LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Phân tích vẻ đẹp của mùa xuân và cảm xúc của tác giả trước mùa xuân của thiên nhiên

Câu 1: Chép thuộc long khổ thỏ viết về vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên, đất trời của mùa xuân nho nhỏ. Phân tích vẻ dẹp của mùa xuân và cảm xúc của tác giả trước mùa xuân của thiên nhiên
Câu 2: Chọn và phân tích 1 hình ảnh ẩn dụ trong bài thơ Viếng lăng bác của Viễn Phương
Câu 3: Chọn 1 khổ thơ trong bài thơ sang thu trình bày cảm nhận của em về khổ thơ ấy
Câu 4: Chép thuộc khổ thứ 4 trong bài mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải.Phân tích cái hay về nd, nt của 4 câu thơ trên đẻ e làm rõ khát vọng hòa nhập của nhà thơ
Câu 5: Giải thích nhan đề của Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải. Nêu chủ đề văn bản từ khát vọng hòa nhập và công hiến hãy viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về cách sống, lẽ sống của mỗi người
Câu 6: Cảm xúc bao trùm trong bài thơ Viếng lăng bác là gì? Phân tích hình ảnh 2 câu thơ sau đây để cho thấy cảm xúc tiếc nuối của tác giả
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim!
Câu 7: Trình bày cảm nhận về 2 câu thơ sau
a) Sông trên đá không chê đá gập ghềnh
Sông trong thung không chê thung nghèo đói
b) Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
 
5 trả lời
Hỏi chi tiết
772
2
0
Nguyễn Diệu Hoài
13/03/2019 20:42:05
2. Qua bài thơ "Viếng Lăng Bác" của tác giả Viễn Phương cho ta thấy tác giả đã sử dụng những hình ảnh ẩn dụ hết sức tài tình, tuân theo quy luật thời gian. Tình cảm của nhân dân đối với Hồ Chí Minh như thế nào, điều này không mới. Tình cảm đó vô cùng đặc biệt và sâu sắc. Hồ Chí Minh vừa lớn lao vừa bình dị biết nhường nào.
Chính vì vậy, trong thơ ta đã cảm nhân được bao nhiều tình cảm thiêng liêng, bao nhiêu sự biết ơn, lòng tôn kính của các nhà thơ nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung giành cho Bác. Bài thơ "Viếng lăng Bác" của nhà thơ Viễn Phương là một ví dụ tiêu biểu. Mạch cảm hứng toàn bài dựa trên trục thời gian hình thành một thứ nhật kí, một cuộc viếng thăm và cũng là một cuộc hành hương của nhà thơ về cội nguồn.
"Viếng Lăng Bác" là nỗi niềm dồn nét kết tinh tình cảm chân thành thương nhớ Bác không chỉ riêng của nhà thơ Viễn Phương mà còn là tình cảm lớn lao của Đồng bào, chiễn sĩ, của nhân dân - những người giống như nhà thơ tuy chưa từng một lần gặp Bác.
Nhưng đã nghìn lần thấy Bác trong mơ, trong hoài vọng và lí tưởng cao đẹp nhất đời mình.
Câu mở đầu bài rất giản dị, chân chất đã nói lên hoàn cảnh đến viếng thăm Bác của tác giả đồng thời cũng mở ra không khí trang nghiêm.
"Com ở miền nam ra thăm lăng Bác"
Miền Nam - mảnh đất quê hương mà sinh thời Bác Hồ đã đặc biệt giành tình yêu thương vô bờ bến. Bác đã nói "miền Nam luôn ở trong tim tôi", là miền đất gian khổ "đi trước về sau". Cách xưng hô con - Bác của nhà thơ Viễn Phương gợi lên sự gần gũi, thành kính. và điều đầu tiên nhà thơ bắt gặp là:
"Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát"
Cây tre tự bao đời nay chính là biểu tượng của đất nước, của con người Việt Nam ngay thẳng, thật thà. Hàng tre trùm bóng mát rượi bao thế hệ cuộc đời, hàng tre mang bao nhiêu sự chất phác:
"Thân gầy guộc, lá mong manh
Mà sao nên lũy, nên thành tre ơi"
Từ thời bình minh lịch sử nước nhà, có biết bao bị anh hùng đã lẫy tre làm vũ khí đánh giặc như Thánh Gióng,... trong kháng chiến chống thực dân, đế quốc xâm lược, nhân dân Việt Nam đã làm gậy tầm vông cũng từ họ nhà tre.
Khởi nghĩa đã chiến thắng làm vang dội cả địa cầu. Bởi vậy, tre là hình ảnh tiêu biểu, sinh động cho tinh thần bất khuất, chí khí anh hùng của dân tộc ta.
"Ôi! hàng tre xanh Việt Nam
Báo táp mưa sa đứng thẳng hàng"
Hàng tre xanh là hình ảnh ẩn dụ, là biểu tượng cho con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam luôn bên Bác và đứng canh giấc ngủ của Bác,... Trên cái nền hàng tre trong sương, nhà thơ miêu tả lăng Bác với những đoàn người nườm nượp đến viếng thăm mỗi ngày cùng lòng tôn kính đặc biệt:
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dân bảy mươi chín mùa xuân"
Điệp từ "mặt trời" đồng thời cũng là hình ảnh ẩn dụ cho ta thấy sự ca ngợi ĩ đại, công lao to lớn của Bác Hồ với dân tộc Việt Nam, đất nước Việt Nam.
Mặt trời trên lăng là mặt trời của trời đất, tự nhiên còn mặt trời trong lăng là trái tim của Bác, người đã dành trọn cuộc đời cho dân, cho nước.
Cách so sánh rất sinh động, tự nhiên và nhuần nhuyễn. Nhà thơ Viễn Phương đã khẳng định Bác Hồ là vầng thái dương rực rỡ soi lối đường chúng ta đi mà còn sưởi ấm trái tim mõi người.
Bác Hồ là đại diện cho con người Việt Nam. Owr Bác, chúng ta cảm nhận được tất cả vẻ đẹp tinh túy và sâu sa. Đến với Bác không phải là đi mà là trở về, trở về với cội nguồn quê hương, với những tháng ngày thanh bình nào đó của dân tộc muôn đời, trở về với giấc mơ nào đó mà tuổi thành bình ấp ủ.
"Ngày ngày" là điệp từ chỉ thời gian, đó là sự việc trong đời sống luôn tiếp diễn ra và giường như đã trở thành quy luật. Hình ảnh những dòng người đi trong thương nhóe, kết tràng hoa vừa tả thực, vừa có ý nghĩa tượng trưng. Đó là hình ảnh đẹp thể hiện tấm lòng thành kính của người dân đối ới Bác.
Không chỉ vậy, phép tu từ ẩn dụ "kết tràng hoa dân bảy mươi chín mùa xuân" thể hiện cuộc đời vì dân vì nước của vị lạnh tụ kính yêu. và để đền đáp công lao vĩ đại ấy là những bông hoa tươi thắm hiến dâng lên người.
Từ bên ngoài đi vào trong lăng ta cùng nhà thơ với những giây phút nghẹn ngào. Ta không còn nhớ đến hình ảnh hàng tre hay mặt trời nào nwaxmaf lúc này trong ta chỉ có Bác, Bác là người nằm trong giấc ngủ vĩnh hằng.
Bác nằm trong lăng giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Nhà thơ sững sờ nhận ra một nỗi đau lớn: Bác mất thật rồi! Nhưng Bác - con người vĩ đại sẽ không bao giờ rời xa tổ quốc, rời xa dân tộc Việt Nam. Bác luôn sống trong lòng mỗi con người, luôn ủ ấm trái tim mỗi con dân Việt Nam. Và "giấc ngủ bình yên" ấy được bảo vệ, cho chở bởi "vầng trăng sáng dịu hiền"
Nhắc đến trăng, ta chợt thấy Bác yêu trăng biết bao! giường như trong thơ của Bác, trăng là hình ảnh không thể hiếu:
Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ"
Trăng và Bác là đôi bạn tri kỉ, luôn luôn trò truyện cùng nhau trong những đêm tối ở chiến khu Việt Bắc.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Nguyễn Diệu Hoài
13/03/2019 20:42:42
5. * Ý nghĩa nhan đề bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" ( Thanh Hải ).
- "Mùa xuân nho nhỏ" là một nhan đề hay, một ẩn dụ đầy sáng tạo, giàu ý nghĩa đã góp phần thể hiện nội dung tư tưởng của tác phẩm - ước nguyện chân thành của nhà thơ Thanh Hải dành cho cuộc đời.
- “Mùa xuân” mang ý nghĩa tả thực – đó là mùa khởi đầu của một năm, là mùa của lộc non lá biếc, của vạn vật sinh sôi nảy nở.
- “Mùa xuân” còn mang ý nghĩa ẩn dụ, biểu tượng cho những gì tinh túy, đẹp đẽ nhất của sự sống và cuộc đời mỗi con người. Mùa xuân hay chính là sức trẻ trong tâm hồn và trí tuệ, là nhiệt huyết và năng lực cống hiến của mỗi người vào mùa xuân lớn của thiên nhiên, của đất nước.
- Từ láy “nho nhỏ” làm rõ hơn đặc điểm của mùa xuân rất giản dị, rất khiêm nhường.
=> Đặt tên cho tác phẩm như thế, Thanh Hải đã thể hiện ước nguyện, khát vọng khiêm nhường mà rất đỗi chân thành, tha thiết, cao đẹp. Ông ước muốn làm “mùa xuân nho nhỏ”, nghĩa là đem tất cả những gì tốt đẹp nhất, tinh túy nhất – dù bé nhỏ - của mình để hòa vào mùa xuân lớn của cuộc đời, của đất nước.
=> Nhan đề bài thơ cũng thể hiện quan niệm về sự thống nhất giữa cái riêng và cái chung, giữa cá nhân và cộng đồng. Ai cũng phải sống có ích cho đời, sống làm đẹp cho đất nước.
1
0
Nguyễn Nhật Thúy ...
13/03/2019 20:44:12
1. Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi! Con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời...
Ơi! Con chim chiền chiên
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng!
Ồ!tiếng hát vui say
Con chim chiền chiện
Trên đồng lúa chiêm
Xuân chao mình bay liệng...
=> chúng ta như cảm nhận được hơi thở, men rượu của mùa xuân đang lan tỏa cả vào đất trời, hòa vào thiên nhiên. Đây quả là một mùa xuân nho nhỏ mà nhà thơ Thanh Hải đã dành tặng cho đời vào những giây phút cuối của cuộc đời mình.
1
0
Nguyễn Nhật Thúy ...
13/03/2019 20:45:06
5. Ý nghĩa nhan đề bài thơ
Ông viết bài thơ này trong thời điểm cuối đời, khi đã cảm nhận cái chết đã cận kề, khoảnh khắc đó ông muốn cống hiến sức lực nhỏ nhoi của bản thân cho đất nước và góp phần làm nên mùa xuân cho đất trời.Chỉ đơn giản như vậy ông đã đặt bài thơ với tiêu đề“ Mùa xuân nho nhỏ”.
Nhan đề của bài thơ cũng tạo nên sáng tạo đó là phát hiện mới mẻ của ông. Bài thơ cũng thể hiện quan điểm thống nhất giữa cái riêng và cái chung, giữa cái cá nhân và cái cộng đồng. Ngoài ra, bài thơ Mùa xuân nho nhỏ còn nói lên mong ước cháy bỏng của tác giả Thanh Hải đó là ông muốn thật tốt sống cống hiến bằng sức sống tươi trẻ, mong muốn được cống hiến những gì tốt đẹp nhất cho mùa xuân của đất trời và đất nước ngày càng tươi đẹp.
2
0
Nguyễn Nhật Thúy ...
13/03/2019 20:46:17
3. Dẫu biết rằng bốn mùa luân chuyển: hết xuân đến hạ, thu sang rồi lại đông tới, ta vẫn thấy ngỡ ngàng khi quên đi nhịp sống sôi động hàng ngày mà lắng nghe tiếng mùa thu đi, cảm nhận những thời khắc đặc biệt. Đọc Sang thu của Hữu Thỉnh, ta được sống lại những giây phút giao mùa tinh tế đầy ý vị mà bấy lâu ta hờ hững. Đó sẽ là lúc hồn ta rung lên những cảm nhận dung dị:
Bỗng nhận ra hương ổi
..........
Hình như thu đã về
Chỉ với bốn câu thơ ngắn, Hữu Thỉnh đã đem đến cho chúng ta những cảm nhận sâu sắc về thiên nhiên. Những tín hiệu của mùa thu với những nét phác họa tài hoa: hương ổi, gió se, sương chùng chình giản dị mà hiện lên đầy gợi cảm.
Tín hiệu đầu tiên của mùa thu là hương ổi, thứ hương thơm quê mùa, dân dã. Hương ổi không nồng nàn. Đó là thứ hương dìu dịu, nhè nhẹ. Cảm nhận được hương thơm đặc trưng của mùa thu ấy, nhà thơ còn thể hiện rất khéo cái khí thu trong lành. Nếu như mùa xuân ẩm ướt, mùa hè nóng nực, mùa đông khô hanh thì mùa thu trong mát. Tuy có chút ẩm của hơi sương nhưng khí thu lại có độ trong khiến người ta có thể cảm nhận hương thơm dịu nhẹ lan tỏa trong không gian.
"Phả" vốn là một động tác mạnh gợi một cái gì đó đột ngột. Thế nhưng câu thơ: "Bỗng nhận ra hương ổi. Phả vào trong gió se" rất nhẹ bởi động thái phả ấy lại vào không gian trong gió se – vô hình chứ không phải hữu hình. Câu thơ ngắn mà có cả gió cả hương. Hương là hương ổi, gió là gió se. Đây là những nét riêng của mùa thu vùng đồi trung du miền Bắc. Gợi được như vậy hẳn cái tình quê của Hữu Thỉnh phải đậm đà lắm.
Câu thơ: "Bỗng nhận ra hương ổi. Phả vào trong gió se" còn có cái cảm giác ngỡ ngàng bối rối: bỗng nhận ra. Nhận ra hương ổi giống như một sự phát hiện nhưng ở đây là phát hiện ra mùi hương vẫn vương vấn mà bấy lâu nay con người hờ hững. Chính vì sự phát hiện ra cái gần gũi xung quanh mình cho nên con người mới có cảm giác ngỡ ngàng đôi chút bối rối ấy.
Tiếp nối những tín hiệu mùa thu là hình ảnh: sương chùng chình qua ngõ. Một hình ảnh đầy ấn tượng. Sương được cảm nhận như một thực thể hữu hình có sự vận động – một sự vận động chậm rãi. Từ láy chùng chình làm hiện hình tạo vật, làm ta như thấy một sự dùng dằng, gợi cảnh thu sống động trong tĩnh lặng, thong thả yên bình. Hình ảnh sương chùng chình qua ngõ cùng với hương ổi phả vào trong gió se thực là những hình ảnh mùa thu ở thôn quê êm ả thanh bình.
Như vậy, tín hiệu mùa thu được cảm nhận bằng cả khứu giác (hương ổi), cả thị giác (sương). Những tín hiệu, bởi vậy, tạo nên ấn tượng mới mẻ với những liên tưởng mơ hồ, chập chờn không rõ nét. Phải vậy chăng mà nhà thơ, khi đã cảm nhận những nét riêng của mùa thu, vẫn còn dè dặt: Hình như thu đã về.
Giống như một sự hoài nghi: hình như, giống như tự vấn lòng mình. Thế nhưng thực ra là một lời thông báo – một thông báo rất nhẹ nhàng, ý vị. Không phải là một lời khẳng định, một tiếng reo vui. Câu thơ của Hữu Thỉnh như có chút gì thâm trầm, kín đáo rất hợp với cách nghĩ, cách nói của người dân quê.
Khổ thơ ngắn mà đã để lại cho ta biết bao rung động. Ta như cảm thấy một hồn quê, một tình quê đi về trong câu chữ làm lòng ta ấm áp. Hình ảnh quê hương như càng thêm gần gũi, yêu mến.
Mùa thu lặng lẽ và nhẹ nhàng. Những hình ảnh thơ cứ vương vấn mãi trong hồn. Có một cái gì thật êm, dịu dàng toát lên từ đoạn thơ ấy. Quả thực ta thấy lòng thanh thản vô cùng mà lại vô cùng nôn nao nhớ đến những miền quê xa vắng trong nắng thu khi đọc mấy câu thơ của Hữu Thỉnh.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư