Xác định ranh giới mà Mị phải vượt qua
- Đó là sự trói buộc về thể xác và sự đè nén về tinh thần.
Có thể nói ranh giới cần vượt qua ở Mị chính là sự đè nén về phương diện tinh thần. Những người phụ nữ trong xã hội cũ ở miền núi tự cho rằng mình đã là con dâu trong nhà người ta tất phải chấp nhận sống chết trong nhà người ta. Nếu may thì được hưởng hạnh phúc còn không thì phải chấp nhận đau khổ. Sự cam chịu đã ăn sâu vào máu thịt của họ và Mị không nằm ngoài quy luật ấy. Mị đã nghĩ: Ta là thân đàn bà, nó đã bắt ta về trình ma nhà nó rồi thì chỉ còn biết đợi ngày rũ xương ở đây thôi....
Sức mạnh khiến Mị vượt qua được ranh giới
- Sức mạnh nội tại (1 điểm): trong Mị tiềm tàng một lòng yêu đời, yêu cuộc sống. Biểu hiện cụ thể là:
+ Lúc trẻ Mị từng thổi sáo rất giỏi, có biết bao nhiêu người mê và ngày đêm thổi sáo đi theo Mị. Cuộc sống lúc đó của Mị dù nghèo nhưng rất hạnh phúc.
+ Khi mới bị bắt về làm dâu nhà thống lí, Mị đã định tự tử. Đó cũng là biểu hiện của lòng ham sống.
+ Trong đêm tình mùa xuân, nghe âm thanh tiếng sáo gọi bạn yêu Mị thấy lòng xốn xang và cũng muốn đi chơi.(Phân tích các chi tiết Mị muốn đi chơi và chi tiết Mị vùng bước đi như không biết mình đang bị trói.)
+ Khi cởi trói cho A Phủ (phân tích cụ thể) Từ chỗ thương thân mình, thương người Mị đã cắt dây trói cứu A Phủ và cũng tự giải phóng cho bản thân mình.
- Sức mạnh của hoàn cảnh khách quan
+ Khi nghe tiếng sáo trong đêm tình mùa xuân: Trước khi nghe tiếng sáo trong đêm tình mùa xuân tưởng rằng Mị đã tê liệt ý thức sống. Nhưng tiếng sáo trong đêm tình mùa xuân đã thức gọi khát vọng sống trong Mị. Cứ thế, Mị sống trong những kỉ niệm tươi đẹp của quá khứ và Mị muốn đi chơi. Khi bị trói, Mị cũng quên cả dây trói và vùng bước đi.
+ Khi cởi trói cho A Phủ: Lúc đầu Mị thơ ơ, không quan tâm đến sự sống chết của A Phủ. Thậm chí đến cả sự sống của bản thân, Mị cũng không còn quan tâm nữa. Nhưng khi nhìn thấy những giọt nước mắt của A Phủ, Mị đã liên hệ bản thân. Thương mình và thương A Phủ, Mị đã cởi trói cho A Phủ và cũng là cởi trói cho chính mình. Đó là hành động cụ thể của việc: sự kết hợp giữa hoàn cảnh khách quan và sức mạnh nội tại khiến Mị vượt ranh giới.
- Qua nhân vật Mị, nhà văn Tô Hoài muốn đề cao sức sống nội tại trong con người. Chỉ có sức mạnh nội tại được chi phối bởi nhận thức đúng đắn mới có đủ khả năng tự giải phóng bản thân mình.
- Trong quá trình phân tích cần chỉ ra được những đặc sắc về nghệ thuật: nghệ thuật miêu tả và phân tích tâm lí nhân vật, chi tiết đặc sắc (âm thanh tiếng sáo, sợi dây trói, ô cửa sổ, giọt nước mắt...), biện pháp nghệ thuật: so sánh, ẩn dụ.....