Bài 2:
-Sáu câu thơ tiếp miêu tả cảnh sinh hoạt của người dân chài:
Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá
->sử dụng hàng loạt các tính từ:" trong, nhẹ, sớm mai hồng, ..." để diễn tả thời điểm đẹp để người ngư dân ra khơi với nền trời cao, xanh, trong trẻo của 1 buổi sáng gió nhẹ nâng cánh buồm ra khơi. Đó là ước mong trời yên, bể lặng để hi vọng một chuyến ra khơi đầy tôm đầy cá.
-Sau những câu thơ giới thiệu nhẹ nhàng, chúng ta bắt gặp bức tranh lao động của người dân chài:
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao la thâu góp gió
->các phép so sánh, ẩn dụ, nhân hóa độc đáo. Con thuyền lướt trên mặt biển được só sánh như con tuấn mã làm nổi bật sự mạnh mẽ, kiên cường, dồi dào sức sống. Phải cảm nhận làng quê bằng cả tâm hồn thiết tha, gắn bó thì mới có thể có phép liên tưởng" cánh buồm giương to như mảnh hồn làng". Hình ảnh vốn dĩ gần gũi, quen thuộc bỗng lớn lao, thiêng liêng, thơ mộng, hùng tráng. Đó là phép so sánh độc đáo: lấy cái hữu hình (cánh buồm) so sánh với cái vô hình (mảnh hồn làng). Cùng vơi phép so sánh, ông đã nhân hóa cánh buồm như một con người biết "rướn thân" để đón gió giống như tâm hồn của con người quê hương luôn hướng tấm lòng của mình đến một tương lai tốt đẹp, bao la.