Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Phân tích hình ảnh con sông Đà trong tùy bút Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân

2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
3.844
2
0
NGUYỄN THỊ THU HẰNG
12/12/2017 08:50:51
Nguyễn Tuân là bậc thầy về ngôn ngữ trong nền văn học hiện đại Việt Nam. Những tác phẩm của ông viết bằng cái “ngông” và bằng tình yêu tha thiết. “Người lái đò sông Đà” là bài tùy bút lấy cảm hứng từ chuyến đi thực tế. Hình ảnh con sông Đà được nhìn qua lăng kính tâm hồn nghệ sỹ với nhiều vẻ đẹp khác nhau mang lại ấn tượng độc đáo đối với người đọc. Nguyễn Tuân đã rất thành công khi xây dựng hình tượng sông Đà bằng chất liệu ngôn ngữ và tình cảm phong phú.

Qua cái nhìn của Nguyễn Tuân, sóng Đà “lắm bệnh lắm chứng, chốc dịu dàng đấy, rồi chôc slaij bẳn tính và gắt gỏng thác lũ ngay đấy”. Có thể nói phải thật tinh tế và khéo léo mới có thể nhận ra sự chuyển đổi của sông đà như vậy.

Sông đà hiện lên là dòng sông hung bạo, lắm thác ghềnh, ngỗ ngược, không chảy theo khuôn khổ. Vẻ đẹp hiểm trở, nguy hiểm của sông đà được tác giả viết “đá bờ sông, dựng vách thành, mặt sông chỗ ấy chỉ lúc đúng giờ ngọ mới có mặt trời. Có vách đá thành chẹt lòng sông đà như một cái yết hầu. Đứng bên này bờ nhẹ tay ném hòn đá qua bên kia vách. Có quãng con nai con hổ đã có lần vọt từ bờ này sang bờ kia”. Chỉ với vài chi tiết phác họa con sông đà hiện lên với nhiều phức tạp, khó khăn, nguy hiểm khôn lường. Tác giả đã diễn tả cảm xúc khi đi qua đoạn sông này “ngồi trong khoang đò qua quãng ấy, đang mùa hè mà cũng thấy lạnh, cảm thấy mình như đứng ở hè một cái ngõ mà ngóng vọng lên một khung cửa sổ nào trên cái tầng nhà thứ mất vừa vụt tắt điện”. Một lối so sánh độc đáo, đầy táo bạo và cũng không kém phần tinh tế. Sông Đà đẹp, nhưng đẹp vẻ đẹp hùng vĩ, hoang dại và nguy hiểm.

Chưa dừng lại ở đó, Nguyễn Tuân còn khiến người đọc bất ngờ hơn nữa khi miêu tả sự hùng vĩ, hung dữ đó “quãng mặt ghềnh hát loong, dài hàng cây số nước xô đá, đá xô sóng, sõng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng đòi nợ xuyết bất cứ người lái đò nào tóm được qua quãng ấy”. Sông Đà hiện lên như một kẻ bất chấp hết, có thể lấy đi tính mạng của những ai vô tình đi qua đây. Thật táo bạo, mãnh liệt và mạnh mẽ.



Khi Nguyễn Tuân miêu tả tiếng thác réo, người đọc có cảm tưởng như đang đứng trước sông đà hùng vĩ chiêm ngưỡng vẻ đẹp khó cưỡng đó “Như là oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như là khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo. tiếng thác rống như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu rừng tre nứa nổ lửa, đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng”. Những câu văn với giọng điệu dồn dập, gay cấn, đầy cảm xúc. Một cảnh tưởng hùng vĩ, nguy hiểm vô cùng. Một cách so sánh, tuyệt vời, hiếm thấy trong văn học. Nguyễn Tuân thực sự là bậc thầy của ngôn ngữ, ông thổi hồn vào những con chữ, khiến con chữ như biết nói, biết rung động.

Đặc biệt hơn nữa, sông Đà hình thành ba trận chiến, người lái đò muốn vượt qua dòng chảy này thì phải vượt qua ba trận chiến hiểm trở, táo bạo này. Với giọng văn dồn dập, tác giả kéo người đọc vào cùng vượt thác với người lái đò. Trận thứ nhất “mặt nước hò la vang dậy quanh mình, ùa vào mà bẻ gãy cán chèo. Sóng nước như thể quân liều mạng vào sát nách…” Sang đến trận thứ hai “tăng thêm nhiều của tử để đánh lừa con thuyền vào, và cửa sinh lại bố trí lệch qua bên phía bờ hữu ngạn”. Sang đến trận thứ ba dường như ít cửa hơn nhưng lại quyết liệt và mãnh liệt hơn. Sông Đà hiện lên không khác nào một con thủy quái đang đòi nuốt chửng người lái đò và chiếc thuyền bất cứ lúc nào có thể. Con sống chính là “kẻ thù số một” của người lá đò, với tất cả đặc tính nham hiểm, thâm độc nhất.

Tuy nhiên bên cạn vẻ đẹp hùng vĩ, hiểm trở, nguy hiểm, sông Đà còn hiện lên thật nên thơ và trữ tình biết bao nhiêu. Qua ngòi bút tinh tế của Nguyễn Tuân “sông đà tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời tây bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mùa khói mèo đôý nương xuân”. Thật tài hoa và thật trữ tĩnh, một hình ảnh tuyệt đẹp hiện lên giữa rừng núi hiểm trở Tây bắc. Đặc biệt khi tác giả miêu tả nước của dòng sông mới thật tuyệt vời và thi vị biết bao “Mùa xuân dòng xanh ngọc bochs, chứ nước sông đà không xanh màu canh hến của sông Gâm sông lô. Mùa thu nước sông đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì ruơu, lừ lừ cái màu đỏ giận giữ ở một người bất mãn bực bội gì mỗi độ thu về”. Những từ ngữ mượt mà, tươi đẹp đã làm nên vẻ đẹp hiếm có của một dòng sông tưởng chừng chỉ có giận dỗi và hung dữ.

Sông Đà có những lúc buồn mênh mang và hoang sơ đến lạ kỳ “Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn như như một nỗi niềm cổ tích xưa”. Thật là một vẻ đẹp nhẹ nhàng, chân chất và tươi mới biết bao nhiêu.

Qua đôi mắt người lái đò, hay là đôi mắt của tác giả sông Đà tạo nên những dòng cảm xúc thật lạ kì, thần tiên và mộng mơ quá đỗi. Có lẽ khi yêu mảnh đất này, cảm nhận nó ở mọi khía cạnh đều toát lên vẻ đẹp không phải nơi nào cũng có được. Và sông Đà cũng vậy, một vẻ đẹp khiến người đọc phải ngỡ ngàng.

Gấp trang sách lại nhưng hình ảnh con sông Đà trong tùy bút “Người lái đò sông Đà” lại ám ảnh người đọc cho đến sau này. Một vẻ đẹp hùng vĩ, hung dữ của thiên nhiên đan xen sự thơ mộng, nhẹ nhàng như chốn bồng lai. Đó chính là sự thành công của Nguyễn Tuân.


Sông đà hiện lên là dòng sông hung bạo, lắm thác ghềnh, ngỗ ngược, không chảy theo khuôn khổ. Vẻ đẹp hiểm trở, nguy hiểm của sông đà được tác giả viết “đá bờ sông, dựng vách thành, mặt sông chỗ ấy chỉ lúc đúng giờ ngọ mới có mặt trời. Có vách đá thành chẹt lòng sông đà như một cái yết hầu. Đứng bên này bờ nhẹ tay ném hòn đá qua bên kia vách. Có quãng con nai con hổ đã có lần vọt từ bờ này sang bờ kia”. Chỉ với vài chi tiết phác họa con sông đà hiện lên với nhiều phức tạp, khó khăn, nguy hiểm khôn lường. Tác giả đã diễn tả cảm xúc khi đi qua đoạn sông này “ngồi trong khoang đò qua quãng ấy, đang mùa hè mà cũng thấy lạnh, cảm thấy mình như đứng ở hè một cái ngõ mà ngóng vọng lên một khung cửa sổ nào trên cái tầng nhà thứ mất vừa vụt tắt điện”. Một lối so sánh độc đáo, đầy táo bạo và cũng không kém phần tinh tế. Sông Đà đẹp, nhưng đẹp vẻ đẹp hùng vĩ, hoang dại và nguy hiểm.

Chưa dừng lại ở đó, Nguyễn Tuân còn khiến người đọc bất ngờ hơn nữa khi miêu tả sự hùng vĩ, hung dữ đó “quãng mặt ghềnh hát loong, dài hàng cây số nước xô đá, đá xô sóng, sõng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng đòi nợ xuyết bất cứ người lái đò nào tóm được qua quãng ấy”. Sông Đà hiện lên như một kẻ bất chấp hết, có thể lấy đi tính mạng của những ai vô tình đi qua đây. Thật táo bạo, mãnh liệt và mạnh mẽ.

Khi Nguyễn Tuân miêu tả tiếng thác réo, người đọc có cảm tưởng như đang đứng trước sông đà hùng vĩ chiêm ngưỡng vẻ đẹp khó cưỡng đó “Như là oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như là khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo. tiếng thác rống như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu rừng tre nứa nổ lửa, đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng”. Những câu văn với giọng điệu dồn dập, gay cấn, đầy cảm xúc. Một cảnh tưởng hùng vĩ, nguy hiểm vô cùng. Một cách so sánh, tuyệt vời, hiếm thấy trong văn học. Nguyễn Tuân thực sự là bậc thầy của ngôn ngữ, ông thổi hồn vào những con chữ, khiến con chữ như biết nói, biết rung động.

Đặc biệt hơn nữa, sông Đà hình thành ba trận chiến, người lái đò muốn vượt qua dòng chảy này thì phải vượt qua ba trận chiến hiểm trở, táo bạo này. Với giọng văn dồn dập, tác giả kéo người đọc vào cùng vượt thác với người lái đò. Trận thứ nhất “mặt nước hò la vang dậy quanh mình, ùa vào mà bẻ gãy cán chèo. Sóng nước như thể quân liều mạng vào sát nách…” Sang đến trận thứ hai “tăng thêm nhiều của tử để đánh lừa con thuyền vào, và cửa sinh lại bố trí lệch qua bên phía bờ hữu ngạn”. Sang đến trận thứ ba dường như ít cửa hơn nhưng lại quyết liệt và mãnh liệt hơn. Sông Đà hiện lên không khác nào một con thủy quái đang đòi nuốt chửng người lái đò và chiếc thuyền bất cứ lúc nào có thể. Con sống chính là “kẻ thù số một” của người lá đò, với tất cả đặc tính nham hiểm, thâm độc nhất.

Tuy nhiên bên cạn vẻ đẹp hùng vĩ, hiểm trở, nguy hiểm, sông Đà còn hiện lên thật nên thơ và trữ tình biết bao nhiêu. Qua ngòi bút tinh tế của Nguyễn Tuân “sông đà tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời tây bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mùa khói mèo đôý nương xuân”. Thật tài hoa và thật trữ tĩnh, một hình ảnh tuyệt đẹp hiện lên giữa rừng núi hiểm trở Tây bắc. Đặc biệt khi tác giả miêu tả nước của dòng sông mới thật tuyệt vời và thi vị biết bao “Mùa xuân dòng xanh ngọc bochs, chứ nước sông đà không xanh màu canh hến của sông Gâm sông lô. Mùa thu nước sông đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì ruơu, lừ lừ cái màu đỏ giận giữ ở một người bất mãn bực bội gì mỗi độ thu về”. Những từ ngữ mượt mà, tươi đẹp đã làm nên vẻ đẹp hiếm có của một dòng sông tưởng chừng chỉ có giận dỗi và hung dữ.

Sông Đà có những lúc buồn mênh mang và hoang sơ đến lạ kỳ “Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn như như một nỗi niềm cổ tích xưa”. Thật là một vẻ đẹp nhẹ nhàng, chân chất và tươi mới biết bao nhiêu.

Qua đôi mắt người lái đò, hay là đôi mắt của tác giả sông Đà tạo nên những dòng cảm xúc thật lạ kì, thần tiên và mộng mơ quá đỗi. Có lẽ khi yêu mảnh đất này, cảm nhận nó ở mọi khía cạnh đều toát lên vẻ đẹp không phải nơi nào cũng có được. Và sông Đà cũng vậy, một vẻ đẹp khiến người đọc phải ngỡ ngàng.

Gấp trang sách lại nhưng hình ảnh con sông Đà trong tùy bút “Người lái đò sông Đà” lại ám ảnh người đọc cho đến sau này. Một vẻ đẹp hùng vĩ, hung dữ của thiên nhiên đan xen sự thơ mộng, nhẹ nhàng như chốn bồng lai. Đó chính là sự thành công của Nguyễn Tuân.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
NGUYỄN THỊ THU HẰNG
12/12/2017 08:52:10
1
Cảm nhận về vẻ đẹp của người lao động Tây Bắc qua hình ảnh người lái đò trong bài tùy bút “Người lái đò sông Đà” của Nguyễn Tuân I/ Mở bài:
- “Người lái đò sông Đà” là một trong 15 bài tùy bút trong tập tùy bút “Sông Đà” của nhà văn Nguyễn Tuân,được sáng tác năm 1960.Tác phẩm là kết qủa sau nhiều lần Nguyễn Tuân đến với Tây Bắc trong thời kì kháng chiến chống Pháp, mà nhất là sau chuyến đi thực tế của nhà văn trong công cuộc xây dựng cuộc sống mới ở vùng cao Tây Bắc.
-Trong bài tùy bút này,với ngòi bút nghệ thuật đầy tài hoa và uyên bác của mình, Nguyễn Tuân phác họa lại một bức tranh thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ, thơ mộng qua hình ảnh của sông Đà; mà đặc biệt là hình ảnh của người dân lao động Tây Bắc cần cù, dũng cảm mà rất đỗi tài hoa qua hình ảnh của người lái đò trên sông.
II/ Thân bài:
Thật vậy, có thể nói,hình ảnh người lái đò trên sông trong bài tùy bút chính là đối tượng của cái đẹp, lấp lánh ánh sáng của người của người tài hoa nghệ sĩ, người lái đò - nghệ sĩ. Bởi lẽ ở đây chở đò, lái đò cả một nghệ thuật cao cường và đầy tài hoa. Nghệ thuật ấy là sự nhập thân vào cả hai phương diện hình thức và tính cách của ông lái, cụ thể:
1/ Ông lái đò là một ông già 70 tuổi, ông sinh ra và lớn lên ngay bên bờ sông Đà “quê ông ở ngay chỗ ngã tư sông sát tỉnh”. Phần lớn cuộc đời ông dành cho nghề lái đò dọc trên sông Đà - một nghề đầy gian khổ và nguy hiểm.
2/ Ông là một người từng trải, hiểu biết, rất thành thạo trong nghề lái đò.Thành thạo đến mức ”sông Đà, đối với ông lái đò ấy, như một trường thiên anh hùng ca mà ông đã thuộc đến cả cái chấm than, chấm câu và những đọan xuống dòng”.Trong thời gian hơn chục năm “trên sông Đà ông xuôi, ông ngược hơn một trăm lần rồi, chính tay ông giữ lái độ sáu chục lần”. Ông hiểu biết tường tận sâu sắc nghề nghiệp (tại sao thuyền đi trên sông Đà chỉ có mình thon chứ không nở; ông dùng mắt “mà nhớ tỉ mỉ như đánh đanh vào lòng tất cả những luống nước của tất cả những con thác hiểm trở”
3/- Đặc biệt, để khắc họa vẻ đẹp người lao - người nghệ sĩ tài hoa qua hình tượng ông lái đò, nhà văn đã sáng tạo ra một cuộc vượt thác Sông Đà của ông qua ba trùng vi thạch trận trên sông. Qua ba trùng vi ấy, hình ảnh người lái đò hiện lên:
+ Là một người dũng cảm, bản lĩnh, cao cường trong nghề vượt thác.Ông tỏ ra rất bình tĩnh, ung dung đối đầu với những cơn cuồng bạo của thác nghềnh (nén đau, giữ mái chèo, tỉnh táo chỉ huy bạn chèo lần lượt vượt qua các ghềnh thác).
+ Ông còn là một người thông minh – tài ba trong việc xử lý các tình huống nguy hiểm tài tình, linh hoạt (nắm chắc binh pháp của thần sông, thần núi...để “phá trận đồ bát quái của dòng sông”).Để chiến đấu với thủy trận sông Đà,ông đã có những động tác chính xác điêu luyện (cỡi đúng ngay lên bờm sóng luồng nước; phóng thẳng thuyền vào giữa thác....chinh phục được dòng sông Đà dữ dằn bằng tài trí và lòng dũng cảm).
4/ Không những vậy,ông còn là một người nghệ sĩ tài hoa, yêu mến và tự hào với công việc: (gắn bó với dòng sông nhất là những khúc sông nhiều thác ghềnh; sau khi vược thác ung dung “đốt lửa trong hang đá, nướng ống cơm lam...”).
* Đánh giá :
- Có thể nói,để hình tượng ông lái đò hiện lên sinh động,mang vẻ đẹp của người dân lao động Tây Bắc, Nguyễn Tuân đã rất tài hoa trong nghệ thuật xây dựng nhân vật người lái đò bằng những cảm hứng đặc biệt đối với những gì gây cảm giác mạnh. Nhà văn nhìn cảnh vật con người ở phương diện cái Đẹp. Bài viết đầy ắp những tri thức uyên bác của các ngành. Đặc biệt là lối viết phóng túng với ngôn ngữ giàu có và điêu luyện rất độc đáo, rất riêng của Nguyễn Tuân..
- Hình ảnh ông lái đò là hình ảnh tuyệt đẹp về người anh hùng lao động bình thường nhưng tài ba trí dũng trong nghệ thuật vượt thác,leo ghềnh. Nhân vật ông lái được xây dựng trong mối tương quan với hoàn cảnh (cuộc đối đầu dữ dội với sông Đà) để làm bật nổi phẩm chất của người lao động trong cuộc sống đời thường. Nguyễn Tuân cũng đã sử dụng tri thức hội họa, điện ảnh, võ thuật, quân sự một cách tài hoa, uyên bác để diễn tả sinh động tài nghệ của nhân vật.
- Qua đó, Nguyễn Tuân cũng đã dành cho nhân vật những tình cảm đẹp đẽ, đằm thắm.Nguyễn Tuân cũng ngụ ý rằng :chủ nghĩa anh hùng đâu chỉ có ở chiến trường mà ở ngay trong cuộc sống của nhân dân ta, đang vật lộn với thiên nhiên vì miếng cơm ,manh áo.Trí dũng tài ba không phải tìm ở đâu, mà ở ngay những người dân lao động bình thường.Người lái đò sông Đà là một biểu tượng của con người chiến thắng và chinh phục thiên nhiên.
III/ Kết bài :
- Qua hình tượng người lài đò,Nguyễn Tuân bày tỏ quan niệm về con người : Con người, bất kể địa vị hay nghề nghiệp gì, nếu hết lòng và thành thạo với công việc của mình thì bao giờ cũng đáng trọng.Chính Nguyễn Tuân cũng là một người hết mình và tài hoa trong nghề văn. Cũng qua bài tùy bút, Người đọc thấy rõ tấm lòng nặng nghĩa với cuộc đời, với cái đẹp, với non sông đất nước của Nguyễn Tuân.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×