Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Phân tích cái hay của 2 câu thơ sau: Giấy đỏ buồn không thắm, Mực đọng trong nghiêng sầu (Ông Đồ - Vũ Đình Liên)

6 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
32.025
179
59
Linh Nguyễn
28/10/2017 21:45:07

“Giấy đỏ buồn không thắm

Mực đọng trong nghiên sầu”.

“Giấy đỏ” là giấy dùng để viết chữ của ông đồ. Thứ giấy ấy rất mỏng manh, chỉ một chút ẩm ướt giấy cũng có thể phai màu. "Giấy đỏ buồn không thắm”, “không thắm” bởi đã lâu ngày không được dùng đến nên phôi pha, úa tàn theo năm tháng. Mực cũng vậy: "mực đọng trong nghiên sầu”. Đó là thứ mực tàu đen thẫm, dùng để viết chữ lên “giấy đỏ”. Khi viết, phải mài mực rồi dùng bút lông họa lên những nét chữ “Như phượng múa rồng bay”. Nhưng nay “Mực đọng trong nghiên” có nghĩa là mực đã mài từ lâu, đã sẵn sàng cho bàn tay tài hoa của ông đồ thực hiện phép màu nhưng đành đợi chờ trong vô vọng. Các từ “buồn”, “sầu” như thổi hồn vào sự vật. Nhờ phép nhân hóa này, nỗi sầu tủi về thân phận của ông đồ như đã thâm sâu vào từng sự vật, nó bao trùm không gian và đè nặng mỗi tấm lòng.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
130
31
Kiều Linh
28/10/2017 21:52:07
Từ hai dòng giới thiệu bắt vào khổ thơ then chốt của phần đầu - phần khởi sự vui vẻ của câu chuyện - cũng chỉ dùng có hai câu cửa miệng giản dị: hoa tay thảo những nét, như phượng múa rồng bay. Xong một cao trào. Chuyển sang nói về tâm thế xuống dốc cũng chỉ vài dòng tiết kiệm. Chuyển mạch nhanh gọn, thật tài tình.
 
Đoạn thơ cơ bản cực tả cảnh thê lương của nghề viết thuê chữ Hán và là sự ám ảnh ngày tàn của nền nho học được viết ra bởi trái tim cảm thương thăm thẳm.
 
Giấy đỏ buồn không thắm,
Mực đọng trong nghiên sầu.
 
Với việc dùng thủ pháp nhân hóa, thổi buồn, sầu vào lũ giấy mực, tác giả đã mặc nhiên can thiệp vào cảnh vật bằng tình riêng của mình. Tấm tình xót thương vô hạn trước cái chết từ từ không gì cứu vãn nổi của cả một kiếp người, một lớp người, một thời đại, một nền văn hiến mấy nghìn năm gắn bó với mảnh dất này. Bằng ngôn ngữ chủ yếu khách quan tả, kể, người viết để lòng mình tràn trên mặt giấy. Đó là cách nghệ thuật làm lay động lòng người không cần bình luận, chẳng trực tiếp bày tỏ thái độ, mà cứ để mặc cho những cảnh, những chuyện thay người nói lên tất cả những cảm xúc.
 
Chỉ có hai câu kết mới là ngôn ngữ trực tiếp của tác giả, cô đúc cả sức nặng tâm linh và ý thức của người viết trong một câu hỏi bâng khuâng không lời đáp, muốn gửi đến cả xưa sau, cả những ai đa sầu, đa cảm trong chúng ta nỗi khắc khoải về nỗi đau nhân thế không gì xoa dịu nổi.
71
25
NoName.311420
13/08/2018 21:56:38
Giáy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu
Nỗi buồn của con người khiến các vật vô tri vô giác cũng như buồn lây. Mực ssầu tủi đọng lại trong nghiên, giấy điều phôi pha buồn không muốn thắm.Biện pháp nhân hoá góp phần nhấn mạnh tâm trạng của con người. Bởi chẳng phải mực và giấy là những đồ vật gắn bó thân thiết nhất với ông đồ hay sao?
16
24
hoang cuong
12/04/2019 16:17:57
Từ hai dòng giới thiệu bắt vào khổ thơ then chốt của phần đầu - phần khởi sự vui vẻ của câu chuyện - cũng chỉ dùng có hai câu cửa miệng giản dị: hoa tay thảo những nét, như phượng múa rồng bay. Xong một cao trào. Chuyển sang nói về tâm thế xuống dốc cũng chỉ vài dòng tiết kiệm. Chuyển mạch nhanh gọn, thật tài tình.

Đoạn thơ cơ bản cực tả cảnh thê lương của nghề viết thuê chữ Hán và là sự ám ảnh ngày tàn của nền nho học được viết ra bởi trái tim cảm thương thăm thẳm.

Giấy đỏ buồn không thắm,
Mực đọng trong nghiên sầu.

Với việc dùng thủ pháp nhân hóa, thổi buồn, sầu vào lũ giấy mực, tác giả đã mặc nhiên can thiệp vào cảnh vật bằng tình riêng của mình. Tấm tình xót thương vô hạn trước cái chết từ từ không gì cứu vãn nổi của cả một kiếp người, một lớp người, một thời đại, một nền văn hiến mấy nghìn năm gắn bó với mảnh dất này. Bằng ngôn ngữ chủ yếu khách quan tả, kể, người viết để lòng mình tràn trên mặt giấy. Đó là cách nghệ thuật làm lay động lòng người không cần bình luận, chẳng trực tiếp bày tỏ thái độ, mà cứ để mặc cho những cảnh, những chuyện thay người nói lên tất cả những cảm xúc.

Chỉ có hai câu kết mới là ngôn ngữ trực tiếp của tác giả, cô đúc cả sức nặng tâm linh và ý thức của người viết trong một câu hỏi bâng khuâng không lời đáp, muốn gửi đến cả xưa sau, cả những ai đa sầu, đa cảm trong chúng ta nỗi khắc khoải về nỗi đau nhân thế không gì xoa dịu nổi.
36
26
Garena Liên Quân
13/06/2019 09:11:06
“Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu”.
“Giấy đỏ” là giấy dùng để viết chữ của ông đồ. Thứ giấy ấy rất mỏng manh, chỉ một chút ẩm ướt giấy cũng có thể phai màu. "Giấy đỏ buồn không thắm”, “không thắm” bởi đã lâu ngày không được dùng đến nên phôi pha, úa tàn theo năm tháng. Mực cũng vậy: "mực đọng trong nghiên sầu”. Đó là thứ mực tàu đen thẫm, dùng để viết chữ lên “giấy đỏ”. Khi viết, phải mài mực rồi dùng bút lông họa lên những nét chữ “Như phượng múa rồng bay”. Nhưng nay “Mực đọng trong nghiên” có nghĩa là mực đã mài từ lâu, đã sẵn sàng cho bàn tay tài hoa của ông đồ thực hiện phép màu nhưng đành đợi chờ trong vô vọng. Các từ “buồn”, “sầu” như thổi hồn vào sự vật. Nhờ phép nhân hóa này, nỗi sầu tủi về thân phận của ông đồ như đã thâm sâu vào từng sự vật, nó bao trùm không gian và đè nặng mỗi tấm lòng.
19
12
Thiên Tử Băng
30/03/2020 10:44:53

" Giấy đỏ buồn không thắm "
"Mực đọng trong nghiên sầu"
Cả hai câu thơ đều chứa những cái hay nhưng lại khiến cho người đọc người nghe có cảm giác buồn bã, bồn chồn mà xao xuyến. "Giấy đỏ" là loại giấy mỏng thường được sử dụng bởi những bàn tay tinh hoa của những ông đồ nhưng thời nay giường như ko xuất hiện nữa. " Giấy đỏ buồn không thắm " , từ " không thắm" không những nói giấy đỏ đã lâu không được sử dụng nên bị bay đi cái màu sẵn có của nó cùng năm tháng mà nó còn chỉ công việc viết chữ của ông đồ cũng bị nhạt dần đi trong  trí nhớ của mọi người, từ đó có thể nhìn ra con người chúng ta đã thờ ơ, bỏ qua những thứ xa xưa chỉ chú ý đến những gì hiện đại nhất, hay là nói chúng ta đã không chú ý đến những nét chữ " phượng múa rồng bay " của ông đồ xưa khiến cho quầy hàng của ông từ phồn hoa đến " ế " hàng. '' Mực '' là dụng cụ thường được sử dụng để viết chữ của người xưa. Mực đây là những giọt mực tàu màu đen được mài ra từ những cây mực được bào chế công phu do ông cha ta thời xưa sáng tạo ra.Mực này phải kết hợp vs những chiếc bút lông để viết nên những nét chữ uyển chuyển, tinh hoa do những bàn tay phép màu tạo nên - ông đồ. Còn '' nghiên'' là vật dùng để đựng mực đã mài. '' Mực đọng trong nghiên sầu'', ''đọng'' '' sầu'' , 2 từ này như khiến cho từ một vật vô tri vô giác trở nên có tâm trạng nhưng lại ko phải tâm trọng vui mà là buồn. Vì sao lại buồn? vì con người chúng ta đã bỏ qua những gì của thời xưa mà chỉ chọn lấy những j hiện đại nhất. Nhưng tại sao lại đọng? vì sao nữa vì mực đã được mài lâu mà đâu có cơ hội sử dụng đâu. Sầu là sao? Vật lâu không được sử dụng nên sẽ cũ đi khiến cho trạng thái sầu hiện rõ lên nó. Không những vật sầu mà đến người cững sầu. Công việc của ông đồ là viết chữ để bán nhưng nếu không có người thuê thì ông viết cho ai. Nhờ phép nhân hóa, thổi hồn vào vật như này đã khiến cho nỗi sầu, phiền lòng của ông đồ như đã thấm sâu vào từng vật, nó bao trùm không gia và đè nặng nỗi lòng

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×