Sau một thời gian thăm dò và chuẩn bị, ngày 1/9/1858, đế quốc Pháp nổ súng tấn công vào bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng), mở đầu cho thời kì xâm lược và thống trị thực dân ở Việt Nam. Bị sa lầy ở mặt trận Đà Nẵng, Pháp phải thay đổi kế hoạch tấn công và đem quân vào đánh Gia Định. Do cuộc kháng Pháp rộng khắp và bền bỉ của nhân dân ta, kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của ngườiPháp bị thất bại và việc xâm chiếm Việt Nam phải kéo dài gần ba thập kỉ. Trong quá trình đó, Pháp đã thực hiện phương châm “tằm ăn lá”, là chiếm dần đất, lấn dần chủ quyền và từng bước thiết lập bộ máy cai trị.
Tháng 2/1859, Pháp chiếm Gia Định; tháng 4/1861 chiếm Định Tường (Mĩ Tho); tháng 12/1861 chiếm Biên Hoà. Ngày 5/6/1862, nhà Nguyễn kí với Pháp một hiệp ước 12 điều khoản nhường hẳn cho Ị Pháp 3 tỉnh trên. Đến ngày 14/3/1874, triều đình Huế kí tiếp bản hiệp ước thứ haichính thức xác nhận lục tỉnh Nam Kì là đất thuộc địa của Pháp (thêm 3 tỉnh Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên). Quá trình mở rộng xâm lược đó cho đến năm 1879, đây là quá trình Pháp xác lập được bộ máy cai trị ở Nam Kì.
Từ năm 1882, Pháp mở rộng xâm lược ra phía Bắc. Ngày 25/8/1883,nhà Nguyễn kí Hiệp ước thừa nhận nền thống trị của Pháp trên toàn ! bộ lãnh thổ Việt Nam. Ngày 6/6/1884, Pháp buộc nhà Nguyễn kí hiệp ước mới với nội dung cơ bản là khẳng định lại nội dung Hiệp – ước năm 1883. Cũng như trước đây ở Nam Kì, trong quá trình đánh chiếm đất Bắc, Pháp đã xác lập dần bộ máy chính quyền thuộc địa ởBắc Kì và Trung Kì.
Sau khi đánh chiếm Bắc Kì và Trung Kì, kể từ Hiệp ước năm 1883 và Hiệp ước năm 1884, Pháp chuyển hai xứ này trực thuộc Bộ chiến tranh Pháp, sau đó sang Bộ ngoại giao, trong khi Nam Kì vẫn trực thuộc Bộ hải quân và thuộc địa. Sự thiếu thống nhất này đã gây cho Pháp không ít khó khăn. Trước tình hình đó và để tăng cường, ổn định nền thống trị, đẩy mạnh khai thác thuộc địa, Pháp đã tiến hành hoàn chỉnh và củng cố một bước mới chính quyền thuộc địa.