Đề 1:
Đất nước Việt Nam — đất nước của những câu hát ru ngọt ngào, đất nước của cánh cò trắng bay, đất nước của bàn tay mẹ tảo tần quà bao năm tháng… và từ trong cái nguồn mạch dạt dào ấy, người phụ là đề tài chưa bao giờ vơi cạn trong nguồn cầm hứng của người nghệ sĩ, qua nhiều thời đại khác nhau. Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam hiện diện ở nhiều vị trí trong cuộc đời và đã để lại nhiều hình ảnh bóng sắc trong văn thơ hiện đại. Nhưng thật đáng tiếc thay, trong xã hội phong kiến, người phụ nữ lại phải chịu một số phận đầy bị kịch và đáng thương:
Đau đớn thay thân phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung,
(Truyện Kiều – Nguyễn Du)
Câu thơ trên đã hơn một lần xuất hiện trong sáng tác của đại thi hào Nguyễn Du giống như một điệp khúc đau thương. Chả thế những người phụ nữ miền núi lại than rằng "Thân em chỉ là thân cọn bọ ngựa, chão chuộc mà thôi", còn phụ nữ miện xuôi lại than mình như con Ong cái kiến. Đây không phải là một lời nói quá mà điều này lại được thể hiện khá phổ biến trong văn học Việt Nam, trong Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương, trong Truyền kì mạn lục, Truyện Kiều của Nguyễn Du, các đoạn trích Chinh phụ ngâm (Đặng Trần Côn, Đoàn Thị Điểm)…hay trong ca dao than thân.
Ngày nay, chúng ta đang sống trong một xã hội văn minh, tiến bộ hơn, người phụ nữ cũng được đề cao và coi trọng. Bên cạnh đó, vẫn còn đâu đây những số phận của người phụ nữ phải chịu bất hạnh trong cuộc sống. Vì vậy, trong thơ cũng như ca dao những bài viết về người phụ nữ vẫn còn vẹn nguyên giá trị và sức sống. Đọc những tác phẩm đó, chúng ta không chỉ đồng cảm, sẻ chia mà còn để chiêm nghiệm và suy ngẫm. Từ đó, ta lại càng thấy trân trọng và đồng cảm cho số phận của những người phụ nữ kém may mắn. Có một câu danh ngôn về phụ nữ mà tôi rất tâm đắc: “Cả cuộc đời của người phụ nữ là một bài lịch sử về những yêu thương”.
I. Mục đích
Thông qua việc tìm hiểu nội dung và bước đầu nghiên cứu hình tượng người phụ nữ trong xã hội Phong kiến, bài viết này cố gắng đưa ra những suy nghĩ về số phận của những người phụ nữ kém may mắn và đặc biệt là để có cái nhìn đồng cảm với số phận người phụ nữ xưa.
Thân phận của những người phụ nữ này lại vô cùng nhỏ bé, cuộc đời của họ long đong lận đận. Họ phải sống trong một chế độ xã hội phong kiến lạc hậu, trọng nam khinh nữ, người phụ nữ không có chỗ đứng và địa vị trong xã hội. Vì vậy, những người phụ nữ có tài như Hồ Xuân Hương thường không được coi trọng đồng thời việc làm của một người vợ thường ít được người chồng cảm thông, dù cho quanh năm lam lũ vất vả nuôi chồng nuôi con chăm sóc cho gia đình luôn được yên ấm dù mình có phải chịu thiệt thòi.
Họ là những người phụ nữ có tài có sắc nhưng cuộc đời lận đận, số phận bi đát, bé nhỏ trong XH
Thân em vừa trắng lại vừa tròn,
Bảy nổi, ba chìm với nước non
(Bánh trôi nước)
Canh khuya văng vẳng trống canh dồn
Trơ cái hồng nhan với nước non
(Tự tình III)
Trong giai đoạn này, ta cũng bắt gặp những bài thơ nói về số phận hẩm hiu của người phụ nữ. Họ là những người có phẩm chất cao đẹp như bà Tú trong Thương vợ của Tú Xương
Quanh năm buôn bán ở mom sông
Nuôi đủ năm con với một chồng.
Và của những số kiếp nổi nênh:
Chiếc bách buồn vì phận nổi nênh
Giữa dòng ngao ngán nỗi lênh đênh
(Chiếc bách)
Trong chế độ phong kiến suy tàn ở Á Đông hang mấy nghìn năm con người rất đau khổ, nhưng khổ nhất là người đàn bà. Không phải vô cớ mà Nguyễn Du đã nấc lên thay cho người phụ nữ trong văn chiêu hồn:
Đau đớn thay phận đàn bà!
Kiếp sinh ra thế, biết là tại đâu?
Trong truyện kiều Nguyễn Du một lẫn nữa lại kêu lên như thế
Đau đớn thay phận đàn bà!
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung.
Đặng Trần Côn và Đoàn Thị Điểm cũng có nói đến cái khổ của người chinh phụ. Còn với Xuân Hương không chỉ than cho người đàn bà dưới chế độ phong kiến mà bản thân mình là bị cái lễ giáo khắc nghiệt ấy cuốn chặt lấy mình. Xuân Hương đã nói một cách trần trụi nhất, với cái mạnh mẽ của sự phản kháng và gắn chặt đời mình cùng với số phận của những người phụ nữ nói chung trong xã hội cũ:
Chém cha cái kiếp lấy chồng chung
Kẻ đắp chăn bông, kẻ lạnh lùng
Ở xã hội xưa, trai năm thê bảy thiếp là thường, còn người phụ nữ không cho phép được như vậy. Họ đau có quyền làm chủ đời mình, trong ca dao ta cũng bắt gặp rất nhiều câu ca nói về số phận hẩm hiu của người phụ nữa:
Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai
Hay:
Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày.
Người phụ nữ trong thơ Xuân Hương nói riêng và trong xã hội phong kiến nói chung đều là những con người với số phận bi đát. Càng đọc, ta càng trân trọng và hiểu thêm cái bối cảnh xã hội nước ta lúc bấy giờ. Riêng bản thân tôi, được sinh ra trong một xã hội văn minh, bình đẳng và không tận mắt chứng kiến những điều đó nhưng qua thơ văn đã giúp tôi hiểu hơn rất nhiều về người phụ nữ xưa và càng trân trọng họ hơn. Họ là những đóa hoa sen thơm mát, tỏa hương cho đời, gần bùn mà chẳng hôi tân mùi bùn
Từ đây ta càng cảm thông sâu sắc cho số phận người phụ nữ Việt Nam xưa, phải chịu nhiều khổ cực, tủi nhục, hiu quạnh, tình duyên hẩm hiu, trắc trở.
Do sống trong xã hội phong kiến-một xã hội coi thường phụ nữ và luôn bị lễ giáo trói buộc, không được hoạt động xã hội, không được học hành thi cử, chịu nhiều thiệt thòi cả ngoài xã hội cũng như trong gia đình. Chính vì vậy, người phụ nữ không chỉ chịu thiệt thòi, bất hạnh trong cuộc sống mà còn đau khổ trong đường tình duyên.
Có lẽ phải chịu nhiều lận đận trong đường tình duyên, 2 lần làm lẽ nhưng cả 2 lần đều ngắn ngủi nên bà rất hiểu và đồng cảm với phận của những người phụ nữ không may mắn trong đường tình duyên. Đó là nổi khổ của người phụ nữ làm lẽ, người phụ nữ không chồng mà chửa, người phụ nữ chết chồng…Điều đáng nói ở đây là bà dám lên tiếng tố cáo gay gắt, quyết liệt xã hội phong kiến thối nát, mục ruỗng mà không ai dám lên tiếng. Hồ Xuân Hương vạch cho con người thấy thân phận khổ nhục của người làm lẽ, năm thì mười họa mới được gần chồng. Họ là thứ làm mướn không công và để thỏa ham muốn nhục dục của bọn nhà giàu. Nhà thơ vạch trần bản chất xấu xa của chế độ đa thê phong kiến.
Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng
Chém cha cái kiếp lấy chồng chung.
Năm thì mười họa hay chăng chớ,
Một tháng đôi lần có cũng không,
Cố đấm ăn xôi, xôi lại hầm
Cầm bằng làm mướn, mướn không công.
(Làm lẽ)
Nhà thơ nói về thân phận của người phụ nữ làm lẽ nhưng đồng thời đó cũng là cảnh ngộ của bản thân bà.
Ai cũng biết, cuộc đời cũ, đau khổ chẳng phải là phần riêng dành cho ai, nhưng những người chịu đựng nhiều hơn cả vẫn là phụ nữ và nỗi đau của họ bao giờ cũng có khía cạnh chua xót, tái tê riêng. Hồ Xuân Hương là nhà thơ của phụ nữ, bà thấu hiểu tất cả những nỗi đau đó bằng kinh nghiệm của cuộc đời chung và cuộc đời riêng chẳng ra gì của mình; và bằng tiếng thơ, muốn nói lên những tiếng nói chia sẻ với họ. Vì vậy, thơ Xuân Hương luôn là tiếng kêu xé lòng của những người con gái nhẹ dạ.
Trong bài Không chồng mà chửa, nhà thơ lại viết về một cảnh ngộ của một người phụ nữ, cảnh ngộ những cô gái không may có may có mang với người yêu của mình nhưng không được xã hội chấp nhận.
Cả nể cho nên hóa dở dang,
Nỗi niếm chàng có biết chăng chàng
……..
Không có, nhưng mà có mới ngoan
Trong bài thơ này Hồ Xuân Hương đã nhấn mạnh cái nghĩa, cái trách nhiệm mà người đàn ông nào đó vô tâm trước hậu quả để lại cho người phụ nữ và tác giả đã đứng về phía cô gái mà dùng một ý của câu ca dao:
Không chồng mà chửa mới ngoan
Có chồng mà chửa thế gian sự thường
Không chỉ cảm thông với thân phận của người làm lẽ, người phụ nữ không chồng mà chửa mà Hồ Xuân Hương còn muốn dỗ họ, muốn an ủi họ, muốn dịu dàng đùa với họ, để cho họ khuây khỏa nỗi đau và dìu họ trở lại với cuộc sống bình thường:
Văng vẳng tai nghe tiếng khóc chồng
Nín đi kẻo thẹn với non sông
(Dỗ người đàn bà khóc chồng)
Lúc thì đùa nghịch nhưng rất thân tình:
Văng vẳng tai nghe tiếng khóc gì
Thương chồng nên mới khóc tì ti…
(Bỡn bà lang khóc chồng)
Trong văn học phong kiến của ta hiếm có nhà thơ nào độc đáo mà nhân tình đến thế. Có thể nói từ một chỗ ý thức sâu sắc về giá trị của người phụ nữ và cảnh ngộ ngang trái của họ trong xã hội phong kiến, Hồ Xuân Hương đã trở thành một nhà thơ chống đối phong kiến quyết liệt, một con người đả kích gay gắt những kẻ đại diện cho giai cấp phong kiến thống trị cùng những gì chà đạp con người.
Ở bài tự tình số III, tác giả lại viết:
Ngán nỗi xuân đi, xuân lại lại,
Mảnh tình san sẻ tí con con
Sự sống của đất trời cứ vận hành như muôn thưở vậy, còn riêng mình thì vẫn cứ bất hạnh, hẩm hiu trong số phận, trong tình duyên, tình duyên đã ít lại còn phải chia ba sẻ bảy nữa.
Ðọc thơ bà, người đọc có cảm giác người phụ nữ trong thơ Xuân Hương gần như chưa một lần nhận diện được hạnh phúc.
Trong văn học Việt Nam, nỗi sầu chia li đã được nhiều tác giả quan tâm và phản ánh. Nguyễn Dữ có những dòng về sự ngóng trông của người vợ có chồng đi chinh chiến: Ngày qua tháng lại, thoát đã nửa năm, mỗi khi thấy bướm lượn ngoài vườn, mây che kín núi, thì nỗi buồn góc bể chân trời không sao ngăn được. (Người con gái Nam Xương).
Đại thi hào Nguyễn Du cũng đã viết rất cảm động về sự chia tay đau buồn của đôi vợ chồng trẻ:
Người lên ngựa, kẻ chia bào
Dừng phong thu đã nhuốm màu quan san
Người về chiếc bóng năm canh
Kẻ đi muôn dặm một mình xa xôi
Vầng trăng ai xẻ làm đôi
Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường.
(Truyện Kiều)
Nhưng có lẽ, chưa có nỗi sầu nào bi thương bằng nỗi sầu chia li của người chinh phụ được diễn tả trong Chinh phụ ngâm khúc.
Chinh phụ ngâm khúc là một sáng tác văn chương xuất hiện vào khoảng nửa đầu thế kỉ XVIII. Cả khúc ngâm là nỗi sầu nhớ thương vời vợi của người vợ có chồng ra trận. Nỗi sầu ấy đậm đặc ngay từ sau phút chia li:
Chàng thì đi cõi xa mưa gió
Thiếp thì về buồng cũ chiếu chăn
Đoái trông theo đã cách ngăn
Tuôn màu mây biếc, trải ngàn núi xanh.
Chốn Hàm Dương chàng còn ngoảnh lại
Bên Tiêu Tương thiếp hãy trông sang
Khói Tiêu Tương cách Hàm Dương
Cây Hàm Dương cách Tiêu Tương mấy trùng.
Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngất một màu
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?
Người chồng chia tay vợ lên đường chinh chiến (một cuộc chinh chiến vô nghĩa đối với họ), người vợ trở về một mình trong cô đơn, buồn tủi:
Chàng thì đi cõi xa mưa gió
Thiếp thì về buồng cũ chiếu chăn.
Chao ôi, có sự chia tay nào xót thương hơn thế, có sự ngăn cách nào khắc nghiệt hơn thế. Cả một nỗi sầu chia li nặng nề đă phủ lên khí trời, sắc núi:
Đoái trông theo đã cách ngăn
Tuôn màu mây biếc, trải ngàn núi xanh.
Sự đoái trông của người vợ trẻ thật tội nghiệp. Nàng muốn níu giữ lại mà hình bóng người chồng cứ xa dần, để rồi chỉ còn lại là không gian xa thẳm. Giữa khung cảnh tuôn màu mây biếc, trải ngàn núi xanh, người vợ càng trở nên lẻ loi, cô quạnh. Sự chia li từ chỗ mới chỉ là cách ngăn, chẳng mấy chốc đã tăng lên nhanh chóng cả về không gian và. tâm trạng:
Chốn Hàm Dương chàng còn ngoảnh lại Bến Tiêu Tương thiếp hãy trông sang Khói Tiêu Tương cách Hàm Dương
Cây Hàm Dương cách Tiêu Tương mấy trùng.
Từ câu Chàng thì đi cõi xa- Thiếp thì về buồng cũ đến Chốn Hàm Dương-Bến Tiêu Tương rồi lại Khói Tiêu Tương - Cây Hàm Dương, thì sự ngăn cách đã lên đến mấy trùng, như mấy trùng nỗi nhớ thương sầu muộn trong lòng người chinh phụ.
Đối với bất kì ai, khi người thân của mình phải đi vào chốn cõi xa mưa gió (chốn binh đao khói lửa, nơi chiến trận thảm khốc), cũng đều có tâm trạng buồn đau thương nhớ. Ở người chinh phụ, nỗi buồn đau sầu muộn ấy còn thêm bội phần bởi cái tình chồng vợ đương độ đằm thắm gắn bó thiết tha (còn ngoảnh lại - hãy trông sang). Gắn bó mà không được gắn bó, gắn bó mà phải chia li. Thực là oái oăm và nghịch chướng. Thực là thương tâm và đau xót bởi cái cảnh người thì tận chốn Hàm Dương, kẻ thì mãi Bến Tiêu Tương.
Cái tên Hàm Dương - Tiêu Tương (dù là được dùng theo bút pháp ước lệ của văn chương cổ điển) vẫn còn là những địa danh để người vợ có ý niệm về độ xa cách, nhưng đến bốn câu thơ tiếp theo thì cả ý niệm ấy cũng không còn, sự xa cách đã đến cực độ:
Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt một màu
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?
Trong cảnh trời cao đất rộng, thăm thẳm mênh mông đến khôn cùng, nỗi sầu chia li của người vợ đã trở thành khối sầu, núi sầu chất chồng, đè nặng cả trái tim và tâm hồn nàng, để rồi sau đó sẽ theo nàng về chốn buồng cũ, đè nặng lên cuộc sống mòn mỏi ngóng trông đến hóa đá của nàng.
Tình cảm vợ chồng và nỗi khát khao hạnh phúc lứa đôi của người vợ trẻ thật mãnh liệt, nó làm lay động tâm thức bao thế hệ bạn đọc. Chỉ có tấm lòng đầy ắp tình yêu thương của nhà thơ mới có thể chia sẻ và diễn tả một cách xúc động đến thế