Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Phân tích nghệ thuật trào phúng trong trích đoạn "Hạnh phúc của một tang gia"

6 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
1.256
8
1
Nghiêm Xuân Hậu ( ...
08/01/2018 20:16:51
Từ lâu nhiều người đã kể Số đỏ của Vũ Trọng Phụng vào hàng những tác phẩm xuất sắc nhất của thể loại trào phúng trong văn xuôi Việt Nam. Với Số đỏ, người đọc được cười từ đầu đến cuối, cười một cách hả hê. Nhưng cũng với Số đỏ người đọc phải phẫn uất mà kêu lên: Trời ! Cái xã hội gì mà giả dối, bịp bợm đến thế, bất nhân, bạc ác đến thế !
Đọc Số đỏ, người ta nghĩ, đây đúng là đất cho ngón võ sở trường của Vũ Trọng Phụng. Trong tác phẩm này, ngón võ ấy đã được sử dụng hết sức lợi hại trong một chương, chương XV, có nhan đề là "Hạnh phúc của một tang gia". Ngón võ ấy là ngón gì, ấy chính là nghệ thuật tạo mâu thuẫn. Thật ra không phải Vũ Trọng Phụng tạo ra mâu thuẫn. Mâu thuẫn vốn tự có trong bản chất xã hội, và nhà văn họ Vũ với cái nhìn sắc như dao của mình, với cái tài của một “ông vua phóng sự” bẩm sinh đã nhận ra nó, chỉ nó ra, nâng nó lên cho cả toàn dân thiên hạ thấy để cười, để căm ghét và khinh bỉ nó.
Cách đặt nhan đề chương sách của Vũ Trọng Phụng đã lạ lùng, đầy mâu thuẫn: Hạnh phúc của một tang gia. Tang gia mà cũng hạnh phúc à? Tang gia mà cũng có thể hạnh phúc được ư? Cái chết của người thân gia đình có thể đem lại cho người ta hạnh phúc được sao ? Nếu chỉ đọc nhan đề, người ta có thể nghĩ là nhà văn đã bịa ra một cách ác ý bằng sự kết hợp của hai khái niệm hoàn toàn đối lập ấy. Nhưng không, đó không phải là ác ý của nhà văn, đó là sự thật của đời sống, sự thật của xã hội mà nhà văn muốn mổ xẻ ra để mọi người nhìn thấy nó tận mắt.
Mọi sự bắt đầu từ cái chết của một ông già. Ông già ấy là cha, là ông của "một gia đình đông đảo và đáng kính" của một xã hội “thượng lưu”. Cả cái gia đình ấy đã "nhao lên mỗi người một cách". Nhưng nhao lên vì đau khổ, vì đau đớn, vì lo lắng... trước cái chết của người thân chăng? Không phải, chúng đã nhao lên vì.... hạnh phúc ! "Cái chết kia đã làm cho nhiều người sướng lắm'': Câu văn tưởng chừng như ngược đời kia của Vũ Trọng Phụng đã thâu tóm tất cả mọi thứ "thế thái nhân tình".
Nhận định ấy không hề là một sự bịa đặt cho vui của nhà văn. Sự thật rất rành rành cụ thể .Ông Phán mọc sừng sau cái chết của ông nội vợ, bỗng thấy cái "sự mọc sừng" của mình tăng giá lên vài nghìn đồng. Cụ cố Hồng sung sướng "mơ màng đến cái lúc mặc đồ xô gai, lụ khụ chống gậy vừa ho khạc, vừa khóc mếu" để được người ta ngợi khen "một cái đám ma như thế, một cái gậy như thế,...". Còn ông Văn Minh, cháu đích tôn, nhà cải cách xã hội ? Ông ta sung sướng tột đỉnh bởi vì với cái chết của ông nội, ông ta thấy rằng tờ di chúc đã được thực hiện, nghĩa là cái ao ước cho ông nội mình chết đi để được chia của đã trở thành sự thật. Bà Văn Minh sung sướng theo đúng cách của một phụ nữ tân thời, bà ta nhận ra từ cái chết của ông nội chồng một dịp may hiếm có để có thể mặc "trang phục tân thời'', "đồ xô gai tân thời", "những sáng tạo mốt mới" của tiệm may Âu hoá!
Tâm địa của lũ người kia tưởng đến thế là tởm và lố bịch. Nhưng chưa hết, đến đây, Vũ Trọng Phụng còn đẩy lên một tầng nữa. Bởi bọn con cháu bất hiếu nhất trần đời đó còn muốn tỏ ra mình là kẻ có hiếu, có thảo cũng nhất trần đời nữa kia. Thế là dưới ngòi bút của nhà văn trào phúng, sự bịp bợm cao nhất, đáng phỉ nhổ nhất cũng bộc lộ ra. Những kẻ mong cho ông già mau chết đã tổ chức một đám ma thật to để bày tỏ lòng hiếu thảo, tiếc thương đối với người đã chết! Chính vì thế ngòi bút của Vũ Trọng Phụng tập trung sức mạnh như có thần trong phần thứ hai của chương sách - phần tả cảnh đám ma.
Trước hết nhà văn tả cô Tuyết, một cô gái hư hỏng nhưng chỉ "hư hỏng một nửa", một thiếu nữ đang rất tiêu biểu cho xã hội "tân thời ngày ấy". Tuyết mặc bộ trang phục nửa kín nửa hở, với nét mặt đó, "vẻ buồn lãng mạn" vì nhớ nhân tình chứ không phải vì thương người chết, đã gây một hiệu quả lạ lùng. Các vị tai to mặt lớn đi đưa đám chỉ nhìn vào vẻ khêu gợi của Tuyết để mà cảm động, cứ như thực sự cảm động trước nỗi buồn tang tóc vậy.
Đám ma to thật, to đến mức "có thể làm cho người chết nằm trong quan tài cũng phải mỉm cười sung sướng". Người ta đã lợi dụng đám ma đến mức cao nhất để khoe giàu, khoe sang và để khoe lòng hiếu thảo giả vờ của mình.
Nếu như mong muốn của tất cả đám con của người chết kia là trong đám ma này đưa sự giả dối, bịp bợm đồng thời là sự tàn nhẫn bất nhân, đểu giả của mình lên đến mức hoàn toàn thì quả thực chúng đã đạt được một cách trọn vẹn, xuất sắc.
Nhưng chưa hết. Dưới mắt Vũ Trọng Phụng, cái lũ người giả dối không chỉ bao gồm một nhóm nhỏ ấy. Chúng đông đảo lắm. Chúng là toàn xã hội văn minh Âu hoá. Bắt đầu là hai nhà đại diện cảnh sát, nghĩa là đại diện của nhà nước, thầy Min Đơ và thầy Min Toa. Tác giả đã nói lên vẻ mừng rỡ hí hửng của hai thầy khi được chủ nhà đám ma thuê làm người giữ trật tự. Lí do của sự mừng rỡ, duy nhất chỉ là vì họ đang không có việc gì để làm và đang "buồn như nhà buôn sắp vỡ nợ". Thứ đến là các vị tai to mặt lớn, lớp' "hoa" của giới thượng lưu xã hội, mặt mũi sang trọng; người đeo đầy đủ các thứ "hội rinh". Trong đám ma này, sự cảm động của họ không phải là đã nhớ đến người đã khuất, cũng không phải vì tiếng kèn đưa ma não ruột bi ai, mà chỉ vì... được ngắm không mất tiền làn da trắng thập thò trong làn áo mỏng của cô Tuyết.
Sự xuất hiện của hai tên đại bịp là Xuân Tóc Đỏ và sư ông Tăng Phú trong dịp này lại khiến người ta cảm động đến cực điểm. Vì sao? Vì với sáu chiếc xe kéo và những vòng hoa đồ sộ hai kẻ này đã làm cho đám ma thêm long trọng, to tát. Đến bà cụ cố Hồng, có lẽ là người lương thiện nhất trong cái gia đình vừa hư hỏng vừa đại bịp ấy, cũng cảm động đến hớt hải lên.
Những người đi đưa đám thật đông đảo. Bằng điệp khúc "Đám cứ đi..." được nhắc lại đến mấy lần, tác giả như muốn nói, đám ma thật là to, thật là đông, thiên hạ tha hồ mà chiêm ngưỡng để thấy rõ sự to tát của nó. Nhưng cứ thử tìm xem trong đám người đông đảo ấy có ai là người đang thực sự "đi đưa đám", nghĩa là có chút tiếc thương đối với người chết mà họ đang đưa tiễn? Không có ai cả, tất cả mọi người, đàn ông cũng như đàn bà, già cũng như trẻ, tuy đang giữ một vẻ nghiêm chỉnh, nhưng đều đang nói một điều gì đó, nghĩ một điều gì đó không dính dáng đến người chết và đám ma cả. Trai thanh gái lịch thì chim nhau, bình phẩm, chê bai nhau, ghen tuông nhau, hẹn hò nhau... nhưng tất cả đều "mang vẻ mặt buồn rầu của người đi đưa đám ma".
Thật là nhẫn tâm, thật là vô liêm sỉ. Ta sẽ nghĩ như thế. Nhưng, với Vũ Trọng Phụng có nghe được những lời mà họ nói với nhau mới thấy sự vô liêm sỉ còn trơ tráo đến mức nào mà nhà văn đã đưa ra một số lời ấy.
"Đám cứ đi..." có nghĩa là sự vô liêm sỉ ấy không hề khép lại, nó còn kéo dài.
Đến lúc đám tang không "cứ đi" nữa mà dừng lại để hạ huyệt, Vũ Trọng Phụng còn hiến cho người đọc hai chi tiết đặc sắc, đẩy cảnh đưa đám này lên đến đỉnh điểm. Chi tiết thứ nhất là cảnh câu Tú Tân bắt bẻ từng người một làm những động tác, giữ những tư thế đau buồn để cho cậu ta... chụp ảnh. Chi tiết thứ hai là ông Phán mọc sừng, cái kẻ giả dối và vô liêm sỉ nhất trong cái gia đình này đã khóc đến tưởng chừng ngất đi. Tuy vậy, giữa lúc oằn người khóc lóc, chính ông ta đã giúi vào tay Xuân Tóc Đỏ món tiền năm đồng vì đã có công gọi ông ta là "người chồng mọc sừng" (chính là cái công gián tiếp khiến cho ông già chết). Thật là những kịch sĩ thượng hạng của những tấn trò đời. Hai chi tiết ấy đóng lại một cách trọn vẹn và sắc sảo chương nói về sự giả dối của con người.
Những điều Vũ Trọng Phụng viết trong trang sách là thật ư ? Nhưng những điều ấy vô lí lắm mà và hình như đều có thật cả. Ngòi bút Vũ Trọng Phụng đúng là sắc như dao. Đằng sau những lời nói như đùa, những cảnh trào phúng cười ra nước mắt, sự thật của đời sống cứ hiện ra lồ lộ mà trên nó nổi lên hai điều lớn nhất: sự tàn nhẫn và sự dối trá.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
1
mỹ hoa
08/01/2018 20:16:52
Từ lâu nhiều người đã kể Số đỏ của Vũ Trọng Phụng vào hàng những tác phẩm xuất sắc nhất của thể loại trào phúng trong văn xuôi Việt Nam. Với Số đỏ, người đọc được cười từ đầu đến cuối, cười một cách hả hê. Nhưng cũng với Số đỏ người đọc phải phẫn uất mà kêu lên: Trời ! Cái xã hội gì mà giả dối, bịp bợm đến thế, bất nhân, bạc ác đến thế !
Đọc Số đỏ, người ta nghĩ, đây đúng là đất cho ngón võ sở trường của Vũ Trọng Phụng. Trong tác phẩm này, ngón võ ấy đã được sử dụng hết sức lợi hại trong một chương, chương XV, có nhan đề là "Hạnh phúc của một tang gia". Ngón võ ấy là ngón gì, ấy chính là nghệ thuật tạo mâu thuẫn. Thật ra không phải Vũ Trọng Phụng tạo ra mâu thuẫn. Mâu thuẫn vốn tự có trong bản chất xã hội, và nhà văn họ Vũ với cái nhìn sắc như dao của mình, với cái tài của một “ông vua phóng sự” bẩm sinh đã nhận ra nó, chỉ nó ra, nâng nó lên cho cả toàn dân thiên hạ thấy để cười, để căm ghét và khinh bỉ nó.
Cách đặt nhan đề chương sách của Vũ Trọng Phụng đã lạ lùng, đầy mâu thuẫn: Hạnh phúc của một tang gia. Tang gia mà cũng hạnh phúc à? Tang gia mà cũng có thể hạnh phúc được ư? Cái chết của người thân gia đình có thể đem lại cho người ta hạnh phúc được sao ? Nếu chỉ đọc nhan đề, người ta có thể nghĩ là nhà văn đã bịa ra một cách ác ý bằng sự kết hợp của hai khái niệm hoàn toàn đối lập ấy. Nhưng không, đó không phải là ác ý của nhà văn, đó là sự thật của đời sống, sự thật của xã hội mà nhà văn muốn mổ xẻ ra để mọi người nhìn thấy nó tận mắt.
Mọi sự bắt đầu từ cái chết của một ông già. Ông già ấy là cha, là ông của "một gia đình đông đảo và đáng kính" của một xã hội “thượng lưu”. Cả cái gia đình ấy đã "nhao lên mỗi người một cách". Nhưng nhao lên vì đau khổ, vì đau đớn, vì lo lắng... trước cái chết của người thân chăng? Không phải, chúng đã nhao lên vì.... hạnh phúc ! "Cái chết kia đã làm cho nhiều người sướng lắm'': Câu văn tưởng chừng như ngược đời kia của Vũ Trọng Phụng đã thâu tóm tất cả mọi thứ "thế thái nhân tình".
Nhận định ấy không hề là một sự bịa đặt cho vui của nhà văn. Sự thật rất rành rành cụ thể .Ông Phán mọc sừng sau cái chết của ông nội vợ, bỗng thấy cái "sự mọc sừng" của mình tăng giá lên vài nghìn đồng. Cụ cố Hồng sung sướng "mơ màng đến cái lúc mặc đồ xô gai, lụ khụ chống gậy vừa ho khạc, vừa khóc mếu" để được người ta ngợi khen "một cái đám ma như thế, một cái gậy như thế,...". Còn ông Văn Minh, cháu đích tôn, nhà cải cách xã hội ? Ông ta sung sướng tột đỉnh bởi vì với cái chết của ông nội, ông ta thấy rằng tờ di chúc đã được thực hiện, nghĩa là cái ao ước cho ông nội mình chết đi để được chia của đã trở thành sự thật. Bà Văn Minh sung sướng theo đúng cách của một phụ nữ tân thời, bà ta nhận ra từ cái chết của ông nội chồng một dịp may hiếm có để có thể mặc "trang phục tân thời'', "đồ xô gai tân thời", "những sáng tạo mốt mới" của tiệm may Âu hoá!
Tâm địa của lũ người kia tưởng đến thế là tởm và lố bịch. Nhưng chưa hết, đến đây, Vũ Trọng Phụng còn đẩy lên một tầng nữa. Bởi bọn con cháu bất hiếu nhất trần đời đó còn muốn tỏ ra mình là kẻ có hiếu, có thảo cũng nhất trần đời nữa kia. Thế là dưới ngòi bút của nhà văn trào phúng, sự bịp bợm cao nhất, đáng phỉ nhổ nhất cũng bộc lộ ra. Những kẻ mong cho ông già mau chết đã tổ chức một đám ma thật to để bày tỏ lòng hiếu thảo, tiếc thương đối với người đã chết! Chính vì thế ngòi bút của Vũ Trọng Phụng tập trung sức mạnh như có thần trong phần thứ hai của chương sách - phần tả cảnh đám ma.
Trước hết nhà văn tả cô Tuyết, một cô gái hư hỏng nhưng chỉ "hư hỏng một nửa", một thiếu nữ đang rất tiêu biểu cho xã hội "tân thời ngày ấy". Tuyết mặc bộ trang phục nửa kín nửa hở, với nét mặt đó, "vẻ buồn lãng mạn" vì nhớ nhân tình chứ không phải vì thương người chết, đã gây một hiệu quả lạ lùng. Các vị tai to mặt lớn đi đưa đám chỉ nhìn vào vẻ khêu gợi của Tuyết để mà cảm động, cứ như thực sự cảm động trước nỗi buồn tang tóc vậy.
Đám ma to thật, to đến mức "có thể làm cho người chết nằm trong quan tài cũng phải mỉm cười sung sướng". Người ta đã lợi dụng đám ma đến mức cao nhất để khoe giàu, khoe sang và để khoe lòng hiếu thảo giả vờ của mình.
Nếu như mong muốn của tất cả đám con của người chết kia là trong đám ma này đưa sự giả dối, bịp bợm đồng thời là sự tàn nhẫn bất nhân, đểu giả của mình lên đến mức hoàn toàn thì quả thực chúng đã đạt được một cách trọn vẹn, xuất sắc.
Nhưng chưa hết. Dưới mắt Vũ Trọng Phụng, cái lũ người giả dối không chỉ bao gồm một nhóm nhỏ ấy. Chúng đông đảo lắm. Chúng là toàn xã hội văn minh Âu hoá. Bắt đầu là hai nhà đại diện cảnh sát, nghĩa là đại diện của nhà nước, thầy Min Đơ và thầy Min Toa. Tác giả đã nói lên vẻ mừng rỡ hí hửng của hai thầy khi được chủ nhà đám ma thuê làm người giữ trật tự. Lí do của sự mừng rỡ, duy nhất chỉ là vì họ đang không có việc gì để làm và đang "buồn như nhà buôn sắp vỡ nợ". Thứ đến là các vị tai to mặt lớn, lớp' "hoa" của giới thượng lưu xã hội, mặt mũi sang trọng; người đeo đầy đủ các thứ "hội rinh". Trong đám ma này, sự cảm động của họ không phải là đã nhớ đến người đã khuất, cũng không phải vì tiếng kèn đưa ma não ruột bi ai, mà chỉ vì... được ngắm không mất tiền làn da trắng thập thò trong làn áo mỏng của cô Tuyết.
Sự xuất hiện của hai tên đại bịp là Xuân Tóc Đỏ và sư ông Tăng Phú trong dịp này lại khiến người ta cảm động đến cực điểm. Vì sao? Vì với sáu chiếc xe kéo và những vòng hoa đồ sộ hai kẻ này đã làm cho đám ma thêm long trọng, to tát. Đến bà cụ cố Hồng, có lẽ là người lương thiện nhất trong cái gia đình vừa hư hỏng vừa đại bịp ấy, cũng cảm động đến hớt hải lên.
Những người đi đưa đám thật đông đảo. Bằng điệp khúc "Đám cứ đi..." được nhắc lại đến mấy lần, tác giả như muốn nói, đám ma thật là to, thật là đông, thiên hạ tha hồ mà chiêm ngưỡng để thấy rõ sự to tát của nó. Nhưng cứ thử tìm xem trong đám người đông đảo ấy có ai là người đang thực sự "đi đưa đám", nghĩa là có chút tiếc thương đối với người chết mà họ đang đưa tiễn? Không có ai cả, tất cả mọi người, đàn ông cũng như đàn bà, già cũng như trẻ, tuy đang giữ một vẻ nghiêm chỉnh, nhưng đều đang nói một điều gì đó, nghĩ một điều gì đó không dính dáng đến người chết và đám ma cả. Trai thanh gái lịch thì chim nhau, bình phẩm, chê bai nhau, ghen tuông nhau, hẹn hò nhau... nhưng tất cả đều "mang vẻ mặt buồn rầu của người đi đưa đám ma".
Thật là nhẫn tâm, thật là vô liêm sỉ. Ta sẽ nghĩ như thế. Nhưng, với Vũ Trọng Phụng có nghe được những lời mà họ nói với nhau mới thấy sự vô liêm sỉ còn trơ tráo đến mức nào mà nhà văn đã đưa ra một số lời ấy.
"Đám cứ đi..." có nghĩa là sự vô liêm sỉ ấy không hề khép lại, nó còn kéo dài.
Đến lúc đám tang không "cứ đi" nữa mà dừng lại để hạ huyệt, Vũ Trọng Phụng còn hiến cho người đọc hai chi tiết đặc sắc, đẩy cảnh đưa đám này lên đến đỉnh điểm. Chi tiết thứ nhất là cảnh câu Tú Tân bắt bẻ từng người một làm những động tác, giữ những tư thế đau buồn để cho cậu ta... chụp ảnh. Chi tiết thứ hai là ông Phán mọc sừng, cái kẻ giả dối và vô liêm sỉ nhất trong cái gia đình này đã khóc đến tưởng chừng ngất đi. Tuy vậy, giữa lúc oằn người khóc lóc, chính ông ta đã giúi vào tay Xuân Tóc Đỏ món tiền năm đồng vì đã có công gọi ông ta là "người chồng mọc sừng" (chính là cái công gián tiếp khiến cho ông già chết). Thật là những kịch sĩ thượng hạng của những tấn trò đời. Hai chi tiết ấy đóng lại một cách trọn vẹn và sắc sảo chương nói về sự giả dối của con người.
Những điều Vũ Trọng Phụng viết trong trang sách là thật ư ? Nhưng những điều ấy vô lí lắm mà và hình như đều có thật cả. Ngòi bút Vũ Trọng Phụng đúng là sắc như dao. Đằng sau những lời nói như đùa, những cảnh trào phúng cười ra nước mắt, sự thật của đời sống cứ hiện ra lồ lộ mà trên nó nổi lên hai điều lớn nhất: sự tàn nhẫn và sự dối trá.
2
0
mỹ hoa
08/01/2018 20:17:27
Là một nhà văn xuất sắc của nền văn học hiện thực phê phán, Vũ Trọng Phụng không chỉ là Ông vua phóng sự đất Bắc mà còn là một cây bút trào phúng đặc sắc nhất. Mỗi chương trong tác phẩm là một màn hài kịch. Chương XV Hạnh phúc một tang gia là màn hài kịch tiêu biểu.
Hiệu quả trào phúng của đoạn trích Hạnh phúc một tang gia tạo lên bởi sự phát huy hiệu quả của hàng loạt các yếu tố trào phúng: mâu thuẫn trào phúng, những chân dung trào phúng. Những lời văn, giọng điệu trào phúng. Không có chi tiết nào không hướng tới mục đích bóc trần những sự lố lăng trong tang gia tràn trề hạnh phúc này.
Để dàn dựng màn hài kịch nhà văn trước hết đã phát hiện ra mâu thuần trào phúng. Mâu thuẫn trào phúng trong chương truyện này được gợi ra trước hết ở cái tên của nó: Hạnh phúc một tang gia. Tang gia và hạnh phúc là hai căn từ ngữ đối nhau. Nói đến tang gia là nói đến một gia đình vừa có người thân mất. Theo quy luật tâm lí thông thường hẳn tang gia phải bao trùm cái không khí khổ đau, sầu thương não nề bời mỗi khi một ngọn nến đời tắt đi là để lại bao vết thương cho người sống. Vậy mà trong tang gia của một gia đình được xem là danh giá nhất Hà thành, trước cái chết của một người Ông, người cha (cụ tổ) chẳng đứa con cháu nào của cụ sầu não, tiếc thương cả. Trái lại, cái chết ấy như đã đm đến một nguồn hạnh phúc to lớn không nén nổi cứ tuôn ra, trào ra.
Tang gia mà hạnh phúc. Đó là chuyện là đời nhưng lại có thật. Vì sao cái chết của cụ tổ lại là hạnh phúc của cái tang gia đại bất hiếu này? Ấy là vì cụ tổ có một gia tài kếch xù. Bao ngày lũ con cháu hau háu trông đợi phần mình. Cụ cố Hồng chưa có dịp tỏ ra sự rộng rãi và biết điều của mình đối với bầy con trai, con gái, dâu, rể... Họ từng muốn giết chết cụ bằng bài thuốc Thánh nhưng cụ vẫn chưa chịu chết. Bây giờ mơ ước trở thành sự thực lẽ nào họ không vui. Cũng như Vũ Trọng Phụng nhận xét: Tang gia ấy ai ai cũng vui vẻ cả hoặc cái chết ấy làm cho nhiều người sung sướng lắm.
Mâu thuẫn trào phúng không chỉ thể hiện ở tâm trạng mong cụ tổ chóng chết hay ở không khí chuẩn bị tang lễ mà còn thể hiện rõ nét ở hình thức tổ chức đám tang. Có thể nói âm điệu bi thương lẽ ra phải có ở một đám tang đã thay thế bằng âm điệu náo nức phấn khởi. Nhà văn đã nêu lên một giả định có ý châm biếm chua chát: Thật là một đám ma to tát có thể làm cho người chết nằm trong quan tài cũng phải mỉm cười sung sướng, nếu không gật gù cái đầu. Quả là ở thời buổi nhố nhăng này người ta đã quen sống trong sự lừa dối, rất thich lừa dối và thật sự hài lòng khi bị lừa dối.
Trong màn hài kịch này còn có một chi tiết đặc sắc nữa tô đậm mâu thuẫn trào phúng đã nói. Đó là khi cụ tổ chết, người ta quan tâm việc mai táng cái xác chết ấy thì ít mà lo lắng bàn bạc việc chôn cái xác sống của cô Tuyết cùng cai tiếng hư hỏng của cô thì nhiều. Đám tang bị trì hoãn là vì thế. Người ta còn bận thu xếp cho êm ả chuyện cô tiểu thư hư hỏng, còn bận bịt tiếng xâu xa có thể làm tổn hại đến danh giá tang gia.
Trong khi quan tâm tô đậm mâu thuẫn trào phúng, Vũ Trọng Phụng còn 1 đồng thời vẽ lên nhiều bức chân dung trào phúng đặc sắc.
Trước hết là cụ cố Hồng với câu nói cửa miệng: Biết rồi, khổ lẩm, nói mãi. Xưa nay cụ mới chỉ được diễn trò già yếu ở nhà, giờ cụ được ra mắt trước đám đông: Cụ cố Hổng đã nhắm nghiền mắt lại mơ màng đến lúc cụ mật đồ xô gai, lụ khụ chống gậy, vừa ho khạc vừa khóc mếu để cho thiên hạ phải chỉ trỏ: úi giời ơi, trai lớn đã già đến thế kia kìa.
Cô Tuyết thì sung sướng được mặc bộ y phục ngây thơ - cái áo voan mỏng với cái tráp trầu cau và thuốc lá mời khách với vẻ buồn lãng mạn rất đúng mốt.
Thật đáng cười cho chân dung trào phúng của ông Phán mọc sừng, ông là kẻ vớ bở nhờ cái chết của cụ tổ. Có vẻ như nhờ thế mà ông bộc lộ nồi đau xót cùa mình một cách ồn ào hơn ai hết: ông oặt người khi khóc mãi không thôi: Hứt. Hứt!. Nhưng trào phúng thay khi ông Phán dúi vào tay Xuân tờ bạc năm đồng. Màn kịch của ông Phán bị lột trần.
Đây cũng là dịp may hiếm có để tiệm may Âu hóa và ông Typn có thể lăng xê những mốt trang phục mà có thể ban cho những ai có tang thương đau đớn vì kẻ chết cũng được chút ít hạnh phúc ở đời.
Cậu tú Tân thì mừng quá và đang điên người lên vì đã sẵn sàng mấy cái máy ảnh mãi mà không được dùng đến.
Còn Xuân Tóc Đỏ càng vênh váo vì nhờ hắn mà cụ Tổ lăn đùng ra chết.
Hạnh phúc lan tràn cả ra ngoài gia đình người chết: Hai viên cảnh sát Min Đơ và Min Toa đang thất nghiệp bỗng được thuê giữ trật tự... Bạn bè cụ cố Hồng có điều kiện khoe khoang sự oai vệ của mình...
Một trong những nét đặc sắc của ngòi bút trào phúng Vũ Trọng Phụng là sự thể hiện đám đông. Tác giả lùi ống kính thật xa quay toàn cảnh đám tang với điệp khúc đám cứ đi. Có khi tác giả lại quay cận cảnh để vạch trần bản chất nhố nhăng giả tạo của đám tang này. Vũ Trọng Phụng đã thể hiện ngôn ngữ trào phúng khi miêu tả một số kiểu râu ria của các cụ: Có cụ râu lún phún rầm rậm, có vị râu hung hung, lại có vị râu loăn xoăn... Các cụ ấy đã thực sự cảm động vì làn da trắng nơi ngực và cánh tay cô Tuyết. Đến đưa ma cụ tổ phần đông là trai thanh gái lịch đất Hà thành ngàn năm văn hiến, đến với đám cốt để chim nhau, hò hẹn nhau... nói với nhau đủ chuyện hàng ngày, cho nên đám ma đông là thế, ồn ào náo nhiệt là vậy.
Nghệ thuật trào phúng bậc thầy của Vũ Trọng Phụng còn hiện ra ở giọng điệu trong chương truyện. Nhà văn sử dụng giọng kể dửng dưng, giễu cợt, thậm chí bằng những lời ác khẩu. Luôn luôn có sự khập khiễng giữa sự vật được nói tới với giọng điệu câu văn: Ông già hơn tám mươi tuổi phải chết một cách bĩnh tĩnh Bầy con cháu chí hiếu chỉ nóng ruột đem chôn cho chóng cái xác chết cụ tổ; điệp khúc đám cứ đi..., tiếng khóc cũng nhại lại đầy sự châm biếm: Hứt!.. Hứt... Hứt!.
Tất cả những thành công đó chỉ có được ở cây bút trào phúng bậc thầy của Vũ Trọng Phụng một xã hội nhố nhăng thị thành hiện lên chân thực sinh động. Nhà văn đã bóc trần bản chất xấu xa, thói lừa bịp rởm đời chạy theo lối sống thị thành của hàng loạt người. Ngòi bút châm biếm của ông có sức mạnh ghê gớm bắt nguồn tư chính sự phẫn uất của ông trước xã hội thực dân phong kiến - xã hội mà ông gọi là chó đểu:
Bằng tài năng, nghệ thuật trào phúng bậc thầy, qua việc tả người, dựng cảnh, sử dụng các chi tiết nghệ thuật biếm họa chân dung, ngôn ngữ hài hước... Chương truyện Hạnh phúc một tang gia như một làn roi quất mạnh vào xã hội thượng lưu tiểu tư sản thành thị hết sức lố lăng, đồi bại, nổi bật là sự giả dối. Đám tang của cụ tổ là cuộc hành quân đi xuống mồ chôn của xã hội chó đểu này.
1
0
Nguyễn Khánh Linh
08/01/2018 20:18:08
Là một nhà văn xuất sắc của nền văn học hiện thực phê phán, Vũ Trọng Phụng không chỉ là Ông vua phóng sự đất Bắc mà còn là một cây bút trào phúng đặc sắc nhất. Mỗi chương trong tác phẩm là một màn hài kịch. Chương XV Hạnh phúc một tang gia là màn hài kịch tiêu biểu.
Hiệu quả trào phúng của đoạn trích Hạnh phúc một tang gia tạo lên bởi sự phát huy hiệu quả của hàng loạt các yếu tố trào phúng: mâu thuẫn trào phúng, những chân dung trào phúng. Những lời văn, giọng điệu trào phúng. Không có chi tiết nào không hướng tới mục đích bóc trần những sự lố lăng trong tang gia tràn trề hạnh phúc này.
Để dàn dựng màn hài kịch nhà văn trước hết đã phát hiện ra mâu thuần trào phúng. Mâu thuẫn trào phúng trong chương truyện này được gợi ra trước hết ở cái tên của nó: Hạnh phúc một tang gia. Tang gia và hạnh phúc là hai căn từ ngữ đối nhau. Nói đến tang gia là nói đến một gia đình vừa có người thân mất. Theo quy luật tâm lí thông thường hẳn tang gia phải bao trùm cái không khí khổ đau, sầu thương não nề bời mỗi khi một ngọn nến đời tắt đi là để lại bao vết thương cho người sống. Vậy mà trong tang gia của một gia đình được xem là danh giá nhất Hà thành, trước cái chết của một người Ông, người cha (cụ tổ) chẳng đứa con cháu nào của cụ sầu não, tiếc thương cả. Trái lại, cái chết ấy như đã đm đến một nguồn hạnh phúc to lớn không nén nổi cứ tuôn ra, trào ra.
Tang gia mà hạnh phúc. Đó là chuyện là đời nhưng lại có thật. Vì sao cái chết của cụ tổ lại là hạnh phúc của cái tang gia đại bất hiếu này? Ấy là vì cụ tổ có một gia tài kếch xù. Bao ngày lũ con cháu hau háu trông đợi phần mình. Cụ cố Hồng chưa có dịp tỏ ra sự rộng rãi và biết điều của mình đối với bầy con trai, con gái, dâu, rể... Họ từng muốn giết chết cụ bằng bài thuốc Thánh nhưng cụ vẫn chưa chịu chết. Bây giờ mơ ước trở thành sự thực lẽ nào họ không vui. Cũng như Vũ Trọng Phụng nhận xét: Tang gia ấy ai ai cũng vui vẻ cả hoặc cái chết ấy làm cho nhiều người sung sướng lắm.
Mâu thuẫn trào phúng không chỉ thể hiện ở tâm trạng mong cụ tổ chóng chết hay ở không khí chuẩn bị tang lễ mà còn thể hiện rõ nét ở hình thức tổ chức đám tang. Có thể nói âm điệu bi thương lẽ ra phải có ở một đám tang đã thay thế bằng âm điệu náo nức phấn khởi. Nhà văn đã nêu lên một giả định có ý châm biếm chua chát: Thật là một đám ma to tát có thể làm cho người chết nằm trong quan tài cũng phải mỉm cười sung sướng, nếu không gật gù cái đầu. Quả là ở thời buổi nhố nhăng này người ta đã quen sống trong sự lừa dối, rất thich lừa dối và thật sự hài lòng khi bị lừa dối.
Trong màn hài kịch này còn có một chi tiết đặc sắc nữa tô đậm mâu thuẫn trào phúng đã nói. Đó là khi cụ tổ chết, người ta quan tâm việc mai táng cái xác chết ấy thì ít mà lo lắng bàn bạc việc chôn cái xác sống của cô Tuyết cùng cai tiếng hư hỏng của cô thì nhiều. Đám tang bị trì hoãn là vì thế. Người ta còn bận thu xếp cho êm ả chuyện cô tiểu thư hư hỏng, còn bận bịt tiếng xâu xa có thể làm tổn hại đến danh giá tang gia.
Trong khi quan tâm tô đậm mâu thuẫn trào phúng, Vũ Trọng Phụng còn 1 đồng thời vẽ lên nhiều bức chân dung trào phúng đặc sắc.
Trước hết là cụ cố Hồng với câu nói cửa miệng: Biết rồi, khổ lẩm, nói mãi. Xưa nay cụ mới chỉ được diễn trò già yếu ở nhà, giờ cụ được ra mắt trước đám đông: Cụ cố Hổng đã nhắm nghiền mắt lại mơ màng đến lúc cụ mật đồ xô gai, lụ khụ chống gậy, vừa ho khạc vừa khóc mếu để cho thiên hạ phải chỉ trỏ: úi giời ơi, trai lớn đã già đến thế kia kìa.
Cô Tuyết thì sung sướng được mặc bộ y phục ngây thơ - cái áo voan mỏng với cái tráp trầu cau và thuốc lá mời khách với vẻ buồn lãng mạn rất đúng mốt.
Thật đáng cười cho chân dung trào phúng của ông Phán mọc sừng, ông là kẻ vớ bở nhờ cái chết của cụ tổ. Có vẻ như nhờ thế mà ông bộc lộ nồi đau xót cùa mình một cách ồn ào hơn ai hết: ông oặt người khi khóc mãi không thôi: Hứt. Hứt!. Nhưng trào phúng thay khi ông Phán dúi vào tay Xuân tờ bạc năm đồng. Màn kịch của ông Phán bị lột trần.
Đây cũng là dịp may hiếm có để tiệm may Âu hóa và ông Typn có thể lăng xê những mốt trang phục mà có thể ban cho những ai có tang thương đau đớn vì kẻ chết cũng được chút ít hạnh phúc ở đời.
Cậu tú Tân thì mừng quá và đang điên người lên vì đã sẵn sàng mấy cái máy ảnh mãi mà không được dùng đến.
Còn Xuân Tóc Đỏ càng vênh váo vì nhờ hắn mà cụ Tổ lăn đùng ra chết.
Hạnh phúc lan tràn cả ra ngoài gia đình người chết: Hai viên cảnh sát Min Đơ và Min Toa đang thất nghiệp bỗng được thuê giữ trật tự... Bạn bè cụ cố Hồng có điều kiện khoe khoang sự oai vệ của mình...
Một trong những nét đặc sắc của ngòi bút trào phúng Vũ Trọng Phụng là sự thể hiện đám đông. Tác giả lùi ống kính thật xa quay toàn cảnh đám tang với điệp khúc đám cứ đi. Có khi tác giả lại quay cận cảnh để vạch trần bản chất nhố nhăng giả tạo của đám tang này. Vũ Trọng Phụng đã thể hiện ngôn ngữ trào phúng khi miêu tả một số kiểu râu ria của các cụ: Có cụ râu lún phún rầm rậm, có vị râu hung hung, lại có vị râu loăn xoăn... Các cụ ấy đã thực sự cảm động vì làn da trắng nơi ngực và cánh tay cô Tuyết. Đến đưa ma cụ tổ phần đông là trai thanh gái lịch đất Hà thành ngàn năm văn hiến, đến với đám cốt để chim nhau, hò hẹn nhau... nói với nhau đủ chuyện hàng ngày, cho nên đám ma đông là thế, ồn ào náo nhiệt là vậy.
Nghệ thuật trào phúng bậc thầy của Vũ Trọng Phụng còn hiện ra ở giọng điệu trong chương truyện. Nhà văn sử dụng giọng kể dửng dưng, giễu cợt, thậm chí bằng những lời ác khẩu. Luôn luôn có sự khập khiễng giữa sự vật được nói tới với giọng điệu câu văn: Ông già hơn tám mươi tuổi phải chết một cách bĩnh tĩnh Bầy con cháu chí hiếu chỉ nóng ruột đem chôn cho chóng cái xác chết cụ tổ; điệp khúc đám cứ đi..., tiếng khóc cũng nhại lại đầy sự châm biếm: Hứt!.. Hứt... Hứt!.
Tất cả những thành công đó chỉ có được ở cây bút trào phúng bậc thầy của Vũ Trọng Phụng một xã hội nhố nhăng thị thành hiện lên chân thực sinh động. Nhà văn đã bóc trần bản chất xấu xa, thói lừa bịp rởm đời chạy theo lối sống thị thành của hàng loạt người. Ngòi bút châm biếm của ông có sức mạnh ghê gớm bắt nguồn tư chính sự phẫn uất của ông trước xã hội thực dân phong kiến - xã hội mà ông gọi là chó đểu:
Bằng tài năng, nghệ thuật trào phúng bậc thầy, qua việc tả người, dựng cảnh, sử dụng các chi tiết nghệ thuật biếm họa chân dung, ngôn ngữ hài hước... Chương truyện Hạnh phúc một tang gia như một làn roi quất mạnh vào xã hội thượng lưu tiểu tư sản thành thị hết sức lố lăng, đồi bại, nổi bật là sự giả dối. Đám tang của cụ tổ là cuộc hành quân đi xuống mồ chôn của xã hội chó đểu này.
0
0
Phạm Hòa
08/01/2018 20:23:00
Bài làm
Vũ Trọng Phụng là nhà văn hiện thực trào phúng bậc thầy của văn học Việt Nam hiện đại. Ông được mệnh danh là ông vua phóng sự đất Bắc với lối miêu tả chân thật tới tàn ác, trào phúng tới chua xót. Hạnh phúc của một tang gia là một trong những tác phẩm tiêu biểu của ông. Bằng nghệ thuật trào phúng ông đã khắc họa bức tranh lố bịch về cuộc sống của những người con trong một gia đình.
Nghệ thuật trào phúng là nghệ thuật gây cười nhằm đả kích, mỉa mai, châm biếm những hiện tượng xấu xa trong đời sống. Nó được biểu hiện qua tình huống, chân dung các nhân vật biếm họa, nghệ thuật phóng đại, ngôn ngữ, giọng điệu đầy tính mỉa mai.
Hạnh phúc của một tang gia tạo nên sự mâu thuẫn bởi nhắc đến tang gia là nhắc đến gia đình có người mất. Lẽ ra, không khí bao trùm phải là sự ảm đạm, nỗi buồn thương trước sự ra đi của người đã khuất, nhưng ở đây, tác gỉ lị sử dụng từ hạnh phúc. Hạnh phúc mang một ý nghĩa vui vẻ, sung sướng, là thỏa nguyện được nỗi mong muốn bấy lâu nay chính vì thế mà nó ngụ ý đầy mỉa mai, trách móc. Chính nhan đề đã lột tả tính châm biếm, mỉa mai của một gia đình trước sự ra đi của một ai đó.
Tình huống truyện đăc sắc ở chố đoạn trích gắn liền với cái chết thật của cụ cố Tổ. Khi cụ còn sống, cụ đã lập di chúc để chia tài sản cho các con cháu sau khi qua đời, chính điều đó đã tạo nên sức hấp dẫn của con cháu với mong muốn cụ chết thật. Khi cụ cố Tổ ốm, thay vì tìm ra một thầy thuốc giỏi để điều trị thì lại tìm một bác sĩ không đúng chuyên ngành, hàng ngày nguyền rủa cho cụ cố chết thật nhanh để mang cái di chúc đó chia chác nhau. Tình huống còn đặc sắc ở chỗ khi tác giả nói “Ba hôm sau, ông cụ già chết thật”, chết thật chứ không phải chết giả nữa khiến cho con cháu vui mừng khôn xiết.
Nghệ thuật trào phúng trong “Hạnh phúc của một tang gia”
Niềm vui ấy được thể hiện qua những nhân vật biếm họa của câu chuyện.
Cụ cố Hồng – con trai trưởng của người quá cố. “Cụ mơ màng đến lúc mặc đồ xô gai chống gậy ho khạc, mếu máo để cụ được phô trương với thiên hạ về gia đình đại phúc con cháu trưởng thành”. Đấy là niềm hạnh phúc riêng của cụ cố Hồng, con trai trưởng mong muốn được mặc đồ xô gai khi đáng lẽ ông phỉ là người không muốn nhất, ông phải là người đau buồn nhất nhưng lại trong trạng thái mơ màng đến kỳ lạ. Bản thân cụ hiểu “trên thông thiên văn dưới tường địa lý” nhưng thục chất lại là một con người không biết một cái gì. Cụ có dịp thỏa mãn lợi ích cá nhân, được mặc sức mà hút thuốc phiện, quát tháo mọi người và người ta đếm đến 1872 câu “biết rồi, khổ lắm, nói mãi”. Rồi nỗi lo lắng làm sao để tổ chức cho đứa con gái đám cưới nhanh chóng cho đỡ tốn kém của nhà, để che đậy cái xấu xa, hư hỏng của gia đình danh giá.
Ông Văn Minh – cháu đích tôn của cụ cố Tổ. Ông có niềm hạnh phúc kỳ quái với lý lẽ áp dụng “đúng lúc” và “kịp thời”, cái chúc thư đi vào thời kỳ thực hành chứ không còn là lý thuyết viển vông nữa. Cái chết của ông nội là dịp may hiếm có để Văn Minh phô trương tiệm may Âu Hóa của mình. Rồi ông có nỗi niềm lo lắng là làm sao báo đáp công ơn của Xuân tóc đỏ đã có công làm cho ông nội mình chết nhanh nên Văn Minh vò đầu, bứt tóc, vẻ mặt đăm chiêu thật phù hợp với hoàn cảnh đám tang lúc đó.
Cô Tuyết – một cô gái lẳng lơ nhưng luôn cố gắng tỏ vẻ mình là người trinh tiết. Cái chết của cụ cố là dịp để cô chứng minh với thiên hạ rằng mình chưa đánh mất chữ trinh. Cô diện những bộ trang phục ngây thơ đến lố bịch nhất, lả lơi với những vị quan khách tới dự đám tang củ cụ cố Tổ. Cô cố gắng đưa mắt nhìn trong đám người tới viếng mà không thấy bạn trai đâu cả, nên cô giận, cô buồn mang vẻ mặt “buồn lãng mạn” khiến ai cũng nghĩ rằng đứa cháu gái thương ông tới chà xát con tim.
Cậu Tú Tân và ông Phán mọc sừng tiêu biểu cho chân dung biếm họa lúc hạ huyệt. Tú Tân vui mừng, hả hê với chiếc máy ảnh nên bắt bẻ mọi người đứng trước cảnh hạ huyệt phỉ gục đầu, chống gậy, cong lưng… chẳng khác nào một bộ phim có người đạo diễn khó tính để lưu lại cảnh đau buồn giả dối nhất từ trước tới nay. Còn ông Phán mọc sừng thì khóc đến oặt cả người đi mãi không thôi. Tiếng khóc tưởng chua xót vang lên những thanh âm của sự giả dối: “Hứt… hứt… hứt…”, một sự lố bịch quá rõ với mục đích dúi tiền cho Xuân Tóc đỏ như một sự liên minh, trao đổi thanh toán một cách song phẳng.
Nghệ thuật phóng đại đã được nhà vưn sử dụng triệt để miêu tả sự đối lập giữa của con người giữ hình thức với bản chất bên trong. Giọng điệu mỉa mai, hài hước, ngôn ngữ lai căng, ám thị chơi chữ… tất cả để tạo nên một tiếng cười chua xót, lời nguyền rủ chua cay, độc địa trong xã hội thối nát.
Bằng tài năng của mình, Vũ Trọng Phụng đã khắc họa nên một bức tranh phản diện về xã hội phong kiến lúc bấy giờ. Một gia đình với những đại diện tiêu biểu nhất, với mặt trái xấu xa nhất, giả tạo nhất đã được khắc họa thành công. Tác phẩm để lại tiếng vang lớn trong lòng người đọc bỏi các tình tiết khiến người ta phải nghĩ suy.
2
0
Bạch Ca
09/01/2018 17:49:56
Từ lâu nhiều người đã kể Số đỏ của Vũ Trọng Phụng vào hàng những tác phẩm xuất sắc nhất của thể loại trào phúng trong văn xuôi Việt Nam. Với Số đỏ, người đọc được cười từ đầu đến cuối, cười một cách hả hê. Nhưng cũng với Số đỏ người đọc phải phẫn uất mà kêu lên: Trời ! Cái xã hội gì mà giả dối, bịp bợm đến thế, bất nhân, bạc ác đến thế !
Đọc Số đỏ, người ta nghĩ, đây đúng là đất cho ngón võ sở trường của Vũ Trọng Phụng. Trong tác phẩm này, ngón võ ấy đã được sử dụng hết sức lợi hại trong một chương, chương XV, có nhan đề là "Hạnh phúc của một tang gia". Ngón võ ấy là ngón gì, ấy chính là nghệ thuật tạo mâu thuẫn. Thật ra không phải Vũ Trọng Phụng tạo ra mâu thuẫn. Mâu thuẫn vốn tự có trong bản chất xã hội, và nhà văn họ Vũ với cái nhìn sắc như dao của mình, với cái tài của một “ông vua phóng sự” bẩm sinh đã nhận ra nó, chỉ nó ra, nâng nó lên cho cả toàn dân thiên hạ thấy để cười, để căm ghét và khinh bỉ nó.
Cách đặt nhan đề chương sách của Vũ Trọng Phụng đã lạ lùng, đầy mâu thuẫn: Hạnh phúc của một tang gia. Tang gia mà cũng hạnh phúc à? Tang gia mà cũng có thể hạnh phúc được ư? Cái chết của người thân gia đình có thể đem lại cho người ta hạnh phúc được sao ? Nếu chỉ đọc nhan đề, người ta có thể nghĩ là nhà văn đã bịa ra một cách ác ý bằng sự kết hợp của hai khái niệm hoàn toàn đối lập ấy. Nhưng không, đó không phải là ác ý của nhà văn, đó là sự thật của đời sống, sự thật của xã hội mà nhà văn muốn mổ xẻ ra để mọi người nhìn thấy nó tận mắt.
Mọi sự bắt đầu từ cái chết của một ông già. Ông già ấy là cha, là ông của "một gia đình đông đảo và đáng kính" của một xã hội “thượng lưu”. Cả cái gia đình ấy đã "nhao lên mỗi người một cách". Nhưng nhao lên vì đau khổ, vì đau đớn, vì lo lắng... trước cái chết của người thân chăng? Không phải, chúng đã nhao lên vì.... hạnh phúc ! "Cái chết kia đã làm cho nhiều người sướng lắm'': Câu văn tưởng chừng như ngược đời kia của Vũ Trọng Phụng đã thâu tóm tất cả mọi thứ "thế thái nhân tình".
Nhận định ấy không hề là một sự bịa đặt cho vui của nhà văn. Sự thật rất rành rành cụ thể .Ông Phán mọc sừng sau cái chết của ông nội vợ, bỗng thấy cái "sự mọc sừng" của mình tăng giá lên vài nghìn đồng. Cụ cố Hồng sung sướng "mơ màng đến cái lúc mặc đồ xô gai, lụ khụ chống gậy vừa ho khạc, vừa khóc mếu" để được người ta ngợi khen "một cái đám ma như thế, một cái gậy như thế,...". Còn ông Văn Minh, cháu đích tôn, nhà cải cách xã hội ? Ông ta sung sướng tột đỉnh bởi vì với cái chết của ông nội, ông ta thấy rằng tờ di chúc đã được thực hiện, nghĩa là cái ao ước cho ông nội mình chết đi để được chia của đã trở thành sự thật. Bà Văn Minh sung sướng theo đúng cách của một phụ nữ tân thời, bà ta nhận ra từ cái chết của ông nội chồng một dịp may hiếm có để có thể mặc "trang phục tân thời'', "đồ xô gai tân thời", "những sáng tạo mốt mới" của tiệm may Âu hoá!
Tâm địa của lũ người kia tưởng đến thế là tởm và lố bịch. Nhưng chưa hết, đến đây, Vũ Trọng Phụng còn đẩy lên một tầng nữa. Bởi bọn con cháu bất hiếu nhất trần đời đó còn muốn tỏ ra mình là kẻ có hiếu, có thảo cũng nhất trần đời nữa kia. Thế là dưới ngòi bút của nhà văn trào phúng, sự bịp bợm cao nhất, đáng phỉ nhổ nhất cũng bộc lộ ra. Những kẻ mong cho ông già mau chết đã tổ chức một đám ma thật to để bày tỏ lòng hiếu thảo, tiếc thương đối với người đã chết! Chính vì thế ngòi bút của Vũ Trọng Phụng tập trung sức mạnh như có thần trong phần thứ hai của chương sách - phần tả cảnh đám ma.
Trước hết nhà văn tả cô Tuyết, một cô gái hư hỏng nhưng chỉ "hư hỏng một nửa", một thiếu nữ đang rất tiêu biểu cho xã hội "tân thời ngày ấy". Tuyết mặc bộ trang phục nửa kín nửa hở, với nét mặt đó, "vẻ buồn lãng mạn" vì nhớ nhân tình chứ không phải vì thương người chết, đã gây một hiệu quả lạ lùng. Các vị tai to mặt lớn đi đưa đám chỉ nhìn vào vẻ khêu gợi của Tuyết để mà cảm động, cứ như thực sự cảm động trước nỗi buồn tang tóc vậy.
Đám ma to thật, to đến mức "có thể làm cho người chết nằm trong quan tài cũng phải mỉm cười sung sướng". Người ta đã lợi dụng đám ma đến mức cao nhất để khoe giàu, khoe sang và để khoe lòng hiếu thảo giả vờ của mình.
Nếu như mong muốn của tất cả đám con của người chết kia là trong đám ma này đưa sự giả dối, bịp bợm đồng thời là sự tàn nhẫn bất nhân, đểu giả của mình lên đến mức hoàn toàn thì quả thực chúng đã đạt được một cách trọn vẹn, xuất sắc.
Nhưng chưa hết. Dưới mắt Vũ Trọng Phụng, cái lũ người giả dối không chỉ bao gồm một nhóm nhỏ ấy. Chúng đông đảo lắm. Chúng là toàn xã hội văn minh Âu hoá. Bắt đầu là hai nhà đại diện cảnh sát, nghĩa là đại diện của nhà nước, thầy Min Đơ và thầy Min Toa. Tác giả đã nói lên vẻ mừng rỡ hí hửng của hai thầy khi được chủ nhà đám ma thuê làm người giữ trật tự. Lí do của sự mừng rỡ, duy nhất chỉ là vì họ đang không có việc gì để làm và đang "buồn như nhà buôn sắp vỡ nợ". Thứ đến là các vị tai to mặt lớn, lớp' "hoa" của giới thượng lưu xã hội, mặt mũi sang trọng; người đeo đầy đủ các thứ "hội rinh". Trong đám ma này, sự cảm động của họ không phải là đã nhớ đến người đã khuất, cũng không phải vì tiếng kèn đưa ma não ruột bi ai, mà chỉ vì... được ngắm không mất tiền làn da trắng thập thò trong làn áo mỏng của cô Tuyết.
Sự xuất hiện của hai tên đại bịp là Xuân Tóc Đỏ và sư ông Tăng Phú trong dịp này lại khiến người ta cảm động đến cực điểm. Vì sao? Vì với sáu chiếc xe kéo và những vòng hoa đồ sộ hai kẻ này đã làm cho đám ma thêm long trọng, to tát. Đến bà cụ cố Hồng, có lẽ là người lương thiện nhất trong cái gia đình vừa hư hỏng vừa đại bịp ấy, cũng cảm động đến hớt hải lên.
Những người đi đưa đám thật đông đảo. Bằng điệp khúc "Đám cứ đi..." được nhắc lại đến mấy lần, tác giả như muốn nói, đám ma thật là to, thật là đông, thiên hạ tha hồ mà chiêm ngưỡng để thấy rõ sự to tát của nó. Nhưng cứ thử tìm xem trong đám người đông đảo ấy có ai là người đang thực sự "đi đưa đám", nghĩa là có chút tiếc thương đối với người chết mà họ đang đưa tiễn? Không có ai cả, tất cả mọi người, đàn ông cũng như đàn bà, già cũng như trẻ, tuy đang giữ một vẻ nghiêm chỉnh, nhưng đều đang nói một điều gì đó, nghĩ một điều gì đó không dính dáng đến người chết và đám ma cả. Trai thanh gái lịch thì chim nhau, bình phẩm, chê bai nhau, ghen tuông nhau, hẹn hò nhau... nhưng tất cả đều "mang vẻ mặt buồn rầu của người đi đưa đám ma".
Thật là nhẫn tâm, thật là vô liêm sỉ. Ta sẽ nghĩ như thế. Nhưng, với Vũ Trọng Phụng có nghe được những lời mà họ nói với nhau mới thấy sự vô liêm sỉ còn trơ tráo đến mức nào mà nhà văn đã đưa ra một số lời ấy.
"Đám cứ đi..." có nghĩa là sự vô liêm sỉ ấy không hề khép lại, nó còn kéo dài.
Đến lúc đám tang không "cứ đi" nữa mà dừng lại để hạ huyệt, Vũ Trọng Phụng còn hiến cho người đọc hai chi tiết đặc sắc, đẩy cảnh đưa đám này lên đến đỉnh điểm. Chi tiết thứ nhất là cảnh câu Tú Tân bắt bẻ từng người một làm những động tác, giữ những tư thế đau buồn để cho cậu ta... chụp ảnh. Chi tiết thứ hai là ông Phán mọc sừng, cái kẻ giả dối và vô liêm sỉ nhất trong cái gia đình này đã khóc đến tưởng chừng ngất đi. Tuy vậy, giữa lúc oằn người khóc lóc, chính ông ta đã giúi vào tay Xuân Tóc Đỏ món tiền năm đồng vì đã có công gọi ông ta là "người chồng mọc sừng" (chính là cái công gián tiếp khiến cho ông già chết). Thật là những kịch sĩ thượng hạng của những tấn trò đời. Hai chi tiết ấy đóng lại một cách trọn vẹn và sắc sảo chương nói về sự giả dối của con người.
Những điều Vũ Trọng Phụng viết trong trang sách là thật ư ? Nhưng những điều ấy vô lí lắm mà và hình như đều có thật cả. Ngòi bút Vũ Trọng Phụng đúng là sắc như dao. Đằng sau những lời nói như đùa, những cảnh trào phúng cười ra nước mắt, sự thật của đời sống cứ hiện ra lồ lộ mà trên nó nổi lên hai điều lớn nhất: sự tàn nhẫn và sự dối trá.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×