Cảnh ngày xuân” nằm trong phần đầu tác phẩm- phần Gặp gỡ- Đính ước.
Trong đoạn trích này Nguyễn Du đã vẽ ra một bức tranh thiên nhiên đầy sống động, tinh khôi, mới mẻ, đặc biệt, nó được nhìn qua mắt nhìn của những người trẻ tuổi, đang đứng trước ngưỡng cửa của tình yêu.
“ Ngày xuân con én đưa thoi
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”
Ẩn dụ- nhân hóa “ con én đưa thoi” gợi tả bầy chim én- loài chim xuân quen thuộc, chao liệng nhịp nhàng giữa bầu trời cao như chiếc thoi đưa vẽ những đường tơ mềm mại trên khung dệt vải.
“ Thiều quang” là làn ánh sáng đỏ hồng, tỏ rạng rực rỡ và ấp áp của mùa xuân. Chỉ bằng hai nét đặc trưng tiêu biểu: chim én và nắng vàng- bức tranh xuân đã bừng lên tươi tắn.
Bên cạnh đường nét, màu sắc là cảm xúc.Cảm xúc được kín đáo thể hiện qua ý niệm về thời gian. Thời gian của ngày vui dường như trôi đi rất nhanh:
“ Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi”
“ Đã ngoài sáu mươi” là vào khoảng đầu tháng ba, mùa xuân qua mất hai phần! Trước thời gian “ đưa thoi”- trôi đi rất nhanh, Xuân Diệu sau này cuống quýt:
“ Mau với chứ vội vàng lên với chứ”