LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Qua bài thơ Nói với con của tác giả Y Phương đã thể hiện những tình cảm và suy nghĩ gì về quê hương và dân tộc

1/ Trả lời câu gỏi Qua bài thơ Nói với con của tác giả Y Phương đã thể hiện những tình cảm và suy nghĩ gì về quê hương và dân tộc
2/ Phân tích nét riêng trong cách biểu hiện cảm xúc và sáng tạo hình ảnh của các bài thơ Con cò, Mùa Xuân Nho Nhỏ, Nói Với Con
8 trả lời
Hỏi chi tiết
13.224
15
2
mỹ hoa
17/03/2018 14:26:41
Bài thơ Nói với con của Y Phương là một lời dặn dò chân tình tha thiết của người cha nói với con.Bài thơ thể hiện tình cảm gia đình êm ấm, tình quê hương tha thiết, ngọt ngào và ngợi ca truyền thống nghĩa tình, sức sống mạnh mẽ của người dân tộc miền núi.
Cảm nhận đầu tiêntrong lời cha nói là hình ảnh con lớn lên trong tình yêu thương của cha mẹ, sự đùm bọc, che chở của người đồng mình, của quê hương. Bài thơ mở ra với khung cảnh gia đình ấm cúng, đầy ấp giọng nói tiếng cười:

Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười

Đoạn thơ mở ra khung cảnh gia đình ấm cúng với đứa trẻ đang bi bô tập nói, lúc thì sà vào lòng mẹ, lúc thì níu lấy tay cha.Từng bước đi, tiềng nói tiếng cười của con đều được cha mẹ nâng niu đón nhận. Đằng sau những lời nói cụ thể đó, tác giả muốn khái quát một điều lớn hơn: Con sinh ra trong hạnh phúc và lớn lên trong tình yêu thương, trong sự nâng đỡ vỗ về, mong chờ của cha mẹ. Chạ mẹ yêu thương và cham chút từng bước đi, tiếng nói tiếng cười của con. Ngày con ra đời là ngày hạn phúc nhất "Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời". Không khí gia đình đầm ầm yên vui ấy là một hành trang quí báu đi suốt cuộc đời, tâm hồn con.
Người cha nói với con về tình yêu thương, sự nâng dỡ của cha mẹ và sự đùm bọc của quê hương núi rừng mà khi mới ra đời người con đã được hưởng những đặc ân ấy. Ta thấy được sau những câu thơ hiện lên hình ảnh người cha yêu thương con, mong con lớn lên nên người.

Không chỉ gọi cho con về nguồn sinh dưỡng, cha còn nói với con về những đức tính cao đẹp của "người đồng mình" và ước mơ của cha về con. Đó là lòng yêu lao động, hăng say lao động với cả tấm lòng. Đó là sức sống bền bỉ mạnh mẽ vượt wa mọi khó khăn, gian khổ.

Người đồng mình thương lắm con ơi
..........
Không lo cực nhọc

Trước hết đó là tình thương yêu, đùm bọc nhau. Cách nói mộc mạc mà chứa đựng bao ân tình rất cảm động đó được lặp đi lặp lai như một điệp khúc trong bài ca. Chính tình thưong đó là sức mạnh để "người đồng mình" vượt wa bao gian khổ cuộc đời. Những câu thơ ngắn, đối xứng nhau "cao đo nỗi buồn xa nuôi chí lớn" diễn tả thật mạnh mẽ chí khí của "người đồng mình": sống vất vả, nghèo đói, cực nhọc, lam lũ nhưng có chí lớn, luôn yêu quý tự hào, gắn bó với quê hương. Đó là phẩm chất thứ hai. Thứ ba, về cách sống, người cha muốn giáo dục con sống phải có nghĩa tình, chung thủy với quê hương, bit chấp nhận vượt wa gian nan, thử thách bằng ý chí và niềm tin của mình. Không chê bai, phản bội quê hưong : "không chê...không chê....không lo" dù quê hương còn nghèo, còn vất vả. "Người đòng mình sống khoáng đạt, hồn nhiên, mạnh mẽ "như sông như suối-lên thác xuống ghềnh-ko lo cực nhọc". Lời cha nói với con mà cũng là lời dạy con về bài học đạo lý làm người. Đoạn thơ rất dồi dào nhạc điệu, tạo nên bởi điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc câu và nhịp thơ rất linh họat , lúc vươn dài, khi rút ngắn, lời thơ giản dị, chắc nịch mà lay độg, thấm thía, có tác dụng truyền cảm manh mẽ.

Người cha thương con, yêu con, nên dặn con phải biết yêu nghững phẩm chất tốt đẹp của người đồng mình. Để nhắc nhở giáo dục con, người cha nhấn mạnh truyền thống của người đồng mình:

Người đồng mình thô sơ da thịt
.......
Nghe con

Truyền thống ấy thật đáng tự hào, tuy "thô sơ da thịt", ăn mặc giản dị, áo chàm, khăn piêu, cuộc sống mộc mạc thiếu thốn... nhưng ko hề nhỏ bé về tâm hồn, ý chí nghị lực và đặc biệt là khát vọng xây dựng quê hương. Họ xây dựng quê hương bằng chính sức lực và sự bền bỉ của mình: "tự đục đá kê cao quê hương". Họ sáng tạo, lưu truyền và bảo vệ phong tục tốt đẹp của mình biết tự hào với truyền thống quê hương, dặn dò con cần tự tin, vững bước trên đường đời, ko bao giờ được sống tầm thường, nhỏ bé, ích kỷ. Hai tiếng "nghe con" kết thúc bài thơ với tấm lòng thương yêu, kỳ vọng, vừa là lời dặn dò nhắc nhở ý chí tình của nhười cha đối với đứa con thân yêu. Hai tiếng ấy nghe sao mà thân thương trìu mến quá.

Bài thơ có giọng điệu nhỏ nhẹ, chân tình và rất mới lạ trong phong cách, một phong cách miền núi với ngôn ngữ "thổ cẩm" rất độc đáo, với cảm xúc, tư duy rất riêng. Y Phương đã viết nên một bài thơ với tình cảm gia đình ấm cúng,ca ngợi truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ của quê hưong và dân tộc mình.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
3
5
Tiểu Khả Ái
17/03/2018 14:31:21
2/ Phân tích nét riêng trong cách biểu hiện cảm xúc và sáng tạo hình ảnh của các bài thơ Con cò, Mùa Xuân Nho Nhỏ, Nói Với Con
Phân tích:
Con cò:

-Hình ảnh con cò đến với tuổi ấu thơ qua lời ru của mẹ:
+Hình ảnh con cò trong ca dao được sáng tác giải lấy làm hình tượng chủ đạo trong bài thơ với ý nghĩa biểu trưng cho tình mẹ.
+Trong lời ru của mẹ có cánh cò, cánh vạc quen thuộc tự thuở xưa, theo con vào giấc ngủ say nồng.
+Hình ảnh tưởng phản: con cò xưa nhọc nhằn lam lũ ''cò một mình cỏ phải kiếm ăn''.Con được mẹ nuôi dưỡng, yêu thương nên con sống đầy đủ, hạnh phúc ''sữa mẹ nhiều con ngủ chẳng phân vân''.Phản ánh cuộc sống tốt đẹp mà con đang được hưởng.
-Cánh cò trong lời ru sẽ theo con suốt cả cuộc đời:
+Cánh cò trở thành người bạn thân thiết của con từ thưở nằm nôi cho đến tuổi con tung tăng đi học:''cò đứng ở quanh nôi, rồi cò vào trong tổ..Cánh của của, hai đứa đắp chung đôi''.Con đi học, cò theo con đến lớp:''mai khôn lớn, con theo cò đi học, cánh trắng cò bay theo gót đôi chân''.Con trưởng thành, cò vẫn là bầu bạn:''lớn lên...Con làm gì? con làm thi sĩ! cánh trắng cò bay hoài không nghỉ, trước hiên nhà, và trong hơi mát câu văn''.
-Tình mẹ bao la và ý nghĩa lời ru của mẹ đối với mỗi con người:
+Nhà thơ rút ra một quy luật về tình mẫu tủ thiêng liêng:''Dù ở gần con, dù ở xa con, lên rừng xuống bể, cò sẽ tìm con, cò mãi yêu con con dù lớn vẫn là con của mẹ, đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con".
+Lời ru ngọt ngào thấm thía cùng dòng sữa ngọt lành của mẹ nuôi lớn thể xác và tâm hồn của mỗi đứa con.
+Tình mẹ con là tình cảm thiêng liêng nhất của con người.
- Mùa xuân nho nhỏ
Khổ 1: cảm xúc của nhà thơ trước vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên:
-Mùa xuân biểu hiện qua hình ảnh giản dị, thân thương mà giàu khả năng gợi tả về một cuộc sống yên ả, thanh bình của quê hương.
''Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc''
-Qua âm thanh trong trẻo, rộn rã, náo nức lòng người:
''Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời''
-Thi sĩ say sưa, ngây ngất trước cảnh vật tràn đầy sức sống của màu xuân.

Khổ 2: nhiệm vụ bảo vệ và xây dựng mùa xuân đất nước:
-Người cầm súng bảo vệ đất nước:''lộc giắt đầy trên lưng '' (vòng lá ngụy trang).
-Người ra đống làm nhiệm vụ sản xuất xây dựng đất nước:''lộc dải đầy nương mạ''.
-Hai hình ảnh đối xứng, bổ sung cho nhau cùng thể hiện khí thế giục dã, khẩn trương, tưng bừng, nhộn nhịp:''tất cả như hối hả, tất cả như xôn xao''.

Khổ 3: lịch sử đáng tự hào của đất nước:
-Có một bề dày lịch sử:''Đất nước bốn ngàn năm''.
-Với bao thử thách chồng chất:''Vất vả và gian lao''.
-Nhưng không bao giờ chùn bước:''Đất nước như vì sao, cứ đi lên phía trước''.

Khổ 4, khổ 5: sự cống hiến của mỗi con người cho màu xuân dân tộc:
-Chung sức, chung lòng:
''Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến.''
-Đó là sự cống hiến khiêm tốn của mỗi con người:
''Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời''.
-Cống hiến suốt cả cuộc đời:
''Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc''.

Khổ 6: tiếng hát mùa xuân thấm đượm ân tình:
-Khúc hát''Nam ai, Nam bình''quen thuộc của xứ Huế quê hương.
-Khúc hát ca ngợi sự trường tồn của mùa xuân đất nước:
''Nước non ngàn dặm mình
Nước ngon ngàn dặm tình''.
-Viếng lăng Bác
-Cảm nhận của nhà thơ trước khung cảnh bên ngoài lăng Bác.
+Hình ảnh ''hàng tre xanh xanh''san sát dọc lối vào gợi nhớ đến hình ảnh làng quê Việt Nam thân thuộc và truyền thống bất khuất của dân tộc Việt Nam, là tác nhân nảy sinh và thúc đẩy sự phát triển của cảm xúc cùng thi hứng.
+Hình ảnh thực:''ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng'' song song với ẩn dụ nghệ thuật:''thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ'' (Bác Hồ-mặt trời cách mạng)-Là sáng tạo đặc sắc và giàu ý nghĩa trượng trưng, thể hiện tầm vóc vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng sự ngưỡng vọng của nhân dân đối với Bác.
-Cảm xúc của nhà thơ khi ở trong lăng Bác:
+Nhà thơ tả Bác bằng hai câu thơ giản dị và xúc động:
''Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giũa một vầng trăng sáng dịu hiền''
+Hình ảnh ''vàng trăng'' gợi ta liên tưởng đến đời sống tinh thần thanh cao, trong sáng và những bài thơ tràn ngập ánh trăng của Bác.
+Phút giây bên Bác là phút giây thiêng liêng nhất trong đời nhà thơ.Cảm xúc trào dâng thành niềm xúc động vô bờ, vượt qua cả quy luật sinh tử của tạo hóa:
''Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim''
-Ước nguyện chân thành, thiết ta của nhà thơ:
+Nhà thơ bâng khuâng, lưu luyến không muốn ròi lăng Bác. Ao ước được biến thành đóa hoa, tiếng chim,cây tre trung hiếu, mãi mãi quấn quýt ở chốn này.
-Ngày mai, trở về miền Nam, chuyến viếng thăm lăng Bác sẽ trở thành kỉ Niệm không thể nào quên trong suốt cuộc đời tác giả.
3
1
mỹ hoa
17/03/2018 14:34:09
bài thơ Nói với con của Y Phương :

- Vẻ đẹp tình cha con
+ Khám phá về tình cha con : tình yêu người cha dành cho con được thể hiện qua lời dặn dò, nhắc nhở về nguồn cội sinh dưỡng, cho con thấy được sức sống mạnh mẽ, bền bỉ và những truyền thống tốt đẹp của quê hương; Là tình yêu của người người cha muốn thắp sáng ý chí, nghị lực và niềm tin cho con mình trong cuộc sống…
+ Cách thể hiện trong tác phẩm : nhà thơ Y Phương đã lựa chọn hình thức mượn lời, ngôn ngữ tự nhiên mộc mạc thể hiện cách nghĩ và diễn đạt của người dân miền núi, dẫn dắt tự nhiên hợp lí…
bài thơ Con cò của Chế Lan Viên:
- Vẻ đẹp tình mẹ con
+ Khám phá về tình mẹ con : tình yêu mẹ dành cho con trong câu hát, lời ru, nguồn sữa ngọt ngào- vẻ đẹp của “Đấng sinh thành” mà một đời gắn bó suốt đời vì con : “Con dù lớn vẫn là con của mẹ. Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con” và tình cảm đó được đứa con cảm nhận theo sự lớn khôn trong nhận thức …
+ Cách thể hiện trong tác phẩm: nhà thơ Chế Lan Viên đã tạo cho bài thơ mang âm hưởng lời ru ngọt ngào, vận dụng chất liệu văn học dân gian một cách sáng tạo, hình ảnh thơ mang tính biểu tượng, giọng suy ngẫm, triết lí…

mùa xuân nho nhỏ
- Thể thơ năm chữ, gần với các làn điệu dân ca.

- Bài thơ giàu nhạc điệu, với âm hưởng nhẹ nhàng, tha thiết.

- Kết hợp những hình ảnh tự nhiên, giản dị, từ thiên nhiênvới những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng, khái quát.

- Cấu tứ chặt chẽ, sự phát triển tự nhiên của hình ảnh mùaxuân với các phép tu từ đặc sắc.

0
4
Nguyễn Mai
17/03/2018 15:53:48
Câu 1
Bài thơ nhắc nhở chúng ta về tình cảm gia đình ấm cúng, ca ngợi truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ của quê hương, của dân tộc. Qua lời nói với con, ta phần nào hiểu rõ hơn, cảm nhận sâu sắc hơn những tình cảm của người cha dành cho con. Ca dao từng có câu: “Công cha như núi Thái Sơn”. Có phải vì vậy mà người cha luôn khao khát những đứa con có được sự vững vàng, rắn rỏi mạnh mẽ trên đường đời. Qua bài thơ Nói với con của Y Phương, người đọc nhận thấy tình cảm và mong ước của một người cha như vậy dành cho con, một thứ tình cảm nồng ấm và thiêng liêng, giản dị. Bài thơ đồng thời cũng gợi cho người đọc những suy nghĩ sâu sắc về trách nhiệm của người làm con.
Mượn lời một người cha nói với con, bài thơ gợi về cội nguồn của mỗi con người, đồng thời bộc lộ niềm tự hào trước sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của quê hương mình. Nhà thơ đã mở rộng từ tình cảm gia đình đến tình cảm quê hương, từ những kỷ niệm gần gũi, thiết tha mà nâng lên thành lẽ sống.
Mở đầu bài thơ bằng những hình ảnh cụ thể, Y Phương đã tạo được không khí gia đình đầm ấm, quấn quýt. Từng bước đi, từng tiếng nói tiếng cười của con được cha mẹ mừng vui đón nhận:
“Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười”
Những câu thơ có cách diễn đạt thật độc đáọ đã cho thấy tình yêu thương của cha mẹ đối với con. Con lớn lên hàng ngày trong tình yêu thương ấy, trong sự nâng niu, mong chờ của cha mẹ.
Không chỉ có tình yêu thương của cha mẹ, thời gian trôi qua, con trưởng thành trong cuộc sống lao động, trong thiên nhiên thơ mộng và nghĩa tình của quê hương. Đó là cuộc sống của những “người đồng mình", rất cần cù và tươi vui:
"Người đồng mình thương lắm con ơi
Đan lờ cài nan hoa, vách nhà ken câu hát
Rừng cho hoa, con đường cho những tấm lòng
Cha mẹ nhớ mãi về ngày cưới
Ngày đầu tiên đẹp nhất trong đời”.
Những từ ngữ giàu sắc thái biểu hiện: cài nan hoa, ken câu hát,... đã miêu tả cụ thể cuộc sống ấy đồng thời thể hiện tình cảm gắn bó, quấn quýt của con người quê hương. Rừng núi quê hương thơ mộng và trữ tình cũng là một trong những yếu tố nuôi con khôn lớn, nâng đỡ tâm hồn con. Thiên nhiên với những sông, suối, ghềnh, thác... đã nuôi dưỡng con người cả về tâm hồn và lối sống: "Rừng cho hoa, con đường cho những tấm lòng". Cách gọi “người đồng mình” đặc biệt gần gũi, thân thiết và gắn bó như gợi niềm ruột thịt yêu thương.
Không chỉ gợi cho con về nguồn sinh dưỡng, cha còn nói với con về những đức tính cao đẹp của "người đồng mình". Đó là lòng yêu lao động, hăng say lao động với cả tấm lòng. Đó là sức sống bền bỉ, mạnh mẽ, vượt qua mọi khó khăn, gian khổ:
“Người đồng mình thương lắm con ơi
Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn”.
Dùng những từ ngữ rất mạnh mẽ như "cao", "xa", "lớn”, tác giả muốn nhấn mạnh cuộc sống khoáng đạt, mạnh mẽ của những "người đồng mình". Dù khó khăn, đói nghèo còn nhiều nhưng họ không nhụt chí, ý chí của họ vẫn rất vững chắc, kiên cường:
“Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì là phong tục”
Những "người đồng mình" vượt qua vất vả để bám trụ lấy quê hương. Bằng cuộc sống lao động không mệt mỏi, họ xây dựng quê hương với những truyền thống cao đẹp. Những "người đồng mình" mộc mạc, thẳng thắn nhưng giàu chí khí, niềm tin...Người cha đã kể với con về quê hương với cảm xúc rất tự hào.
Tình cảm của người cha dành cho con rất thiết tha, trìu mến. Tình cảm này bộc lộ tự nhiên, chân thực qua những lời nhắn gửi của cha cho cọn. Người cha muốn con sống phải có nghĩa tình, thuỷ chung với quê hương, biết chấp nhận những khó khăn, vất vả để có thể:
“Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc”
Người cha mong cho con mình sống ngay thẳng, trong sạch, sống với ý chí, niềm tin để vững vàng vượt qua mọi thử thách khó khăn. Người cha mong cho con sống phải luôn tin vào khả năng của mình, tin tưởng vào bản thân. Có như vậy, con mới có thể thành công, mới không thua kém ai cả Người cha đã nói với con bằng tất cả lòng yêu thương của mình, nói với con những điều từ đáy lòng mình. Điều lớn nhất người cha đã truyền dạy cho con chính là niềm tự tin vào bản thân và lòng tự hào với sức sống mạnh mẽ, bền bỉ, với truyền thống của quê hương.
Qua những lời người cha nói với con, có thể thấy tình cảm của người cha đối với con thật trìu mến, thiết tha và tin tưởng. Điều lớn lao nhất mà người cha muốn nói với con chính là niềm tự hào với sức sống mạnh mẽ bền bỉ của quê hương và niềm tin khi bước vào đời.
Bài thơ đã gợi cho người đọc những niềm cảm động sâu xa và những suy nghĩ sâu sắc. Thì ra, đằng sau những lặng lẽ, thâm trầm cùa cha là biết bao yêu thương, biết bao mong mỏi, biết bao hi vọng, biết bao đợi chờ ... Con lớn lên như hôm nay không chỉ nhờ vào cơm ăn và áo mặc mà còn mang nặng ân tình của những lời dạy dỗ ân cần thấm thía. Quả là:
“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”.
Vậy thì, là người làm con, con xin nguyện:
“Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con".
Chẳng những vậy, con sẽ bước theo những bước chân vững chắc mà cha để lại trên con đường cha bước đến đỉnh Thái Sơn - nguyện “sống như sông như suối”, nguyện ngẩng cao đầu “lên đường” mà không “thô sơ da thịt”. Và trên con đường ấy, con sẽ mang theo hình ảnh quê hương để tiếp tục nối tiếp cha anh “tự đục đá kê cao quê hương” thân thiết của mình.
Bài thơ có nhiều nét đặc sắc về nghệ thuật, tuy nhiên, độc đáo nhất và đặc sắc nhất là cách thể hiện, diễn tả tình cảm. Những từ ngữ, hình ảnh trong bài rất mộc mạc nhưng đồng thời cũng rất giàu hình ảnh gợi tả vừa cụ thể vừa có sức khái quát cao.
Bài thơ nhắc nhở chúng ta về tình cảm gia đình ấm cúng, ca ngợi truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ của quê hương, của dân tộc. Qua lời nói với con, ta phần nào hiểu rõ hơn, cảm nhận sâu sắc hơn những tình cảm của người cha dành cho con. Những bài học mà người cha trong bài thơ Nói với con có lẽ là những bài học mà bất kỳ người cha nào cũng muốn dạy cho con mình. Và những bài học giản dị, mộc mạc đó có lẽ sẽ theo con suốt trên chặng đường đời, bài học của cha - bài học đầy ý nghĩa sâu sắc.
3
1
0
2
Quỳnh Anh Đỗ
17/03/2018 19:02:00
Có lẽ, ai cũng thế, những gì người ta thường gợi để nhớ về quê hương là những gì chân chất, mộc mạc, giản dị nhất. Nếu Đỗ Trung Quân gắn quê hương với hình ảnh "chùm khế ngọt", "đường đi học", là "con diều biếc"… thì Y Phương đã chỉ cho con:
"Người đồng mình yêu lắm con ơi
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát
Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng".
Đó là một vùng quê núi rừng còn chưa phát triển, nhưng con người thì vô cùng đáng quý, miền đất giàu truyền thống văn hoá và nhất là mảnh đất nuôi dưỡng tâm hôn, tấm lòng chất phác thiện lương. Những người đồng mình thương lắm nhưng cũng lớn lao đầy khí phách trong cả nỗi buồn và chí hướng (Cao đo nỗbuồn; Xa nuôi chí lớn). Quê hương trong Nói với con có gì riêng nhưng cũng có cái gì đó rất chung.
Nhưng có lẽ, điều in sâu đậm nhất trong lòng mỗi đứa con (và người đọc chúng ta) là những lời dặn dò, khuyên bảo của người cha. Đứa con trước cha, trước quê hương luôn mãi là một hình ảnh yêu thương, bé bỏng nhất và lúc nào cũng cần được chờ che, dạy dỗ. Bài học của cha luôn là động lực giúp con khôn lớn, cứng cỏi trước cuộc sống.
Dấu làm sao thì cha vẫn muốn
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc
Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai bé nhỏ đâu con".
Chính giọng điệu của đoạn thơ đã gieo vào lòng người cảm xúc về những lời căn dặn đầy thân thương, chân thành, tha thiết. Dù hoàn cảnh sống có thế nào thì con người luôn phải vượt lên hoàn cảnh để mà sống. "Nỗi buồn" sẽ làm cho con người ta biết sống chịu đựng, ý chí sẽ rèn luyện cho con người ta luôn nỗ lực vươn tới, đi lên. "Cao đo nỗi buồn/Xa nuôi chí lớn" là những câu thơ có ý nghĩa như một lời động viên, là động lực mà người cha muốn truyền cho con, giúp con luôn vững bước, đi xa hơn với những quyết định trong cuộc sống của mình và luôn giữ bên mình niềm tin vào cuộc sống, sống ở đời sẽ không tránh được nỗi buồn, người biết sống cũng phải là người luôn "nuôi chí lớn" để làm cho cuộc đời, cuộc sống một điều gì có ý nghĩa. Đó cũng là kì vọng về tầm kích của con trong bước đường đời gian nan.
"Cha" không biết nói gìhơn, người không thể thay thế cuộc đời, bước đi của con, người chỉ biết khuyên con: "Dẫu làm sao?", dẫu trên đường đới thắng lợi hay thất bại, khó khăn, vất vả thì điều quan trọng là con phải biết chấp nhận và đừng bao giờ gục ngã. Khó khăn, thử thách là nơi để rèn luyện tâm tính. Phải"sống như sông như suối" dẫu gặp "thác, ghềnh" ngăn cản vẫn trôi chảy vượt qua, Nhưng điều quan trọng nhất mà người cha dạy con là không vong bản, không quaymặt lại với mảnh đất đã nuôi mình khôn lớn. Đoạn thơ cho ta cả cảm giác về ánh mắt nheo nheo của cha nhìn con, khuyên bảo con bằng tất cả sự ân cần, vỗ về, sẵn sàng làm chỗ dựa vững chãi nhất, là vòng tay luôn dang rộng cho con khi con cần niềm động viên, an ủi.
Quê hương dẫu là vùng rừng núi hoang sơ còn nhiều gian nan, khổ cực, đói nghèo nhưng con người – "người đồng mình" đã tự khẳng định bằng sức sống, nghị lực, ý chí và niềm tin, là chân dung dũng sĩ:
Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con

Con ơi tuy thô sơ da thịt
Lên đường
Không bao giờ nhỏ bé được
Nghe con.
Đi xa, sống ở đâu, hãy luôn là người đồng mình, xứng đáng là người đồng mình không bao giờ nhỏ bé.
Với lời thơ trong sáng, giản dị, hình ảnh thơ gần gũi quen thuộc và đặc biệt giọng thơ chắc nịch nhưng thiết tha khiến Nói với con vừa ân tình vừa nghĩa lí giúp cho ta bài học làm người không quên xứ sở, nguồn gốc. Bởi đó là nguồn sức mạnh của ta.
0
1
Quỳnh Anh Đỗ
18/03/2018 12:02:28
Cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người
# tình cảm gia đình ruột thịt
- 3 câu thơ đầu tiên: là hình ảnh một mái ấm hạnh phúc, người con được nuôi dững, chở che trong vòng tay ấm áp của cha mẹ
- lời thơ rất đặc biệt, nói bằng hình ảnh, cách hình dung cụ thể để diễn tả ý trừu tượng của người miền núi khiến câu thơ mộc mạc mà gợi cảm: bước chân chậm, tiếng cười. tiếng nói
=> cha nói với con lời đầu tiên đó để nhắc nhở con về tình cảm gia đình là cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người
# sự đùm bọc nghĩa tình của quê hương
- con trưởng thành trong cuộc sống lao động cần cù, tươi vui,nên thơ của quê hương
- những hình ảnh về cuộc sống lao động tài hoa, yêu đời , diễn tả sự gắn bó quấn quýt đầy nghĩa tình của quê hương
- trong rừng núi thiên nhiên thơ mộng, che chở và nuôi dưỡng con về tâm hồn và lối sống
- con người nơi quê hương yêu thương nhau trong sáng, hạnh phúc
=> quê hương mang vẻ đẹp truyền thống văn hóa, tinh thần và giàu nghĩa tình
* Nói với con về những đức tính cao đẹp của người đồng mình
- cuộc sống nhiều vất vả, khó khăn nhưng người đồng mình có 1 sức sống mạnh mẽ, khoáng đạt, bền bỉ gắn bó với quê hương dẫu còn cực nhọc, đói nghèo
- tâm hồn: lạc quan, vui vẻ, yêu đời. Đó là tâm thế, bản lĩnh của con người Việt Nam, mộc mạc nhưng giàu chí khí và niềm tin vượt lên trên mọi khó khăn thử thách
- truyền thống cần cù nhẫn nại chịu đựng mọi hy sinh
- mong ước của cha: con luôn nghĩa tình, thủy chung với quê hương, biết vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, chấp nhận gian lao, thử thách bằng ý chí, niềm tin của mình. Biết tự hào, gắn bó với truyền thống quê hương. Trước thử thách, khó khăn không được sống tầm thường, hèn kém mà cần có ý chí , nghị lực vươn lên trong cuộc sống
=> tình cảm của cha: tình yêu thương tha thiết, trìu mền, niềm tin tưởng thế hệ trẻ nối tiếp truyền thống tốt đẹp của quê hương
- ý nghĩa khái quát: khuyên con bài học đạo lí làm người, lẽ sốngở đời, biết giữ lấy cốt cách của người đồng mình
- tình cảm quê hương đất nước là tình cảm thiêng liêng, nuôi dưỡng và nâng đỡ trở lên lớn lao , kiêu hãnh.
0
2
Quỳnh Anh Đỗ
18/03/2018 12:04:03
Y Phương là nhà thơ mang một tiếng nói riêng, rất đặc trưng cho dân tộc Tày. Thơ ông là tiếng long chân thật, gần gũi, bình dị nhưng tràn đầy tình yêu thương. Bài thơ “Nói với con” tiêu biểu cho phong cách sang tác ấy của ông. Bài thơ đi vào long người đọc một thứ tình cảm gần gũi nhưng thiêng liêng và cao quý: tình cha con. Đó là tâm sự của một người cha dành cho con, là những điều mà cha muốn thổ lộ cho con nghe, con hiểu.
“Nói với con” là lời tâm sự, thủ thỉ, trò chuyện của người cha dành cho con từ lúc con mới lọt long. Mạch cảm xúc chủ đạo của bài thơ chính là tình yêu thương, chia sẻ, gắn bó và giáo dục cho con những truyền thống tốt đẹp của dân tộc và những người xung quanh con. Với thể thơ tự do phóng khoáng, cảm xúc chân thành, mộc mạc đã khiến cho tình cảm đó càng trở nên ấm áp và thân thiết. Y Phương đã gieo vào long người đọc chất liệu đời thường rất mực thiêng liêng.
Những câu thơ đầu tiên cất lên như một lời kể chuyện thủ thỉ với con:
Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười
Đứa con từ lúc lọt long đã được bao bọc, yêu thương trong vòng tay của cha mẹ. Từng ngày, từng giờ con lớn lên là từng ngày từng giờ cha mẹ mong chờ. Từ lúc con chập chững bước những bước đi đầu tiên trong cuộc đời thì cha mẹ luôn là người ở bên cạnh chứng kiến và cổ vũ. Hình ảnh “chân phải”, “chân trái”, “tiếng nói” , “tiếng cười” bình dị, gần gũi biết bao nhiêu. Một không gian ấm áp và hạnh phúc bao trùm lấy từng nhịp thơ. CUộc sống xoay vần, tình yêu thương mà Y Phương dành cho con luôn chân thành và thiết tha như vậy. Ông đã vẽ lên hình ảnh đứa con từ lúc còn bé, gieo vào con nhận thức về những tháng năm đó.
Y Phương tiếp tục gieo vào long người tình làng nghĩa xóm của người dân tộc luôn tha thiết, sâu nặng. Nhắc nhở con phải luôn nhớ về họ:
Người đồng mình thương lắm con ơi
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát
Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm long
Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới
Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời
Những con người dân tộc mộc mạc, bình dị, chăm chỉ làm ăn, khéo léo trong mọi công việc. CUộc sống của họ hằng ngày lên rừng, làm rẫy, tất bật với rất nhiều cuộc việc. Dù cuộc sống vất vả nhưng họ vẫn gắn bó khăng khít bên nhau. Những từ ngữ “đan”, “cài” không những nói lên sự gắn bó mà còn nói lên nghĩa tình sâu nặng, khó có thể phai nhòa của những con người nơi đây. Tác giả đã gieo vào long người con mình tình cảm, cội nguồn đáng trân trọng và gìn giữ. Quê hương và những người nơi đây là điều con phải nhớ, phải gắng nhớ về họ để biết ơn và để trở thành người có ích hơn.
Kết quả của “ngày cưới” mà tác giả vẫn luôn nhớ chính là đứa con, là sinh linh bé bỏng cha mẹ luôn bảo vệ và nâng niu. Qua đây Y Phương muốn nhắn nhủ với con rằng yêu thương chính là cội nguồn của tất cả, như việc sống và tồn tại hiện nay của mỗi người.
Những người nơi đây không chỉ chăm chỉ, chịu khó mà còn có chí lớn:
Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn
Hai câu thơ là sự đối lập giữa cuộc sống nhiều khó khan, trắc trở nhưng đầy long quyết tâm và sự tin tưởng vào bản thân. Không phải tự dung tác giả nhắn nhủ với con điều này, ông muốn đứa con mình sau này cần phải kế thừa và phát huy đức tính tốt đẹp này.
Cuộc sống của con trong tương lai luôn có nhiều khó khan, không được bỏ cuộc, cần phải cố gắng vượt qua để trưởng thành hơn:
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc
Mỗi người sinh ra và lớn lên đều phải gặp rất nhiều khó khan và thử thách, nhưng quan trọng chúng ta cần phải vượt qua nó như thế nào để chiến thắng chính bản thân mình. Du là “đá gập ghềnh, nghèo đói, lên thác xuống ghềnh” thì cũng không nên từ bỏ, không nên gục ngã. Vượt qua những điều đó chính là vượt qua được bản thân mình và trở thành một người có ích cho xã hội. Điệp từ ‘sông” được đặt đầu dòng ba câu thơ khẳng định chân lý sống không gục ngã mà người cha muốn nhắn nhủ đến con trai. Đó như là một lời khuyên, lời giáo huấn chân thành để con có thể tự mình bước tiếp những chặng đường tiếp theo.
Người cha muốn nhắn nhủ đến con rất nhiều điều, để làm hành trang sau này con tự tin bước vào đời
Người đồng mình thô sơ da thịt
Chằng mấy ai nhỏ bé đâu con
Những con người dân tộc Tày tuy chân chất, mộc mạc, tuy nghèo đói nhưng ý chí trong họ luôn lớn mạnh, luôn hừng hực. Đó là nghị lực phi thường và đáng được trân trọng. Đây là điều mà người con nên trân trọng và tự hào để mai sau trở thành một người như vậy.
Những lời nói, lời nhắn nhủ của người cha chân chất, mộc mạc nhưng lại có ý nghĩa vô cùng lớn lao đối với đứa con. Gieo vào con tình yêu thương, tình quê hương và tình người tha thiết nhất.
Y Phương thực sự đã gieo vào long người đọc những tình cảm khó quên về tình cha con nghĩa nặng, về những lời dạy thiết tha. Bằng cách viết đơn giản, nhẹ nhàng, lối nói ẩn dụ đầy sâu xa Y Phương thực sự đã chiếm được trái tim người đọc.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư