Trong không khí hân hoan của văn chương nghệ thuật khi đón nhận thơ mới, Tố Hữu lại lựa chọn nằm ngoài làn gió thời đại, quay về với hồn phách dân tộc. Với thể thơ lục bát cổ truyền, bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu làm sống lại không chỉ hào khí của một thời lửa cháy mà còn cả tình quân dân như cá với nước. Như một bài dân ca trữ tình, từng câu thơ thắp sáng trong lòng người đọc kỷ niệm thương nhớ trong những năm kháng chiến chống Pháp ở rừng Việt Bắc. Nơi ấy không chỉ có tình người mà còn có cả cảnh vật nên thơ trữ tình, làm nên một bức tranh tứ bình mang đậm nét riêng của Việt Bắc:
“Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình
Rừng thu trăng rọi hòa bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.”
Vốn mang nặng tình cảm với cảnh vật và con người nơi rừng núi Việt Bắc, Tố Hữu đã vẽ nên một Việt Bắc không những thấm đẫm tình người mà ngày cả thiên nhiên nơi đây cũng khiến lòng người xuyến xao. Thi nhân từ trước đến nay vẫn luôn không thể cưỡng lại sức hấp dẫn của thiên nhiên, và Tố Hữu cũng vậy. Bằng vài nét phác họa, rừng Việt Bắc hội tụ cả bốn mùa hiện lên trước mắt người đọc. Bốn mùa Xuân - Hạ - Thu - Đông được gói gọn trong tám câu thơ lục bát.
Phân tích bức tranh tứ bình trong “Việt Bắc” Không theo lẽ thường bắt đầu bằng xuân rồi hạ, thu rồi đông, Tố Hữu bắt đầu bức tranh của mình bằng hình ảnh mùa đông - một quy luật thường thấy đối với tranh tứ bình. Mùa đông ấy hiện lên thật đẹp :
“Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ấm dao gài thắt lưng.”
Không có không khí lạnh lẽo, cũng chẳng có chút tư vị khô khốc nào của mùa đông chính là nét hay và đặc sắc trong nghệ thuật tả cảnh của Tố Hữu. Thay vì miêu tả không khí ra sao, cảnh vật như nào một cách cụ thể, ông lựa chọn những chi tiết đắt giá nhất, tiêu biểu nhất dùng làm biểu tượng cho mùa đông Việt Bắc. Ở đây là hoa chuối. Trên nền rằng xanh mát tươi non mơn mởn là màu đỏ tràn đầy ấm áp của hoa chuối. Điều này khiến cho vạn vật xung quanh đều như được sưởi ấm. Lối tả mang gợi nhiều hơn đặc tả giúp người đọc thỏa chí sáng tạo, suy ngẫm và tự vẽ nên cho mình bức tranh mùa đông Việt Bắc. Nắng ấm thậm chí không mất đi mà còn tô điểm thêm cho ánh đỏ hoa chuối, làm nó càng thêm chói lọi hơn. Hình ảnh :Dao gài thắt lưng làm khung cảnh như được tiếp thêm sức sống của hơi ấm con người, xua tan đi không khí hoang dã của vừng rừng thâm u. Đó cũng là vẻ đẹp của lao động - vẻ đẹp không bao giờ mất đi giữa cuộc sống này.
Đông qua thì xuân tới mang theo trăm hoa đua nở.
“Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón truốt từng sợ giang.”
Vùng núi Tây Bắc vốn nổi tiếng bởi ắc trăng hoa mơ hoa mận. Mỗi khi mùa mơ mận về, cả cánh rừng đại ngàn lại ngập trong sắc trắng tinh khôi như vườn địa đàng. Không khí mùa xuân lan tỏa muôn nơi, thổi bừng lên sức sống. Tràn ngập không khí là sự tinh khôi ngất ngây lòng người. Và trung tâm của khung cảnh trắng tinh khiết ấy là con người Tây Bắc đang « truốt từng sợi giang ». Bao nhiêu sợi giang là bấy nhiêu sợi nhớ sợi thương. Tuy cảnh vật tĩnh lặng nhưng lại vẫn sống động bởi sự xuất hiện của con người lao động - những con người « đẹp tựa chân lý sinh ra ».
Nỗi nhớ về người và vật cứ đan xen mỗi lần nhớ về vùng núi thân quen, kéo dài từ năm này sang năm khác, khiến tâm tưởng tác giả không thôi bồi hồi xúc động. Chẳng mấy chốc mà hạ đã sang :
“Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình”
Rừng núi hạ sang thường râm ran tiếng ve kêu, nơi nơi đều tràn ngập ánh nắng cháy bỏng tuôn chảy như mật, rót lên từng tán cây, ngọn cỏ. Và đến tận bức tranh mùa hạ, con người mới hiện lên một cách cụ thể,rõ ràng. Đó là hình ảnh đầy ngọt ngào và thân thương của “cô em gái hái
măng”. Trong tiếng ve râm ran là nắng hạn lung linh cùng người con gái vẫn hăng say lao động tạo nên vẻ đẹp của sự nhiệt huyết, sự căng tràn của sức sống tươi vui. Tiếng ve gọi hè kết thúc sẽ là lúc tiết trời nhường bước cho thu sang :
“Rừng thu trăng rọi hòa bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung”
Từ bao lâu trăng thu vẫn được xem là đẹp nhất. Vậy nhưng ánh trăng ở đây không phải chỉ ánh trăng bình thường mà đó là ánh sáng của độc lập tự do, là ánh trăng sáng tỏ của các mạng tháng Tám. Và ở giữa khung cảnh khơi gợi lòng người, tình người, ánh trăng như luồn lách thật sâu vào tâm tương thi nhân đê thấy nỗi nhớ nhung trong lòng mà không có bất cứ đối tượng cụ thể nào. Nhớ nhung bâng khuâng trong câu thơ Tố Hữu khiến người đọc, người nghe nhớ đến nỗi nhớ của Nguyễn Bính
Nhớ ai ra ngẩn vào ngơ
Nhớ ai ai nhớ bây giờ nhớ ai.
Có lẽ đó là nỗi hoài niệm về những ngày tháng chung lưng đấu cật ở chiến khu Việt Bắc - nơi đầu não của cách mạng.
Bốn cặp câu thơ chữ ít ý nhiều hòa vào tâm hồn người đọc, giăng mắc và vấn vương như chẳng bao giờ rời khỏi. Việt Bắc khiến trái tim nhà thơ rung động bởi vẻ đẹp ở cả cảnh vật lẫn con người. Và hơn thế, nhớ về Việt Bắc, Tố Hữu còn đang nhớ lại tình nghĩa nặng sâu của những con người trong kháng chiến chống Pháp.