Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Qua văn bản Những ngôi sao xa xôi, hãy trình bày suy nghĩ của em về tuổi trẻ Việt Nam thời kháng chiến chống Mĩ

3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
19.838
46
19
Nguyễn Nhật Thúy ...
24/03/2018 21:43:26
Những ngôi sao xa xôi là một nhan đề lãng mạn mang nét đặc trưng của văn học thời kháng chiến chống mỹ cứu nước ,từ đó cũng tỏa ra một thứ ánh sáng dịu dàng " mát mẻ như núi " ,cái ánh sáng ẩn hiện xa xôi ,có sức mê hoặc lòng người .Đó là một biểu tượng về sự ngời sáng của phẩm chất cách mạng trong những cô gái thanh niên xung phong Trườn sơn . 
Người kể chuyện đồng thời là những nhân vật trong truyện ,trực tiếp tham gia vào diễn biến của các sự kiện .Câu chuyện được phát triển theo hướng nhìn ,điểm nhìn và dòng suy tư của Phương Định -cô gái Hà Nội rất trẻ ,rất dịu dàng và cũng rất kiên trung ,đi sâu khai thác diễn biến tâm lý nhân vật ( trong chiến đấu và trong sinh hoạt ), từ đó làm ngời sáng phẩm chất tốt đẹp của họ .Nỗi buồn ,niềm vui nỗi nhớ và cả những suy nghĩ đã tạo nên giá trị chân thực cho hình tượng nghệ thuật .Qua dòng suy tư của Định ta không chỉ thấy sự tỏa sáng của phẩm chất anh hùng mà còn hình dung được thế giới nội tâm phóngphu của những cô gái rất trẻ trong cuộc chiến của dân tộc .Những con người ấy mang vào Trường Sơn cả tuổi thanh xuân với bao nhiêu ước mơ ,khát vọng với những nỗi nhớ gia đình khôn nguôi .Trận mưa đá đột ngột giữa đường Trường Sơn đã làm sống dậy kỉ niệm ngọt ngào của tuổi áu thơ ...Chiến tranh đã không thể cướp đi niềm tin yêu cuộc sóng ,niềm lạc quan của những cô gái trẻ .Ba con người chiến đấu là một thể khối thống nhất ,đó là sự dũng cảm ,khi sống cuộc sống đời thường trong những phút giây bình yên hiếm có của Trường Sơn họ lại là ba người với ba tính cách khác nhau .Họ là họ ,họ còn là cả Trường Sơn ,là biết bao cô gái giống họ đều đang nằm trong những hang núi Trường Sơn để chờ đợi ,để giữ cho tuyến đường không một ngày bị đứt mạch 
Nối tiếp bản anh hùng ca về cuộc kháng chiến của dân tộc ,một bản anh hùng ca đầy âm hưởng sử th ,với tài năng tâm huyết và sự từng trải của mình .Lê Minh Khuê đã góp thêm một nốt nhạc rất đẹp .Hình tượng về những nữ thanh niên xung phong Trường Sơn không hiếm hoi trong văn học chống mỹ cứu nước nhưng với những sáng tạo riêng rất hiện đại của mĩnh đã làm nỗi bậc tâm hồn trong sáng ,giàu mơ mộng ,tinh thần dũng cảm trong cuộc sống chiến đấu đầy gian kgổ .Sự hy sinh rất hồn nhiên ,lạc quan của những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn chính là hình ảnh đẹp ,tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kháng chiến chống đế quốc Mỹ . 
Rõ ràng ta thấy thế hệ trẻ ra trận thời chống Mỹ hầu hết là học sinh ,sinh viên ,họ đều có học vấn ,họ ứng xử rất văn hóa ,rất tế nhị và hiện nay ta với thế hệ tuổi trẻ thời đại mới với thế kỷ XXI ta phải vượt hơn vài phần với cách suy nghĩ công nghiệp của ta .

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
19
13

Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê lại miêu tả chân thực, sinh động cuộc sống chiến đấu dũng cảm; tâm hồn lạc quan, hồn nhiên, trong sáng của những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn.

+ Hai tác phẩm có đề tài phản ánh khác nhau, thể hiện hình tượng nhân vật khác nhau nhưng cùng hướng đến vẻ đẹp chung của tuổi trẻ Việt Nam trong cuộc sống lao động và chiến đấu để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc giữa những ngày tháng chống Mĩ ác liệt nhất.
-Vẻ đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam được thể hiện qua các nhân vật:

+ Trong công việc: hoàn cảnh sống và công việc rất gian khổ, nguy hiểm nhưng cô vẫn tự nguyện, sẵn sàng chịu đựng mọi gian khổ, hi sinh, làm việc với một tinh thần trách nhiệm cao; đặc biệt trong giờ phút căng thẳng đối diện với cái chết, cô vẫn tỏ ra bình tĩnh, gan dạ, dũng cảm.

(Học sinh nêu và phân tích dẫn chứng: nơi sống, làm việc; công việc của Phương Định; chi tiết kể về việc phá bom…)

+ Trong đời sống tâm hồn, tình cảm: dù sống trong hoàn cảnh ác liệt, căng thẳng, dữ dội nhất nhưng cô có một tâm hồn trong sáng, hồn nhiên, vô tư, lạc quan, yêu đời; nhạy cảm, giàu mộng mơ; có tình cảm yêu mến, sự cảm phục và sẵn lòng giúp đỡ đồng đội trong tổ, trong đơn vị…

- Tổng hợp:

+ Một người ở hậu phương, một người ở tiền tuyến nhưng cả hai có điểm chung là đều có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc; không ngại gian khổ hi sinh trong hoàn cảnh đơn độc hay ác liệt; sống có lí tưởng, sống là để cống hiến, phục vụ, sẵn sàng hi sinh cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

+ Cùng có tinh thần dũng cảm, lạc quan, yêu đời, trẻ trung, sôi nổi hồn nhiên; giản dị, khiêm tốn.

30
10
Quỳnh Anh Đỗ
25/03/2018 11:19:57
Cũng như các nhà văn khác, Lê Minh Khuê luôn hướng ngòi bút vào cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Nhà văn luôn khao khát đi tìm, phát hiện và ca ngợi vẻ đẹp con người trong cuộc sống và chiến đấu của người lính. Lê Minh Khuê đặc biệt chú ý vào các nhân vật phụ nữ và luôn tìm cách miêu tả, khắc họa chân thực nhất đời sống vật chất và tinh thần của họ. Có lẽ, nhà văn nghĩ rằng, trong cuộc chiến đấu với kẻ thù, phụ nữ là người phải gánh chịu nhiều đau thương, mất mát và hi sinh nhiều nhất.
Chuyện kể về ba nữ thanh niên trẻ tuổi từ thành phố xung phong đi chiến đấu. Hoàn cảnh sống và chiến đấu của ba cô gái vô cùng gian khổ và nguy hiểm. Vị trí chiến đấu trên một cao điểm, trọng điểm của tuyến đường Trường Sơn. Các cô sống cách xa đơn vị, dưới một cái hang ở chân cao điểm.
Nhiệm vụ hàng ngày của họ là quan sát địch ném bom, đo khối lượng đất đá. Sau khi xác định vị trí những quả bom chưa nổ là làm cho chúng phải tiêu tan. Hàng ngày họ phải chạy trên cao điểm, đối mặt với cái chết trong từng giây phút. Họ sẵn sàng chịu trận khi máy bay địch đột ngột ập tới trút bom rồi tháo chạy. Bom rơi như rắc hạt, khiến mặt đất rung lên như cơn sốt. Khói lửa che lấp cửa hang, bầu trời.
Công việc của họ đòi hỏi phải nhanh, chính xác, bình tĩnh và dũng cảm.Có lúc thần kinh căng thẳng đến lạnh gáy, toát mồ hôi nhưng mãi rồi cũng quen và trở thành công viêc thường ngày. “Đất bốc khói, không khí bàng hoàng, máy bay ầm ĩ xa dần. Thần kinh căng như dây chão, tim đập bất chấp cả nhịp điệu, chân chạy mà vẫn biết rằng khắp xung quanh có nhiều quả bom chưa nổ có thể bây giờ, có thể chốc nữa… Rồi khi xong việc, quay lại nhìn cảnh đoạn đường một lần nữa, thở phào, chạy về hang”.
Công việc của họ đầy khó khăn, nguy hiểm nhưng họ vẫn sống hồn nhiên, yêu đời. Những lúc rỗi họ thường hát, tâm hồn rất mơ mộng, yêu đời. Nhất là Phương Định – một cô gái trẻ Hà NooiH trẻ trung nhạy cảm.
Họ gắn bó, yêu thương nhau mặc dù mỗi người một cá tính. Sau những phút phá bom căng thẳng, một cơn mưa đá vụt đến rồi vụt đi để lại trong lòng Phương Định bao hoài niệm, khát khao.
Đọc những đoạn văn như thế này. Người ngoài cuộc vẫn còn thấy căng thẳng, hãi hùng. Chiến tranh đã lùi xa nhưng như vẫn thấy đâu đây tiếng bom nổ chói tai, nhức óc. Hình ảnh những quả bom đùn lên không trung những cột khói đen, nở bung như những cây nấm khổng lồ gieo cái chết thảm thương cho con người. Làm sao không thấy ớn lạnh mà ứa tràn nước mắt. Ta càng càm ghét chiến tranh, càng thấy cảm phục những cô gái trẻ. Họ dũng cảm, kiên cường, đạp bằng hiểm nguy vì ngày mai hòa bình của dân tộc.
Những cô gái trẻ này đều có chung một phẩm chất anh hùng. Họ có tinh thần trách nhiệm cao đốì với nhiệm vụ, dũng cảm không sợ hi sinh, tình đồng đội gắn bó yêu thương. Họ sống giữa khói bom lửa đạn nhưng họ vẫn nhiều ước mơ. Họ sống bình thản và luôn thích làm đẹp cho mình, thích hát và nghe đài mỗi khi rảnh rỗi. Tiếng hát của họ trên cao điểm này thực sự là tiếng hát át tiếng bom. Hồn nhiên mà anh hùng.
Ở họ còn có những nét đẹp riêng biệt mà nhà văn Lê Minh Khuê đã tinh tế miêu tả bằng ngòi bút trân trọng. Nho bé nhỏ và ít tuổi nhất, thích thêu thùa, thích ăn kẹo. Trông cô mát mẻ như que kem mỗi khi ở dưới suôi lên. Tưởng yếu đuổi nhưng Nho cũng là người phá bom rất quả cảm. Khi bị thương, Phương Định chăm sóc, chị Thao thì lo lắng, cuống lên định báo về đơn vị. Nhưng Nho vẫn rất bình thản. Cô còn chìa tay xin Phương Định mấy viên đá mát lạnh sau cơn mưa.
Chị Thao lớn tuổi hơn nên những ước mơ và dự định về tương lai cũng thiết thực hơn. Chị hát không hay nhưng rất chăm chép bài hát. Chị chép cả những lời bịa của Phương Định. Đôi lông mày lúc nào cũng tỉa nhỏ như cái tăm. Áo lót cái nào cũng thêu bằng chí màu. Chị có đặc điểm rất sợ máu và vắt. Hễ nhìn thấy là mặt chị tái mét. Song người tổ trưởng ấy lại rất bình thản. Chị hay thong thả nhai bích quy trước tiếng máy bay trinh sát rè rồ trộn lẫn tiếng gầm gào và tiếng giội bom của phản lực. Chị phá bom cương quyết, táo bạo đến đáng gờm.
Phương Định cũng như Nho, hồn nhiên, mơ mộng và dũng cảm. Đấy là cô gái Hà Nội. Lúc rảnh rỗi để dành cho hát và ôm gối mộng mơ, hoặc nghĩ lung tung nhất là hay nhớ nhà. Nhưng tinh thần chiến đấu thì gan dạ, kiên cường chảng thua kém gì các chị em. Mỗi ngày, Phương Định phải phá tới năm quả bom, ít là ba. Mỗi lần phá là một cảm giác khác nhau. Khi phá bom, Phương Định rất căng thẳng, hồi hộp, tim đập bất thình lình. Nhưng cô đều vượt lên để chiến thắng những quả bom lì lợm, chứa trong mình thần chết khủng khiếp và hoàn thành nhiệm vụ một cách suất sắc.
Phương Định là cô gái để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng ta. Phương Định, con gái Hà Nội “hai búi tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn”. Đôi mắt Phương Định được các anh lái xe bảo là “có cái nhìn sao mà xa xăm”. Nhiều pháo thủ và lái xe hay“hỏi thăm” hoặc “viết những bức thư dài gửi đường dây” cho Phương Định. Cô có cách kiêu kì, làm “điệu” khi tiếp xúc với một anh bộ đội “nói giỏi” nào đấy. Nhưng trong suy nghĩ của cô thì “những người đẹp nhất, thông minh, can đảm và cao thượng nhất là những người mặc quân phục, có ngôi sao trên mũ”.
Phương Định là một cô gái rất hồn nhiên yêu đời, giàu cá tính. Thuở nhỏ đã hay hát. Cô có thể ngồi lên thành cửa sổ căn phòng nhỏ bé nhà mình“hát say sưa ầm ĩ”. Bàn học lúc nào cũng “bày bừa bãi lên”, để đến nỗi bà mẹ phải “nguyền rủa”: “Con gái gì cái của mày. Lấy chồng rồi mà no đòn… No đòn…!”. Vì thế ngay từ lúc còn ở nhà, cô đã thề là “không lấy chồng”.
Sống trong cảnh bom đạn ác liệt, cái chết kề bên, Phương Định lại càng hay hát. Những bài hành khúc, những điệu dân ca quan họ, bài ca Ca-chiu-sa của Hồng quân Liên Xô, bài dân ca Ý… Định còn biết bịa ra những lời hát, thế mà chị Thao vẫn “say mê” chép vào sổ tay.
Phương Định hát trong những khoảnh khắc “im lặng”, máy bay trinh sát bay “rè rè”, cơn bão lửa sắp ụp xuống cao điểm. Phương Định hát để động viên Nho, chị Thao và động viên mình. Hát khi “máy bay rít, bom nổ; nổ trên cao điểm, cách cái hang này khoảng 300m”. Hát trong không khí ngột ngạt: “Khói len vào cửa hang bị che lấp”.
Đúng là “tiếng hát át tiếng bom” của những người con gái trong tổ trinh sát mặt đường, những con người “khao khát làm nên những sự tích anh hùng”.
Trong kháng chiến chống Mỹ, ở hai miền Nam, Bắc của Tổ quốc đã có hàng vạn, hàng triệu chàng trai lên đường ra trận với dũng khí và quyết tâm“đánh cho Mĩ cút, đánh cho ngụy nhào” để giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Tiền tuyến vẫy gọi, hàng ngàn hàng vạn cô gái mang chí khí Bà Trưng, Bà Triệu xung phong ra tiền tuyến. Con đường chiến lược Trường Sơn huyền thoại được làm nên bằng xương máu, mồ hôi và bao sự tích phi thường của những người con gái Việt Nam anh hùng.
Hình ảnh ba nữ thanh niên xung phong gợi nhớ đến mười cô gái đã anh dũng hi sinh tại ngã ba Đồng Lộc. Họ mãi mãi còn in dấu trong tâm hồn Việt Nam về một thời đại chiến tranh ác liệt, đau thương mà anh hùng.
Cuộc sống và chiến đấu vĩ đại ấy đã ghi lại một cách chân thực chiến tích thầm lặng của tổ trinh sát mặt đường. Trọng điểm đang chìm trong mưa bom bão lửa. Tiếng Phương Định lại cất lên: “Tôi, một quả bom trên đồi. Nho, hai quả dưới lòng đường. Chị Thao, một quả dưới chân cái hầm ba-ri-e cũ”. Cảnh tượng chiến trường trở nên “vắng lặng đến phát sợ”. Cảnh vật bị hủy diệt đáng sợ. Cây xơ xác, đất nóng. Khói đen vật vờ từng cụm trong không trung.
Phương Định, dũng cảm và bình tĩnh tiến đến gần quả bom. Cô không còn sợ hãi nữa cứ “đàng hoàng mà bước tới”. Quả bom có 2 vòng tròn màu vàng nằm lạnh lùng trên một bụi cây khô, một đầu vùi xuống đất. Thần chết đang đợi chờ, vỏ quả bom nóng. Phương Định dùng lưỡi xẻng đào đất. Có lúc lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Có lúc Định “rùng mình” vì cảm thấy tại sao mình làm quá chậm thế!
Hai mươi phút đã trôi qua. Tiếng còi chị Thao rúc lên. Định cẩn thận bỏ gói thuốc mìn xuống cái lỗ đã đào, châm ngòi vào dây mìn, cố khỏa đất rồi chạy nhanh về chỗ nấp… Tiếng còi của chị Thao lại thổi lên. Quả bom nổ. Ba tiếng nổ nữa tiếp theo. Mảnh bom xé không khí. Đất rơi lộp bộp. Bom nổ váng óc, ngực đau nhói, đôi mắt cay mãi mới mở ra được. Mồ hôi thấm vào môi, cát lạo xạo trong miệng.
Nguy hiểm, căng thẳng không thể nào kể xiết. Chị Thao vấp ngã, vết sẹo bóng lên, mảnh dù bay trên lưng. Chị cười, “răng trắng, đôi mắt mở to…”.Nho bị thương. Bom nổ, hầm sập. Chị Thao và Định phải moi đất, bế Nho lên. Máu túa ra, ngấm vào đất. Chị Thao nghẹn ngào. Định rửa vết thương cho Nho, tiêm thuốc cho Nho, pha sữa cho Nho… Rồi chị Thao lại giục:“Hát đi, Phương Định, mày thích bài gì nhất, hát đi!”. Đó là cuộc sống chiến đấu thường nhật của họ.
Phương Định cho biết: “Tôi có nghĩ đến cái chết. Nhưng một cái chết mờ nhạt, không cụ thể… Đoạn văn tả cảnh phá bom trên cao điểm là đoạn văn xuất sắc nhất trong truyên Những ngôi sao xa xôi. Lê Minh Khuê đã sử dụng bút pháp hiện thực nghiêm ngặt tái hiện lại cảnh phá bom vô cùng nguy hiểm, dựng nên một tượng đài về khí phách anh hùng lẫm liệt của tổ trinh sát mặt đường.
Tổ trưởng Thao, Nho và Phương Định đã sáng ngời lên trong khói lửa bom đạn. Chiến công thầm lặng của họ bất tử với năm tháng và lòng người. Tổ quốc và nhân dân có bao giờ quên những nữ anh hùng Đồng Lộc, những nữ anh hùng trên con đường chiến lược Trường Sơn:
“Đất nước mình nhân hậu
Có nước trời xoa dịu vết thương đau
Em nằm dưới đất sâu
Như khoảng trời đã nằm yên trong đất
Đêm đêm, tâm hồn em tỏa sáng
Những vì sao ngời chói, lung linh…”
(Khoảng trời hố bom – Lâm Thị Mỹ Dạ)
Truyện Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê đã làm sống lại trong lòng ta hình ảnh tuyệt đẹp và những chiến công phi thường của tổ trinh sát mặt đường của Phương Định, Nho, của chị Thao, của hàng ngàn, hàng vạn cô thanh niên xung phong thời chống Mĩ. Chiến công thầm lặng của Phương Định và đồng đội là bài ca anh hùng, là tiếng thét gọi tình yêu tổ quốc, tình yêu cuộc sống.
Chiến tranh đã đi qua. Sau ba thập kỉ, đọc truyện “Những ngôi sao xa xôi”ta như được sống lại những năm tháng hào hùng của đất nước. Những ngôi sao sẽ mãi mãi tỏa sáng trên bầu trời. Đêm đêm ta ngước nhìn lên, mỗi ngôi sao sẽ nhắc nhở chúng phải bảo vệ bầu trời tự do mà biết bao thế hệ đã hi sinh giữ lấy nó.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×