Hai câu trong phần luận đăng đối hài hòa làm hiện rõ một cách sống giản dị, bình dị, thanh bạch của kẻ sĩ cao khiết đã lánh đục tìm trong, đã thoát "chốn lao xao ” đầy bụi trần:
"Thu ăn măng trúc, đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao ”
Trúc và giá còn thơm ngon hơn cao lương mĩ vị "chốn lao xao”.Tắm hồ sen về mùa xuân, tắm ao về mùa hạ đối với Bạch Vân cư sĩ là để thanh sạch tâm hồn, để di dưỡng tinh thần cho thêm phần thanh cao. “Xuân tắm hồ sen ” là thú quê, là niềm vui dân dã không phải ai cũng tìm thấy, ai cũng được tận hưởng:
“Rủ nhau ra tắm hồ sen,
Nước trong bóng mát hương chen cạnh mình.
Cứ chi vườn ngọc ao quỳnh,
Thôn quê vẫn thú hữu tình xưa nay”.
(Ca dao)
Hai câu kết thể hiện một cốt cách thanh cao, ung dung tự tại của bậc cao sĩ phong lưu. Ởtrên đã nói “ta tìm nơi vắngvẻ” thì khi uống rượu, “ta” lại “đến cội cây”. Trong lúc “người đến chốn lao xao" thì với "tư” lại “nhìn xem phủ quý tựa chiêm bao”.Xưa nay, đã mấy ai có cách sống đẹp như thế:
"Rượu đến cội cây, ta sẽ uống,
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao ”
Xưa kia, Nguyễn Trãi đã từng "Đêm thanh hớp nguyệt nghiêng “.Uống rượu và uống cả ánh trăng thanh. Thì giữa am Bạch Vân, Trạng Trình lại ung dung “Rượu đến cội cây, ta sẽ uống Rượu ấy là rượu đế, rượu tăm, đâu phải là mĩ tửu. Có dị bản ghi: “Rượu đến cội cây, ta sẽ nhắp chữ "nhắp ” mới thể hiện đầy đủ cốt cách của kẻ sĩ yêu nhàn và sống nhàn.
Có người cho rằng hai câu kết “tác giả có ý dẫn điển tích Thuần Vu Phần uống rượu say nằm ngủ dưới gốc cây hòe, rồi mơ thấy mình ở nước Hòe An, được côngdanh phú quỷ rất mực vinh hiển. Sau bừng mất tỉnh dậy thì hóa ra đó là giấc mộng... Chúng tôi không nghĩ như thế. Một là, Thuần Vu Phần chưa có chút danh vọng gì, giấc mộng của ông ta chỉlà “giấc Nam Kha " mà thôi! Còn Nguyễn Bỉnh Khiêm sau khi bước lên tới đỉnh cao danh vọng mới lui về quê cũ dựng am Bạch Vân để vui thú trong cảnh nhàn:
“Rượu đến cội cây ta sẽ uống
Nhìn xem phú quỷ tựa chiêm bao ”
Hai là, trong thơ chữ Hán của Nguyễn Bỉnh Khiêm có khá nhiều điển tích, còn trong thơ Nôm của ông rất ít điển tích, mà sử dụng nhiều tục ngữ, ca dao. Thuần Vu Phần là một con người bất đắc chí, say sưa, mộng hão, còn Bạch Vân cư sĩ là một con người đã từng đứng trên đỉnh cao danh vọng, ung dung tự tại, cao khiết nên mới có tâm thế "nhìn xem phủ quỷ tựa chiêm bao? ”