Bảng 34.Số dân, diện tích gieo trồng, sản lượng và bình quân lương thực có hạt theo đầu người của Đồng bằng sông Hồng và cả nước năm 1995 và năm 2005.
- Phân tích
+ Dân số tăng nhanh, trong khi diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt, sản lượng lương thực có hạt, bình quân lương thực có hạt/người tăng chậm hơn nhiều so với cả nước trong giai đoạn 1995 - 2005.
+ Cũng trong giai đoạn trên, tỉ trọng dân số, diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt, sản lượng lương thực có hạt, bình quân lương thực có hạt/người của Đồng bằng sông Hồng so với cả nước đều giảm. Tuy nhiên, tỉ trọng dân số, diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt so với tỉ trọng sản lượng lương thực có hạt và bình quân lương thực có hạt/người.
- Giải thích
+ Dân số là tác nhân quan trọng hàng đầu tạo sức ép đối với sản xuất lương thực ở vùng Đồng bằng sông Hồng. Trong điều kiện diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu người thấp nhất cả nước, lại có số dân đông và tăng nhanh so với cả nước đã làm cho diện tích đất thổ cư ngày một tăng (chủ yếu lấy từ đất nông nghiệp sang), khả năng mở rộng diện tích hầu như không còn, năng suất cây trồng không thể vượt qua giới hạn sinh học. Vì thế, đã làm cho diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt, sản lượng lương thực có hạt, bình quân lương thực có hạt/người tăng chậm và có tốc độ tăng thấp hơn so với cả nước.
+ Ngoài ra, do kinh tế phát triển đã làm tăng diện tích đất chuyên dùng từ đất nông nghiệp, nên diện tích gieo trồng cây lương thực bị giảm sút. Các thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán,... cũng là những nguyên nhân ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng và bình quân lương thực có hạt theo đầu người.