Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Phân tích đoạn một bài thơ Nói với con

4 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
546
2
1
Nguyễn Tấn Hiếu
16/05/2018 20:42:30
Trong sự nghiệp sáng tác của Y Phương, bài thơ “Nói với con” là một tác phẩm tuy được hình thành bằng ngôn ngữ mộc mạc, đơn sơ của con người dân miền núi nhưng thắm đượm bao ý nghĩa thật sâu xa về tình quê hương, dân tộc. Đoạn 1 bài thơ Nói với con thể hiện sâu sắc tấm lòng thiết tha ấy:
“Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười
Người đồng mình yêu lắm con ơi
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát
Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng
Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới
Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời”.
Như trên đã nói, đây là mười một dòng thơ thuộc đoạn một, bài “Nói với con”, một tác phẩm văn học đã được Y Phương sáng tác sau khi được chuyển về công tác tại Sở văn Hóa – Thông tin tỉnh Cao Bằng. Mang ẩm hưởng của lời một người cha dặn dò đứa con trước lúc nó để rời xa quê hương để lập thân, lập chí, cả bài thơ nói chung, đoạn thơ trên nói riêng đã khơi gợi để đứa con khắc ghi về cội nguồn sinh dưỡng của bản thân mình với những ngôn từ mộc mạc, bình dị, giọng điều thật thiết tha, đầy tình yêu thưởng.
Đoạn thơ được mở đầu bằng bốn dòng thơ năm chữ thật ngắn gọn:
“Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười”.
Thông qua những ngôn ngữ mộc mạc, bình dị, cách nói tự nhiên của người dân núi, bốn dòng thơ đã góp phần khơi gợi khung cảnh cảnh trong một ngôi nhà sàn đơn sơ, đầm ấm, một đứa trẻ thơ đang chập chửng với những bước đi chưa vững chải, bi bô những tiếng nói thơ ngây đầu đời gữa vòng tay yêu thương, nâng đón của người mẹ, người cha.
Cứ thế, khi bàn chân phải của đứa con chẳng may hụt hẫng, ngã nghiêng thì đã có người cha sẵn sang nâng đỡ, còn khi trẻ vấp váp về bên trái thì vòng tay yêu thương của mẹ lại dang ra, ôm ấp, xuýt xoa… Mỗi bước đi vững chải của con, từng tiếng nói được con phát ra rành rọt…là những tiếng cười mừng vui của mẹ, của cha vang lên. Và, bằng từng ngôn từ bình dị ấy, khổ thơ như mốn khẳng định rằng: người con được lớn lên, được trưởng thành là nhờ vòng tay yêu thuwong của cha mẹ trong không khí của một gia đình hạnh phúc.
Không chỉ nhờ tình yêu của một gia đình hạnh phúc, mà còn theo lời tâm tình của người cha, nhân vật trữ tình trong bài thơ, đứa con còn nhờ cuộc sống lao động, nhờ khing cảnh thiên nhiên thơ mộng, nghĩa tình nâng mới trưởng thành:
“Người đồng mình yêu lắm con ơi
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát
Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng
Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới
Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời”.
Trong các dòng thơ trên, cụm từ “người đồng mình” cũng là cách nói mộc mạc, bình dị của người dân miền núi. Tuy giản dị, nhưng lại thắm đươm vào các ngôn từ ấy bao tình thân thương, xứ sở cảu những con người miền núi, những người cùng sống trên một cùng đất, có cùng một cội nguồn dân tộc. Cuộc sống lao động ấy đã được nhà thơ gợi lên qua những hình ảnh đẹp, tả thực mà rất giàu ý nghĩa:
“Đan lờ cái lan hoa
Vách nhà ken câu hát”.
“Lờ” là một dụng cụ dung đánh bắt cá được đan bằng những nan tre,mây, được vót tròn. Cái dụng cụ bình dị ấy vừa là phương tiện lao động phục vụ đời sống, vừa là một sáng tại đầy chất văn hóa. bởi vì, mỗi vành nan được vót, chuốt thật tỉ mỉ bằng đôi bàn tay cần cù, khéo léo của người lao động.
Cái vành nan ấy sẽ được đan cài thật khít, thật kín để đánh bắt được cá, đồng thời, nó cũng cần phải được đan cho đẹp, cho khéo, tạo thành những nan hoa quấn quýt vào nhau. Hình ảnh ấy cho thấy cuộc sống lao động, nhất là lao động ở miền núi không mấy dễ dàng, bao mồ hôi nhọc nhằn của con người đã đổ xuống.
Thế nhưng, qua lời thơ ngọt ngào tình quê hương của Y Phương, dường như cuộc sống mặn mồ hôi ấy cũng có cái thi vị, nên thơ, đầy tình người chia sẻ. Nó đã tự nhiên từ bao đời, nâng đỡ cho những đứa con trường thành trong lao động.
Nếu như cái “lờ”, vật dụng đánh bắt cá mộc mạc, bình dị đã góp phần cho đứa con trưởng thành thì “vách nhà”, “câu hát” cũng là hình ảnh, âm điệu thân thương, gắn bó, góp phần chở che con người, giúp quá trình sinh dưỡng, trưởng thành của con người thêm cững vàng, bền bỉ.
Như ta đã biết, “vách nhà” người miền núi ở Cao Bằng thường được làm bằng những tấm ván gỗ dựng sát vào nhau hoặc đan bằng nan tre nứa. Chúng được ken, cái sát kính vào nhau. Đó là những vật dụng đơn sơ, mộc mạc, rất gần gũi với tự nhiên . Vậy mà, khi được đưa vào thơ ca lại trở nên thi vị vô cùng, nhất là, đan xen vào vách nhà ấy là cung đàn,điệu hát tươi vui, giàu sắc thái nghệ thuật:
“Vách nhà ken câu hát”
Câu thơ với những ngôn từ bình dị ấy đã góp phàn gợi lại không khí tươi vui, sinh động của hiện thực vốn thường xảy ra đối với người dân miền núi. Đó là hình ảnh người dân miền núi sau những giờ lao động nhọc nhằn, họ thường cùng nhau quay quần ca hát, thôi kèn, thổi sáo, gảy đàn. Tiếng hát, điệu đàn của họ tha thiết, quấn quýt như cài vào vách nhà, vấn vương, vấn tít hồn người. Xiết bao yêu thương, bao hạnh phúc mà quê hương ban tặng cho họ. Và , đứa con cũng được trưởng thành trong tình yêu thương đó.
Song song đó, rừng núi quê hương thơ mộng, nghĩa tình cũng góp phần hun đúc cho người con tinh thần, tình yêu thương để trưởng thành:
“Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng”.
Nếu như hình dung về một vùng núi cụ thể, chắc hẳn mỗi người có thể gắn nó với những hình ảnh khác cách nói của Y Phương: là thác lũ, là bạt ngàn cây hay rộn rã tiếng chim thú hoặc cả những âm thanh “gió gào ngàn, giọng nguồn thét núi”, những bí mật của rừng thiêng…..
Nhưng Y Phương chỉ chọn một hình ảnh thôi, hình ảnh “hoa” để nói về cảnh quan của rừng. Nhưng hình ảnh ấy có sức gợi rất lớn, gợi về những gì đẹp đẽ và tinh tuý nhất. Hoa trong “Nói với con” có thể là hoa thực – như một đặc điểm của rừng – và khi đặt trong mạch củabài thơ, hình ảnh này là một tín hiệu thẩm mĩ góp phần diễn đạt điều tác giả đang muốn khái quát: chính những gì đẹpđẽ của quê hương đã hun đúc nên tâm hồn cao đẹp của con người ở đó.
Quê hương còn hiện diện trong những gì gần gũi, thân thương. Đó cũng chính là một nguồn mạch yêu thương vẫn tha thiết chảy trong tâm hồn mỗi người, bởi “con đường cho những tấm lòng”. Điệp từ “cho” mang nặng nghĩa tình. Thiên nhiên đem đến cho con người những thứ cần để lớn, giành tặng cho con người những gì đẹp đẽ nhất.Thiên nhiên đã che chở, nuôi dưỡng con người cả về tâm hồn và lối sống.
Bằng cách nhân hoá “rừng”“con đường” qua điệp từ “cho”, người đọc có thể nhận ra lối sống tình nghĩa của “người đồng mình”. Quê hương ấy chính là cái nôi để đưa con vào cuộc sống êm đềm. Sung sướng ôm con thơ vào lòng, người cha nói với con vềkỉ niệm có tính chất khởi đầu cho hạnh phúc gia đình:
“Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới
Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời”.
Mạch thơ có sự đan xen, mở rộng: từ tình cảm gia đình mà nói tới quê hương. Đoạn thơ vừa là một lời tâm tình ấm áp, vừa là một lời dặn dò đầy tin cậy của người cha trao gửi tới con.
Bằng những thơ đẹp,giản dị bằng cách nói cụ thể, độc đáo mà gần gũi của người miền núi, người cha muốn nói với con rằng: vòng tay yêu thương của cha mẹ, gia đình,nghĩa tình sâu nặng của quê hương làng bản – đó là cái nôi đã nuôi con khôn lớn,là cội nguồn sinh dưỡng của con. Con hãy khắc ghi điều đó.
Chi tiết “đục đá kê cao quê hương” quả là một hình ảnh đầy ấn tượng, chứa niềm tự hào cao độ của nhà thơ đối với dân tộc thân yêu. Thông qua đó, nhà thơ với vai trò người cha mong muốn đứa con phải biết tự hào về truyền thống quê hương, phải luôn tự tin, vững bước trên đường đời. Lòng mong muốn ấy còn được thể hiện trong giọng thơ thiết tha, trìu mến bởi ngữ điệu cảm thán: “thương lắm con ơi”; “đâu con”, ở những lời tâm tình dặn dò: “nghe con” nhưng lại chắc nịch niềm tin nói dối của người dân miền núi, vừa giàu hình ảnh vừa tự nhiên, xúc động lòng người.
Từ đó, ta cảm nhận điều lớn lao nhất mà cha muốn truyền lại cho đứa con là lòng tự hào với sức sống mạnh mẽ, bền bỉ với truyền thống quê hương cao đẹp và niềm tin con bước vào đời.
Bằng những từ ngữ, hình ảnh giàu cảm súc gợi cảm, lối nói niềm vui mộc mạc, ví von sinh động, gọng điệu thiết tha trìu mến, nhịp điệu lúc nhanh lúc đầy khát vọng làm người; bài thơ “Nói với con” của Y Phương nói chung, đoạn thơ trên nói riêng đã giúp ta hiểu sâu sắc các đặc điểm, tính cách thật cao đẹp của người dân trên miền núi, cũng là dân tộc.
Từ đó, bài thơ và đoạn thơ như gợi nhắc mỗi chúng ta phải luôn có tình cảm gắn bó với quê hương, với truyền thống bời đó là cội nguồn dân tộc. Cũng như ta phải có ý chí vương lên trong cuộc sống tươi đẹp của quê hương, dù quê hương còn lắm gian khó, cam go.
Thật ra, núi rừng vẫn có thể có những ngày hoang sơ bởi đường đi còn nhiều gai góc, vắt rừng, hổ báo…Nhưng, thiên nhiên quê hương vẫn đẹp và hào phòng với muôn van hương sắc của hoa rừng hun đúc cho đứa con vẻ đẹp trong sáng , giản dị, mộc mạc, đôn hậu… trong tâm hồn, Cũng như, con đường rừng vô tận sẽ góp phần hun đúc cho con lối sống nghĩa tình vì trên con đường mà suốt đời con đi qua, con đã và sẽ được gặp, được nhận bao tâm lòng đôn hậu, thủy chung của “người đồng mình”, của dân tộc mình.
Như vậy, thong qua những lời thơ thật tự nhiên tuy rất cụ thể nhưng lại có ý nghĩa biểu trưng và khái quát thật sâu sắc, cả bài thơ nói chung, đoạn thơ trên nói riêng đã thể hiện that sâu sắc tấm lòng yêu thương con bao la, rộng lớn của người cha. Tình yêu thương ấy không biểu hiện trong những lời âu yếm, ngợi khen mà bằng lời dặn dò, trìu mến, ấp áp, tràn ngập niềm tin đối với đứa con trong giờ phút tiễn đưa con lên đường lập chí, lập thân.
Đặc biệt, bằng cách khơi ngợi cội nguồn sinh dưỡng góp phần hun đúc cho sự trưởng thành của đứa con, người cha có khát vọng con mình sẽ luôn khắc ghi để gìn giữ và phát huy sao cho truyền thống cao đẹp của dân tộc mãi mãi bền vững, trường tồn. với ý nghĩa cao đẹp ấy, lời dạy của người cha như con ngầm gửi đến chúng ta mãi mãi có giá trị đối với tất cả dân tộc đang sống trên đất nước Việt nam thân yêu này. Vì vậy, chúng ta hãy ghi nhớ và phát huy để sống tình nghĩa, thủy chung, xứng đáng với công lao của tổ tiên, dân tộc.
vô trang mình 5 sao nha

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
1
Nguyễn Nhật Thúy ...
16/05/2018 20:42:33
Phân tích đoạn 1:
Trong sự nghiệp sáng tác của Y Phương, bài thơ “Nói với con” là một tác phẩm tuy được hình thành bằng ngôn ngữ mộc mạc, đơn sơ của con người dân miền núi nhưng thắm đượm bao ý nghĩa thật sâu xa về tình quê hương, dân tộc. Đoạn 1 bài thơ Nói với con thể hiện sâu sắc tấm lòng thiết tha ấy:
“Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười
Người đồng mình yêu lắm con ơi
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát
Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng
Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới
Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời”.
Như trên đã nói, đây là mười một dòng thơ thuộc đoạn một, bài “Nói với con”, một tác phẩm văn học đã được Y Phương sáng tác sau khi được chuyển về công tác tại Sở văn Hóa – Thông tin tỉnh Cao Bằng. Mang ẩm hưởng của lời một người cha dặn dò đứa con trước lúc nó để rời xa quê hương để lập thân, lập chí, cả bài thơ nói chung, đoạn thơ trên nói riêng đã khơi gợi để đứa con khắc ghi về cội nguồn sinh dưỡng của bản thân mình với những ngôn từ mộc mạc, bình dị, giọng điều thật thiết tha, đầy tình yêu thưởng.
Đoạn thơ được mở đầu bằng bốn dòng thơ năm chữ thật ngắn gọn:
“Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười”.
Thông qua những ngôn ngữ mộc mạc, bình dị, cách nói tự nhiên của người dân núi, bốn dòng thơ đã góp phần khơi gợi khung cảnh cảnh trong một ngôi nhà sàn đơn sơ, đầm ấm, một đứa trẻ thơ đang chập chửng với những bước đi chưa vững chải, bi bô những tiếng nói thơ ngây đầu đời gữa vòng tay yêu thương, nâng đón của người mẹ, người cha.
Cứ thế, khi bàn chân phải của đứa con chẳng may hụt hẫng, ngã nghiêng thì đã có người cha sẵn sang nâng đỡ, còn khi trẻ vấp váp về bên trái thì vòng tay yêu thương của mẹ lại dang ra, ôm ấp, xuýt xoa… Mỗi bước đi vững chải của con, từng tiếng nói được con phát ra rành rọt…là những tiếng cười mừng vui của mẹ, của cha vang lên. Và, bằng từng ngôn từ bình dị ấy, khổ thơ như mốn khẳng định rằng: người con được lớn lên, được trưởng thành là nhờ vòng tay yêu thuwong của cha mẹ trong không khí của một gia đình hạnh phúc.
Không chỉ nhờ tình yêu của một gia đình hạnh phúc, mà còn theo lời tâm tình của người cha, nhân vật trữ tình trong bài thơ, đứa con còn nhờ cuộc sống lao động, nhờ khing cảnh thiên nhiên thơ mộng, nghĩa tình nâng mới trưởng thành:
“Người đồng mình yêu lắm con ơi
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát
Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng
Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới
Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời”.
Trong các dòng thơ trên, cụm từ “người đồng mình” cũng là cách nói mộc mạc, bình dị của người dân miền núi. Tuy giản dị, nhưng lại thắm đươm vào các ngôn từ ấy bao tình thân thương, xứ sở cảu những con người miền núi, những người cùng sống trên một cùng đất, có cùng một cội nguồn dân tộc. Cuộc sống lao động ấy đã được nhà thơ gợi lên qua những hình ảnh đẹp, tả thực mà rất giàu ý nghĩa:
“Đan lờ cái lan hoa
Vách nhà ken câu hát”.
“Lờ” là một dụng cụ dung đánh bắt cá được đan bằng những nan tre,mây, được vót tròn. Cái dụng cụ bình dị ấy vừa là phương tiện lao động phục vụ đời sống, vừa là một sáng tại đầy chất văn hóa. bởi vì, mỗi vành nan được vót, chuốt thật tỉ mỉ bằng đôi bàn tay cần cù, khéo léo của người lao động.
Cái vành nan ấy sẽ được đan cài thật khít, thật kín để đánh bắt được cá, đồng thời, nó cũng cần phải được đan cho đẹp, cho khéo, tạo thành những nan hoa quấn quýt vào nhau. Hình ảnh ấy cho thấy cuộc sống lao động, nhất là lao động ở miền núi không mấy dễ dàng, bao mồ hôi nhọc nhằn của con người đã đổ xuống.
Thế nhưng, qua lời thơ ngọt ngào tình quê hương của Y Phương, dường như cuộc sống mặn mồ hôi ấy cũng có cái thi vị, nên thơ, đầy tình người chia sẻ. Nó đã tự nhiên từ bao đời, nâng đỡ cho những đứa con trường thành trong lao động.
Nếu như cái “lờ”, vật dụng đánh bắt cá mộc mạc, bình dị đã góp phần cho đứa con trưởng thành thì “vách nhà”, “câu hát” cũng là hình ảnh, âm điệu thân thương, gắn bó, góp phần chở che con người, giúp quá trình sinh dưỡng, trưởng thành của con người thêm cững vàng, bền bỉ.
Như ta đã biết, “vách nhà” người miền núi ở Cao Bằng thường được làm bằng những tấm ván gỗ dựng sát vào nhau hoặc đan bằng nan tre nứa. Chúng được ken, cái sát kính vào nhau. Đó là những vật dụng đơn sơ, mộc mạc, rất gần gũi với tự nhiên . Vậy mà, khi được đưa vào thơ ca lại trở nên thi vị vô cùng, nhất là, đan xen vào vách nhà ấy là cung đàn,điệu hát tươi vui, giàu sắc thái nghệ thuật:
“Vách nhà ken câu hát”
Câu thơ với những ngôn từ bình dị ấy đã góp phàn gợi lại không khí tươi vui, sinh động của hiện thực vốn thường xảy ra đối với người dân miền núi. Đó là hình ảnh người dân miền núi sau những giờ lao động nhọc nhằn, họ thường cùng nhau quay quần ca hát, thôi kèn, thổi sáo, gảy đàn. Tiếng hát, điệu đàn của họ tha thiết, quấn quýt như cài vào vách nhà, vấn vương, vấn tít hồn người. Xiết bao yêu thương, bao hạnh phúc mà quê hương ban tặng cho họ. Và , đứa con cũng được trưởng thành trong tình yêu thương đó.
Song song đó, rừng núi quê hương thơ mộng, nghĩa tình cũng góp phần hun đúc cho người con tinh thần, tình yêu thương để trưởng thành:
“Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng”.
Nếu như hình dung về một vùng núi cụ thể, chắc hẳn mỗi người có thể gắn nó với những hình ảnh khác cách nói của Y Phương: là thác lũ, là bạt ngàn cây hay rộn rã tiếng chim thú hoặc cả những âm thanh “gió gào ngàn, giọng nguồn thét núi”, những bí mật của rừng thiêng…..
Nhưng Y Phương chỉ chọn một hình ảnh thôi, hình ảnh “hoa” để nói về cảnh quan của rừng. Nhưng hình ảnh ấy có sức gợi rất lớn, gợi về những gì đẹp đẽ và tinh tuý nhất. Hoa trong “Nói với con” có thể là hoa thực – như một đặc điểm của rừng – và khi đặt trong mạch củabài thơ, hình ảnh này là một tín hiệu thẩm mĩ góp phần diễn đạt điều tác giả đang muốn khái quát: chính những gì đẹpđẽ của quê hương đã hun đúc nên tâm hồn cao đẹp của con người ở đó.
Quê hương còn hiện diện trong những gì gần gũi, thân thương. Đó cũng chính là một nguồn mạch yêu thương vẫn tha thiết chảy trong tâm hồn mỗi người, bởi “con đường cho những tấm lòng”. Điệp từ “cho” mang nặng nghĩa tình. Thiên nhiên đem đến cho con người những thứ cần để lớn, giành tặng cho con người những gì đẹp đẽ nhất.Thiên nhiên đã che chở, nuôi dưỡng con người cả về tâm hồn và lối sống.
Bằng cách nhân hoá “rừng”“con đường” qua điệp từ “cho”, người đọc có thể nhận ra lối sống tình nghĩa của “người đồng mình”. Quê hương ấy chính là cái nôi để đưa con vào cuộc sống êm đềm. Sung sướng ôm con thơ vào lòng, người cha nói với con vềkỉ niệm có tính chất khởi đầu cho hạnh phúc gia đình:
“Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới
Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời”.
Mạch thơ có sự đan xen, mở rộng: từ tình cảm gia đình mà nói tới quê hương. Đoạn thơ vừa làmột lời tâm tình ấm áp, vừa là một lời dặn dò đầy tin cậy của người cha traogửi tới con.
Bằng những thơ đẹp,giản dị bằng cách nói cụ thể, độc đáo mà gần gũi của người miền núi, người cha muốn nói với con rằng: vòng tay yêu thương của cha mẹ, gia đình,nghĩa tình sâu nặng của quê hương làng bản – đó là cái nôi đã nuôi con khôn lớn,là cội nguồn sinh dưỡng của con. Con hãy khắc ghi điều đó.
Chi tiết “đục đá kê cao quê hương” quả là một hình ảnh đầy ấn tượng, chứa niềm tự hào cao độ của nhà thơ đối với dân tộc thân yêu. Thông qua đó, nhà thơ với vai trò người cha mong muốn đứa con phải biết tự hào về truyền thống quê hương, phải luôn tự tin, vững bước trên đường đời. Lòng mong muốn ấy còn được thể hiện trong giọng thơ thiết tha, trìu mến bởi ngữ điệu cảm thán: “thương lắm con ơi”; “đâu con”, ở những lời tâm tình dặn dò: “nghe con” nhưng lại chắc nịch niềm tin nói dối của người dân miền núi, vừa giàu hình ảnh vừa tự nhiên, xúc động lòng người.
Từ đó, ta cảm nhận điều lớn lao nhất mà cha muốn truyền lại cho đứa con là lòng tự hào với sức sống mạnh mẽ, bền bỉ với truyền thống quê hương cao đẹp và niềm tin con bước vào đời.
Bằng những từ ngữ, hình ảnh giàu cảm súc gợi cảm, lối nói niềm vui mộc mạc, ví von sinh động, gọng điệu thiết tha trìu mến, nhịp điệu lúc nhanh lúc đầy khát vọng làm người; bài thơ “Nói với con” của Y Phương nói chung, đoạn thơ trên nói riêng đã giúp ta hiểu sâu sắc các đặc điểm, tính cách thật cao đẹp của người dân trên miền núi, cũng là dân tộc.
Từ đó, bài thơ và đoạn thơ như gợi nhắc mỗi chúng ta phải luôn có tình cảm gắn bó với quê hương, với truyền thống bời đó là cội nguồn dân tộc. Cũng như ta phải có ý chí vương lên trong cuộc sống tươi đẹp của quê hương, dù quê hương còn lắm gian khó, cam go.
Thật ra, núi rừng vẫn có thể có những ngày hoang sơ bởi đường đi còn nhiều gai góc, vắt rừng, hổ báo…Nhưng, thiên nhiên quê hương vẫn đẹp và hào phòng với muôn van hương sắc của hoa rừng hun đúc cho đứa con vẻ đẹp trong sáng , giản dị, mộc mạc, đôn hậu… trong tâm hồn, Cũng như, con đường rừng vô tận sẽ góp phần hun đúc cho con lối sống nghĩa tình vì trên con đường mà suốt đời con đi qua, con đã và sẽ được gặp, được nhận bao tâm lòng đôn hậu, thủy chung của “người đồng mình”, của dân tộc mình.
Như vậy, thong qua những lời thơ thật tự nhiên tuy rất cụ thể nhưng lại có ý nghĩa biểu trưng và khái quát thật sâu sắc, cả bài thơ nói chung, đoạn thơ trên nói riêng đã thể hiện that sâu sắc tấm lòng yêu thương con bao la, rộng lớn của người cha. Tình yêu thương ấy không biểu hiện trong những lời âu yếm, ngợi khen mà bằng lời dặn dò, trìu mến, ấp áp, tràn ngập niềm tin đối với đứa con trong giờ phút tiễn đưa con lên đường lập chí, lập thân.
Đặc biệt, bằng cách khơi ngợi cội nguồn sinh dưỡng góp phần hun đúc cho sự trưởng thành của đứa con, người cha có khát vọng con mình sẽ luôn khắc ghi để gìn giữ và phát huy sao cho truyền thống cao đẹp của dân tộc mãi mãi bền vững, trường tồn. với ý nghĩa cao đẹp ấy, lời dạy của người cha như con ngầm gửi đến chúng ta mãi mãi có giá trị đối với tất cả dân tộc đang sống trên đất nước Việt nam thân yêu này. Vì vậy, chúng ta hãy ghi nhớ và phát huy để sống tình nghĩa, thủy chung, xứng đáng với công lao của tổ tiên, dân tộc.
1
1
Nguyễn Nhật Thúy ...
16/05/2018 20:43:36
Phân tích đoạn 2:
Lòng yêu thương con cái, ước mong thế hệ mai sau nối tiếp xứng đáng, phát huy truyền thống của tổ tiên, dân tộc vốn là một tình cảm cao đẹp của người Việt Nam suốt bao đời nay. Bài thơ Nói với con của Y Phương một nhà thơ dân tộc Tày, cũng nằm trong nguồn cảm hứng nhân văn phổ biến ấy.
Tác giả mượn lời một người cha chân tình, dặn dò con về cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người, về những đặt điểm tính cách cao đẹp của quê hương, dân tộc với ước muốn đứa con hãy ghi nhớ, phát huy. Đoạn 2 bài thơ Nói với con đã thể hiện qua cách nói mộc mạc, giàu hình ảnh của người dân miền núi, đem đến cho bài thơ giọng điệu thiết tha, trìu mến, tin cậy:
“Người đồng mình….nghe con”
Đoạn thơ được nối tiếp theo sau đoạn cảnh người cha khơi gợi cội nguồn sinh dưỡng giúp đứa con khôn lớn, trưởng thành. Bằng đoạn thơ trên, người cha đã ngợi ca những đức tính cao đẹp của con người quê hương nằm khơi gợi cho con lòng từ hào về sức sống mạnh mẽ, bền bỉ về truyền thống cao đẹp của quê hương và niềm mong ước con hãy tiếp tục xứng đáng với truyền thống ấy.
Bắt đầu đoạn thơ bằng cụm từ “người đồng mình” với ý nghĩa là người vùng mình, người miền mình, cách nói giản dị của miền núi và được lặp đi lặp lại ba lần trong đoạn trích, Y Phương đã gửi vào đó niềm tự hào của mình về những đức tính cao đẹp của người dân miền núi bằng tấm lòng yêu mến vô hạn.
Nếu trên kia “yêu lắm con ơi” là yêu cuộc sống vui tươi bình dị, yêu bản làng thơ mộng, yêu những tấm lòng chân thật nghĩa tình, thì đến đây niềm ước vọng càng thêm tha thiết:“thương lắm con ơi”. Tình cảm được nâng lên nhiều lần bởi sau từ “thương” đó là những những nỗi vất vả, gian khó của con người quê hương. Người cha biểu lộ tình cảm yêu thương chân thành về gian truân, thử thách cùng ý chí mà người đồng mình đã trải qua.
Người đồng mình không chỉ là những con người giản dị, tài hoa trong cuộc sống lao động mà còn là những con người biết lo toan và giàu mơ ước:
“Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn”.
Ta dễ dàng nhận ra tính tả thực và phép ẩn dụ tượng trưng đã được nhà thơ vận dụng ở đây. Với phép tả thực, Y phương đã vẽ ra cảnh người dân miền núi mà ở đay dân tộc Tày có cội nguồn sinh dưỡng là những vùng núi cao ngút ngàn, rất hoang vắng và rất buồn bởi cuộc sống nghèo khó, nhọc nhằn. Tuy buồn, tuy khó khăn gian khổ nhưng họ vẫn bám đất, bám bán làng, vẫn thủy chung cùng quê hương. Và càng ở cao, càng gian khổ mới thấy được tấm lòng quyết tâm gìn giữ cội nguồn sinh dưỡng của người dân miền núi.
Tư duy của người miền núi mộc mạc chân tình hiện lên trong cách so sánh độc đáo. Họ lấy hình sông, lấy dáng dáng để biểu thị vẻ đẹp của tinh thần và lối sống. Cách sắp xếp tính từ “cao”, “xa” trong sự tăng tiến, nâng cao mức độ cho thấy khó khăn, thử thách càng lớn thì ý chí con người càng mạnh mẽ, càng quyết tâm chinh phục, vượt qua.
Có thể nói, cuộc sống của người đồng mình còn nhiều nỗi buồn, còn nhiều bộn bề thiếu thốn song họ sẽ vượt qua tất cả, bởi họ có ý chí và nghị lực, họ luôn tin tưởng vào tương lai tốt đẹp của dân tộc và không ngừng mơ ước đến tương lai nơi mà chí lớn sẽ vươn tới.
Chính từ niềm mơ ước ấy, người cha đã nhẹ nhàng nhắc nhở đứa con hãy khắc ghi, rèn luyện, phát huy:
“Dẫu làm sao thì cha cũng muốn
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh không lo cực nhọc”
Đoạn thơ với những hình ảnh cụ thể như núi rừng quê hương được Y Phương nhắc lại theo phép liệt kê: “đá gập ghềnh”, “thung nghèo đói”, “như sông”, “như suối” , “lên thác xuống ghềnh”…”kết hợp với các điệp ngữ: “sống…không chê…”, nhà thơ đã gợi lại cuộc sống vất vả, gian nan đầy thử thắt đối cới người dân Tày giữa hoan sơ đại ngàn.
Phép so sánh “Sống như sông như suối” gợi vẻ đẹp tâm hồn và ý chí của người đồng mình. Gian khó là thế, họ vẫn tràn đầy sinh lực, tâm hồn lãng mạn, khoáng đạt như hình ảnh đại ngàn của sông núi. Tình cảm của họ trong trẻo, dạt dào như dòng suối, con sống trước niềm tin yêu cuộc sống, tin yêu con người.
Cách gợi của nhà thơ được đặt trong giọng điệu mạnh mẽ, chắc nịch, đầy quyết tâm và niềm tin tưởng. Một lần nữa y Phương trong vai người cha đã nhắc con nhớ rằng người đồng mình, người trong cùng bản làng của mình dù sống trong nghèo khổ, gian nan vẫn thủy chung gắn bó với quê hương, cội nguồn.
Thông qua đó, nhà thơ với vai trò người cha mong muốn đứa con phải biết tự hào về truyền thống quê hương, phải luôn tự tin, vững bước trên đường đời:
“Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con”.
Phẩm chất của người của con người quê hương còn được người cha ca ngợi qua cách nói đối lập tương phản giữa hình thức bên ngoài và giá trị tinh thần bên trong, nhưng rất đúng với người miền núi. Tuy “người đồng mình” không mấy đẹp đẽ ở hình thức nhưng luôn ẩn chứa một sức mạnh tinh thần lớn lao, không bao giờ nhỏ bé, không bao giờ thôi ước vọng vươn cao.
Lời thơ mộc mạc, giản dị nhưng chứa bao tâm tình. Sự tương phản này đã tôn lên tầm vóc của người đồngmình. Họ mộc mạc nhưng giàu chí khí, niềm tin. Họ có thể “thô sơ da thịt” nhưng không hề nhỏ bé về tâm hồn, về ý chí, về mong ước xây dựng quê hương.
Lời cha giản dị, ân cần trang nghiêm, chắc nịch đã giúp đứa con nhận ra rằng chính nhờ những “người đồng mình” như thế, những con người có ước mơ xây dựng quê hương với những truyền thống, phong tục tốt đẹp:
“Người đồng mình tự đụng đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì làm phong tục”.
Câu thơ đã khái quát về tinh thần tự tôn dân tộc, về ý thức bảo vệ nguồn cội, bảo tồn những truyền thống quê hương tốt đẹp của người đồng mình. “Đục đá” là công việc vô cùng nặng nhọc, đòi hỏi phải bền bỉ, nhẫn nại. “Đục đá” vào ý thơ dã trở thành hình ảnh sinh động, gợi cảm. Bởi qua ý thơ, hình ảnh ấy giúp ta hình dung hiện thực người dân lao động miền núi bằng khát vọng và ý chí “đục đá kê cao quê hương” đã tôn tạo vẻ đẹp văn hóa của dân trọi với bao thiên tai, bão lũ, bao bọn giặc hung tàn để gìn giữ, bảo vệ quê hương của cả dân tộc.
Đó là hình ảnh Sơn Tinh (thời Hùng Vương thứ 18) bốc từng quả cũng chính là hình ảnh anh hùng Núp và dân tộc Ba Na anh em đã quyết tâm không khuất phục giặc Pháp bảo vệ cho vùng đất Chư-lây thân yêu, làm nên chiến tích lịch sử. Cách mạng hào hùng cho quê hương, đất nước…. Hình dung ra điều ấy, ta mới thấy chi tiết “đục đá kê cao quê hương” là một hình ảnh ấn tượng, chứa chan niềm tự hào cao độ của nhà thơ đối với dân tộc thân yêu.
Lòng mong muốn ấy còn được thể hiện trong giọng thơ thiết tha, trìu mến bởi ngữ điệu cảm thán: “con ơi”; “đâu con”; ở những lời tâm tình dặn dò: “nghe con” nhưng lại chắc nịch niềm tin của nối nói của người dân miền núi, vừa giàu hình ảnh vừa tự nhiên, xúc động lòng người. từ đó, ta cảm nhận diều lướn lao nhất là người cha muốn truyền lại cho đứa con là lòng tự hào với sức sống mạnh mẽ, bền bỉ với quê hương cao đẹp và niềm tin con bước vào đời:
“Con ơi tuy thô sơ da thịt
Lên đường
Không bao giờ nhỏ bé được
Nghe con”.
Hành trang của người con mang theo khi “lên đường” không có gì khác ngoài niềm tự hào về quê hương, nguồn cội cùng với ý chí, quyết tâm và hi vọng lớn lao về một ngày mai tươi sáng. Người con lên đường khắc sâu lời cha dặn và không ngừng nhắc nhở mình thực hiện điều tâm nguyện ấy. Lời dặn của cha thật mộc mạc, dễ hiểu, thấm thía, ẩn chứa niềm hi vọng lớn lao của cha, hi vọng đứa con sẽ tiếp tục vững bước trên đường đời,tiếp nối truyền thống và làm vẻ vang quê hương.Bằng những từ ngữ, hình ảnh giàu sức gợi cảm, lối nói miền núi mộc mạc, cách ví von sinh động, giọng điệu thiết tha trìu mến, nhịp điệu lúc nhanh lúc chậm đầy khát vọng làm người, đoạn thơ ca ngợi những đức tính tốt đẹp của người đồng mình, cha mong con sống có tình nghĩa với quê hương, phải giữ đạo lí “uống nước nhớ nguồn” của cha ông từ bao đời để lại. Hơn nữa, con phải biết chấp nhận gian khó và vươn lên bằng ý chí của mình.
Y Phương đã rất tinh tế khi lựa chọn hình ảnh và giọng điệu khi biểu đạt. Hình như ông đã không hề “mĩ lệ hóa” hay tô vẽ gì thêm cho hình ảnh thơ. Cứ thế, rất tự nhiên, hình ảnh núi non và “người đồng mình” đi vào thơ ông một cách chân thực, hồn nhiên mà sâu sắc đến kì lạ.
0
0
Quỳnh Anh Đỗ
17/05/2018 13:01:30
Xưa nay tình mẫu tử là đề tài phong phú cho thơ ca. Nhưng những bài thơ về tình cha con thì có lẽ khá ít. Bài thơ "Nói với con" cuả Y Phương là 1 trong những tác phẩm hiếm hoi đó. Bài thơ thể hiện tình cảm gia đình êm ấm, tình quê hương tha thiết, ngọt ngào và ngợi ca truyền thống nghĩa tình, sức sống mạnh mẽ của người dân tộc miền núi.
Cảm nhận đầu tiêntrong lời cha nói là hình ảnh con lớn lên trong tình yêu thương của cha mẹ, sự đùm bọc, che chở của người đồng mình, của quê hương. Bài thơ mở ra với khung cảnh gia đình ấm cúng, đầy ấp giọng nói tiếng cười:
Chân phải....
....tiếng cười.
Khung cảnh ấy đẹp như 1 bức tranh: hình ảnh em bé ngây thơ lẫm chẫm tập đi, bi bô tập nói trong vòng tay, trong tình yêu thương, chăm sóc, nâng niu của cha mẹ; hình ảnh cha mẹ giang rộng vòng tay, chăm chút từng bước đi, từng bước đi, từng nụ cười, tiếng nói của con. Gia đình chính là cái nôi êm ái, tổ ấm để con sống, lớn khôn và trường thành trong niềm yêu thương con cái. Đó là không khí thường thấy trong các gia đình hạnh phúc. Nhưng cách diễn đạt ở đay có nét độc đáo riêng cảu người miền núi: nói bằng hình ảnh cụ thể. Điệp ngữ "bước tới", trong tình cảm người cha, ko khỏi niềm sung sướng, tự hào.
Không chỉ có gia đình, con còn lớn lên, trưởng thành trong cuộc sống lao động, trong quê hường sâu nặng nghĩa tình:
Người đồng mình yêu lắm con ơi
...........tấm lòng
Một cách nói rất riêng, rất ngộ : "người đồng mình", là người miền mình, người vùng mình, là những người cùng sống trên 1 miền đất, cùng quê hương, cùng 1 dân tộc. Đó là cách nói mộc mạc, mang túnh địa phương của dân tộc Tày nhưng giàu sức biểu cảm, Tác giả vận dụng lối diễn đạt của người dân tộc miền núi để xây dựng hình ảnh thơ. Những suy nghĩ, tình cảm, cảm xúc đều được diễn tả trực tiếp bằng hình ảnh. Đan lờ để bắt cá, dưói bàn tay của người Tày, những nan trúc, nan tre đã trở thành "nan hoa". Vách nhà ko chỉ ken bằng gỗ mà còn đc ken bằng "câu hát". Rừng đâu chỉ cho nhìu gỗ quý, lâm sản mà còn cho hoa. Ba đông từ "đan", "cài", "ken" còn thể hiện sự đoàn kết, gắn bó cảu quê hương. Lao động đã đem đến cho con bao điều tốt đẹp, "người đồng mình" và quê hương ấp ủ, nuôi sống con trong tình thương yuê, trong tình đoàn kết buôn làng. Và con đường đâu chỉ để đi mà nó còn cho "những tấm lòng" nhân hậu, bao dung, nghĩa tình. Con đường đó là hình bóng thân thuôc của quê hương, còn in dấu những bước chân đi xuôi ngược, làm ăn sinh sống của buôn làng, nên nó mang 1 ý nghĩa thật to lớn trong quá trình khôn lớn của con. Sung sứong nhìn con khôn lớn, nha thơ suy ngẫm về tình làng bản quê nhà, về cội nguồn hạnh phúc:
Cha mẹ ...
....trên đời
Không chỉ gọi cho con về nguồn sinh dưỡng, cha còn nói với con về những đức tính cao đẹp của "người đồng mình" và ước mơ của cha về con. Đó là lòng yêu lao động, hăng say lao động với cả tấm lòng. Đó là sức sống bền bỉ mạnh mẽ vượt wa mọi khó khăn, gian khổ.
Người đồng mình thương lắm con ơi
...........Không lo cực nhọc
Trước hết đó là tình thương yêu, đùm bọc nhau. Cách nói mộc mạc mà chứa đựng bao ân tình rất cảm động đó được lặp đi lặp lai như một điệp khúc trong bài ca. Chính tình thưong đó là sức mạnh để "người đồng mình" vượt wa bao gian khổ cuộc đời. Những câu thơ ngắn, đối xứng nhau "cao đo nỗi buồn xa nuôi chí lớn" diễn tả thật mạnh mẽ chí khí của "người đồng mình": sống vất vả, nghèo đói, cực nhọc, lam lũ nhưng có chí lớn, luôn yêu quý tự hào, gắn bó với quê hương. Đó là phẩm chất thứ hai. Thứ ba, về cách sống, người cha muốn giáo dục con sống phải có nghĩa tình, chung thủy với quê hương, bit chấp nhận vượt wa gian nan, thử thách bằng ý chí và niềm tin của mình. Không chê bai, phản bội quê hưong : "không chê...không chê....không lo" dù quê hương còn nghèo, còn vất vả. "Người đòng mình sống khoáng đạt, hồn nhiên, mạnh mẽ "như sông như suối-lên thác xuống ghềnh-ko lo cực nhọc". Lời cha nói với con mà cũng là lời dạy con về bài học đạo lý làm người. Đoạn thơ rất dồi dào nhạc điệu, tạo nên bởi điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc câu và nhịp thơ rất linh họat , lúc vươn dài, khi rút ngắn, lời thơ giản dị, chắc nịch mà lay độg, thấm thía, có tác dụng truyền cảm manh mẽ.
Để nhắc nhở giáo dục con, người cha nhấn mạnh truyền thống của người đồng mình:
Người đồng mình thô sơ da thịt
.......Nghe con
Truyền thống ấy thật đáng tự hào, tuy "thô sơ da thịt", ăn mặc giản dị, áo chàm, khăn piêu, cuộc sống mộc mạc thiếu thốn... nhưng ko hề nhỏ bé về tâm hồn, ý chí nghị lực và đặc biệt là khát vọng xây dựng quê hương. Họ xây dựng quê hương bằng chính sức lực và sự bền bỉ của mình: "tự đục đá kê cao quê hương". Họ sáng tạo, lưu truyền và bảo vệ phong tục tốt đẹp của mình biết tự hào với truyền thống quê hương, dặn dò con cần tự tin, vững bước trên đường đời, ko bao giờ được sống tầm thường, nhỏ bé, ích kỷ. Hai tiếng "nghe con" kết thúc bài thơ với tấm lòng thương yêu, kỳ vọng, vừa là lời dặn dò nhắc nhở ý chí tình của nhười cha đối với đứa con thân yêu. Hai tiếng ấy nghe sao mà thân thương trìu mến wá.
Bài thơ có giọng điệu nhò nhẹ, chân tình và rất mới lạ trong phong cách, một phong cách miền núi với ngôn ngữ "thổ cẩm" rất độc đáo, với cảm xúc, tư duy rất riêng. Qua đó, Y Phương đã thể hiện tình cảm gia đình ấm cúng, ca ngợi truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ của quê hưong và dân tộc mình. Bài thơ giúp ta hiểu thêm sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của 1 dân tộc miền núi, gợi nhắc tình cảm gắn bó với truyền thống, với quê hương và ý chí vươn lên trong cuộc sống.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×