tuệ sáng suốt, thông minh, lại thêm việc thành thạo thi họa khiến cho hình ảnh của người con gái này tròn trịa hơn trong mắt của người đối diện.Tuy đa tài nhưng nổi trội hơn cả có thể kể đến tài năng âm nhạc, cung thương làu bậc ngũ âm, những bản nhạc đều được bàn tay tài hoa của nàng đánh lên thành thạo, cảm mến mà dễ đi vào lòng người, tài năng này còn thể hiện ở sản phẩm nghệ thuật của nàng, đó là thiên Bạc mệnh não nề bi ai.
Thúy Kiều và Thúy Vân đều là những bậc giai nhân tuyệt sắc nghiêng nước nghiêng thành trong tác phẩm truyện Kiều, và ở giai đoạn này cuộc sống của hai nàng khá yên bình, có thể nói là êm đềm nhất trong cuộc đời, đặc biệt là với Thúy Kiều, khi ấy nàng được sống với tuổi trẻ, với khát khao hạnh phúc, khát khao tình yêu nóng bỏng đầy hồn nhiên, chân thực.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
48
18
doan man
24/10/2018 22:20:36
Những câu thơ trên tả vẻ đẹp của Thuý Kiều sau khi ngợi ca vẻ đẹp của Thuý Vân. Từ “càng” nhấn mạnh vẻ “sắc sảo mặn mà” ở Thuý Kiều hơn hẳn Thuý Vân. Vân là em nhưng được nói đến trước thì ra bởi tác giả muốn lấy Vân làm nền cho vẻ đẹp nổi bật của Kiều. “Sắc sảo” và “mặn mà” đều có tác dụng vừa gợi tả nhan sắc, vừa gợi tả tính cách, tài trí. Nhắc đến nét đẹp của mĩ nhân xưa, ta thường nghĩ đến vẻ liễu yếu đào tơ tha thướt. Bởi vậy, sự "sắc sảo mặn mà" của Thuý Kiều hẳn là điều đặc biệt. Sử dụng hai từ láy đầy sức gợi "sắc sảo", "mặn mà" tác giả như muốn khắc sâu vào tâm trí người đọc vẻ đẹp nổi bật "khác thường" này của người con gái Vương Thuý Kiều. Nhan sắc của nàng được gợi tả bằng các hình ảnh mang tính ước lệ: thu thuỷ, xuân sơn, hoa, liễu. Việc gợi tả vẻ đẹp của đôi mắt “làn thu thuỷ" ý chỉ đôi mắt trong sáng như nước mùa thu, gợi vẻ lanh lợi, sắc sảo hơn người. Nhưng làn nước mùa thu cũng gợi những thoáng buồn u ẩn nên điều đó còn thể hiện một tâm hồn tinh tế, có phần đa mang. Trong câu thơ “Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh”, khác với Thuý Vân, chúng lại báo trước một cuộc đời dông bão bị ghen ghét, đố kị, vùi dập của nhân vật Thúy Kiều.
64
14
Quỳnh Anh Đỗ
25/10/2018 10:22:17
Trong đoạn trích "Chị Em Thúy Kiều" củ Nguyễn Du, Kiều hiện là một người con gái tài sắc vẹn toàn. Vẻ đẹp của Kiều được tác giả sử dụng những hình tượng nghệ thuật ước lệ "thu thủy", "xuân sơn", hoa, liễu để miêu tả mộ tuyệt thế giai nhân. Vẻ đẹp ấy được đặc tả qua đôi mắt, bởi đôi mắt là sự thể hiện phần tinh anh của tâm hồn và trí tuệ. Đó là một đôi mắt biết nói và có sức rung cảm lòng người. Hình ảnh ước lệ "làn thu thủy" là làn nước mùa thu gợi lên thật sống động vẻ đẹp của đôi mắt trong sáng, long lanh và linh hoạt. Còn "nét xuân sơn" có nghĩa là nét núi mùa xuân, tôn lên đôi lông mày thanh tú trên khuôn mặt trẻ trung. Vẻ đẹp của Kiều không chỉ dừng lại ở đó, câu thơ "hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh" cũng là hình ảnh làm nổi bật vẻ đẹp mĩ lệ của Kiều, vẻ đẹp hoàn mĩ và sắc sảo ấy có sức quyến rũ lạ lùng, khiến cho thiên nhiên không thể dễ dàng chịu thua, chịu nhường mà phải nảy sinh lòng ghen ghét, đố kị. Đồng thời, qua chi tiết này, Nguyễn Du cũng ngầm báo hiệu số phận của Kiều sẽ gặp nhiều sóng gió, trắc trở. Không chỉ mang một vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành, Kiều còn là một cô gái thông minh và rất mực tài hoa. Cái tài của Kiều đạt tới mức lí tưởng theo quan niệm thẩm mĩ phong kiến, gồm đủ cả cầm, kì, thi họa. Đặc biệt nhất, tài đàn của nàng đã trở thành sở trường, năng khiếu vượt lên trên mọi người. Ở đây, tác giả đã đặc tả cái tài của Kiều để gợi ca cái tâm đặc biệt của nàng. Cung đàn "bạc mệnh" mà Kiều tự sáng tác nghe thật da diết, buồn thương, nói lên tiếng lòng của một trái tim đa sầu đa cảm. Như vậy, chỉ bằng mấy câu thơ trong đoạn trích, Nguyễn Du đã không chỉ miêu tả được vẻ đẹp hoàn mĩ và cái tài của Kiều mà còn dự báo trước được tương lai của nhân vật.
4
5
Thắng Deeptry
15/10/2019 13:08:25
Phát biểu cảm nghĩ của em về 4 câu thơ đầu của bài thơ Cảnh ngày xuân

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×