Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Phân tích ý nghĩa các yếu tố kì ảo trong Chuyện người con gái Nam Xương

3 trả lời
Hỏi chi tiết
3.600
5
3
ɭεɠεռɖ-ɷɑɠռεŧσ
13/10/2018 12:49:06
Yếu tố kỳ ảo trong tác phẩm "Chuyện người con gái Nam Xương" đã được tác giả Nguyễn Dữ thể hiện thật nhiều ở phần kết với những yếu tố trong truyện cổ tích. Đó là chi tiết Phan Lang - người cùng làng với Vũ Nương nằm mộng thả rùa và khi Phan Lang chạy nạn bị chết đuối đã được thần rùa Linh Phi cho uống thuốc tiên sống lại, cho trở về trần gian. Đó là chi tiết Vũ Nương được Trương Sinh lập đàn giải oan trên bờ Hoàng Giang và trở về trên chiếc kiệu hoa lấp lánh giữa dòng lúc ẩn, lúc hiện. Đây cũng là những chi tiết làm hoàn thiện nét đẹp tâm hồn của Vũ Nương: vẫn luôn khát khao được phục hồi danh dự, vẫn mong muốn được chăm lo cho chồng con, nhà cửa. Và đồng thời đây cũng là một kết thúc có hậu, thể hiện được ước mơ ngàn đời của nhân dân ta về sự công bằng trong cuộc đời người tốt dù có bị nghi oan rồi cũng được đền trả xứng đáng và cái thiện luôn luôn chiến thắng cái ác.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
9
1
Nguyễn Thành Trương
13/10/2018 13:18:02
Câu chuyện ở trần gian đã chấm dứt, tác giả mở tiếp câu chuyện ở thế giới thần linh. Sức hấp dẫn của đoạn truyện này, chủ yếu là ở những yếu tố hoang đường, kì ảo: Phan Lang nằm mộng thấy người con gái áo xanh xin tha mạng, rồi thả Rùa mai xanh; Phan Lang lạc vào động Rùa của Linh Phi, được đãi tiệc và gặp Vũ Nương; chuyện Vũ Nương được tiên rẽ nước cứu mạng đưa về thủy cung; Phan Lang được sứ giả Xích Hỗn rẽ nước đưa về dương thế; hình ảnh Vũ Nương hiện ra sau khi Trương Sinh lập đàn giải oan. Dù đó chỉ là những yếu tố hoang đường nhưng người đọc vẫn cảm thấy gần gũi và chân thực bởi tác giả đã khéo léo kết hợp với những yếu tố thực về địa danh, về thời điểm lịch sử, sự kiện và nhân vật lịch sử, những chi tiết về trang phục của các mĩ nhân và Vũ Nương; câu chuyện của Phan Lang về tình cảnh nhà Vũ Nương sau khi nàng mất.
Sự đan xen giữa yếu tố thực và những chi tiết kì ảo khiến câu chuyện có một sức hấp dẫn và làm thỏa mãn tâm thiện của người đọc. Bởi vì, những yếu tố kỳ ảo có ý nghĩa hoàn chỉnh thêm nét đẹp của nhân vật Vũ Nương. Dừ ở thế giới khác, nàng vẫn nặng tình với cuộc đời, vẫn quan tâm đến chồng con, phần mộ tổ tiên, vẫn thương nhớ quê nhà. Khi nghe Phan Lang nói về tình cảnh quê nhà, nàng “ứa nước mắt khóc, rồi quả quyết đổi giọng mà rằng:
– Có lẽ, không thể gửi hình ẩn bóng ở đây mãi được, để mang tiếng xấu xa. Và chàng, ngựa Hổ gầm gió bắc, chim Việt đậu cành Nam. Cảm vì nỗi ấy, tôi tất phải tìm về có ngày.
Và dù không còn là con người của trần gian, nàng vẫn còn đó nỗi đau oan khuất, vẫn khát khao được phục hồi danh dự: “Nhờ nói hộ với chàng Trương, nếu còn nhớ chút tình xưa nghĩa cũ, xin lập đàn giải oan ở bến sông, đốt cây đèn thần chiếu xuống nước, tôi sẽ trở về.”
Bên cạnh đó, những yếu tố kì ảo còn tạo nên một kết thúc có hậu cho tác phẩm. Nó thể hiện ước mơ ngàn đời của nhân dân ta về lẽ công bằng: người tốt dù có trải qua bao oan khuất, cuối cùng cũng được đền trả xứng đáng, cải thiện bao giờ cũng chiến thắng.
Tuy vậy, kết thúc có hậu vẫn không làm giảm đi tính bi kịch của tác phẩm. Vũ Nương trở về nhưng chỉ thoán ẩn thoáng hiện giữa dòng sông. Sau lời tạ từ đầy ngậm ngùi: “Đa tạ tình cành, thiếp chẳng trở về nhân gian được nữa”, “trong chốc lát, bóng nàng loang loáng mờ nhạt dần và biến mất”. Nàng không thể trở lại trần gian, thực ra đâu phải chỉ vì cái nghĩa với Linh Phi mà chủ yếu là nàng chẳng còn gì để trở về. Đàn giải oan chỉ là một chút an ủi cho người bạc phận chứ không thể làm sống lại tình xưa. Nỗi oan đã được giải nhưng hạnh phúc thật sự đâu có thể tìm lại được nữa. Dự dứt áo ra đi cả Vũ Nương biểu hiện thái độ phê phán đối với xã hội bất công bấy giờ, xã hội mà ở đó người phụ nữ không thể có hạnh phúc. Điều đó càng khẳng định niềm thương cảm của tác giả đối với số phận của người phụ nữ trong chế độ phong kiến.
Trong các câu chuyện cổ tích, người đọc thường gặp những kết thúc có hậu. Đó là cô Tấm trở về ngôi Hoàng Hậu, sống một cuộc sống hạnh phúc; Thạch Sanh trở thành hoàng tử; Sọ Dừa trở thành trạng Nguyên… Kết thúc cũng kết thúc có hậu nhưng mang dáng dấp bi kịch. So với truyện dân gian, kết thúc truyện của Nguyễn Dữ cũng làm tăng thêm sự trừng phạt đối với Trương Sinh. Vũ Nương không trở về, Trương Sinh càng phải cắn rứt ân hận vì lỗi lầm của mình. Bản thân chàng Trương phải chịu trách nhiệm về hành động ghen tuông mù quáng của mình. Đó là một sự trả giá tất yếu. Như vậy, yếu tố kì ảo trong chuyện không chỉ giúp hoàn chỉnh thêm nghệ thuật xây dựng truyện đặc sắc của Nguyễn Dữ mà còn mang một giá trị nhân văn sâu sắc.
0
0
Truong Nam Anh
04/10/2020 21:36:25
+3đ tặng
Câu chuyện ở trần gian đã chấm dứt, tác giả mở tiếp câu chuyện ở thế giới thần linh. Sức hấp dẫn của đoạn truyện này, chủ yếu là ở những yếu tố hoang đường, kì ảo: Phan Lang nằm mộng thấy người con gái áo xanh xin tha mạng, rồi thả Rùa mai xanh; Phan Lang lạc vào động Rùa của Linh Phi, được đãi tiệc và gặp Vũ Nương; chuyện Vũ Nương được tiên rẽ nước cứu mạng đưa về thủy cung; Phan Lang được sứ giả Xích Hỗn rẽ nước đưa về dương thế; hình ảnh Vũ Nương hiện ra sau khi Trương Sinh lập đàn giải oan. Dù đó chỉ là những yếu tố hoang đường nhưng người đọc vẫn cảm thấy gần gũi và chân thực bởi tác giả đã khéo léo kết hợp với những yếu tố thực về địa danh, về thời điểm lịch sử, sự kiện và nhân vật lịch sử, những chi tiết về trang phục của các mĩ nhân và Vũ Nương; câu chuyện của Phan Lang về tình cảnh nhà Vũ Nương sau khi nàng mất.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư