Tình cảm gia đình vốn là một đề tài xuyên suốt trong nền văn học Việt Nam từ xưa đến nay. Trong tư tưởng Nho giáo, người đàn ông được đề cao và được xem là nhân tố cấu thành và chi phối các mối quan hệ xã hội. Thế nhưng, với nền văn hóa trọng mẫu, những tác phẩm viết về tình mẹ vẫn chiếm ưu thế hơn. Hiếm hoi mới có tác phẩm hay viết về tình cha.Với truyện ngắn Lão Hạc, Nam Cao đã tạc vào nền văn học bức tượng đài tình cha con vĩ đại trong hoàn cảnh đói khổ cùng cực.
Trong truyện ngắn Chiếc lược ngà, Nguyễn Quang Sáng đã phát hiện ra vẻ đẹp tình cha con thiêng liêng trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt. Còn Y Phương, qua bài thơ Nói với con đã đêm đến cho ta vẻ đẹp tình cha con thắm thiết trong lời dặn chân thành, mộc mạc mang đậm chất Tày.
Y Phương viết bài thơ Nói với con năm 1980, khi đất nước đã giải phóng. Đó là thời điểm đất nước gặp vô vàn khó khăn do cuộc chiến tranh kéo dài để lại. Nền kinh tế bị phá hoại nặng nề, sản xuất yếu kém ,trì trệ, con người khi bước ra khỏi cuộc chiến có nhiều thay đổi, khó giữ được mình trước sự cám dỗ của đời sống vật chất. Hiện tượng trộm cướp nảy sinh. Con ngườitrong cuộc giành giật sự sống trở nên lừa dối, tham nhũng, tha hóa đạo đức, đánh mất nhân cách, rời bỏ nguồn cội, phủ nhận quá khứ.
Là người lính kiên trung, trước thực trạng ấy, Y Phương vô cùng đau lòng, mất niềm tin và định hướng trước cuộc sống. Cả xã hội lúc bấy giờ đang hối hả, gấp gáp kiếm tìm tiền bạc mà bất chấp đạo lí, quên đi các giá trị mà ta mới giành lại được. Muốn sống đàng hoàng, tử tế như một con người đích thực, gắn mình với dân tộc , với nguồn cội, ông nghĩ phải bám chắc vào văn hóa và tin vào những gái trị vững bền vĩnh cửu của văn hóa dân tộc.
Và người thực hiện mong ước ấy chính là các thế hệ mai sau. Tâm tình ấy ông gửi gắm vào lời nói với con trẻ, dặn dò thiết tha đứa con của mình. Qua lời dặn ấy, ông muốn nói lên rằng chúng ta phải vượt qua sự đói khổ ngặt nghèo bằng sức mạnh của văn hóa với niềm tin tưởng lớn lao, dù có thế nào đi nữa.
Bởi thế, mở đầu bài thơ là tiếng reo vui biết bao triều mến khi đứa con chập chững những bước đi đầu đời:
“Chân phải bước tới cha
Chân tái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười”.
Bằng những hình ảnh bình dị, cụ thể, giàu chất thơ, kết hợ với nét độ đáo trong tư duy, cách diễn đạt rắn rỏi của người miền núi, bốn câu thơ mở ra khung cảnh một gia đình hạnh phúc, đầy ắp tiếng cười tiếng nói. Bước chân đầu đời con bước tới cha là bước đến tinh thần, lý tưởng cao đẹp. Bước thứ hai ocn bước đến mẹ là bước vào tình yêu thương và sự chở che vững chắc. Gia đình là nguồn sinh dưỡng đầu tiên, là điểm tựa nâng bước chân con vào đời. Lời thơ như chảy ra từ tâm hồn vô vàn yêu mến và tự nhiên vô cùng.
Nhịp thơ chậm rãi hiện rõ từng bước đi ngập ngừng có chút e sợ của người con càng làm cho ta thêm quý trọng những phút giây đầu đời. Hình ảnh thơ không chút cầu kì, cứ tự nhiên như lời nói nhưng đó là lời nhắc nhở thiêng là, là niềm mong muốn của cha.
Mai này con có bước đi chân đi xa hơn nữa thì phải nhớ đến gia đình, nhớ đến cha mẹ, nhớ đến cội nguồn sinh dưỡng đầu tiên đã cho con sức mạnh. Con có vững bước ở tương lai là bởi hôm nay có cha có mẹ dìu dắt con bước tới. Sự khám phá đầu tiên trong cuộc đời có sự nâng đỡ của gia đình. Tình phụ tử thiêng liêng, thầm kín là mối dây ràng buộc, gắn kết gia đình bền chặt được hình thành và phát triển trong phút giây hạnh phúc bình dị đáng nhớ ấy. Lời thơ ngay từ đầu đã chạm đến niềm rung cảm sâu xa nhất trong trái tim con người, tạo nên sự đồng cảm có sức lan tỏa mạnh mẽ.
Người cha cũng không quên nhắc nhở con yêu về tình nghĩa quê hương nguồn cội, về con người và núi rừng Tây Bắc, nơi chôn nhau cắt rốn bao đời trong niềm tự hào lớn lao:
“Người đồng mình thương lắm con ơi
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát
Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng”.
Từ trong gia đình, nhà thơ mở ra không gian rộng lớn để con hiểu biết, trân rọng và gìn giữ. Tuy có chút vội vàng nhưng đó lại là tin thiết tha mà người cha muốn con thấu hiểu. Cội nguồn sinh dưỡng đích thực của đời người chính là quê hương, nguồn cội, là đất, là rừng, là con đường thắm đượm nghĩa tình dẫn bước ta đi. Đất và người nuôi ta khôn lớn, cho ta sức mạnh, tình yêu và sự sống; hình thành cho ta nền văn hóa, tư tưởng và khát vọng chinh phục. Người đồng mình luôn lấy cái tươi đẹp làm nguồn sống của mình, lấy tình yêu thương làm cái để cho tặng.
Đối với người cha, đất và người là cội nguồn của mọi sự sống, mọi tinh thần. Bởi thế, ba tiếng “người đồng mình” vang lên nghe tha thiết vô cùng. Nó chứa đựng cái tình, cái nghĩa thắm ngọt của quê hương, bản làng. Người cha mong muốn con phải biết “người đồng mình” đã sống như thế ấy, mạnh mẽ và thủy chung, bình dị mà tươi đẹp, trong sạch, vững bền. Ho biết trân trọng cái đẹp và không ngừng làm đẹp cho cuộc đời mình dù hết sức nhỏ bé. Và con hãy ghi nhớ điều đó trước khi đời sống vật chất chưa kịp chạm đến tâm hồn và thổi bùng những tham vọng trong con, như cha mẹ nhớ về khoảnh khắc thiêng liêng này:
“Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới
Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời”.
Không chút triết lí cho một lời gửi gắm hết sức đơn giản nhưng rất quân trọng đối với mỗi đời người. Điều mà người cha muôn nói là con phải biết trân trọng cuộc đời, trân trọng quê hương với những gì bình dị, thiêng liêng nhất. Đó là nguồn sống, là sức mạnh bất diệt dãn bước con vượt qua thử thách hướng đến tương lai. Không những thế, người cha còn nhắc nhở về ý chí và khát vọng hướng về quê hương, cội nguôn và biết tự hào về nơi con đã sinh thành:
“Người đồng mình thương lắm con ơi
Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn
Dẫu làm sao thì cha cũng muốn
Sống trên đá không chê đá ghập ghềnh
Sống trong thung không che thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc”.
Trước hết là nhắc nhở về tinh thần: “Cao đo nỗi buồn, xa nuôi chí lớn”. Cách so sánh mộc mạc, bình dị như cuộc sống và tâm hồn của người miền sơn cước. Họ không hề tô vẽ hay ẩn ý xa xôi. Qua cách nói có chút cường điệu, người cha muốn con phải biết yêu thương và tự hào về quê hương dù nó không to nhất, không đẹp nhất.
Nhưng quê hương lúc nào cũng chân thật, tự nhiên, không tham lam, không giả dối. Họ muôn đời lam lũ trong đói nghèo, kham khổ đi lên nhưng lúc nào cũng mạnh mẽ, không bao giờ kiêu ngạo hay bị khuất phục. Đó là những đức tính quý báu cảu người đồng mình, người cha mong con ghi lấy, nhớ lấy, tìm thấy và gìn giữ mãi mãi trong phong ba bão tố đường đời.
Câu thơ “Dẫu làm sao thì cha cũng muốn” nghe có chút ngậm ngùi nhưng lại chuyển tải hết niềm mong mỏi của cha. Con sẽ thế nào, tất cả do con quyết định. Bởi người cha biết rằng, trong cuộc sống mới, khi mà đời sống vật chất được đề cao hơn bao giờ hết, thì việc giữ gìn và phát triển đạo lí, tình người là một nhiệm vụ hết sức khó khăn. Câu thơ đọc lên thấy nghẹn ngào, rưng rưng nước mắt như tấm lòng của người cha, dù có tin tưởng nhưng chưa thể hoàn toàn khẳng định được điều thiêng liêng ấy.
Niềm tự hào về quê hương và con người một lần nữa lại dâng trào trong lời dặn đinh ninh như sắc đá:
“Người đồng mình tuy thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
Người đồng mình tự đuc j đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì làm phong tục”.
Có thể nói, hình ảnh đất và người trong hiện tại và tương lai chính là điểm tựa của tác giả khi ông triển khai mạch thơ. Một lần nữa hình ảnh “người đồng mình” lại xuất hiện trong tư thế cao vời, lẫm liệt ngang tầm vũ trụ. Tuy thô sơ da thịt, nhưng họ từ bao đời luôn có ý thức tự lập, tự cường, tự tôn bản sắc riêng biệt của mình, chẳng bao giờ nhỏ bé.
Sự đối lập giữa cái thô sơ bên ngoài và cái cao quý ẩn chứa bên trong; giữa hình thức và tinh thần càng làm cho con người trở nên cao đẹp lạ thường. Sức sống mãnh liệt của họ luôn được khẳng định với một niềm tin vững chắc. Họ kiên trì xây dựng quê hương và gìn giữ phong tục riêng. Và đó cũng là giá trị mà mỗi con người phải trân trọng và gìn giữ đến suốt cuộc đời.
Con sẽ bước tiếp trên con đường dân tộc đã đi qua, có máu và nước mắt của bao con người. Một lối mòn nhỏ nhưng dẫn đến một chân trời mới. Truyền thống quê hương sẽ là nguồn sức mạnh để con nhận ra mình, khẳng định mình. Quê hương sẽ đồng hành cùng con để con sẽ không cô đơn mỗi khi con gặp khó khăn thử thách:
“Con ơi tuy thô sơ da thịt
Lên đường
Không bao giờ nhỏ bé được
Nghe con”.
Khép lại bài thơ bằng âm hưởng của một lời nhắn nhủ vừa nghiêm khắc vừa trìu mến bao dung. Hai tiếng “nghe con” đặt vào lòng con cả tình cha, tình mẹ và sự hoài mong của quê hương xứ sở. Mở ra một chân trời mới, quê hương nhỏ sẽ theo con đến với cuộc đời lớn, đólà điều mà người cha vừa lo lắng vừa tin tưởng trong niền hân hoan tha thiết.
Nhỏ nhẹ như lời tâm tình thủ thỉ, bài thơ thể hiện vẻ đẹp tình cha con thắm thiết. Qua lời tâm sự, dặn dò con trẻ lúc ban sơ, người cha thể hiện niềm tự hào lớn lao về nguồn cội quê hương và mong muốn con sau này phải trân trọng, gìn giữ lấy những giá trị cao đẹp mà người đồng mình đã muôn đời gìn giữ.