Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Phân tích nhân vật T - Nú trong tác phẩm Rừng xà nu để làm nổi bật vẻ đẹp của con người Việt Nam trong cuộc kháng chiến trống Mĩ

9 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
1.200
1
0
mỹ hoa
10/03/2018 22:05:04
Nguyễn Trung Thành là một nhà văn giàu tài năng. Ông có những thành công nổi bật ngay từ sáng tác đầu tay (Đất nước đứng lên, giải nhất về tiểu thuyết, giải thưởng của đội văn nghệ Việt Nam trao tặng 1954 – 1955). Trong cả hai cuộc kháng chiến của dân tộc ông gắn bó mật thiết với chiến trường Tây Nguyên. Nhà văn sống hòa đồng, hiểu biết nhiều về lòng khát khao độc lập, tự do, tinh thần cách mạng quật khởi, bất khuất của đồng bào dân tộc thiểu số. Đó cũng là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thành công của truyện ngắn Rừng xà nu được ông sáng tác vòa mùa hè 1954, khi đế quốc Mĩ tấn công quyết liệt miền Nam nước ta. Tác phẩm này đã đạt giải thưởng văn nghệ Nguyễn Đình Chiểu 1965 và được in trong tập Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc. Tnú là hình tượng nhân vật được Nguyễn Trung Thành xây dựng rất thành công trong thiên truyện.
Trước hết, ta thấy Tnú là một con người rất gắn bó với cm, gan góc, dũng cảm, linh hoạt, táo bạo và trung thực. Ngay từ thuở nhỏ, Tnú đã dám một mình vào rừng tiếp tế cho anh Quyết, cán bộ cm mà không sợ bị bắt treo cổ lên cây vả đầu làng hay bị chặt đầu cột tóc treo đầu súng như anh Xút, bà Nhan. Còn khi học chữ thua Mai thì “nổi nóng, đập bể cái bảng nứa trước mặt Mai và anh Quyết, bỏ ra suối ngồi một mình suốt ngày”, “cầm hòn đá, tự đập vào đầu, chảy máu ròng ròng”. Khi bị giặc vây các ngả đường, Tnú “leo lên một cây cao nhìn quanh một lượt rồi xé rừng mà đi”. Qua sông, “không thích lội chỗ nước êm, cứ lựa chỗ thác mạnh mà bơi ngang, vượt lên một nước, cưỡi lên thác bang bang như một con cá kình” vì nghĩ rằng: “qua chỗ nước êm, thằng Mĩ – Diệm hay phục, chỗ nước mạnh nó không ngờ”. Một lần, ngậm vào miệng cái thư định vượt thác thì bị giặc bắt phục kích, Tnú linh hoạt, nhanh trí nuốt luôn cái thư. Khi bị giặc bắt, quấn giẻ lên mười đầu ngón tay, lấy lửa đốt, Tnú không kêu lên một tiếng nào mà còn trợn mắt nhìn kẻ thù trừng trừng: “Anh không cảm thấy lửa ở mười đầu ngón tay nữa. Anh nghe lửa cháy trong lồng ngực, cháy ở bụng. Máu anh mặn chat đầu lưỡi. Răng anh cắn nát môi anh rồi. Anh không kêu lên (…) Tnú không thèm, không thể kêu van”. Mặc dù mỗi ngón tay chỉ còn hai đốt và phải chứng kiến tận mắt kẻ thù giết hại vợ con nhưng Tnú vẫn vượt lên mọi đau đớn, bi kịch cá nhân hang hái gia nhập bộ đội Giải phóng để trả thù cho quê hương và những người thân.
Mặt khác, Tnú là một con người có tính kỉ luật cao. Mặc dù ba năm đi lực lượng vũ trang của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, phải xa quê hương, xa mái ấm gia đình, xa người thâ, xa bạn bè, nỗi nhớ choán đầy cả cõi lòng nhưng anh không tự ý về thăm làng. Anh xin giấy phép của cấp trên, có chữ kí của người chỉ huy, trung thực trình cho chị Dít và dân làng kiểm tra trong chuyến về phép. Sau một đêm nghỉ phép, anh trở lại đơn vị đúng qui định, gửi lại sau lưng một khoảng trời nhung nhớ, luyến lưu.
Hơn nữa, Tnú là một con người giàu tình yêu thương. Anh yêu bản làng tha thiết. Anh xúc động khi trở về thăm làng. Anh vừa đi theo sự hướng dẫn tận tình của bé Heng, vừa bồi hồi nhớ lại những kỉ niệm ngày trước. Gặp lại môt cây lớn ngã ngang đường, anh nhớ lại lúc cây này chưa ngã, anh đã gặp Mai lần đầu. Chính Mai đã bày tỏ tình yêu chân thành, thắm thiết đối với anh. Mai cầm hai bàn tay anh lúc ấy còn lành lặn, “ứa nước mắt khóc, không phải như một đứa trẻ nữa mà như một người con gái đã lớn, vừa xấu hổ vừa yêu thương. Kỉ niệm đó cắt vào lòng anh như một nhát dao cứa. Anh trợn mắt lên, như những lúc bị tra tấn đau quá trước đây”. Anh thổn thức nỗi lòng khi nhận ra tiếng chày dồn dập của làng anh – “tiếng chày chuyên cần, rỗn rã của những người đàn bà và những cô gái Strá, của mẹ anh ngày xưa, của Mai, của Dít”. Tiếng chày ấy chính là trung tâm nỗi nhớ day dứt, nhớ mênh mang khiến ngực đập liên hồi dù cố giữ bình tĩnh và “ chân cứ vấp mãi mấy cái rễ cây ở chỗ quẹo vào làng”. Còn khi cụ Mết dẫn anh ra mái nước đầu làng, đu đã rửa ở suối rồi, nhưng anh vẫn xúc động để cho vòi nước của làng mình giội lên khắp người như ngày trước. Thêm vào đó, anh là người yêu thương vợ con da diết. Không đi Kon Tum mua vải được, anh tự tay xé đôi tấm đồ (mảnh vải đắp) duy nhất của mình ra để làm tấm choàng cho Mai địu con. Trong cơn bi kịch, nấp ở gốc cây cạnh máng nước đầu làng, nhìn thấy cảnh kẻ thù hành hạ vợ con một cách man rợ, thú tính, lòng anh quặn thắt, tái tê. Anh đã bứt đứt hàng chục trái vả mà không hề hay biết. Rồi anh bỏ gốc cây, “chồm dậy”, “hét dữ dội”, “nhảy xổ vào bọn lính”. Hai cánh tay rộng lớn như hai cánh lim chắc của anh ôm chặt lấy mẹ con Mai. Anh nguyền rủa: “Đồ ăn thịt người, tau đây! Tnú đây!…” nhưng anh đã không cứu được vợ con thoát khỏi bàn tay hung bạo, đẫm máu của bọn giặc dữ. Đó là nỗi xót xa, đau đớn, cay đắng nhất của một người chồng, một người cha. Hơn nữa, yêu thương mọi người bằng tất cả tấm lòng mình: vì lẽ đó nên Tnú vừa về đến làng, dân làng từ trẻ đến già như lũ trẻ, bé Heng, các cô gái, anh Pre, chị Blom, bà cụ Leng, bà già Prôi, ông già Tâng, cụ Mết đều ré lên, reo lên, vồn vã, vây chặt quang Tnú mừng rỡ không xiết.
Đặc biệt, Tnú là một con người có lòng căm thù giặc sâu sắc. Chứng kiến cảnh người thân bị hành hạ tàn nhẫn, ngọn lửa căm thù trong lòng Tnú bốc cháy ngùn ngụt. Hai con mắt của anh như hai cục lửa lớn. Khi bị giặc dùng nhục hình, anh thét lên một tiếng. Chỉ một tiếng thôi. Nhưng tiếng thét của anh bỗng vang dội thành nhiều tiếng thét dữ dội hơn! Sau này, anh dứt khoát, lạnh lùng trừng trị đích đáng kẻ đã gây tàn tật cho mình. “Anh bóp chết kẻ thù bằng chính hai bàn tay cụt của mình”.
Nhìn chung, cuộc đời và vẻ đẹp riêng của nhân vật Tnú được kết tụ lại trong hai bàn tay ấn tượng: bàn tay hận thù và bàn tay rửa thù.
Có thể nói, Tnú là hình tượng nhân vật mang ý nghĩa điển hình cho số phận và con đường cách mạng của dân làng Xô Man. Bi kịch của cuộc đời Tnú không phải là bi kịch riêng của một cá nhân. Cả làng Xô Man có không ít người có số phận cay đắng, đau đớn, chua xót, ngậm ngùi, bất hạnh như nhân vật Tnú. Vậy nên, bi kịch cuộc đời Tnú mang ý nghĩa điển hình. Vả lại, Tnú là một anh hùng. Cụ Mết, anh Quyết, Mai, Dít, bé Heng cũng là những anh hùng. Cả làng Xô Man anh hùng. Do đó, Tnú là biểu tượng cao đẹp cho những phẩm chất anh hùng, hiên ngang, bất khuất, kiên cường, dũng cảm của núi rừng Tây Nguyên. Hơn thế nữa, con đường cách mạng của nhân vật Tnú gắn liền với con đường cách mạng do anh Quyết làm đại diện, gắn liền với con đường cách mạng của dân làng Xô Man, gắn liền với con đường đấu tranh giải phóng dân tộc dưới sự lãnh đạo sáng suốt, tuyệt vời của Đảng ta. Vì vậy, hành động cách mạng của Tnú có sức thôi thúc, ảnh hưởng đến toàn bộ dân làng: “Thế là bắt đầu rồi. Đốt lửa trên! Tất cả người già, người trẻ, người đàn ông, người đàn bà, mỗi người phải tìm lấy một cây giáo, một cây mác, một cây vụ, một cây rựa. Ai không có thì vót chông, năm trăm cây chông. Đốt lửa lên!”.
Tóm lại, nhân vật Tnú trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành là một hình tượng mang vẻ mĩ học sâu sắc và dạt dào chất sử thi. Tnú chính là nhân vật điển hình đại diện cho cả cộng đồng, sống chết với cộng đồng, gắn bó mật thiết, chặt chẽ với số phận lich sử của cộng đồng. Tnú xứng đáng là một trong những nhân vật tiêu biểu nhất của chủ nghĩa anh hùng Cách mạng Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
mỹ hoa
10/03/2018 22:05:33
Mỗi nhà văn thường có một vùng đất riêng, với Nguyễn Trung Thành đó là Tây Nguyên. Ông đã có rất nhiều những tác phẩm viết về mảng đề tài này, đặc biệt là hình ảnh của những con người kiên cường bất khuất nơi núi rung Tây Nguyên.Một trong những tác phẩm nổi bật nhất trong sáng tác của Nguyễn Trung Thành là truyện ngắn “Rùng xà nu”, tác phẩm là câu chuyện về dân làng Xô Man trong kháng chiến chống Mĩ.Trong số những con người hiên ngang bất khuất của làng Xô Man nổi bật lên là hình ảnh Tnú.Câu chuyện về cuộc đời anh đã được tái hiện cụ thể qua lời kể của già làng bên bếp lửa nhà ưng.
Nhìn lại chặng đường đời của Tnú, chúng ta có thể dễ dàng thấy hiện lên hình ảnh một Tnú trước và sau khi đúng lên cầm vũ khí.Trước khi cầm vũ khí, ngày từ khi còn nhỏ Tnú đã là cậu bé gan góc, dũng cảm biểu lộ một tính cách táo bạo mạnh mẽ.Tnú thay người già làm liên lạc, nuôi giấu cán bộ, nhanh nhẹn luồn rừng đưa thư, vượt qua suối lũ một cách dũng cảm.Cậu thất sáng dạ khi biết rằng bọn Mĩ nguỵ ít khi phục kích ở chỗ nứơc chảy xiết.Nguời đọc cảm thấy một cái gì thật đáng yêu ở sự quan tâm học chữ không chịu thua kém ai của Tnú.Cậu bé này dám lấy đá đập vào đầu mình khi học cái chữ không sáng tạo bằng Mai.Và đặc biệt sự gan dạ dũng cảm của Tnú khi bị giặc bắt, chú bé nhỏ tuổi này đã chỉ vào bụng mình và nói: “Cộng sản ở đây này”.Mặc cho những vết dao chém dọc ngang trên tấm lưng bé nhỏ Tnú vẫn không khai báo, vẫn gan dạ kiên cường.Trước những trận đòn roi tra tấn dã man của kẻ thù, Tnú thật may mắn khi được học cái chữ và được giác ngộ cách mạng từ rất sớm.
Khi thoát ngục Kon tum trở về, Tnú đã là một chàng trai cường tráng, hiểu biết được tôi luyện qua nhiều thử thách.Giờ đây Tnú giống như một cây xà nu trưởng thành, vạm vỡ, căng đầy nhựa sống và ham ánh sáng.Theo lời dạy của anh Quyết ngày nào, Tnú thay anh làm cán bộ và một lần nữa anh đã đi 3 ngày đường lên núi Ngọc Linh nhưng không phải là lấy đá để làm phấn mà là để mài giáo mác chuẩn bị cho cuộc nổi dậy.
Không chỉ nhìn thấy rõ con đường để đi, Tnú còn có một cuộc sống hạnh phúc với tình yêu của Mai, với đứa con mới chào đời.Nhưng quãng thời gian hạnh phúc ấy thật ngắn ngủi, giặc đã cầm súng kéo về, buôn làng còn chưa kịp cầm vũ khí. Tnú và thanh niên trong làng phải trốn vào rừng để rồi một mình Tnú lại xông ra mong che chở cho mẹ con Mai trước đòn roi của kẻ thù, nhưng cả 2 đều ko sống được.Cảnh tượng về cái chết đau thương trong đêm ấy cứ trở đi trở lại trong lời kể của già làng và dòng hồi ức đau đớn của anh.Không những không cứu được vợ con, Tnú còn bị kẻ thù đốt cháy mười đầu ngón tay “Mỗi ngón chỉ còn hai đốt….không mọc lại được”.Nỗi đau thương này là minh chứng hùng hồn cho câu nói vừa giản dị vừa sâu sắc của cụ Mết: “Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo”.
Đặc biệt là hình ảnh của Tnú sau khi cầm vũ khí chiến đấu thật đẹp và lớn lao biết bao.Hình ảnh Tnú hiện lên như những anh hùnh thời nào trong các khan, trong các trường ca Tây Nguyên.Khi đốt cháy 2 bàn tay của Tnú kẻ thù muốn dập tắt ý chí phản kháng, muốn tiêu diệt khát vọng chiến đấu của người dân Xô Man.Chúng muốn người dân nơi đây mãi mãi xuôi tay trong kiếp nô lệ thấp hèn dướ lưỡi gươm và nòng súng tàn bạo của chúng.Nhưng Tnú và người dân làng Xô Man khoong cam chịu khuất phục, mà ngược lại họ đã phản kháng quyết liệt. Họ đã biết vượt lên đau thương để vùng lên cầm vũ khí tự giải phóng mình .Lửa đã thiêu cháy mười đầu ngón tay Tnú, lửa bùng cháy trên mười đầu ngón tay tẩm nhựa xà nu.Nhưng Tnú không thấy đau đớn, anh chỉ thấy lửa cháy ở trong lòng- ngọn lửa chiến đấu sẽ thiêu cháy kẻ thù.Và một tiếng hét căm hờn, phẫn uất đã vang vọng khắp núi rừng Xô man, tiếng het ấy như khơi dậy cao đọ lòng căm thù giặc của cả buôn làng.Xác mười tên giặc đã chết nằm ngổn ngang trên mặt đất. Đêm ấy lửa cháy suốt trong bếp lửa nhà ưng.Nhà văn Nguyễn Trung Thành đã miêu tả cái đêm nổi dậy ấy thật hào hùng, sôi động : “Tiếng chiêng nổi lên, đứng trên đồi xà nu gần con nước lớn suốt đêm nghe cả rừng Xôman âo ào rung động và lửa cháy khắp rừng.Cái đêm nổi dậy ấy đâu chỉ là của dân làng Xôman mà là sự lớn dậy phi thường của cả 1 cộng đồng, dân tộc.Dường như trong đêm ấy đang sống lại cái không khí linh thiêng hào hùng của những thiên sử thi Tây Nguyên”.
Một điều không thể thiếu khi nhắc tới cuộc đời của Tnú đó chính là hình ảnh hai bàn tay của anh. Đôi bàn tay bị đót cháy của Tnú đã nhóm lên ngọn lửa căm thù giặc sâu sắ của dân làng Xôman, nó còn soi sáng cuộc đời anh.Anh đã thay mặt người dân làng Xôman lên đường theo kháng chiến đi tìm những thằng Dục khác.Bởi lẽ không phải ngẫu nhiên tác giả lại để cho Tnú kể với dân làng mình sự đối đầu của anh với kẻ thù sau này: “Tôi nói: này tao có súng đây, tao có cả dao găm đây nhưng tao không giết mày súng, tao không đâm mày bằng dao nghe chưa Dục.Tao giết mày bằng mười ngón tay cụt này thôi, tao bóp cổ mày thôi”.Nhà văn đã cố tình tô đậm hình ảnh đôi bàn tay Tnú- đôi bàn tay có cả một lịch sử, một số phận.
Lúc còn nhỏ, đôi bàn tay ấy kiên trì học từng nét chữ của anh Quyết, cần cù làm nương phát rẫy. Đôi bàn tay dám lấy đá đập vào đầu mình vì học cái chứ không sáng dạ bằng Mai.Và đôi bàn tay ấy dám chỉ vào bụng mình mà nói với quân giặc “Cộng sản ở đây này” khẳng định lòng trung thành vớ cách mạng.Lớn lên đôi bàn tay xúc động nắm lấy bàn tay người con gái anh yêu thương và cũng đôi bàn tay ấy xé tấm đồ làm nịu cho đứa con thơ dại.Lửa đốt cháy mười đầu ngón tay để rồi mãi mãi chỉ còn hai đốt không bao giờ mọc lại được…..cho nên Tnú muốn dung đôi bàn tay ấy để giết chết kẻ thù.Bao uất hận căm hờn đã dồn lên đôi bàn tay kia, nó đã trở thành biểu tượng cho ý chí bất khuất , cho sức sông mãnh liệt của Tnú và người dân làng Xôman.Kẻ thù tàn ác có thể đốt cháy đôi bàn tay nhưng không thể tiêu diệt được sức mạnh phi thường, tiềm ẩn trong con người họ. Đó là ý chí chiến đấu và khát vọng chiến thắng. Đó là một dân tộc kiên cường dũng cảm như những khu rừng xà nu hàng vạn cây không cso cây nào bị thương mà vẫn xanh tươi bát ngát trải xa tít tắp tận chân trời.
Xây dựng thành công nhân vật Tnú, nhà văn đã khắc hoạ được hình ảnh tiêu biểu của con người mang đạm dòng máu, tính cách của núi rừng Tây Nguyên.Và qua hình tượng Tnú, Nguyễn Trung Thành còn gợi ra được số phận và phẩm chất của cả cộng đồng trong cuộc chiến đấu bảo vệ buôn làng thân yêu. Đó là tình cảm gắn bó thiết tha sâu nặng với quê hương đất nước, với núi rừng Tây Nguyên, căm thù giặc sâu sắc một lòng một dạ đi theo cách mạng, không ngại khó khăn, gian khổ, hi sinh, tin tưởng tuyệt đối vào sự thắng lợi của cách mạng.Có thể nói qua thiên truyện ngắn xuất sắc này của Nguyễn Trung Thành, người đọc càng them hiểu và thêm trân trọng con người Tây Nguyên vớ biết bao phẩm chất thật đẹp, thật cao quý.
2
0
mỹ hoa
10/03/2018 22:06:12
Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành và “ Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi đã ra đời trong hoàn cảnh ấy. Dẫu hai tác phẩm ấy được viết theo hai phong cách khác nhau nhưng cả hai nhà văn đã gặp nhau ở nơi hội tụ của mọi ánh sáng văn chương chân chính mọi thời đó là chủ nghĩa anh hùng cách mạng lớn lao, cao cả, hào hùng. Vẻ đẹp ấy được thể hiện rõ nét nhất qua nhân vật Tnú và nhân vật Việt.
Mỗi nhà văn có một sở trường riêng về một đề tài và khi nhắc đến văn học kháng chiến chống Mĩ ta không thể không nhắc đến hai nhà văn tiêu biểu đó là Nguyễn Trung Thành và Nguyễn Thi. Nguyễn Trung Thành sinh năm 1932 ông là nhà văn có sở trường viết về vùng đất Tây Nguyên anh hùng, bất khuất. Nguyễn Thi (1928-1968) tuy là người Bắc nhưng ông lại có cảm tình sâu sắc với mảnh đất Nam Bộ. Chính vì vậy ông đã được coi là nhà văn, con người Nam Bộ kiên cường. Cả hai tác giả đều gắn bó với cuộc kháng chiến chống Mĩ, là những nhà văn chiến sĩ ở hai tuyến đầu máu lửa của Tổ quốc Tác phẩm của họ mang hơi thở nóng hổi của cuộc chiến đấu với những hình tượng nhân vật sinh động, bước vào văn học từ thực tế chiến đấu. Hai truyện ngắn “Rừng xà nu” (1965) và “Những đứa con trong gia đình” (1966) đã phản ánh thật rõ ràng và đậm nét ý chí quyết tâm đánh giặc ngoại xâm của dân tộc ta; lòng căm thù giặc cũng như những phẩm chất anh hùng của người chiến sĩ trong công cuộc đấu tranh để gìn giữ non sông của cha ông ngàn đời. Nhân vật Tnú và Việt trong hai tác phẩm là hai nhân vật tiêu biểu cho tinh thần yêu nước, yêu cách mạng của con người Việt Nam trong kháng chiến. Ở họ mang nhiều phẩm chất tốt đẹp nhưng cao cả và thiêng liêng nhất chính là vẻ đẹp anh hùng cách mạng .
Vậy thế nào là chủ nghĩa anh hùng cách mạng ? Đó là sự thể hiện của lòng yêu nước thiết tha, căm thù giặc sâu sắc, tinh thần chiến đấu bất khuất chống lại kẻ thù xâm lược để bảo vệ tổ quốc của con người Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, là sự trung thành với lí tưởng cách mạng được thử thách trong những hòan cảnh khốc liệt, qua đó bộc lộ được vẻ đẹp của phẩm chất anh hùng có tính chất tiêu biểu cho cả dân tộc. Tnú và Việt là sự kết tinh của chủ nghĩa anh hùng cao đẹp ấy.
Trước tiên đọc tác phẩm “Rừng xà nu” ta có thể dễ dàng cảm nhận được vẻ đẹp anh hùng rực rỡ ở nhân vật Tnú. Tnú là người con của dân làng Xôman, cha mẹ mất sớm và được dân làng cưu mang, nuôi dưỡng. Cũng như người dân làng “có cái bụng thương núi, thương nước”, Tnú đã sớm có lòng yêu thương nhân dân, làng xóm. Từ tấm lòng này, Trú đã mở rộng thành tình yêu gắn bó trung thành thủy chung sâu nặng với Cách mạng, cán bộ Cách mạng. Bởi ngay từ khi còn là một cậu bé, Tnú được cụ Mết, người gìn giữ và truyền ngọn lửa Cách mạng từ thế hệ này sang thế hệ khác cho hay: “Cán bộ là Đảng. Đảng còn nước non này còn”. Vì vậy ngay từ chặng đầu của cuộc đời, Tnú đã xuất hiện với tư cách của người anh hùng Tây Nguyên thời chống Mỹ. Dù còn nhỏ, Tnú đã sớm tỏ ra gan góc táo bạo, đầy quả cảm như Kim Đồng, Lê Văn Tám, Vừ A Dính… Bất chấp sự vây lùng khủng bố dã man của kẻ thù, chặt đầu những người đi nuôi cán bộ – đầu anh Xút, bà Nhan đang bị chúng treo lủng lẳng đầu bản xóm, Tnú đã cùng với Mai xung phong vào rừng bảo vệ anh Quyết, một cán bộ trung kiên của Đảng. Đây là một công việc vô cùng khó khăn và đầy nguy hiểm nhưng Mai và Tnú đã làm rất tốt để dân làng Xô man mãi tự hào ” Năm năm chưa hề có cán bộ bị giặc bắt hoặc bị giết ở trong rừng”.
Tnú còn là một người có phẩm chất chính trực, trong sáng, trung thực, thẳng thắn như cây xà nu. Tnú quyết tâm học cho được cái chữ Cụ Hồ để trở thành cán bộ giỏi thay anh Quyết, nếu không may anh Quyết bị hy sinh. Tnú có cái đầu sáng lạ lùng trong việc tìm đường rừng để đưa thư cho anh Quyết. Nhưng Tnú học chữ hay quên. Bởi vậy, khi học chữ thua Mai, Tnú đã tự trừng phạt cái tội hay quên của mình bằng cách “cầm hòn đá tự đập vào đầu mình máu chảy ròng ròng”. Hành động này có cái gì đó hơi nóng nảy, nông nổi nhưng nó biểu lộ ý chí, quyết tâm sắt đá của một con người có chí khí, vì không học được chữ nên tự trừng phạt mình cho đau cho nhớ mà cố gắng hơn.
Làm liên lạc chuyển thư cho anh Quyết, Tnú có cái đầu sáng lạ lùng. Vốn là con người nhanh trí, táo bạo thích mạo hiểm, Tnú không bao giờ đi đường mòn, bị giặc vây các nẻo đường, Tnú leo lên cây cao xé rừng mà đi vượt qua mọi vòng vây. Tnú không vượt qua suối những nơi nước cạn dễ đi mà thường băng qua những con thác hiểm như cưỡi lên lưng con cá kình. Có lần vượt qua thác, chuẩn bị lên bờ thì họng súng đen ngòm đã chĩa vào gáy lạnh ngắt. Tnú kịp nuốt lá thư của anh Quyết vào bụng bảo đảm bí mật. Tnú bị giặc giam cầm ở ngục tù Kontum với biết bao đòn roi, thương tích. Địch tra tấn hỏi “Cộng sản ở đâu?” Tnú đã không ngần ngại đặt tay lên bụng và nói: “Ở đây này!”.Và lưng Tnú lại hằn lên những vết dao chém ngang dọc của kẻ thù. Đúng Tnú là con người rất giàu phẩm chất thủy chung, trung thành với Cách mạng mà bất khuất hiên ngang trước kẻ thù “Uy vũ không thể khuất phục”.
Ba năm sau, Tnú vượt ngục trở về trực tiếp lãnh đạo dân làng Xô man đánh giặc. Và Mai, người bạn từ thuở thiếu thời, đã cùng Tnú trưởng thành qua năm tháng đầy thử thách khốc liệt của chiến tranh nay đã là vợ của Tnú. Đứa con trai kháu khỉnh vừa đầy tháng là hoa trái đầu mùa của mối tình thơ mộng và thủy chung ấy. Hạnh phúc gia đình lứa đôi của Tnú đang đẹp như trăng rằm lung linh tỏa sáng cả núi rừng Tây Nguyên. Song kẻ thù tàn bạo dã man đã đập vỡ tổ ấm hạnh phúc của Tnú một cách không tiếc thương. Chúng đã giết vợ con anh bằng cây gậy sắt, hòng uy hiếp tinh thần Cách mạng của Tnú, người cầm đầu, linh hồn của cuộc nổi dậy. Đoạn văn diễn tả sự bất lực của Tnú trước cái chết của vợ con thật bi thương tràn đầy xúc cảm và ấn tượng “Anh đã bứt đứt hàng chục trái vả mà không hay. Anh chồm dậy… bụng anh có lửa đốt. Chỗ hai con mắt anh bây giờ là hai cục lửa lớn”. Căm thù đau nhói trong tim và bừng cháy trong hai con mắt – một chi tiết thật dữ dội. Tnú nhảy vào giữa đám lính, hai cánh tay như cánh gỗ lim của anh ôm chặt lấy mẹ con Mai. Nhưng không còn kịp nữa!Tnú bị bắt, bị trói. Vợ và con chết cả rồi nhưng Tnú không khóc. Anh ghìm nén nỗi đau, cố gắng vượt qua bi kịch cá nhân để tiếp tục sống và chiến đấu. Trước cái chết cận kề, Tnú không hề run sợ mà anh cảm thấy mình thật bình thản. Anh nghĩ “Đứa con chết rồi. Mai chắc cũng đã chết. Mình rồi cũng chết thôi”. Nhưng Tnú không sợ, điều làm Tnú day dứt và băn khoăn nhất chính là không sống được đến ngày cùng dân làng Xô man đánh giặc, rồi khi có lệnh của Đảng cho đánh ai sẽ lãnh đạo dân làng Xô man ? Tnú hoàn toàn không nghĩ đến mình nữa, Tnú đã đặt cái chung, cái nhiệm vụ lên trên bi kịch của mình. Đó là thái độ biến đau thương thành hành động.
Giặc dùng giẻ tẩm nhựa xà nu để đốt mười đầu ngón tay của Tnú. Chúng định dùng lửa để thiêu rụi ý chí đấu tranh của dân làng Xô man. Nhưng chúng đã nhầm. Chúng đã vô tình thắp lên ngọn lửa đồng khởi, ngọn lửa đấu tranh của dân làng Xô man. Một ngón, hai ngón rồi ba bốn ngón của Tnú bốc cháy. Không gì đượm băng lửa Xà nu. Mười ngón tay của Tnú nhanh chóng thành mười ngọn đuốc sống. Kì lạ thay, người Cộng Sản ấy không hề kêu van, dù “răng anh đã cắn nát môi anh rồi”. Đúng rồi, Tnú không thèm kêu van nhưng Tnú đã thét lên một tiếng “Giết”. Tiếng thét ấy làm rung chuyển núi rừng, làm lay động tâm can con người. Và cộng hưởng cùng tiếng thét ấy là tiếng chân người chạy rầm rập trên nhà Ưng, tiếng cụ Mết ồ ồ “Chém! Chém hết, Giết, giết hết!”, Tiếng thét ấy trở thành ngòi nổ làm bùng cháy cả khối thuốc nổ căm hờn của dân làng Xôman. Trong phút chốc họ đã chứng kiến cảnh : “xác 10 tên giặc nằm ngổn ngang quanh đống lửa.”
Cuộc đời bi tráng của Tnú đã làm sáng tỏ một chân lý giản dị mà sâu xa của cuộc sống được cụ Mết truyền dạy cho con cháu: “sau này, tao chết rồi, bay còn sống phải nói lại cho con cháu: Chúng nó đã cầm súng, mình phải cấm giáo”. Đó là chân lý của Cách mạng được nảy sinh từ mảnh đất Tây Nguyên thấm máu và nước mắt. Đó là một chân lý thật nghiệt ngã nhưng tất yếu: Phải dùng bạo lực cách mạng để chống lại bạo lực phản cách mạng. Vũ trang chiến đấu là con đường tất yếu tự giải phóng của nhân dân. Câu chuyện về cuộc đời và con đường đi lên của Tnú mang ý nghĩa tiêu biều cho số phận và con đường của các dân tộc Tây Nguyên trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ. Vẻ đẹp và sức mạnh của Tnú là sự kết tinh vẻ đẹp và sức mạnh của con người Việt Nam nói chung trong thời đại đấu tranh cách mạng.
Đến với “những đứa con trong gia đình”, Nguyễn Thi cũng đã khắc học rất thành công vẻ đẹp anh hùng cách mạng sáng ngời của nhân vật Việt. đó là một cậu con trai mới lớn, hồn nhiên, vô tư luôn tranh giành với chị ngay cả trong cuộc sống bình thường lẫn khi đi đánh giặc. đêm trước ngày đi bộ đội trong khi Chiến bàn bạc chuyện gia đình và nói với em những lời trang nghiêm thì Việt lúc “ lăn kềnh ra ván cười khì khì” lúc lại rình “chụp một con đom đóm úp trong lòng bàn tay” và cuối cùng “ngủ quên lúc nào không biết”.
Đứa con trai ngây thơ ấy còn là một người con, một người cháu, một người em, một người đồng đội giàu tình cảm và sống rất tình nghĩa. Vốn mồ côi cha mẹ, chị Hai ở xa, đứa em út còn nhỏ, tình cảm thương yêu của Việt đối với chị thật sâu đậm. sau khi cùng ghi tên vào bộ đội, sắ xếp việc nhà xong Việt và chiến cùng khiêng bàn thờ má gởi chú Năm: “ Việt khiêng trước.Chị Chiến khiêng bịch bịch phía sau. Nghe tiếng chân chị, Việt thấy thương chị lạ. Lần đầu tiên Việt mới thầy lòng mình rõ như thế”. Ngoài tình thương chị Việt còn rất thương mến chú Năm. Tình cảm đó hình thành từ những ngày Việt còn nhỏ “ Việt thương chú Năm vì hồi đó chú hay bênh Việt. Mỗi khi cất giọng hò, chú làm như Việt chính là nơi cụ thể để chú gửi gắm những câu hò đó”. Trong lúc Việt bị thương hình ảnh của cha mẹ thân yêu luôn chập chờn ẩn hiện trong hồi ức của Việt với bao kỉ niệm chua xót lẫn ngọt ngào “dường như cả cuộc đời vất vả của má, mọi ý nghĩ lặng lẽ trong đêm của má, cả những hiểm nguy gian lao của má đã trải qua một cách không hề sợ hãi, tất cả đều gom lại và dồn lại vào trong ý nghĩa cuối cùng này: “để má ráng nuôi bây lớn coi bây có làm được gì cho cha mày vui không?”.
Nhưng có lẽ đẹp đẽ hơn cả ở Việt-làm nên vẻ đẹp của chủ nghĩa anh hùng cách mạng chính là tinh thần chiến đấu quả cảm , kiên cường. Việt không chỉ là một con người giàu lòng yêu thương mà còn là một chiến sĩ giải phóng quân dũng cảm, mang trong mình dòng máu gia truyền của những con người gan góc không bao giờ khuất phục trước sự tàn bạo. Việt đã chiến đấu bằng tất cả sức mạnh lần thể chất tinh thần, bằng ý chí bất khuất thừa hưởng từ một gia đình cách mạng. Ông nội , chú Năm, ba Việt đều tham gia kháng chiến. Cha bị chặt đầu, mẹ bị trúng pháo của giặc .. những hình ảnh đó mãi in sâu trong tâm trí Việt. chính mối thù nhà là động lực thúc đẩy hai chị em việt anh dũng chiến đấu.
Giữa trận đánh, Việt bị thương nặng. mất liên lạc với đồng đội, trơ trọi một thân, đói khát, mình đầy thương tích, Việt vẫn can đảm chịu đựng. dù lúc tỉnh lúc mê, Việt vẫn ở tư thế sẵn sàng chiến đấu mỗi khi choàng dậy “ Việt day họng sung về hướng đó “ nếu mày đổ quân thì sung tao còn đạn” Việt ngầm bảo bọn địch khi nghe tiếng xe bọc thép của chúng chạy mỗi lúc một gần. Cuối cùng khi đồng đội đã tìm được Việt dù kiệt sức, anh vẫn giữ được tư thế chiến đấu sinh tử với kẻ thù “một ngón tay của cậu vẫn còn nhúc nhích , một viên đạn đã lên nòng và chung quanh cậu dấu xe bọc thép còn nằm ngang dọc” hình ảnh đó đã cho ta thấy tính cách anh hùng của Việt một chàng trai yêu nước ,sẵn sàng chiến đấu đến hơi thở cuối cùng. Một dáng vóc cao cả, phi thường, đáng khâm phục.
Có thể nói, xây dựng hình tượng nhân vật Tnú và Việt hai nhà văn đã thể hiện sự trân trọng sâu sắc trước những con người của dân tộc, vì dân tộc. Cùng được sáng tác trong kháng chiến chống Mĩ nên ở hai nhân vật đều có nhiều nét tương đồng trong vẻ đẹp của chủ nghĩa anh hùng. Họ là những người con đã kế thừa xuất sắc truyền thống bất khuất của gia đình, của quê hương, của dân tộc: Tnú là người con của làng Xô Man, nơi tất cả người dân đều hướng về cách mạng. Còn Việt sinh ra trong gia đình có truyền thống yêu nứơc, căm thù giặc: Cha là cán bộ cách mạng, má là người phụ nữ Nam Bộ kiên cường trong đấu tranh, hai con tiếp nối lí tưởng của cha mẹ. Họ đã phải chịu nhiều đau thương, mất mát do kẻ thù gây ra, tiêu biểu cho đau thương mất mát của cả dân tộc: Tnú chứng kiến cảnh vợ con bị kẻ thù tra tấn đến chết, bản thân bị giặc đốt mười đầu ngón tay. Việt chứng kiến cái chết của ba má: ba bị chặt đầu, má chết vì đạn giặc. Những đau thương đó đã hun đúc tinh thần chiến đấu, lòng căm thù giặc sâu sắc của con người Việt Nam. Biến đau thương thành sức mạnh chiến đấu cũng là một biểu hiện của chủ nghĩa anh hùng cách mạng: Tnú lên đường đi “lực lượng” dù mỗi ngón tay mất đi một đốt, Việt vào bộ đội, coi việc đánh giặc trả nợ nước thù nhà là lẽ sống. Họ chiến đấu bởi sức mạnh của lòng căm thù giặc, cũng là bởi sức mạnh của tình yêu thương, vì: chỉ có cầm vũ khí đứng lên, ta mới có thể bảo vệ được những gì thiêng liêng nhất, bảo vệ tình yêu và sự sống. Chân lí đó đã được minh chứng qua số phận và con đường cách mạng của những người dân Nam Bộ trong hai tác phẩm trên, chân lí đó cũng được rút ra từ thực tế đau thương mất mát nên nó càng có giá trị, càng phải khắc sâu vào lòng người.
Không chỉ vậy ở họ còn mang phẩm chất anh hùng, bất khuất, là những con người Việt Nam kiên trung trong cuộc chiến đấu chống giặc ngoại xâm.Tnú từ nhỏ đã gan dạ, đi liên lạc bị giặc bắt được, tra tấn dã man vẫn không khai. Anh vượt ngục trở về, lại là người lãnh đạo thanh niên làng Xô Man chống giặc, bị đốt mười ngón tay vẫn không kêu rên trước mặt kẻ thù à Ở Tnú toát lên vẻ đẹp của người anh hùng trong sử thi Tây Nguyên và vẻ đẹp của chủ nghĩa anh hùng cách mạng thời đại chống Mĩ. Việt bị thương trong trận đánh lại lạc mất đơn vị, vẫn chắc tay súng quyết tâm tiêu diệt kẻ thù. Đối với chị, Việt ngây thơ, nhỏ bé.,còn trước kẻ thù, Việt vụt lớn lên, chững chạc trong tư thế người anh hùng.
Có thể nói Tnú và Việt đều đã vượt lên nỗi đau và bi kịch cá nhân để sống có ích cho đất nước. Những đau thương của họ cũng chính là đau thương của dân tộc trong những năm tháng thương đau của chiến tranh. Tinh thần quả cảm, kiên cường của họ cũng chính là tinh thần của cả dân tộc Việt Nam, là biểu hiện cao đẹp của chủ nghĩa anh hùng cách mạng.
Tuy nhiên, không chỉ có những nét chung độc đáo vẻ đẹp anh hùng cách mạng ở nhân vật Tnú và Việt mà còn mang những nét riêng khác biệt. Việt là một con người được sinh ra và trưởng thành trên miền non nước Nam Bộ vì vậy ở anh có tính chất sôi nổi, bộc trực, trọng nghĩa. Còn Tnú lại hiện lên với hình ảnh “vóc dáng vạm vỡ” chứa trong đó cái mênh mang, hoang dại, trong sạch của núi rừng, ở Tnú nổi bật lên với vẻ đẹp của một con người Tây Nguyên huyền thoại, kỳ vĩ, đậm chất sử thi.
Như hai bản anh hùng ca thời đại đánh Mĩ, hai tác phẩm đã khắc sâu được cuộc chiến đấu của dân tộc chống lại kẻ thù xâm lược hết sức ác liệt và gay go. Qua đó tác giả cũng ngợi ca phẩm chất anh hùng của con người Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ, là những con người tiêu biểu cho cộng đồng về lí tưởng và phẩm chất, nhân danh cộng đồng mà chiến đấu hi sinh. Với giọng văn ngợi ca, thấm đẫm cảm hứng lãng mạn cách mạng, chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam thời kỳ chống Mĩ, hai tác phẩm đều được tác giả làm hiện diện trên khắp mọi miền của đất nước. Từ nông thôn đến thành thị, từ miền ngược đến miền xuôi, từ đồng bằng đến miền núi. Tất cả tạo nên một sức mạnh long trời lở đất để nhấn chìm lũ bán nước và quân cướp nước. Qua đó cũng thấy rằng, cuộc đời và sự hi sinh của những con người Việt Nam anh hùng như Tnú và Việt mãi mãi là bản anh hùng ca tuyệt đẹp cho các thế hệ Việt Nam noi theo.
1
0
NGUYỄN THỊ THU HẰNG
10/03/2018 22:06:21
Nguyễn Trung Thành tên khai sinh là Nguyễn Văn Báu, bút danh Nguyên Ngọc, sinh năm 1932 ở tỉnh Quảng Nam. Trong suốt cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, nhà văn chủ yếu sống ở Tây Nguyên. Cũng chính vì thế văn Nguyên Ngọc mang đậm âm hưởng sử thi của núi rừng Tây Nguyên. Ở đó, chất thơ hòa quyện với nét hoành tráng, hùng vĩ của núi rừng, của những con người bất khuất, kiên trung với quê hương đất nước. Cũng tuôn theo mạch cảm xúc ấy là “Rừng xà nu” – một truyện ngắn xuất sắc về đề tài chiến tranh chống Mĩ. Bởi đây là tác phẩm kết tinh vẻ đẹp truyền thống của Tây Nguyên anh hùng. Cuộc đời và số phận của anh tiêu biểu cho sức sống của người Tây Nguyên anh hùng đứng lên từ máu lửa dành quyền sống cho mình.
Theo cách miêu tả của nhà văn, lúc còn nhỏ Tnú là một cậu bé có phẩm chất anh hùng, tức là không có chuyện đánh quay, thả diều, bắt dế. Tnú không giống một tuổi thơ bình thường mà sống tuổi thơ phi thường. Tuổi thơ đầy ắp những chiến công, kì tích biểu hiện trước hết đó là Tnú và Mai từng nuôi giấu cán bộ cách mạng. Đó là con đường máu lửa đầy hi sinh mất mát. Địch khủng bố dã man những người tham gia nuôi giấu cán bộ. A Sút đã bị chúng treo cổ ở cây vả đầu làng, lớp thanh niên bị lộ, người già lại phải thai họ trên con đường ấy. Bà Nhan lần này bị chúng chặt đầu, cột tóc treo trên đầu súng. Đó là hành vi man dợ của kẻ thù nhưng không khuất phục được tinh thần, ý chí của dân làng Xô Man. Tnú và Mai vẫn quyết đi trên con đường mà dân làng anh đã đi. Điều đó thể hiện trong cầu trả lời của Tnú với anh Quyết: “Cụ Mết bảo Đảng còn thì núi nước này còn”. Mặc dù Tnú mới chỉ nhắc lại lời của cụ Mết nhưng qua đó ta thấy được sự lựa chọn con đường anh đã đi qua giữa một bên là số phận cá nhân với một bên là vận mệnh của dân tộc, của Đảng. Tnú đã quên cái riêng của mình để sống cho cái chung ấy. Như vậy, ngay từ nhỏ Tnú đã tỏ ra là một cậu bé gan góc, quả cảm, sớm bộc lộ lý tưởng yêu nước. Người anh hùng nhỏ tuổi Tnú không sống một cuộc đời bình thường vì ngay từ việc bình thường nhất như học chữ Tnú cũng học một cách phi thường để trừng trị tính hay quên, Tnú đã lấy đá đập vào đầu đến mức máu chảy ròng ròng – một chi tiết rất Nguyễn Trung Thành. Ông đẩy cái bình thường lên cái phi thường để diễn tả vẻ đẹp cao cả của con người anh hùng chủ nghĩa Việt Nam trong những năm chống Mĩ.
Vẻ đẹp anh hùng của Tnú được thể hiện ở chi tiết Tnú đi liên lạc, tiếp tế cho cán bộ cách mạng, chữ Tnú hay quên “nhưng đi đường núi thì đầu nó sáng lạ lùng”. Bị giặc phục kích, Tnú “xé rừng mà đi”, không thích “lội nước êm cứ lựa chỗ thác mạnh mà bơi ngang…cưỡi lên thác băng băng như con cá kình.” Tnú chưa bao giờ làm xấu hổ người làng Xô Man, không may bị địch bắt, chúng tra tấn hỏi anh “cộng sản ở đâu?”. Tnú kiêu hãnh ấp tay vào trong bụng trả lời “ở đây này”. Đó chính là phẩm chất của người anh hùng “uy vũ bất năng khuất”.
Càng lớn, Tnú càng mang vẻ đẹp truyền thống của con người Tây Nguyên anh hùng. Anh cường tráng như một thân cây xà nu lớn nồng căng sự sống với hai cánh tay khỏe chắc như lim. Chảy trong huyết quản của anh là dòng máu anh hùng của xứ sở Tây Nguyên truyền lại từ thời Đăm Săn, Xinh Nhã chứa đầy trong bộ ngực rộng rãi của anh là sức mạnh mênh mông man dại của đại ngàn. Tnú thừa gan bướng bỉnh, thừa sự kiêu hãnh và giàu lòng tự trọng. Dưới ngòi bút của nhà văn Tnú lúc trưởng thành mang dáng dấp của những chàng trai anh hùng trong sử thi, huyền thoại ở Tây Nguyên. Anh đã trở thành chỉ huy đội du kích khiến cho bọn thằng Dục lồng lộn, gầm thét “con cọp đó mà không giết sớm, nó làm loạn núi rừng này rồi”. Tnú đã trở thành nỗi lo sợ ám ảnh của bọn giặc.
Nhà văn mô tả câu chuyện tình đượm màu bi tráng của Tnú và Mai. Tình yêu của họ đẹp như ánh trăng rằm rọi trên đỉnh núi Ngọc Linh và họ vừa sinh một đứa con trao hứa hẹn một tương lai hạnh phúc tốt đẹp. Nhưng kẻ thù đã phá vỡ tất cả. Chúng bắt mẹ con Mai với một triết lí “bắt con cọp cái cọp con tất cọp đực sẽ ra”. Chúng tra tấn dã man mẹ con Mai. Tnú nấp sau cây và nghiến răng đau xót bứt đứt hàng chục trái vả mà không hay, đôi mắt anh như hai cục lửa lớn – căm thù đốt cháy trong hai con mắt của Tnú. Tnú không ra nhưng trước cảnh mẹ con Mai bị tra tấn tàn bạo, tình cảm của một người chồng, người cha chứng kiến vợ con mình bị tra tấn sắp chết Tnú đã xô ngã tên giặc ôm lấy mẹ con Mai. Mặc dù ở Tnú hội tụ rất nhiều nguồn sức mạnh nhưng anh vẫn không cứu được vợ con, còn bản thân thì bị giặc bắt. Chúng dùng nhựa xà nu tẩm vào dẻ quấn vào mười đầu ngón tay của Tnú châm lửa đốt: “Một ngón tay Tnú bốc cháy, hai ngón tay, ba ngón tay, không gì đượm bằng nhựa xà nu. Lửa bắt rất nhanh mười đầu ngón tay đã trở thành mười ngọn đuốc”.
Đây là một hình ảnh đầy sáng tạo không dễ sinh ra lần hai trong một đời văn. Hình ảnh bàn tay Tnú bốc cháy nó tố cáo tội ác dã man của quân giặc chúng thâm hiểm độc ác đã dùng vật gắn bó quen thuộc để đốt tay Tnú. Nhưng đồng thời hình ảnh này cũng cho người đọc thấy được lòng dũng cảm can trường của Tnú đối với cách mạng. Lửa có thể cháy trên mười đầu ngón tay nhưng không thể thiêu cháy được ý chí căm thù của Tnú. Tnú nghe lửa cháy trong lồng ngực, cháy trong bụng, máu mặn chát ở đầu lưỡi nhưng anh không hề kêu van bởi “người cộng sản không thèm kêu van”.
Đến khi anh thét lên một tiếng dữ dội “Giết” thì cũng là lúc nhà rưng rào rào chuyển động xen lẫn tiếng hô của cụ Miết “chém, chém hết”. Tnú được dân làng cứu thoát còn vợ con anh thì đã chết. Từ đây bật ra ý nghĩa triết học thâm trầm khi Tnú chỉ có một mình tay không, thì ngay cả thứ nhựa xà nu thân thiết cũng trở thành ngọn lửa hủy diệt “chúng nó cầm súng mình phải cầm giáo”. Đời Tnú là một bằng chứng cho quy luật nghiệt ngã ấy.
Ở nhân vật Tnú, nhà văn còn gửi gắm bao ý tưởng sâu xa ở hình tượng bàn tay Tnú. Đây là một chi tiết nghệ thuật đắt giá được tác giả chú ý tô đậm. Nhìn vào bàn tay của một con người, ta có thể đoán được số phận con người ấy và lai lịch miền quê. Dân gian cũng khẳng định vai trò của bàn tay:
“Giàu hai con mắt khó đôi bàn tay”
Nhà thơ Hoàng Trung Thông thì khẳng định:
“Bàn tay làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”
Bàn tay ấy cũng có một cuộc đời. Ban đầu nó hiện lên như một biểu tượng của con người sống ngoan cường, trung thực, tình nghĩa. Đấy là lúc Tnú cầm đá đập vào đầu để học chữ Bác Hồ và là lúc Tnú ấp tay vào bụng kiêu hãnh trả lời “Cộng sản ở đây” thể hiện một con người tín nghĩa trung thành. Bàn tay Tnú còn là bàn tay của con người giàu tình yêu thương đó là khi Tnú dắt Mai lên rẫy trồng tỉa, là lúc xô ngã tên giặc ôm lấy mẹ con Mai. Bàn tay ấy khi rực cháy thành mười ngọn đuốc lại là biểu tượng của tội ác quân thù và căm thù tột độ. Khi bị đốt cụt mỗi ngón, cụt một đốt thì nó trở thành chứng tích tội ác của quân thù nhưng bàn tay ấy không hề căm phẫn mà trở thành bàn tay quả báo. Trong cuộc đấu tranh anh đã truy giặc đến tận cùng sào huyệt vật lộn với nó trong hầm sâu nói cho nó biết một điều tất yếu: “Này tao có cả súng đây, dao găm đây nhưng tao không giết mày bằng súng, không đâm mày bằng dao tao giết mày bằng mười ngón tay cụt mà thôi”. Với Tnú thằng giặc nào cũng là thằng Dục mắt trắng xóa, kinh hoàng nhận lời phán xét, còn Tnú thực hiện cái điều đã trở thành chân lí sâu xa: kẻ gieo gió ắt phải gặp bão, đánh ngã ta ở chỗ nào ta đứng lên ở chỗ đó. Bàn tay Tnú trở thành bàn tay chiến thắng. Bàn tay nhỏ mang ý nghĩa lớn đó là bàn tay của người anh hùng, đó cũng là cuộc đời của một dân tộc đau thương và hào hùng. Nhân vật sử thi của Nguyễn Trung Thành gánh nặng số phận lịch sử khiến Tnú phảng phất hình ảnh những nhân vật anh hùng trong trường ca Tây Nguyên như Đăm Săn, Xinh Nhã.
Tnú còn có tâm hồn trong sáng giàu yêu thương. Tnú mang tầm vóc của một dũng sĩ trong sử thi nhưng trong anh lại mang tâm hồn trong sáng giàu lòng yêu thương đúng như lời nhận xét của của cụ Mết: “Đời nó khổ nhưng bụng nó sạch như nước suối làng ta”. Trên quãng đường tham gia chiến đấu, Tnú vẫn ôm ấp hình ảnh quê nhà, yêu con nước mát lạnh đầu làng, nhớ day dứt tiếng chày rộn rã chuyên cần của những cô gái, người đàn bà Sơn Trà, yêu cả những gốc cây xà nu kỉ niệm.
Câu chuyện của Tnú là một câu chuyện đầy bi tráng. Tnú tập trung trong mình tất cả những đau thương mà con người nơi đây phải gánh chịu và Tnú cũng hội tụ mọi phẩm chất anh hùng, bất khuất của dân làng Xô Man nói riêng và đồng bào Tây Nguyên nói chung.
Xây dựng thành công nhân vật Tnú, nhà văn đã khắc họa được hình ảnh tiêu biểu của con người mang dòng máu, tính cách của núi rừng Tây Nguyên. Qua hình tượng Tnú, Nguyễn Trung Thành còn gợi ra được số phận và phẩm chất của cả cộng đồng trong cuộc chiến đấu bảo vệ quê hương, đất nước. Đó là tình cảm gắn bó thiết tha sâu nặng với buôn làng, với núi rừng Tây Nguyên, căm thù giặc sâu sắc, một lòng đi theo cách mạng, tin tưởng vào sự thắng lợi của cách mạng.
1
0
NGUYỄN THỊ THU HẰNG
10/03/2018 22:07:14
Tác giả Nguyễn Trung Thành có một cuộc đời và sự nghiệp sáng tác được bắt nguồn từ dòng chảy lịch sử của một mảnh đất vùng Tây Nguyên dữ dội. Ông đã có những tháng năm sống và chiến đấu tại khu vực này, chứng kiến không biết bao nhiêu mất mát, đau thương mà mảnh đất này phải hứng chịu. Tác phẩm " Rừng xà nu" là một truyện ngắn được viết trong thời kì kháng chiến xảy ra ác liệt nhất. Tác giả Nguyễn Thành Trung đã khắc họa thành công hình ảnh một nhân vật Tnú – Một biểu tượng cho mảnh đất vùng Tây Nguyên hùng hồn và bi tráng.
Tnú được coi là một trong những nhân vật trung tâm xuyên suốt trong tác phẩm, đây cũng là hình tượng của núi rừng xà nu đại ngàn. Tác giả đã khéo léo xây dựng một nhân vật với những đặc điểm, tính cách mang đậm dáng dấp của núi rừng Tây Nguyên. Với màu sắc sử thi hào hùng và đầy bi tráng, tác giả Nguyễn Trung Thành đã vẽ ra trước mắt chúng ta một hình ảnh hào hùng, bất khuất và kiên cường nhất. Truyện ngắn " Rừng xà nu" mang một màu sắc sử thi từ cách mà tác giả đã xây dựng nhân vật Tnú. Câu chuyện của một vùng đất, của một đời người được tác giả kể gói gọn trong một đêm như vậy. Đây được coi là một sự thành công ngoài của tác giả Nguyễn Trung Thành.
Tnú là một người con của núi rừng vùng Tây Nguyên hùng vĩ với những tính cách và đặc điểm mà chỉ có nơi đây mới có.
Tnú là một đứa trẻ bị mồ côi lớn lên trong sự đùm bọc, giúp đỡ và cưu mang của dân làng vùng Xô man, bởi vì vậy Tnu chính là một người con của cả dân làng, của cả mảnh đất vùng này. Tnú không thuộc về bất cứ riêng của ai, anh thuộc về cộng đồng, về nơi mà đã nuôi dưỡng anh suốt quá trình trưởng thành. Cụ Mết từng nói rằng " đời của nó, bụng của nó sạch như nước suối làng ta" là bởi vì điều đó. Cho dù hoàn cảnh suất thân kém may mắn nhưng cuộc đời của Tnu lại làm được rất nhiều việc có ích cho dân làng vùng này, anh mang phẩm chất của một người cách mạng chân chính trong tương lai gần.
Mặc dù tuổi đời còn nhỏ nhưng Tnú lại là một người rất bản lĩnh và gan góc, không ngại mọi khó khăn và thử thách. Trong lúc đi liên lạc thì Tnú " xé rừng mà đi, không lựa chọn đường mòn, không lựa chọn quãng đường nước êm ấm mà còn chọn con đường gai góc, hiểm trở, chọn quãng nước chảy xiết, mạnh và lọt qua được hết mọi vòng vây của quân giặc". Tnú nguyện một lòng một dạ phục vụ cho cách mạng, sẵn sàng chiến đấu hi sinh vì dân làng Xô man. Hành động của Tnu khi nuốt bức thư vào trong bụng khi bị giặc bắt đã chứng tỏ được rằng bản lĩnh và ý chí kiên cường, gan dạ sắc đá của anh. Hơn hết, lời nói chỉ tay vào bụng " Cộng sản ở đây này" Sau khi tiến hành đốt bức thư khiến cho người đọc vô cùng ngưỡng mộ về chí khí cũng như bản lĩnh phi thường của Tnú.
Tnu tuy học rất chậm như " học chữ o thì quên chữ a " nhưng ngược lại có sự kiên trì và nhẫn lại. Tnú quyết tâm ghi nhớ nhuwgx lời dạy của anh Quyết " Phải học giỏi thì mời làm được các bộ giỏi" nên Tnú đã rất quyết tâm học hành thật tốt. Tnú có một tinh thần và ý chí thép kiên cường không phải ai cũng có được. Tnú chính là một điển hình cho tính cách đáng ngưỡng mộ đó.
Sau khi Tnú vượt ngục để trở về làng, anh như một cây xà nu vạm vỡ, to lớn. Anh được tượng trưng cho cả một dân tộc vùng xô man, cho rừng xà nu, vẫn hiên ngang kiên cường đến cùng để chống lại sự xâm lược, tàn phá ghê rợn của quân thù. Cuộc đời của Tnú từ đó bắt đầu rơi vào nhiều bi kịch đau thương nhưng Tnú không hề nao núng, sợ xệt mà anh vẫn sống và cống hiến hết mình cho dân làng vùng xô man.
Tnú có mưu trí, gan dạ và là một người cán bộ giỏi. Quân giặc đã bắt cóc cả con và vợ của Tnú để đe dọa nhưng Tnú giường như không sợ. Chúng tra tấn hai mẹ con Mai dã man cho đến chết. Khoảnh khắc Tnú đã chứng kiến cảnh hai mẹ con chết trước mặt mình, lòng căm hận trong anh đã sôi máu lên sùng sục, " Hai mắt như hai ngọn lửa lớn". Tnú đã lao đến để cứu hai mẹ con Mai nhưng không thể nào cứu được, ngược lại anh còn bị giặc bắt và tra tấn dã man.
Hình ảnh đôi bàn tay của Tnú bị giặc thiêu cháy đã khiến cho người đọc giường như bị ám ảnh " Một ngón, hai ngón, ba ngón bị cháy rồi lại bén rất nhanh chỉ trong tích tắc mười ngón tay của Tnú như mười ngọn đuốc sống". Bi kịch đau lòng ấy của Tnú cũng chính là bi kịch đau lòng mà người dân vùng xô man phải hứng chịu. Tuy nhiên, Tnú vẫn không hề sợ xịt và nao núng, vẫn hiên ngang kiên cường để đánh giặc mặc dù đã mất đi đôi tàn tay ấy.
Tnú đã phải chịu đựng bao nhiêu đau đớn về tinh thần và thể xác, nhưng lòng căm thù giặc trong anh vẫn còn cháy rừng rực. Đây được coi là một động lực để làm nên cái đêm lịch sử hào hùng của dân làn vùng xô man đó. Có thể nói tất cả đã châm ngòi để bùng nổ cái đêm khởi nghĩa của dân làn vùng xô man để chống lại quân thù.
Hình ảnh Tnú được tác giả Nguyễn Trung Thành xây dựng song song bên cạnh một hình ảnh rừng xà nu bạt ngàn, bất khuất, kiên cường chắc chắn có dụng ý. Bởi Tnú chính là một biểu tượng của mảnh đất vùng Tây Nguyên anh hùng, của núi rừng xà nu bất diệt.
Bằng những hình ảnh vô cùng sinh động, chân thực, giàu chất sử thi tác giả đã tạc nên bức tượng hùng vĩ về con người vùng Tây Nguyên bất khuất, kiên cường. Đây là một tác phẩm thành công của tác giả, đã để lại lỗi ám ảnh lớn cho người đọc về một con người có trong đời thực như vậy.
0
0
Nguyễn Thành Trương
11/03/2018 00:32:25
Truyện ngắn “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành tiêu biểu cho khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn. Ông đã thành công khi xây dựng nhân vật chính là Tnú- một chàng trai Tây Nguyên sâu nặng nghĩa tình, một con người gan góc dũng cảm như cái tên của anh (T nú tiếng Bana có nghĩa là chàng dũng sĩ), đồng thời là điển hình cho con đường đến với cách mạng (CM) của dân tộc Tây Nguyên (TN).
T nú “chàng dũng sĩ” vốn là một đứa trẻ sớm mồ côi của làng Xôman. Tnú sẽ không có cuộc đời của mình nếu không có sự cưu mang đùm bọc của nhân dân làng Xôman. Làng Xôman cho Tnú tình thương yêu, dạy cho Tnú biết đi, biết nói, biết yêu ghét, biết cầm dao chặt cây làm rẫy, …Tnú nợ dân làng Xôman tất cả cuộc đời. Như một cây xà nu non dại lớn lên giữa sự che chở, đùm bọc của rừng xà nu, Tnú trở thành một cậu bé rồi một chàng trai Tây Nguyên khỏe mạnh, dũng cảm như hình ảnh những chàng trai TN vẫn được nhắc đến trong truyện kể bên bếp lửa nhà rông.
Thuở nhỏ anh đã là một đứa bé có cá tính, dũng cảm và mưu trí. Cùng với Mai, người bạn gái nhỏ của mình, Tnú vượt qua mọi vòng vây của kẻ thù để mạng gạo muối tiếp tế cho CM trong rừng. Tình yêu làng và CM đã cho Tnú lòng dũng cảm để không biết sợ hãi trước quân thù.Tnú ước ao trở thành người CM. Đó là cách tốt nhất, cách duy nhất vào lúc này để bảo vệ những gì mà cậu bé yêu thương. – Một cử chỉ thật ngây thơ đến buồn cười nhưng chứa đựng một ý nghĩa thật nghiêm túc và cảm động: bực bội vì cố học mà vẫn không nhớ được chữ, Tnú đã đập đến chảy máu đầu mình mà T nú thấy nó ngu quá. Khát khao cách mạng đến thế là cùng!
Khao khát sống để trả cái ơn sâu nặng cả cuộc đời cho làng Xôman, Tnú cũng khao khát bảo vệ cách mạng, tình cảm ấy thật hông nhiên và cũng thật mãnh liệt nơi Tnú. Với bản chất nhanh nhẹn, mưu trí của một cậu bé quen đương đầu với những khó khăn trong cuộc sống, Tnú càng nhanh nhẹn mưu trí trong việc bảo vệ CM. Khi làm liên lạc T nú luôn xé rừng mà đi với “cái đầu sáng lạ lùng”, lội qua chỗ nước chảy mạnh để tránh phục kích của kẻ thù “vượt lên trên mặt nước, cỡi lên thác băng băng như một con cá kình ”.Khi bị bắt T nú nuốt luôn lá thư và kiên quyết bảo vệ bí mật cách mạng.
Bước từ tuổi niên thiếu lên tuổi trưởng thành, Tnú là một chàng trai trưởng thành cả về thể chất lẫn tâm hồn. Tnú rắn rỏi, cường tráng, Tnú cũng thực sự giác ngộ CM. Trở thành chồng Mai rồi thành cha của một đứa con nhỏ, Tnú càng gắn bó với làng, gắn bó với CM.
Biết vượt qua bi kịch cá nhân và lòng căm thù giặc càng tăng khi chứng kiến cảnh vợ con bị giết hại dã man. Thật là một thử thách ghê gớm đối với Tnú khi từ trong rừng xà nu phải chứng kiến cảnh giặc bắt bớ, khảo tra người làng Xôman trong đó có Mai- vợ anh và đứa con nhỏ cô mang trên người. Tnú phải nắm chặt lấy cây rừng để khỏi xông ra khi những cây sắt của bọn lính quật vào người Mai. Tuy vậy, cái gì cũng có giới hạn, đặc biệt là sự kiên nhẫn phải ghìm lại nỗi phẩn uất chính nghĩa của con người. Khi những cây sắt mạn rợ quật trúng vào thân hình đứa bé mà Mai đã hết sức giữ gìn, thì không có gì có thể giữ được Tnú. Bị trói chờ hành hình, anh vẫn bình thản lạ lùng và chỉ nghĩ cho CM “ …ai sẽ làm cán bộ lãnh đạo dân làng Xoman đánh giặc…chỉ tiếc cho T nú, T nú không sống được tới ngày cầm vũ khí đứng dậy với dân làng”.
Tnú bị bọn lính bắt được. Chúng tra tấn anh bằng mọi cực hình khủng khiếp: tẩm nhựa xà nu lên mười ngón tay Tnú rồi đốt. Không them kêu la một tiếng, Tnú mở mắt trừng trừng nhìn mười ngón tay mình rừng rực cháy như mười ngọn đuốc. Chỉ đến khi nỗi đau đớn đã thấm đến tận cùng gan ruột, trước khi ngất đi Tnú mới thét lên một tiếng. Tiếng thét của Tnú đã trở thành một lời kêu gọi mạnh mẽ cho trai làng Xôman xông vào tiêu diệt kẻ thù.
Hình ảnh bàn tay T nú mang ý nghĩa độc đáo trong bản anh hùng ca của tác. Bàn tay anh hùng được khắc họa đậm nét sử thi. Bàn tay lành: nghĩa tình, trung thực và đầy kĩ niệm, bàn tay dắt Mai lên rẫy, giấu gạo nuôi CM, viết chữ, bàn tay bảo vệ vợ con… Bàn tay bị đốt: bàn tay căm thù giặc suốt đời, thể hiện lòng trung thành với CM, bàn tay tuy tàn mà không phế, bàn tay ấy cầm súng để bảo vệ những người mà anh mang nợ yêu thương.
Trở lên trên là cá tính cũng như tinh thần dũng cảm của T nú. Ngoài ra T nú còn là một người trung thành với cách mạng và kỉ luật cao. Thuở nhỏ khi làm liên lạc, T nú bị bắt anh nuốt luôn lá thư vào bụng và tra tấn nhưng anh vẫn không hề khai một lời nào. Giờ khi trưởng thành ý thức đó lại càng củng cố và phát triển. nó trở thành ý thức chấp hành kỉ luật của anh. T nú nhớ nhà, quê hương anh chỉ về thăm khi cấp trên cho phép và về đúng một đêm theo qui định.
Trở về cuộc sống đời thường, T nú lại là một chàng trai Tây Nguyên sâu nặng nghĩa tình. Nói như cách nói của cụ Mết: “Cái bụng Tnú trong như nước con suối chảy qua làng Xôman”. Tnú gắn bó với cách mạng, yêu thương cán bộ cách mạng cũng tự nhiên như người ta uống dòng nước từ trong nguồn núi. Tnú yêu những gì, những ai mà người làng Xôman yêu bới chắc chắn đó phải là điều tốt, người tốt.
Trong cuộc sống đời thường, T nú còn là người chồng, người cha giàu lòng yêu thương. Khi thấy vợ con bị tra tấn, T nú không kiềm chế được căm giận “ hai con mắt anh bây giờ là hai cục lửa lớn”; “ Một tiếng hét dữ dội. T nú đã nhảy xổ vào giữa bọn lính”. Chính lòng yêu thương vợ con đã khiến T nú không còn tự chủ nhảy vào che chở cho vợ con “Hai cánh tay rộng lớn như hai cánh lim chắc của anh ôm chặt lấy mẹ con Mai”.
Cuộc đời bi tráng và con đường đến với CM của T nú điển hình cho con đường đến vớ CM của người dân Tây Nguyên, góp phần sáng tỏ Chân lí thời đại: phải dùng bạo lực Cm để tiêu diệt bạo lực phản Cm. Đấu tranh vũ tranh là con đường tất yếu để tự giải phóng.
Hình tượng rừng xà nu và T nú có mối quan hệ khăng khít, bổ sung cho nhau. Rừng xà nu chỉ giữ được màu xanh bất diệt khi có những con người biết hi sinh như T nú; sự hi sinh của những con người như T nú góp phần làm cho những cánh rừng mãi mãi xanh tươi.
Tnú là một con người nhỏ bé giản dị như bao người nhỏ bé và giản dị của làng Xôman. Tnú là đứa con của làng Xôman, của miền đất Tây Nguyên bát ngát. Tuy vậy, trong những nét bình dị của Tnú ta lại thấy một chất huyền thoại thấp thoáng từ đầu đến cuối câu chuyện. Bất kì cuộc chiến đấu chính nghĩa nào cũng sản sinh ra huyền thoại, huống chi một cuộc chiến đấu như cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân VN.
“Rừng xà nu” mang đậm chất sử thi. Chất sử thi ấy có trong nhan đề tác phẩm, có trong hình tượng cây xà nu bất khuất kiên cường và trong cuộc đời T nú.
Gấp trang truyện người đọc mãi còn thích thú và cảm động về một nhân vật Tnú mang đầy nét sử thi.
“Rừng xà nu” ra đời rất sớm khi cuộc đấu tranh CM chống Mĩ- Ngụy vừa mới bắt đầu ở miền Nam và như một ngọn lửa góp vào cuộc đấu tranh ấy, đến nay, sau hơn 40 năm, tác phẩm và nhân vật của Nguyễn Trung Thành vẫn còn để lại một dấu ấn sâu đậm trong nền văn xuôi VN hiện đại.
Phân tích nhân vật Tnú trong tác phẩm Rừng xà nu – Bài số 2 Nguyễn Trung Thành là một nhà văn giàu tài năng. Ông có những thành công nổi bật ngay từ sáng tác đầu tay (Đất nước đứng lên, giải nhất về tiểu thuyết, giải thưởng của đội văn nghệ Việt Nam trao tặng 1954 – 1955). Trong cả hai cuộc kháng chiến của dân tộc ông gắn bó mật thiết với chiến trường Tây Nguyên. Nhà văn sống hòa đồng, hiểu biết nhiều về lòng khát khao độc lập, tự do, tinh thần cách mạng quật khởi, bất khuất của đồng bào dân tộc thiểu số. Đó cũng là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thành công của truyện ngắn Rừng xà nu được ông sáng tác vòa mùa hè 1954, khi đế quốc Mĩ tấn công quyết liệt miền Nam nước ta. Tác phẩm này đã đạt giải thưởng văn nghệ Nguyễn Đình Chiểu 1965 và được in trong tập Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc.
Tnú là hình tượng nhân vật được Nguyễn Trung Thành xây dựng rất thành công trong thiên truyện. Trước hết, ta thấy Tnú là một con người rất gắn bó với cm, gan góc, dũng cảm, linh hoạt, táo bạo và trung thực. Ngay từ thuở nhỏ, Tnú đã dám một mình vào rừng tiếp tế cho anh Quyết, cán bộ cm mà không sợ bị bắt treo cổ lên cây vả đầu làng hay bị chặt đầu cột tóc treo đầu súng như anh Xút, bà Nhan. Còn khi học chữ thua Mai thì “nổi nóng, đập bể cái bảng nứa trước mặt Mai và anh Quyết, bỏ ra suối ngồi một mình suốt ngày”, “cầm hòn đá, tự đập vào đầu, chảy máu ròng ròng”. Khi bị giặc vây các ngả đường, Tnú “leo lên một cây cao nhìn quanh một lượt rồi xé rừng mà đi”. Qua sông, “không thích lội chỗ nước êm, cứ lựa chỗ thác mạnh mà bơi ngang, vượt lên một nước, cưỡi lên thác bang bang như một con cá kình” vì nghĩ rằng: “qua chỗ nước êm, thằng Mĩ – Diệm hay phục, chỗ nước mạnh nó không ngờ”. Một lần, ngậm vào miệng cái thư định vượt thác thì bị giặc bắt phục kích, Tnú linh hoạt, nhanh trí nuốt luôn cái thư. Khi bị giặc bắt, quấn giẻ lên mười đầu ngón tay, lấy lửa đốt, Tnú không kêu lên một tiếng nào mà còn trợn mắt nhìn kẻ thù trừng trừng: “Anh không cảm thấy lửa ở mười đầu ngón tay nữa. Anh nghe lửa cháy trong lồng ngực, cháy ở bụng. Máu anh mặn chat đầu lưỡi. Răng anh cắn nát môi anh rồi. Anh không kêu lên (…) Tnú không thèm, không thể kêu van”. Mặc dù mỗi ngón tay chỉ còn hai đốt và phải chứng kiến tận mắt kẻ thù giết hại vợ con nhưng Tnú vẫn vượt lên mọi đau đớn, bi kịch cá nhân hang hái gia nhập bộ đội Giải phóng để trả thù cho quê hương và những người thân.
Mặt khác, Tnú là một con người có tính kỉ luật cao. Mặc dù ba năm đi lực lượng vũ trang của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, phải xa quê hương, xa mái ấm gia đình, xa người thâ, xa bạn bè, nỗi nhớ choán đầy cả cõi lòng nhưng anh không tự ý về thăm làng. Anh xin giấy phép của cấp trên, có chữ kí của người chỉ huy, trung thực trình cho chị Dít và dân làng kiểm tra trong chuyến về phép. Sau một đêm nghỉ phép, anh trở lại đơn vị đúng qui định, gửi lại sau lưng một khoảng trời nhung nhớ, luyến lưu.
Hơn nữa, Tnú là một con người giàu tình yêu thương. Anh yêu bản làng tha thiết. Anh xúc động khi trở về thăm làng. Anh vừa đi theo sự hướng dẫn tận tình của bé Heng, vừa bồi hồi nhớ lại những kỉ niệm ngày trước. Gặp lại môt cây lớn ngã ngang đường, anh nhớ lại lúc cây này chưa ngã, anh đã gặp Mai lần đầu. Chính Mai đã bày tỏ tình yêu chân thành, thắm thiết đối với anh. Mai cầm hai bàn tay anh lúc ấy còn lành lặn, “ứa nước mắt khóc, không phải như một đứa trẻ nữa mà như một người con gái đã lớn, vừa xấu hổ vừa yêu thương. Kỉ niệm đó cắt vào lòng anh như một nhát dao cứa. Anh trợn mắt lên, như những lúc bị tra tấn đau quá trước đây”. Anh thổn thức nỗi lòng khi nhận ra tiếng chày dồn dập của làng anh – “tiếng chày chuyên cần, rỗn rã của những người đàn bà và những cô gái Strá, của mẹ anh ngày xưa, của Mai, của Dít”. Tiếng chày ấy chính là trung tâm nỗi nhớ day dứt, nhớ mênh mang khiến ngực đập liên hồi dù cố giữ bình tĩnh và “ chân cứ vấp mãi mấy cái rễ cây ở chỗ quẹo vào làng”. Còn khi cụ Mết dẫn anh ra mái nước đầu làng, đu đã rửa ở suối rồi, nhưng anh vẫn xúc động để cho vòi nước của làng mình giội lên khắp người như ngày trước. Thêm vào đó, anh là người yêu thương vợ con da diết. Không đi Kon Tum mua vải được, anh tự tay xé đôi tấm đồ (mảnh vải đắp) duy nhất của mình ra để làm tấm choàng cho Mai địu con. Trong cơn bi kịch, nấp ở gốc cây cạnh máng nước đầu làng, nhìn thấy cảnh kẻ thù hành hạ vợ con một cách man rợ, thú tính, lòng anh quặn thắt, tái tê. Anh đã bứt đứt hàng chục trái vả mà không hề hay biết. Rồi anh bỏ gốc cây, “chồm dậy”, “hét dữ dội”, “nhảy xổ vào bọn lính”. Hai cánh tay rộng lớn như hai cánh lim chắc của anh ôm chặt lấy mẹ con Mai. Anh nguyền rủa: “Đồ ăn thịt người, tau đây! Tnú đây!…” nhưng anh đã không cứu được vợ con thoát khỏi bàn tay hung bạo, đẫm máu của bọn giặc dữ. Đó là nỗi xót xa, đau đớn, cay đắng nhất của một người chồng, một người cha. Hơn nữa, yêu thương mọi người bằng tất cả tấm lòng mình: vì lẽ đó nên Tnú vừa về đến làng, dân làng từ trẻ đến già như lũ trẻ, bé Heng, các cô gái, anh Pre, chị Blom, bà cụ Leng, bà già Prôi, ông già Tâng, cụ Mết đều ré lên, reo lên, vồn vã, vây chặt quang Tnú mừng rỡ không xiết.
Đặc biệt, Tnú là một con người có lòng căm thù giặc sâu sắc. Chứng kiến cảnh người thân bị hành hạ tàn nhẫn, ngọn lửa căm thù trong lòng Tnú bốc cháy ngùn ngụt. Hai con mắt của anh như hai cục lửa lớn. Khi bị giặc dùng nhục hình, anh thét lên một tiếng. Chỉ một tiếng thôi. Nhưng tiếng thét của anh bỗng vang dội thành nhiều tiếng thét dữ dội hơn! Sau này, anh dứt khoát, lạnh lùng trừng trị đích đáng kẻ đã gây tàn tật cho mình. “Anh bóp chết kẻ thù bằng chính hai bàn tay cụt của mình”.
Nhìn chung, cuộc đời và vẻ đẹp riêng của nhân vật Tnú được kết tụ lại trong hai bàn tay ấn tượng: bàn tay hận thù và bàn tay rửa thù.
Có thể nói, Tnú là hình tượng nhân vật mang ý nghĩa điển hình cho số phận và con đường cách mạng của dân làng Xô Man. Bi kịch của cuộc đời Tnú không phải là bi kịch riêng của một cá nhân. Cả làng Xô Man có không ít người có số phận cay đắng, đau đớn, chua xót, ngậm ngùi, bất hạnh như nhân vật Tnú. Vậy nên, bi kịch cuộc đời Tnú mang ý nghĩa điển hình. Vả lại, Tnú là một anh hùng. Cụ Mết, anh Quyết, Mai, Dít, bé Heng cũng là những anh hùng. Cả làng Xô Man anh hùng. Do đó, Tnú là biểu tượng cao đẹp cho những phẩm chất anh hùng, hiên ngang, bất khuất, kiên cường, dũng cảm của núi rừng Tây Nguyên. Hơn thế nữa, con đường cách mạng của nhân vật Tnú gắn liền với con đường cách mạng do anh Quyết làm đại diện, gắn liền với con đường cách mạng của dân làng Xô Man, gắn liền với con đường đấu tranh giải phóng dân tộc dưới sự lãnh đạo sáng suốt, tuyệt vời của Đảng ta. Vì vậy, hành động cách mạng của Tnú có sức thôi thúc, ảnh hưởng đến toàn bộ dân làng: “Thế là bắt đầu rồi. Đốt lửa trên! Tất cả người già, người trẻ, người đàn ông, người đàn bà, mỗi người phải tìm lấy một cây giáo, một cây mác, một cây vụ, một cây rựa. Ai không có thì vót chông, năm trăm cây chông. Đốt lửa lên!”.
Tóm lại, nhân vật Tnú trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành là một hình tượng mang vẻ mĩ học sâu sắc và dạt dào chất sử thi. Tnú chính là nhân vật điển hình đại diện cho cả cộng đồng, sống chết với cộng đồng, gắn bó mật thiết, chặt chẽ với số phận lich sử của cộng đồng. Tnú xứng đáng là một trong những nhân vật tiêu biểu nhất của chủ nghĩa anh hùng Cách mạng Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
Phân tích nhân vật Tnú trong tác phẩm Rừng xà nu – Bài số 3 Nguyễn Trung Thành là nhà văn trưởng thành trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ. Ông là nhà văn có công đưa mảnh đất Tây Nguyên hoang sơ đến với văn học hiện đại Việt Nam. Truyện ngăn Rừng xà nu là tác phẩm tiêu biểu của ông. Tác phẩm đã xây dựng thành công hình tượng nhân vật Tnú, người con kết tinh mọi vẻ đẹp của nhân dân Tây Nguyên trên nền tập thể nhân dân anh hùng và hình tượng rừng xà nu hùng vĩ trong những ngày kháng chiến chống Mĩ gay go, ác liệt.
Rừng xà nu (1965) ra mắt lần đầu tiên trên Tạp chí văn nghệ quân giải phóng miền Trung Trung bộ (số 2- 1965), sau đó được in trong tập Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc.
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết, đất nước chia làm hai miền. Kẻ thù phá hoại hiệp định, khủng bố, thảm sát, lê máy chém đi khắp miền Nam. Cách mạng rơi vào thời kì đen tối. Đầu năm 1965, Mĩ đổ quân ồ ạt vào miền Nam và tiến hành đánh phá ác liệt ra miền Bắc. Rừng xà nu được viết vào đúng thời điểm mà cả nước ta trong không khí sục sôi đánh Mĩ. Tác phẩm được hoàn thành ở khu căn cứ của chiến trường miền Trung Trung bộ.Thông qua câu chuyện về những con người anh hùng ở một buôn làng hẻo lánh, bên những cánh rừng xà nu bạt ngàn, xanh bất tận, tác giả đã đặt ra một vấn đề có ý nghĩa lớn lao của dân tộc và thời đại: Để cho sự sống của đất nước và nhân dân mãi mãi trường tồn, không có cách nào khác hơn là phải cùng nhau đứng lên, cầm vũ khí đứng chống lại kẻ thù tàn ác.
Tnú là nhân vật trung tâm của tác phẩm. Câu chuyện về cuộc đời anh là câu chuyện được sử thi hóa qua lời kể của cụ Mết.Cuộc đời Tnú gắn liền với cuộc đời làng Xô Man. Âm hưởng sử thi chi phối tác giả trong khi xây dựng nhân vật này. Tác giả xuất phát từ vấn đề cộng đồng để phản ánh đời tư của Tnú.Tnú được xây dựng như hình tượng một nhân vật mang tính lí tưởng. Nhà văn lấy nguyên mẫu từ anh Đề, người dân tộc Xơ-đăng, ỏ Tây Nguyên. Năm 1959, anh Đề đã cùng mười chàng trai trong bản giết toàn bộ một tiểu đội lính Diệm và bắt đầu cuộc chiến đấu vũ trang.
Tnú là con của dân làng Xô Man. Dân làng Xô Man nuôi dưỡng, đùm bọc anh, cưu mang anh. “Nó là người Sa Trá mình, cha mẹ nó chết sớm, làng Xô Man này nuôi nó. Đời nó khổ nhưng bụng nó sạch như nước suối làng ta”. Chính tình thương yêu của đồng bào đã đem lại cho anh niềm tin yêu cuộc sống, tin vào chính mình, gắn bó sâu sắc với bản làng quê hương, với những gì thân thuộc như tiếng chày giã gạo của những cô gái, con nước mát lạnh đầu bản, những cụ già, những em nhỏ, …sau ba năm đi lực lượng, được về thăm làng, Tnú thấy bồi hồi, xúc động trước cảnh vật thân thuộc quê hương.
Ngay từ nhỏ anh đã là người gan dạ, dám đi tiếp tế lương thực cho cán bộ, làm liên lạc cho cán bộ từ xã lên huyện. Và cũng từ đấy Tnú bộc lộ một trí tuệ hơn người. “Nó không thích lội nước chỗ êm cứ lựa chỗ thác mạnh mà bơi, vượt lên mặt nước, cưỡi lên thác băng băng như con cá kình” bởi theo Tnú “Qua chỗ nước êm thàng Mĩ – Diệm hay phục, qua chỗ nước mạnh nó không ngờ”. Giặc vây các ngả dường thì Tnú leo lên một cây cao, nhìn quanh một lượt rồi xé rừng mà di, lọt qua tất cả các vòng vây. Tnú nghe theo anh Quyết, cố học chữ để sau này thay anh lãnh đạo cách mạng. Quyết tâm học chữ của Tnú thể hiện dứt khoát trong hành động tự đạp hòn đá vào đầu, máu chảy ròng ròng khi cậu thua Mai trong việc nhớ những con chữ. Tnú từ nhỏ đã tâm niệm trong đầu câu nói của cụ Mết: Cán bộ là Đảng, Đảng còn, núi nước này còn.
Tnú là hiện thân của sự trung thành tuyệt đối với cach mạng, với Đảng, là hiện thân của sự khoẻ mạnh với bộ ngực rộng rãi, hai cánh tay khoẻ chắc như lim, là sự bất khuất kiên cường đã được thử thách qua tra tấn dã man và sự tù đày cuả kẻ thù. Tnú cường tráng như một cây xà nu lớn. Tnú không hề biết sợ hãi, không hề biết khuất phục dù tàn bạo có hiện hình trong mũi súng hay lưỡi dao chém ngang dọc trên lưng. Trong một lần chuyển thư của anh Quyết gửi về huyện, Tnú bị giặc bắt. Họng súng chĩa vào tai lạnh ngắt, Tnú kịp nuốt luôn cái thư. Giặc giam cầm, tra khảo Tnú dã man, lưng Tnú dọc ngang vết dao chém nhưng anh quyết không khai một lời. Anh tìm cách vươt ngục về làng và tiếp tục sự nghiệp lãnh đạo dân làng chuẩn bị chiến đấu. Sức mạnh của anh dường như tăng thêm bởi sự hun đúc của một tình yêu lớn với một người con gái luôn luôn hiền dịu, nhượng nhìn, của một gia đình hạnh phúc cùng Mai và đứa con nhỏ.
Vậy mà bằng ấy cái có, Tnú đã không cứu dược mẹ con Mai khỏi bị kẻ thù giết hại. Cuộc đời Tnú gắn liền với những đau thương mà không chỉ riêng anh gánh chịu. Cái đau đớn mang trên thân xác Tnú là hiện hữu cái đau thương của dân làng Xô Man trong chiến tranh Mái ấm gia đình từng là mơ ước của biết bao đôi thanh niên ấy bỗng chốc tan nát bởi sự tàn ác của kẻ thù. Mai và con anh bị kẻ thù giết chết ngay trước mắt anh. Tnú không cứu được vợ, được con, đau đớn hơn chính bản thân anh cũng trở thành nạn nhân của sự bạo tàn mà kẻ thù đang sử dụng. Vì Tnú cũng chỉ có tay không giữa quân thù đầy vũ khí. Hình ảnh mười đầu ngón tay rừng rực cháy bởi nhựa xà nu như mười ngọn đuốc không chỉ có ý nghĩa tố cáo tội ác quân thù hay nói lên lòng dũng cảm của người chiến sĩ cách mạng mà còn nói lên một chân lí sâu sắc và tàn nhẫn: khi một Tnú có ý chí mà tay không thì ngay thứ nhựa xà nu thân thiết cái khối chất thơm ngào ngạt và như đọng nắng quê hương kia cũng có thể trở thành ngọn lửa hủy diệt chính những bàn tay vẫn hằng ngày chăm sóc, vun trồng cho nương rẫy.
Tnú không cứu được mẹ con Mai. Không thể chiến đấu với quân thù bằng tay không và lòng căm thù mù quáng. Nhưng Tnú không chìm đắm trong đau thương mất mát, anh biết vượt qua nỗi đau ấy, biến đau thương thành căm hơn và tôi luyện ý chí chiến đấu. Bị giặc bắt sau khi Mai chết, Tnú không nghĩ đến bản thân mà chỉ lo lắng đến việc ai sẽ tiếp tục lãnh đạo dân làng kháng chiến khi Đảng phát lệnh. Chỉ còn cách cầm vũ khí, lúc đó lửa xà nu sẽ tắt trên bàn tay của Tnú. Lửa xà nu chỉ còn soi xác giặc ngổn ngang. Núi rừng Xô Man sẽ ào ào rung động. “Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo …”. Đó là một chân lí lớn của cách mạng miền Nam: phải dùng bạo lực cách mạng để chống lại bạo lực phản cách mạng.
Sau khi được cụ Mết và thanh niên giải thoát bằng chính giáo mác anh và buôn làng mài, Tnú gia nhập lực lượng chính quy. Và có lẽ việc Tnú đi lực lượng cũng bắt nguồn từ lí tưởng đó. Anh đi lực lượng để hiện thực hóa việc “cầm giáo” mà cụ Mết truyền dạy và cũng để có điều kiện chiến đấu chống lại kẻ thù xâm lược. Ra đi để trả thù nước, rửa thù nhà. Dù bàn tay anh mỗi ngón chỉ còn hai đốt, nhưng cử động được có nghĩa là cầm súng được. Anh đi bộ đội, trở thành tấm gương lớn soi sáng cả một thế hệ ở làng Xô Man. Đối với dân làng, Tnú là một biểu tượng cho sức mạnh, niềm tin và ý chí. Bên cạnh cụ Mết, người cha tinh thần, Tnú là hiện thân của những khát vọng vươn lên. Mỗi một việc làm của anh đều đem lại sự nhận thức cho mọi lứa tuổi. Anh về thăm quê, cấp trên cho chỉ có một đêm, mặc dù nhớ làng bản, nhớ người thân nhưng anh vẫn vui vẻ bởi có chấp hành nghiêm túc nội qui quân đội mới là Tnú. Chính những lúc vui vẻ nhất, anh định đùa nhưng những ánh mắt chờ đợi của mọi người anh lại thôi. Bởi ở anh một lời nói, một hành động đều có thể để lại một tầm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống và tinh thần của người dân Xô Man.
Khi xây dựng nhân vật Tnú, Nguyễn Trung Thành đặc biệt dụng công miêu tả đôi bàn tay của anh. Từ đôi bàn tay này, người đọc có thể thấy hiện lên không những cả cuộc đời mà cả những tính cách của nhân vật. Khi còn lành lặn, bàn tay Tnú là bàn tay nghĩa tình, thẳng thắn. Đấy là bàn tay cầm phấn học chữ do cán bộ dạy, bàn tay cầm đá ghè vào đầu để trừng phạt cái tội không nhớ mặt chữ, bàn tay đặt lên bụng để chỉ cộng sản ở đây… Tuy vậy ấn tượng mạnh nhất về đôi bàn tay của Tnú chính là đoạn cao trào của truyện, cũng là đọan đời bi tráng nhất của nhân vật. Giặc quấn giẻ tẩm dầu xà nu vào mười đầu ngón tay và đốt. “Mười ngón tay anh đã trở thành mười ngọn đuốc”, thiêu cháy cả ruột gan Tnú, anh “nghe lửa cháy trong lồng ngực, cháy ở trong bụng. Máu anh mặn chát ở đầu lưỡi”. Chứng kiến cảnh kẻ thù dã man đốt hai bàn tay của Tnú, dân làng Xô Man không thể kiềm chế được nữa đã bột phát vùng lên tiêu diệt lũ giặc, mở ra tràn sử đấu tranh mới của dân làng. Từ đây bàn tay của Tnú thành tật nguyền, mỗi ngón chỉ còn hai đốt và như một chứng tích về tội ác của kẻ thù mà Tnú mang theo suốt đời. Đến cuối tác phẩm, bàn tay tật nguyền đấy vẫn tiếp tục cầm súng giết giặc, vẫn có thể giết chết tên chỉ huy đồn địch dù nó cố thủ trong hầm. Như vậy, có thể nói bàn tay Tnú được miêu tả trải dài theo suốt cả câu chuyện. Dường như mọi nét tính cách cũng như số phận và chiến công của Tnú đều gắn liền với hình ảnh hai bàn tay ấy.
Cũng như nhiều nhân vật văn học thời chống Mĩ, Tnú được xây dựng bằng bút pháp lãng mạn, giầu chất lí tưởng, là kết tinh vẻ đẹp anh hùng của người dân Tây Nguyên. Qua nhân vật này Nguyễn Trung Thành muốn thể hiện một số phận nhất là con đường của nhân dân Tây Nguyên, nhân dân Miền Nam trong quá trình đấu tranh giải phóng: cần phải dùng bạo lực cách mạng để chống lại bạo lực phản cách mạng
Phân tích nhân vật Tnú trong tác phẩm Rừng xà nu – Bài số 4 Truyện ngắn Rừng xà nu là tác phẩm xuất sắc viết về đề tài miền núi, đề tài chiến tranh, cách mạng. Truyện ngắn này đã đạt giải thưởng Văn học Nguyễn Đình Chiểu năm 1965. Rừng xà nu phản ánh cuộc đấu tranh của đồng bào Tây Nguyên chống Mĩ Ngụy, làm ngời lên lòng yêu nước bất khuất và sức sống kiên cường của người dân Tây Nguyên nói riêng, đồng bào miền Nam nói chung. Tác phẩm Nguyễn Trung Thành nổi bật ở cảm hứng lãng mạn và khuynh hướng sử thi trong văn học giai đoạn 1945 – 1975. Nổi bật lên trong truyện ngăn Rừng xà nu là nhân vật Tnú.
Tnú là hình tượng điển hình cho tính cách người dân Tây Nguyên, điển hình cho con đường đẩu tranh đến với cách mạng của người dân Tây Nguyên, làm sáng tỏ một chân lí thời đại đánh Mĩ: “chúng nó đã cầm súng mình phải cầm giáo”. Qua hình tượng nhân vật Tnú, người đọc còn thấy được nghệ thuật giàu chất sử thi ở truyện ngắn Rừng xà nu.
Ở Tnú vừa có những tính cách đặc trưng riêng, vừa điển hình cho tính cách Tây Nguyên Tnú là người có tính cách trung thực, gan góc, dũng cảm, cái chất Tây Nguyên này đã thấm sâu vào Tnú từ khi còn nhỏ. Lúc Tnú và Mai dẫn đường tiếp tế lương thực cho cán bộ, được anh Quyết dạy cho cái chữ. Học chữ thua Mai. Tnú đã đập vỡ bảng, lấy đá đập vào chảy máu để đưa được cái chữ vào trong đầu. Điều đó chứng tỏ Tnú là một cậu bé có nghị lực và gan góc, kiên cường. Sự gan góc, dũng cảm của cậu bé Tây Nguyên này càng bộc lộ khi đối diện với kẻ thù. Làm liên lạc mang tài liệu cho cán bộ, gặp địch Tnú nuốt luôn tài liệu. Khi kẻ thù tra tấn đánh đập anh, chúng hỏi cộng sản đâu, Tnú dõng dạc đặt tay lên bụng trả lời "Ở đây này”.
Ở nhân vật Tnú, hình tượng đôi bàn tay gây một ấn tượng sâu sắc, hình tượng hai bàn tay là hình tượng mang tính cách, hai bàn tay khi còn lành lặn là đôi bàn tay nghĩa tình. Đôi bàn tay ấy còn biết cầm phấn học cái chữ anh Quyết dạy cho, cũng đôi bàn tay ấy đã lấy đá ghè đầu tự trừng phạt mình khi không học được cái chữ. Khi Tnú thoát ngục Kon Tum trở về, Mai đón anh ở tận đầu làng, chị cầm đôi bàn tay Tnú mà rưng rưng nước mắt. Đôi bàn tay Tnú bị giặc đốt giờ mỗi ngón chỉ còn hai đốt, vĩnh viễn không bao giờ mọc lại. Nhưng với đôi bàn tay cụt đốt ấy Tnú vẫn cầm vũ khí lên đường chiến đấu. Đó là đôi bàn tay mang sức mạnh căm hờn.
Trong cuộc sống cũng như chiến đấu, Tnú có tính kỉ luật cao, tuyệt đối trung thành với cách mạng.
Tham gia lực lượng đấu tranh đánh Mĩ, Tnú rất nhớ quê hương nhưng anh chỉ về thăm quê khi được phép của cấp trên. Bằng rừng, lội suối qua bao hiểm nguy Tnú mới về đến làng nhưng anh cũng chỉ ở lại quê đúng một đêm rồi lại lên đường về đơn vị.
Khi Tnú bị giặc đốt mười đầu ngón tay Tnú vẫn không kêu nửa lời: “Anh không cảm thấy lửa ở mười đầu ngón tay nữa. Anh nghe lửa cháy trong lồng ngực, cháy ở ngực máu anh mặn chát ở đầu lưỡi, rằng anh cắn nát môi anh rồi. Tnú cắn răng chịu đựng bởi anh tâm niệm lời dặn anh Quyết, lời dặn của Đảng “người cộng sản không thèm kêu van”. Lòng trung thành tuyệt đối với cách mạng của Tnú cũng giống như lòng trung thành của cụ Mết – người già bản vẫn thường dặn con cháu: "Đảng còn, sông núi này còn". Từ lòng trung thành đối với cách mạng Tnú đã lên đường chiến đấu, mang theo niềm vui, sự tin tưởng vào thắng lợi cách mạng.
Tnú là người giàu lòng yêu thương nhưng cũng cháy bỏng căm hờn. Yêu thương hay căm hờn đều mang tính cách Tây Nguyên.
Tnú là người bạn nghĩa tình khi Mai còn nhỏ, người yêu thủy chung của Mai khi đà trưởng thành và là người chồng, người cha đầy trách nhiệm. Ke thù không bắt được Tnú, chúng đã bắt Mai và đứa con nhỏ đánh đập, hành hạ dã man để lung lạc tinh thần Tnú. Chứng kiên cảnh Mai và đứa con nhỏ bị dùng gậy sắt đánh đập dã man, Tnú xông ra cứu mặc dù trong tay không có vũ khí. Động lực nào đã thôi thúc Tnú để anh xông vào kẻ thù với tất cả sức mạnh rừng thiêng. Động lực ghê gớm chỉ xuất phát từ một trái tim cháy bỏng yêu thương và căm hờn. Tnú cũng là người con nghĩa tình của buôn làng. Anh lớn lên trong sự yêu thương đùm bọc của người dân Strá. Tnú gắn bó tha thiết với mảnh đất quê hương với những cánh rừng xà nu. Anh thuộc lòng từng con đường mòn, từng con suối nhỏ. Anh lên đường chiến đẩu để giải phóng quê hương. Tnú xứng đáng là tấm gương chung để cụ Mết giáo dục con cháu.
Lòng căm thù của Tnú cũng mang tính cách Tây Nguyên. Tnú mang trong mình ba mối thù lớn: mối thù bản thân, gia đình và buôn làng. Lưng Tnú dọc ngang những vết dao chém, mười ngón tay anh bị đốt, là những chứng tích tội ác của kẻ thù mà anh mang theo suốt đời. Vợ con anh bị chết thảm khốc dưới cây gậy sắt của giặc, là mối thù lớn của gia đình mà anh không bao giờ quên. Những cánh rừng xà nu bị giặc tàn phá, những người dân vô tội làng Xô Man bị giặc sát hại là mối thù mà anh không đội trời chung với Mĩ – Ngụy. Mang trong tim ba mối thù lớn ấy, với đôi bàn tay mỗi ngón chỉ còn hai đốt anh vẫn cầm vũ khí đi tìm những thằng Dục để trả thù. Đối với Tnú đã là giặc thì thằng nào cũng tàn ác như thằng Dục. Cuối cùng Tnú đã giết chết tên chỉ huy đồn địch nay trong hầm cố thủ của hắn. Anh trừng phạt kẻ thù không phải bằng súng, bằng dao mà bằng chính đôi bàn tay trừng phạt, đôi bàn tay quả báo. Kẻ thù đã gây tội ác thì chúng phải chết bằng chính chứng tích mà chúng gây nên.
Tnú không chỉ điển hình cho tính cách Tây Nguyên mà còn điển hình cho con đường đấu tranh đến với cách mạng của người dân Tây Nguyên. Làm sáng tỏ chân lí thời đại đánh Mĩ: “chúng nó đã câm súng mình phải cầm giáo”.
Bi kịch của Tnú là bi kịch cá nhân nhưng đồng thời là bi kịch mang ý nghĩa điển hình cho con đường đấu trành đến với cách mạng của người dân làng Xô Man. Người dân Strá cũng phải chịu bao đau thương như Tnú. Bà Nhan bị chặt đầu, cắt tóc, bêu đầu súng. Anh Xút bị treo cổ lên cây và đầu làng. Mảnh đất và cánh rừng xà nu bị đạn pháo giặc tàn phá, cả rừng xà nu không cây nào không bị thương. Bi kịch Tnú khi chưa cầm vũ khí cũng là bi kịch của người dân làng Xô Man khi chưa giác ngộ chân lí: “Chúng nó cầm súng mình cầm giáo” (lời cụ Mết).
Tnú hội tụ trong mình sức mạnh cá nhân, sức mạnh thể chất và cả sức mạnh tinh thần. Anh cường tráng như một cây xà nu lớn. Chứa trong lồng ngực anh là sức mạnh phi thường, hoang dại của núi rừng Tây Nguyên. Chảy trong huyết quản anh là dòng máu anh hùng của Tây Nguyên bất khuất có từ thời Đăm San. Tnú gan góc, dũng cảm, không có sức mạnh tàn bạo nào có thể khuất phục được anh, dù sự tàn bạo ấy hiện hình thành lưỡi dao, thành mũi súng hay ngọn lửa…
Với sức mạnh cá nhân to lớn nhưng khi Tnú tay không trước kẻ thù tàn bạo có vũ khí thì anh vẫn thất bại đau đớn.
Vợ con anh vẫn chết một cách thảm khốc. Anh không cứu được Mai và đứa con thơ, bản thân anh bị giặc bắt, bị giặc đốt mười đầu ngón tay. Lửa đốt bàn tay Tnú lại là lửa chảy từ nhựa xà nu. Cái thứ nhựa xà nu hiền lành, cái khói thơm ngạt ngào như đọng lắng quê hương ấy lại trở thành ngọn lửa hủy diệt chính đôi bàn tay đã vun trồng nên rừng xà nu, đôi bàn tay ấy đã từng chăm sóc cho cây xà nu. Đây là bài học xót xa, đau đớn khi người dân không cầm được vũ khí trước kẻ thù tàn bạo.
Tnú được cứu khi người dân Xô Man cầm vũ khí đứng lên tiêu diệt kẻ thù. Sau bao ngày vào rừng mài dao, mài rựa rèn giáo, rèn mác, sau bao ngày chuẩn bị vũ khí người dân Strá đã nhất tế nổi dậy, đi đầu là cụ Mất. Với sức mạnh của lòng yêu quê hương đất nước, họ đã chém gục thằng Dục, giết cả tiểu đội lính ác ôn. dập lửa cứu đôi bàn tay Tnú và giải cứu cho anh. Người dân làng Xô Man đã nổi dậy với cả sức mạnh tinh thần và sức mạnh võ trang để giải phóng buôn làng.
Con đường đấu tranh của Tnú từ sự bột phát đến tham gia lực lượng vũ trang đánh Mĩ là con đường đấu tranh từ tự phát đến tự giác của người dân làng Xô Man. Con đường ấy chính là phải vũ trang đứng lên chiến đấu tiêu diệt kẻ thù dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Nếu truyện ngắn Rừng xà nu đậm chất dân tộc và chất sử thi thì hình tượng nhân vật Tnú là sự minh chứng cho đặc điểm nghệ thuật này.
Tnú mang tính cách Tây Nguyên. Điển hình cho tính cách Tây Nguyên đó chính là tính cách của những người trung thực, gan góc, dũng cảm. Những con
người giàu lòng yêu thương mà cũng cháy bỏng căm hờn. Những con người có lòng tin tuyệt đối vào cách mạng. Để khắc hoạ tính cách nhân vật Tnú, nhà văn chú ý miêu tả ngôn ngữ đối thoại thẳng thắn, ngắn gọn, chú ý miêu tả mạnh mẽ quyết liệt. Nếu cụ Mết có khí thế ào ạt như thác lũ Tây Nguyên thì Tnú có tinh thần kiên cường, bất khuất, tư thế vững chãi như núi rừng Tây Nguyên.
Cuộc nổi dậy của người dân Xô Man và cuộc đời bi tráng của Tnú được kể lại trong đêm anh về thăm làng. Duới mái nhà ưng (nhà rông), những người dân làng Xô Man quây quần bên bếp lửa trong không khí một đêm thiêng liêng, bên bếp lửa bập bùng lời người già bản cất lên: “Nghe rõ chưa, các con, rõ chưa. Nhớ lấy, ghi lấy. Sau này tao chết rồi, phải nói lại cho con cháu: Chúng nó đã cầm súng mình phải cầm giáo”. Lời kể của cụ Mết trầm hùng vang lên như lời phán truyền của lịch sử. Nó gợi lại không khí của những lời kê “khan” rất quen thuộc ở người dân Tây Nguyên, những bài kê khan như hát suốt đêm nói về bộ tộc, bộ lạc, nói về chiến công của những người anh hùng. Cuộc đời bi tráng của Tnú và cuộc nổi dậy của dân làng Xô Man là câu chuyện của hiện tại nhưng qua lời kể khan của cụ Mết thì câu chuyện của hiện tại đã mang không khí màu sắc lịch sử. Chính điều này đã tạo nên một khoảng cách sử thi, đã tạo nên sự chiêm ngưỡng mang tính chất sử thi. Nhân vật Tnú qua lời kê khan của cụ Mết làm người đọc liên tưởng đến vẻ đẹp của những người anh hùng, dũng sĩ của bản trường ca, các bản sử thi Tây Nguyên.
Tiếp theo hình tượng nhân vật anh hùng Núp trong tiểu thuyết Đất nước đứng lên, Nguyễn Trung Thành (một bút danh khác của Nguyên Ngọc) đã xây dựng thành công nhân vật Tnú – một nhân vật mang tính cách điển hình cho Tây Nguyên bất khuất. Với Đất nước đúng lên viết trước đó và Rừng xà nụ viết trong thời kì kháng chiến chống Mĩ, Nguyên Ngọc thuộc số nhà văn đầu tiên đã mở cánh cửa văn học vào Tây Nguyên. Và trên mảnh đất này ông đã xây dựng được những lâu đài nghệ thuật trong kí ức của người đọc và cho đến hôm nay Nguyên Ngọc vẫn là nhà văn viết đúng nhất, hay nhất về Tây Nguyên.
0
0
Nguyễn Thành Trương
11/03/2018 00:35:12
I. Mở bài
Mỗi nhà văn thường có một vùng đất riêng. Với Nguyễn Trung Thành, đó là Tây Nguyên. Ta đã gặp một anh hùng Núp trong Đất nước đứng lên thời chống Pháp, giờ đây ta lại đến với các nhân vật cụ Mết, Tnú, Dít trong Rừng xà nu thời chống Mĩ. Họ đều là những người con kiên cường bất khuất của núi rừng Tây Nguyên hùng vĩ nhưng mỗi người lại mang những nét riêng, những vẻ đẹp riêng khó quên.
II. Thân bài
Rừng xà nu là câu chuyện làng Xô Man (Tây Nguyên) chống Mĩ. Truyện có nhiều nhân vật nhưng tiêu biểu nhất là ba nhân vật: cụ Mết (già làng), Tnú (thanh niên) và Dít (phụ nữ). Đó là hai thế hệ già - trẻ cùng tiếp nối nhau đứng lên đánh Mĩ (truyện còn hé mớ cho người đọc thấy thế hệ thứ ba là thế hệ của bé Heng để hoàn thiện bức tranh Tây Nguyên chống Mĩ).
Ba nhân vật nói trên được nhà văn miêu tả sinh động, hấp dẫn, trở thành những ấn tượng lâu bền trong lòng người đọc, bởi vì, ở mức độ nhất định, họ đã được điển hình hóa, vừa mang nét chung của con người Tây Nguyên đánh Mĩ, lại mang nét riêng in đậm tính cách và phẩm chất cùa từng người cụ thể.
A. Nét chung
Nét chung ở đây là phẩm chất anh hùng. Họ đều là những người con kiên cường bất khuất cùa Tây Nguyên, thể hiện ở những điểm sau đây:
- Yêu buôn làng, yêu nước, căm thù giặc sâu sắc.
- Quyết tâm đứng lên đánh giặc để bảo vệ buôn làng, bảo vệ đất nước.
- Kiên cường, bất khuất, dũng cảm tạo nên khí thế đồng khởi chống Mĩ. (Chọn những dẫn chứng thật tiêu biểu của ba nhân vật để chứng tỏ cái nét chung đó).
B. Nét riêng
Đều anh hùng, kiên cường, bất khuất nhưng mỗi người lại anh hùng theo cái cách riêng, và sự kiên cường bất khuất cũng được biểu lộ khác nhau tùy theo tuổi tác, giới tính, cương vị xã hội và hoàn cảnh riêng của từng người. Nó làm nên đặc điểm riêng và vẻ đẹp riêng của từng nhân vật.
1. Cụ Mết: Già làng, người chỉ huy, linh hồn của làng Xô Man chống Mĩ Một cụ già khỏe mạnh quắc thước “như cây cổ thụ giữa buôn ngàn”, “ngực vồng cao như thân cây xà nu lực lường”, hai tay rắn chắc như hai gọng kìm, tiếng nói ồ ồ vang. Cụ chi huy dân làng xông vào giết sạch bọn ác ôn trên sàn nhà rông, đốt lên ngọn lửa đồng khởi cháy sáng khắp rừng Xô Man với chân lý giản dị “chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo!...” Cụ còn là niềm tin người tổ chức, tập hợp dân làng đoàn kết chống giặc. Cái đêm cụ kể về cuộc đời cùa Tnú cho dân làng nghe bên ngọn lửa xà nu bập bùng vừa đầm ấm, vừa trang nghiêm, lại vừa có gì linh thiêng như kể về một huyền thoại...
2. Tnú: Người con ưu tú cua buồn làng đã ra đi đánh giặc (giải phóng quân) để trả thù cho quê hương và cho bản thân mình. Nét tính cách chủ yếu là quyết liệt, mạnh mẽ, rất đặc trưng cho sự kiên cường bất khuất của con người Tây Nguyên sống giữa núi rừng hùng vĩ. Căm thù thì như lửa cháy ngùn ngụt (hai con mắt như hai cục than đỏ, tay bóp nát trái vả lúc nào không biết), trả thù thì dứt khoát, lạnh lùng, trừng phạt đích đáng kẻ đã tra tấn mình (bóp chết kẻ thù bằng chính hai bàn tay cụt). Cuộc đời và vẻ đẹp riêng của nhân vật như được kết tụ lại trong hai bàn tay: bàn tay hận thù và bàn tay trả thù. Đó là hình ảnh "bàn tay Tnú” độc đáo và đầy ấn tượng của Nguyền Trung Thành.
3. Dít: Cô gái trẻ giàu nghị lực, có bản lĩnh đã trưởng thành mau chóng trong phong trào chống Mĩ để trở thành người lãnh đạo cao nhất của dân làng Xô Man: bí thư chi bộ và chính trị viên xã hội. Nét tính cách nổi bật là gan dạ (giặc bắn uy hiếp tinh thần, áo quần rách tả tơi mà vẫn bình thản như không) và kiên quyết rắn rỏi (kiểm tra giấy phép cùa Tnú rất kĩ) nhưng vẫn là người phụ nữ giàu tình cám, có giới tính (cảm thấy bùi ngùi khi Tnú lại phải đi ngay).
III. Kết bài
Ba nhân vật được xây dựng sinh động, hấp dẫn, mang vẻ đẹp riêng của từng người. Ba vẻ đẹp ấy lại hòa vào nhau để làm nên vẻ đẹp chung của con người Tây Nguyên chống Mĩ. Hình ảnh cụ Mết và Dít tiễn Tnú lên đường đánh giặc ở cuối tác phẩm chính là sự kết tụ rất hài hòa vẻ đẹp ấy để nó lắng sâu vào lòng người đọc.
 
1
0
Trịnh Quang Đức
11/03/2018 07:00:20
1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm, nhân vật:
- Truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành và Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi là 2 tác phẩm xuất sắc, phản ánh cuộc chiến đấu của con người Việt Nam trong kháng chiến.
Tnú và Việt là hai nhân vật chính của hai tác phẩm. Qua hai nhân vật, tác giả Nguyễn Trung Thành và Nguyễn Thi đã khắc họa được vẻ đẹp con người Việt Nam trong thời chống Mĩ. Ở mỗi nhân vật đều có những vẻ đẹp riêng, hấp dẫn người đọc.
2. Phân tích vẻ đẹp riêng ở mỗi nhân vật:
a. Nhân vật Tnú:
- Con người có cá tính, bất khuất, kiên trung, đã vượt qua bi kịch cá nhân để tiếp tục chiến đấu và chiến thắng kẻ thù xâm lược.
+ Từ nhỏ, Tnú là một cậu bé gan góc, dũng cảm, trung thực, được giác ngộ cách mạng ;
+ Khi thoát ngục Kontum trở về, Tnú đã là một chàng trai cường tráng, được tôi luyện qua nhiều thử thách, trở thành một chiến sĩ kiên cường, bất khuất, trung thành với cách mạng.
+ Vẻ đẹp của nhân vật bộc lộ sáng chói qua đoạn cao trào đầy kịch tính của truyện khi vợ con bị giặc giết, bản thân anh bị kẻ thù đốt cháy mười đầu ngón tay bằng chính nhựa xà nu của quê hương, khơi dậy cao độ lòng căm thù giặc của cả buôn làng.
- Gắn bó với gia đình, bản làng: yêu thiết tha bản làng, gắn bó thân thiết với cảnh và người ở quê hương mình, hết lòng yêu thương vợ con.
- Nghệ thuật thể hiện: không gian sử thi, cuộc đời sử thi, ngôn ngữ chọn lọc, tạo không khí.
b. Nhân vật Việt:
- Mang vẻ trẻ con hồn nhiên, ngây thơ, vô tư: để mặc chị lo hết mọi việc trong nhà, không sợ kẻ thù, không sợ cái chết nhưng rất sợ ma, lúc nào bên người cũng có cái súng chun,...
- Tính cách bộc trực, dũng cảm, kiên cường, gắn bó sâu nặng với gia đình, đồng đội, khát khao cầm súng trả thù nhà, đền nợ nước.
+ Khi còn nhỏ dám xông thẳng vào đá thằng giặc vừa giết hại cha mình.
+ Khi chưa đủ tuổi tòng quân, Việt nằng nặc đòi đi cầm súng trả thù cho ba má.
+ Khi xung trân, Việt chiến đấu rất dũng cảm.
+ Khi bị thương, lạc đồng đội, Việt vẫn trong tư thế chờ tiêu diệt giặc.
- Nghệ thuật thể hiện: Nhân vật được đặt vào một tình huống thử thách đặc biệt; lối trần thuật nửa trực tiếp, ngôn ngữ đậm sắc thái Nam bộ.
3. Bình luận:
- Họ đều là những điển hình của con người Việt Nam kháng chiến mang thân phận bi kịch, chịu nhiều đau thương, mất mát, giàu tình cảm, căm thù giặc sâu sắc, quyết tâm chiến đấu bảo vệ đất nước, quê hương.
- Tuy nhiên, ở mỗi nhân vật lại có những vẻ đẹp riêng:
+ Tnú là nhân vật được kết tinh từ vẻ đẹp tiêu biểu nhất của con người mang đậm dòng máu, tính cách của núi rừng Tây Nguyên với hình ảnh, vóc dáng vạm vỡ chứa trong đó cái mênh mang, trong sạch, hoang dại của núi rừng.
1
0
Trịnh Quang Đức
11/03/2018 07:02:05
Phần trên là dàn bài chi tiết nhé, bạn có thể tham khảo bài sau đây, nếu hay nhớ đánh giá 5sao nha!
Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành là một kiệt tác văn chương thời chống Mĩ in đậm khuynh hướng sử thi hào hùng. Trong thế trận chiến tranh nhân dân thần kì của làng Xô Man, nhân vật Tnú mang tầm vóc một dũng sĩ phi thường đã để lại trong lòng ta nhiều rung cảm và ngường mộ.
Có thể nói, nhân vật trung tâm của truyện Rừng xà nu là Tnú. Trong nhà ưng, xung quanh bếp lửa hồng, một đêm mưa có mặt đông đủ lũ làng, cụ Mết đặt bàn tay chắc nịch lên vai Tnú giới thiệu: “… nó đi giải phóng quân đánh giặc, nay nó về thăm làng một đêm… Nó là người Strá mình. Cha mẹ nó chết sớm, làng Xô Man này nuôi nó. Đời nó khổ nhưng “bụng nó sạch như nước suối làng ta”. Tnú vốn là một chú bé giàu cá tính. Ở trong rừng học chữ với anh Quyết, nó học không bằng Mai…, nó nổi nóng “đập bể cái bảng nứa…", bỏ ra ngồi ngoài suối suốt ngày, rồi nó cầm một hòn đá “tự đập vào đầu. cháy máu ròng ròng ". Chữ thì Tnú hay quên, nhưng đi rừng, đi đường núi thì “đầu nó sáng lạ lùng". Giặc vây ráp, phục kích, Tnú trèo lên cây cao nhìn khắp mọi phía, “xẻ rừng mà đi, lọt tất cả các vòng vây”. Vượt sông vượt suối, Tnú lựa chỗ thác mạnh mà bơi ngang, nó “cưỡi lên thác băng băng như một con cá kình”, và Tnú biết, “qua chỗ nước êm thẳng Mĩ – Diệm hay phục, chỗ nước mạnh nó không ngờ!”. Khi chẳng may sa vào tay giặc, họng súng của thằng giặc phục kích “chĩa vào tai lạnh ngắt”, Tnú đã nhanh trí “nuốt luôn cái thư” của anh Quyết gửi về huyện trong một ngọn lá dong. Lưng Tnú ngang dọc vết dao chém của bọn giặc, nhưng Tnú vẫn bất khuất hiên ngang. Ba năm bị tù trong ngục Kon Tum. Tnú đã vượt ngục trở về. Tnú đã đọc thư tuyệt mệnh của anh Quyết gửi dân làng Xô Man trước lúc anh tử thương. Anh Quyết đã dặn? “Tnú phải học chữ giỏi, thay tui làm cán bộ”. Lần thứ hai, Tnú lại lên núi Ngọc Linh, không phải đi lấy đá trắng về làm phân như ba năm trước, mà là đi lấy một gùi đá mài. Làng Xô Man đã chuẩn bị khởi nghĩa: phát rẫy trồng pom-chu xanh cả núi rừng, đêm đêm cả làng thức, mài giáo mác. Tnú đã trở thành chỉ huy đội du kích, làm cho thằng Dục ác ôn lồng lên, gầm lên. “Con cọp đó không giết sớm, nó làm loạn rừng núi này rồi!”. Vợ con anh đã bị giặc bắt, tra tấn dã man cho đến chết. Tnú cùng đội du kích rút vào trong rừng, anh đã nghiến răng ‘bứt đứt hàng chục trái vả mà không hay”. Đôi mắt của anh trở thành “hai cục máu lớn”. Thương xót và căm thù tột độ, Tnú không kìm nổi lòng mình nữa, với hai bàn tay không, anh đã nhảy xổ vào lũ giặc mong cứu được vợ con. Tnú là một con người gang thép. Lũ giặc đã trói anh bằng dây rừng, dùng giẻ tẩm nhựa xà nu đốt cháy mười đầu ngón tay Tnú. Ngọn lửa cháy trong lồng ngực, cháy ở bụng. Máu mặn chát ở đầu lưỡi “cháy, cháy cả ruột đây rồi! Anh Quyết ơi? Cháy, không, Tnú sẽ không kêu? Không?”. Ngọn lửa xà nu và độ nóng của nó đã soi sáng lòng trung thành vô hạn, đã tôi luyện khí phách lẫm liệt cùa Tnú lên tầm vóc phi thường vĩ đại? Khi Tnú thét lên một tiếng dữ dội cũng là lúc tiếng chân “rầm rập” quanh nhà ưng, nhiều tiếng thét dữ dội hơn… Nhà ưng ào ào chuyển động. Tiếng hô của cụ Mết vang lên “Chém! Chém hết!". Và lửa đã cháy khắp rừng…
Mẹ con Mai đã bị giặc giết. Lưng Tnú đầy vết dao của giặc chém. Mười ngón tay của anh, ngón nào cũng bị thằng Dục đốt ,cháy mất một đốt. Bà Nhan, anh Xút, anh Quyết.. nhừng người thân yêu của anh đã bị giặc giết, vết thương lành, Tnú đi tìm cách mạng, đi Giải phóng quân để tìm diệt những thằng Dục ác ôn, đứa thì ờ trong đốn, đứa thì ngoan cố chui xuống hầm ngầm.
Tnú còn có một tâm hồn đẹp, chất phác, trong sáng. Tâm hồn anh vẫn ôm ấp hình bóng quê hương. Sau ba năm đi Giải phóng quân đánh giặc về thăm làng một đêm, cái gốc cây bên đường gợi lên trong lòng anh một kỉ niệm về Mai, “kỉ niệm đó cắt vào lòng anh một nhát dao nửa”. Tnú yêu làng, yêu những hố chông, những giàn thò sắc lạnh cùa làng anh, yêu con nước mát lạnh… Anh nhớ nhất làng, nhớ day dứt lòng anh suốt, ba năm chính là “tiếng chày chuyên cần, rộn rã của những người đàn bà và những cô gái Strá, của mẹ anh ngày xa xưa, của Mai cùa Dít, từ ngày lọt lòng anh đã nghe thấy tiếng chày ấy rồi.. ”.
Tnú mang tầm vóc như một dũng sĩ trong sử thi. Lòng trung thành, khí phách anh hung, tinh thần lẫm liệt bất khuất của Tnu làm chúng ta ngưỡng mộ; tâm hồn chất phác, trong sang, thủy chung của anh đã làm cho chúng ta xúc động, yêu thương, Nguyễn Trung Thành xây dựng nhân vật Tnu bằng tất cả sự chắt lọc tâm hồn, tưởng như ông không viết, ông không tả… mà hình như, ông là một nghệ sĩ đúc tượng Tnu, một anh hung thời đại bằng một chất liệu siêu kim loại !…
Rừng xà nu là một truyện ngắn thấm đấm màu sắc sử thi , huyền thoại. Hình thức kể chuyện qua nhân vật cụ Mết già làng gợi lên không khí thiêng liêng cổ truyền. Mái nhà ưng là nơi tụ hội của dân làng Xô Man, cũng là nơi để họ trừng trị lũ ác ôn khát máu, lũ tay sai Mĩ – Diệm. Rừng động, lửa cháy, tiếng cồng âm vang, đại bác giặc, cây xà nu đổ ào ào như một trận bão, tiếng mài giáo mác… Tất cả thật hào hung, bi tráng. Rừng xà nu đã nêu cao một nhân lí cách mạng: “Nghe rõ chưa, các con, rõ chưa, nhớ lấy. Sau này tao chết rồi, bay còn sống phải nói lại cho con cháu: Chúng nó đã cầm sung, mình phải cầm giáo!”. Qua chủ đề ấy, cây xà nu, Tnu là những người dân làng Xô Man hiện lên mang tầm vóc dung sĩ, tiêu biểu cho chủ nghĩn anh hung trong thời đại Hồ Chí Minh.
Hoặc bài này cũng được nè:
Tây Nguyên miền đất đỏ ba dan với những văn hóa phi vật thể nổi tiếng, có bản anh hùng sử Đăm Săn. Nơi đây đã chịu bao mất mát bởi sự tàn phá dã man của kẻ thù, nhưng với phẩm chất gan dạ bất khuất họ đã đứng lên từ đau thương để chiến đấu. Trong kháng chiến chống Pháp ta biết đến Núp với những đứa tính kiên cường, không sợ nguy hiểm của kẻ thù để chiến đấu. Đến cuộc kháng chiến chống Mĩ thì Nguyễn Trung Thành đã cho ta thấy vẻ đẹp của người dân Tây Nguyên thông qua hình tượng nhân vật Tnú trong tác phẩm “Rừng xà nu” năm 1965. Qua nhân vật này tác giả đã cho ta thấy phẩm chất anh hùng của con người Tây Nguyên nói riêng và Việt Nam nói chung, không chỉ vậy mà còn là nhân vật gửi gắm những lời phát ngôn mang tính tư tưởng sâu sắc.
Đọc “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành người đọc sẽ dễ dàng nhận thấy nhân vật Tnú là trung tâm là linh hồn của truyện ngắn này, nhân vật được nhà văn khắc họa bằng ngòi bút sắc sảo giàu tính sử thi, nghĩa là nhân vật có một đời tư nhưng không được tác giả quan sát miêu tả từ góc nhìn của đời từ mà xuất phát từ vấn đè cộng đồng để phản ánh đời tư của Tnú. Vì vậy vẻ đẹp của nhân vật là vẻ đẹp của cộng đồng, vẻ đẹp người dân bất khuất kiên cường anh hùng trong chiến đấu. Còn nỗi đau của đời anh chính là nỗi đau của người dân Tây Nguyên trong trận chiến đẫm máu của kẻ thù. Tất cả đề được thể hiện qua hai chặng đời của Tnú lúc còn nhỏ và lúc trưởng thành. Qua nhân vật này nhà văn muốn thể hiện tư tưởng :” nó đã cầm súng thì mình phải cầm giáo”. Vì vậy nhân vật Tnú còn gánh vai trò là nhân vật tư tưởng của tác giả.
Mặc dù mồ côi cả cha lẫn mẹ nhưng Tnú được sống trong sự đùm bọc chở che của dân làng. Và từ đây anh được giác ngộ lí tưởng cách mạng và từ đây anh ý thức được cách mạng, sống với một tuổi thơ phi thường đầy ắp những chiến công và kì tích. Tuổi thơ của một tiểu anh hùng nhỏ dũng cảm, gan góc và tuyệt đối trung thành với cách mạng.
Thật vậy phẩm chất anh hùng Tây Nguyên như ngấm vào máu của Tnú. Ngay từ khi còn nhỏ Tnú và Mai đã tham gia nuôi dấu cách mạng:” như cây xà nu vươn lên”. Đấy là con đường đầy máu lửa và hy sinh, địch khủng bố dã man những người nuôi dấu cán bộ. Anh Sút bị treo cổ ở cây vả đầu làng, lớp thanh niên bị lộ già làng đi thay bà Nhan cũng bị chặt đầu. Đó chính là hành động man dợ của kẻ thù hòng khuất phục tinh thần ý chí của dân làng xô man. Nhưng với tinh thần dũng cảm và ý chí đấu ranh thì Tnú cũng không sợ mà bước tiếp con đường mà dân làng đã đi. Khi anh Quyết hỏi Tnú:” em không sợ giặc bắt à? Nó giết như anh Sút bà Nhan đó” Tnú đã khẳng khái trả lời:” cụ Mết bảo cán bộ là Đảng, Đảng còn núi nước này còn”. Mặc dù Tnú chỉ nhắc lại câu nói của cụ Mết nhưng qua đó ta thấy được sự lựa chọn của anh; giữa sinh mệnh của cá nhân và vận mệnh của dân tộc Tnú luôn sẵn sàng quên mình để bảo vệ cho cái chung đó. Như vậy Tnú không phải chỉ là một cậu bé gan góc, dũng cảm mà còn sớm có tinh thân yêu nước, yêu cách mạng. Người anh hùng nhỏ tuổi Tnú không chỉ sống một cuộc đời bình thường mà sống một cuộc sống phi thường. Ngay từ cách học của Tnú, Tnú cũng chọn cách học phi thường. Từ việc học chữ hay quên mà để trừng trị cái tính ấy của mình và thể hiện ý chí quyết tâm Tnú lấy đá đập vào đầu mình khiến cho máu chảy dòng dòng. Lúc giận mình tưởng như phải bỏ cuộc anh Quyết đã khuyên:” không học chữ thì làm sao làm cách mạng được”. Vậy là tinh thần cách mạng đã thôi thúc quyết tâm học chữ của Tnú. Vẻ đẹp của Tnú đặc biệt được thể hiện ở việc làm tiếp tế cho cách mạng. Khác với những đứa trẻ khác, Tnú luôn xe rừng vượt thác mà đi. Bằng sự thông minh và tài chí đã sớm dạy cho Tnú hiểu những chỗ đi dễ dàng rất dễ gặp phục kích. Và thế là Tnú:” không đi chỗ nước êm, cứ lựa chỗ thác mạnh mà bơi ngang, vượt lên trên mặt nước, cưỡi lên như thác băng băng như một con cá kình”. Câu văn giàu hình ảnh so sánh ấy đã cho ta thấy cá tính mạnh mẽ của chàng trai lớn lên từ núi rừng. Trong một lần không may bị giặc bắt:” Tnú nuốt vội lá thư” và khắc sâu lời cụ Mết dạy:” Đảng còn núi nước này còn”. Chúng bắt và tra hỏi anh cộng sản ở đâu? Anh đặt tay lên bụng đầy kiêu hãnh “cộng sản ở đây”. Và lập tức người vằn ngang vằn dọc vết chém của kẻ thù. Dù vậy chúng không thể khuất phục được anh, đói chính là tính cách của người anh hùng “ uy vũ bất đăng khuất”.
Cuộc đời của Tnú điển hình cho con đường đấu tranh của nhân dân Tây Nguyên trong kháng chiến chống Mĩ. Qua cuộc đời anh ở giai đoạn này để làm sáng tỏ chân lí :” chúng nó đã cầm súng thì mình phải cầm giáo”. Khi trưởng thành là lúc Tnú vượt ngục trở về với dân làng và lãnh đạo dân làng tiếp tục chiến đấu. Khi trở lại làng anh trở thành một chàng trai hoàn hảo. Anh cường tráng như một cây xà nu lớn nồng căng sự sống với hai cánh tay khỏe khoắn, chắc như lim, chứa đầy trong bọ ngực rộng rãi của anh là sứ mạnh mênh mông man dại của đại ngàn. Chảy trong huyết quản của anh là dòng máu anh hùng của xứ sở Tây Nguyên truyền lại từ thời Đăm Săn. Tính cách của anh bướng bỉnh kiêu hãnh là tính cách của Tây Nguyên dữ dội, quyết liệt. Anh đã trở thành đội trưởng đội du kích làm cho bọn giặc phải khiếp sợ kinh hoàng:” con cọp đó mà không giết sớm nó làm loạn núi rừng này rồi”.
Bi kịch của Tnú cũng là bi kịch chung của dân làng Xô man khi chưa dùng vũ khí. Sau khi trở về làng Tnú gặp lại Mai, họ đã có mối tình đẹp nên vợ nên chồng. Tnú được sống với người mà mình yêu thương và có đứa con đầu lòng. Tưởng như đó là cái kết tốt đẹp cho những gian khổ mà Tnú phải trải qua, nhưng ai đó đã từng nói:” còn thằng Mĩ sẽ không ai có được hạnh phúc cả”. Cuộc đời của Tnú cũng vậy, nếu như ở đoạn đời trước của anh người đọc cảm phục với sự gan dạ dũng cảm kiên cường, thì đến đây câu chuyện cụ Mết kể cho lũ làng nghe về cuộc đời Tnú khiến chúng ta không khỏi bàng hoàng trước nỗi đau quá lớn mà anh phải chịu. Chuyện bắt đầu từ khi anh Quyết hy sinh Tnú trở thành đội trưởng đội du kích làng Xô man, sức ảnh hưởng của anh đến phong trào cách mạng khiến bọn chúng phải khiếp sợ, chúng đưa quân về bao vây làng nhằm tiêu diệt phong trào nổi dậy. Để truy tìm Tnú chúng đã dùng đến hành vi hèn hạ dã man:” bắt được con cọp cái và cọp con tất dụ được con cọp đực trở về”. Vì thế vợ con anh bị bắt và tra tấn bằng gậy sắt, làm cho người sản phụ mới sinh và đứa con chưa đầy tháng tuổi phải chết gục. Đau đớn thay tất cả sự việc kia đều diễn ra ngay trước mặt Tnú, anh đúng gần đó và chứng kiến:” anh nấp sau gốc cây vả, tay dứt hàng 10 quả vả mà không hay”. Chứng kiến cảnh vợ con bị đánh cho tới chết, nhưng anh không thể ra bởi nếu anh bị bắt sẽ ảnh hưởng đến cách mạng. Nhưng khi chứng kiến đứa con thét lên một tiếng và chết trong tay mẹ trong anh lúc này chỉ còn lòng hận thù và đau đớn. Nỗi đau ấy đã khiến mắt anh thành:” hai cục lửa lớn”, bởi nỗi đau và lòng căm thù. Anh thét lên dữ dội và lao vào lũ giặc để cứu vợ con. Nhưng anh cứu làm sao nổi vì anh chỉ có hai bàn tay không.”ừ Tnu không cứu được mẹ con Mai” tác giả đã lặp đi lặp lại câu của cụ Mết về nỗi đau của anh như một điệp khúc đau thương đầy ám ảnh day dứt. Tnu không cứu được vợ con cũng không bảo vệ được chính bản thân mình anh đã bị giặc bắt, chúng dùng nhựa xà nu tẩm vào giẻ:” quấn vào 10 đầu ngón tay của Tnú”, “ một ngón tay Tnú bốc cháy, 2 ngón, 3 ngón. Không có gì đượm bằng nhựa xà nu lửa bắt rất nhanh. Mười ngón tay đã trở thành 10 ngọn đuốc”. Đây là một hình ảnh vô cùng sáng tạo không dễ sinh ra hai lần trong một cuộc đời viết văn. Hình ảnh bàn tay Tnú bốc cháy tố cáo tội ác dã man của quân giặc, chúng thâm hiểm độc ác đã đốt và mười đầu giây thần kinh nhạy bén của con người. Lửa cháy trên 10 đầu ngón tay của anh lại là nhựa xà nu- thứ nhựa xà nu ngọt ngào như đọng nắng quê hương đã trở thành ngọn lửa hủy diệt chính đôi bàn tay đã từng chăm sóc nó. Đồng thời hình ảnh này cũng cho bạn đọc thấy được lòng gan trường dũng cảm của Tnú đối với cách mạng. Lửa có thể cháy trên 10 đầu ngón tay, nhưng không thể thiêu cháy được ý chí căm thù giặc của Tnú. Anh đang bị cháy ở 10 đầu ngón tay, nhưng :” anh nghe như đang cháy trong lồng ngực, cháy trong bụng”. Mà đau đớn đến mức răng anh cắn nát môi anh. Với bản lĩnh kiên cường bất khuất của người cộng sản, anh không thèm kêu, anh nhớ lời của anh Quyết:” người cộng sản không thèm kêu van”. Anh ngã xuống rồi ngất đi, thét lên tiếng thét căm hờn của núi rừng “giết”.
Vậy là qua bị kịch của Tnú và cả gia đình, nhà văn Nguyễn Trung Thành muốn nêu cho chúng ta đâu là nguyên nhân của những bị kịch ấy: anh đã có tất cả tình yêu của gia đình, tình yêu đất nước, lòng căm thù quân giặc, tinh thần bất khuất kiên cường nhưng tại sao anh lại thất bại? Tác giả đã để cho lịch sử phán truyền qua lời cụ Mết:” Tnú không cứu được mẹ con Mai vì mày chỉ có hai bàn tay trắng” dù có thương Tnú đến đâu thì cụ Mết vã dân làng Xô man cũng không thể cứu anh:” tau không nhảy ra cứu mày vì tau cũng chỉ có hai bàn tay không”. Và từ đó nhà văn cho thấy hậu quả sẽ như thế nào khi kẻ thù đã cầm súng mà mình chưa cầm giáo? Câu chuyện về cuộc đời Tnú chỉ có một mình tay không xông vào giữa kẻ thù thì ngay cả thứ nhựa xà nu thân thiết cũng có thể trở thành ngọn lửa hủy diệt. Cuộc đời Tnú là bằng chứng sống cho quy luật nghiệt ngã đó. Và từ đó cụ Mết cũng ghi tạc chân lí:” chúng nó đã cầm súng mình phải cầm giáo”. Sau tiếng thét của Tnú đầy căm hờn là tiếng nói của cụ Mết như sấm dậy vang truyền cả núi rừng:”chém, chém hết…thế là bắt đầu rồi. Đốt lửa lên”. Đó là quy luật tất yếu của lịch sử” có áp bức phải có đấu tranh”. Bằng hình tượng nghệ thuật của mình nhà văn đã cho ta thấy khi chúng ta cầm giáo mác để đứng lên chống lại kẻ thù là súng đạn sẽ phải thay đổi. Lúc này ngọn lửa đã tắt trên 10 đầu ngón tay của Tnú. Những ngọn đuốc xà nu soi xác 10 thằng giặc nằm ngổn ngang và Tnú được cứu sống. Những thằng giặc gian ác cũng phải trả giá bằng tính mạng của mình.
Khi xây dựng hình tượng nhân vật Tnú, nhà văn Nguyễn Trung Thành đã đặc biệt thành công khi đưa chi tiết bàn tay Tnú để làm lên hình tượng nhân vật. Đây là một chi tiết nhỏ nhưng lại có ý nghĩa tư tưởng lớn lao. Từ hình ảnh này ta thấy hiện lên cuộc đời và tính cách của nhân vật. Bàn tay của Tnú khi còn lành lặn là bàn tay trung thực tình nghĩa, bàn tay cầm phấn viết chữ mà anh Quyết dạy cho, bàn tay cầm đá đập vào đầu để trừng phạt thói hay quên khi học, bàn tay đặt lên bụng và nói” cộng sản ở đây này”, nó còn là bàn tay lao động và gây dựng phong trào cách mạng. Lúc Tnú thoát ngục Kon Tum trở về gặp Mai ở đầu rừng núi vào làng, Mai cầm hai bàn tay Tnú mà giàn giụa nước mắt. Đó là bàn tay của sự yêu thương của tình yêu với những kỉ niêm chân tình. Không chỉ vậy bàn tay ấy đã cầm súng đi bắn giặc, bàn tay chở che cho mẹ con Mai, bàn tay lên núi Ngọc Linh lấy đá. Vẫn hai bàn tay ấy nhưng bị quấn giẻ tẩm nhựa xà nu rồi đốt. Mười ngón tay trở thành mười ngọn đuốc, đã thiêu đốt gan ruột và hệ thần kinh của anh. Mười ngọn đuốc trên mười ngón tay ấy đã châm bùng ngọn lử cách mạng, ngọn lử nổi dậy của dân làng Xoman. Bàn tay của Tnú đã được dập lửa nhưng mỗi ngón chỉ còn hai đốt, ngón tay anh không thể mọc lại. Bàn tay cụt đó như chứng tích đầy căm hờn mà Tnú mang theo suốt cuộc đời, ghi lại những tội ác tàn bạo dã man của kẻ thù. Nhưng bàn tay mỗi ngón còn hai đốt ấy vẫn cầm giáo cầm súng được và Tnú đã lên đường đi tìm những thằng Dục để trả thù. Đế cuối chuyện bàn tay Tnú lại một lần nữa xuất hiện, dùng đôi bàn tay cụt đốt ấy anh đã bóp chết tên chỉ huy đồn địch ngay trong hầm ngầm cố thủ của nó. Soi ánh đèn pin vào mặt nó để nó nhìn rõ đôi bàn tay trừng phạt của anh, đôi bàn tay quả báo. Mặc dù còn hai đốt nhưng đôi bàn tay ấy đã đem lại chiến thắng.
Tác phẩm” Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành đã thành công trong việc xây dựng hình tượng nhân vật. Trong tác phẩm sử dụng bút pháp sử thi một cách nhuần nhuyễn mang ý nghĩa biểu tượng cho cộng đồng, sức mạnh, vẻ đẹp và những đau thương mất mát của con người Tây Nguyên “sau này tau chết rồi phải kể cho con cháu về Tnú”. Ngôn ngữ đối thoại của nhân vật nói ít nhưng bộc lộ một cách trực tiếp thẳng thắn. Những hành động trong chuyện thì quyết liệt mạnh mẽ và dứt khoát. Tnú hiện lên qua lời kẻ của cụ Mết bên cạnh bếp lửa, nó cho ta thấy vẻ đẹp của anh hùng thoại dũng sĩ thời xưa.
Bằng ngòi bút tinh tế và cái nhìn nhạy cảm Nguyễn Trung Thành đã khắc họa thành công nhân vật Tnú vừa mang vẻ đẹp trữ tình và những tư tưởng của tác giả muốn gửi gắm. Không những vậy vẻ đẹp của Tnú còn có tính sử thi và thời đại lúc bấy giờ. Qua nhân vật này tác giả đã thể hiện được thông điệp mang tính cá nhân và cộng đồng.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×