Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Quan điểm về việc học của Nguyễn Thiếp trong "Bàn luận về phép học" có còn phù hợp với xã hội hiện nay? Facebook - nên sử dụng thế nào cho hiệu quả?

Đề 1: Quan điểm về việc học của Nguyễn Thiếp trong " Bàn luận về phép học" có còn phù hợp với xã hội hiện nay?
Đề 2: Facebook- nên sử dụng thế nào cho hiệu quả?
Đề 3: Viết bài văn bàn về mối quan hệ giữa trang phục và văn hoá.
Đề 4: Viết bài văn với nhan đề : " đôi chân và con đường".
Đề 5: Cuộc sống Sẽ ra sao nếu thiếu ước mơ?
13 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
8.996
21
17
Phương Dung
01/02/2019 10:38:55
Đề 1: Quan điểm về việc học của Nguyễn Thiếp trong " Bàn luận về phép học" có còn phù hợp với xã hội hiện nay?
Vậy, “học” là gì? Học là quá trình tiếp thu tri thức và biến những tri thức được tiếp thu ấy thành vốn hiểu biết của bản thân. Việc học không chỉ đơn thuần thông qua việc hướng dẫn giảng dạy của thầy cô, sự truyền thụ kinh nghiệm của những người lớn tuổi mà còn thông qua sự trao đổi với của bạn bè, qua việc đọc, nghiên cứu tài liệu, sách vở và quan sát từ thực tế cuộc sống. Tuy nhiên, “học” chỉ dừng lại ở khâu lí thuyết. Muốn biến những điều đã học thành thực tế, nhất thiết phải thông qua lao động thực hành.
“Hành” là những thao tác nhằm vận dụng các kĩ năng, kiến thức đã tiếp thu vào việc giải quyết những tình huống, những vấn đề cụ thể. Không một môn học nào lại không có phần thực hành.Việc thực hành thể hiện qua các bài tập sau khi vừa học lí thuyết,qua các tiết thí nghiệm thực hành các bộ môn Lý ,Hóa ,Sinh; qua các thao tác vận động ở bộ môn Thể dục.Theo La Sơn Phu Tử trình bày trong phần “ bàn luận về phép học” thì “hành” là việc vận dụng đạo lý của thánh hiền vào cuộc sống, biến những triết lý trừu tượng thành việc làm cụ thể nhằm thể hiện nhân cách, phẩm giá của con người.
Chủ tịch Hồ Chí Minh có nói: ‘Học mà không hành thì học vô ích, hành mà không học thì hành không trôi chảy”. Lời dạy trên của Bác cũng góp phần khẳng định mối quan hệ mật thiết và tương hỗ giữa hai yếu tố “học” và “hành” trong cuộc sống.
Việc thực hành có tác dụng củng cố kiến thức, khắc sâu những điều đã học. Người có học mà không biết ứng dụng những điều đã học vào thực tế thì việc học ấy trở thành vô ích. Sau mỗi bài học lí thuyết là bài bài tập để củng cố, sau mỗi tiết thí nghiệm thực hành là kiến thức đã học được khắc sâu hơn. Nếu không có những tiết bài tập và thí nghiệm thì những điều chúng ta đã học sẽ trở thành mớ lý thuyết suông không có tác dụng gì.
Đối với sĩ tử ngày xưa, đi học là để hiểu rõ Đạo. Đó là lẽ đối xử hằng ngày giữa con người với nhau. Người đi học mà không hiểu rõ đạo, không biết vận dụng đạo lý thánh hiền để cư xử với nhau mà chỉ “đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi,không còn biết đến tam cương, ngũ thường”. Chắc chắn điều đó sẽ dẫn đến kết quả “chúa tầm thường thần nịnh hót”. Và hậu quả tất yếu sẽ là “ nước mất nhà tan ”.
Ngược lại, nếu mọi người biết vận dụng lẽ đạo vào trong cuộc sống thì xã hội sẽ tốt đẹp hơn nhiều. La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã nhấn mạnh “Đạo học thành thì người tốt nhiều,người tốt nhiều thì triều đình ngay ngắn mà thiên hạ thịnh trị”.
Tuy nhiên việc thực hành muốn đạt đến thành công cần phải có vai trò khơi gợi dẫn dắt của lí thuyết. Những kiến thức đã học luôn có tác dụng định hướng, dẫn dắt để việc thực hành được tốt hơn. Người thực hành mà không có sự dẫn dắt của học vấn thì khó có hy vọng đạt được mục đích, chẳng khác gì một người đi trong bóng đêm mà không có ánh sáng của ngọn đuốc soi đường.Không một học sinh nào có thể làm được bài tập mà không căn cứ vào những công thức hay định lý đã học. Cũng không một ai thành công ngay ở thí nghiệm đầu tiên mà không có sự hướng dẫn thao tác của thầy cô. Qua bài tấu, để củng cố và phát huy vai trò của việc học, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã thiết tha đề nghị xin vua Quang Trung thay đổi phương pháp học tập sao cho thích hợp: “Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc.Tuần tự tiến lên học đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử. Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm.”
Có một phương pháp học tập tốt và đúng đắn, kết hợp với những thao tác thực hành bài bản, chắc chắn kết quả học tập sẽ được nâng cao và “nhân tài mới lập được công. Triều đình nhờ thế cũng được vững yên”.
Tóm lại, từ viếc tìm hiểu bài tấu “Bàn luận về phép học” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, em nhận thấy hai yếu tố “học” và “hành” đều có tầm quan trọng như nhau và quan hệ mật thiết cùng nhau. “Học” có vai trò dẫn dắt việc “hành” và “hành” có tác dụng củng cố khắc sâu và hoàn chỉnh việc “học”. Từ đó, em phải thay đổi phương pháp học tập sao cho đúng đắn, biết kết hợp vận dụng tốt cả hai yếu tố “học” và “hành” để nâng cao trình độ học vấn của bản thân và áp dụng linh hoạt vào thực tế.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
13
5
Phương Dung
01/02/2019 10:42:15
Đề 2: Facebook- nên sử dụng thế nào cho hiệu quả?
Trải qua các thời kỳ tồn tại và phát triển trong lịch sử loài người có rất nhiều hình thức giao tiếp, tồn tại qua các thời kỳ văn minh từ thời sơ khai nguyên thủy con người chỉ biết giao tiếp với nhau qua hành động, hoặc biểu hiện, qua bên ngoài thông qua hành vi. Xã hội phát triển không ngừng đòi hỏi cao trong giao tiếp dẫn đến ngôn ngữ ra đời và mỗi thời kỳ văn minh đều có những cách thức giao tiếp, trao đổi khác nhau như thư từ, người đưa thư, bồ câu đưa thư...
Xã hội hiện tại có rất nhiều cách thức để con người có thể giao tiếp và trao đổi thông tin với nhau một cách thuận tiện như thư tín, điện thoại, fax...Nhưng những năm gần đây loại hình giao tiếp được đông đảo mọi thành phần ưa thích sử dụng đó là giao tiếp qua các trang mạng xã hội (yahoo, facebook, skype, twitter...) nhưng loại hình được mọi người ưa dùng nhiều nhất đó là FACEBOOK. Vậy tại sao facebook lại được đông đảo thành phần trong xã hội ưa thích, và dùng không muốn nói là "Hội chứng nghiện Facebook như vậy".
* Facebook cho phép người dùng giao lưu và chia sẻ thông tin một cách có hiệu quả, vượt ra ngoài những giới hạn về địa lý và thời gian.
* Xây dựng lên một mẫu định danh trực tuyến nhằm phục vụ những yêu cầu công cộng chung và những giá trị của cộng đồng.
* Nâng cao vai trò của mỗi công dân trong việc tạo lập quan hệ và tự tổ chức xoay quanh những mối quan tâm chung trong những cộng đồng thúc đẩy sự liên kết các tổ chức xã hội.
* Facebook: Phù hợp với mọi lứa tuổi, nhưng chủ yếu dành tầng lớp trí thức (bao gồm sinh viên, các học sinh trung học và các công dân lớn tuổi khác).
* Qua Facebook là phương tiện để mọi người giao lưu, chia sẻ, thành lập những nhóm cộng đồng có thể chia sẻ những công việc, tình cảm, chia sẻ ảnh, video, giảm strees sau giờ làm việc.
Có thể nói Facebook là trang xã hội, là công cụ kết nối, làm quen, chia sẻ mọi người tương đối thuận tiện. Tuy nhiên trong xã hội cũng có quá nhiều hiện tượng có thể nói là "nghiện" hoặc "cuồng" Facebook mà rất nhiều các bài báo đã phản ánh. Chẳng hạn "Theo báo dantri.com.vn có đăng bài khi học trò bơ phờ vì..."phây" đã phản ánh vấn đề nan giải này:
"Ngọc Tuyết cho biết, hôm nào lớp hoặc nhóm có hoạt động, sự kiện chung gì đổ lên Facebook thì nhiều bạn trong lớp đều thức rất khuya để cập nhật, phản hồi liên tục. “Nhiều hôm em nhắc mình đúng 12 giờ là đi ngủ nhưng lại ráng thêm chút, gửi đi gửi lại thì đã đến 1 - 2 giờ sáng. Lên “phây” là cách “giết” thời gian hiệu nghiệm nhất, mỗi ngày em mất 3 - 4 giờ cho nó”, Tuyết bộc bạch.
Đó chỉ mới là bề nổi của việc học trò nghiền Facebook. Không ít HS xem Facebook là nhật ký hàng ngày của mình nên mọi hoạt động ăn chơi, ngủ nghỉ đều cập nhật liên tục. Có em còn dành nhiều thời gian chăm sóc, tỉa tót, chú trọng đến từng bức ảnh, từng nét trang trí… để gây sự chú ý.
Phó hiệu trưởng một trường phổ thô​ng ở Q.3, TPHCM cho hay, nếu cách đây vài năm có một bộ phận học trò đến lớp với tinh thần mệt mỏi, lờ đờ, nằm rạp trên bàn vì nghiện game online thì bây giờ bộ phận này có thêm các em nghiện Facebook, kể cả HS giỏi."
Tại các cơ quan, đơn vị xí nghiệp công tác có thể nói đa số dùng Face sử dụng máy tính hoặc điện thoại, ai cũng hào hứng "tình trạng cả cơ quan lướt face là một thực tế "bình thường như cân đường hộp sữa". Có nhiều trường hợp không hoàn thành công việc cũng do mải mê với việc lướt Facebook và "chém gió".
Liên hệ với thực tế bản thân tôi thấy Facebook rất hữu dụng tuy nhiên nhiều lúc cũng mất quá nhiều thời gian cho nó. Những ngày đi làm về mà không ghé qua Face là thấy thiếu thiếu một cái gì đó. Phải chăng Face đã và đang trở thành "món ăn tinh thần hàng ngày". Nhiều lần quyết tâm khóa Facebook nhưng rồi cũng chỉ được có 2 ngày là thôi lại phải mò vào và mở ngay nó ra...
Phải chăng đã đến lúc xã hội phải quan tâm đến thực trạng quản lý, sử dụng, Facebook thế nào cho hiệu quả tránh ảnh hưởng đến công việc học tập, công tác khác. Thiết nghĩ để giải quyết vấn đề này cần có sự phối hợp của các cơ quan đoàn thể, đơn vị, nhà trường...nên có những cách thức giáo dục, hay hướng dẫn sử dụng Facebook một cách hợp lý để Facebook thực sự là một phương tiện giao tiếp hữu ích với mọi tầng lớp trong xã hội.
6
2
Phương Dung
01/02/2019 10:43:41
Đề 3: Viết bài văn bàn về mối quan hệ giữa trang phục và văn hoá.
Trang phục là một người bạn đồng hành gắn bó với chúng ta. Chúng không chỉ để che chở sưởi ấm mà còn thể hiện nhu cầu thẩm mĩ của mỗi cá nhân. Nhiều khi muốn đánh giá tính cách một con người, ta chỉ cần nhìn cách ăn mặc, thái độ đi đứng, cách nói năng, giao tiếp… Nhưng quan trọng nhất, cách ăn mặc vẫn gây ấn tượng ban đầu có ý nghĩa không nhỏ đối với việc đánh giá của mọi người. Quả đúng là cách ăn mặc của con người là cực kỳ quan trọng, bởi ngoài khiếu thẩm mỹ thì bộ trang phục cũng ngầm nói lên rằng chủ nhân mang nó có lịch sự, có văn hoá hay không. Do đó việc lựa chọn trang phục sao cho phù hợp với hoàn cảnh, thời tiết. là quan trọng hơn hết.
Ông cha ta đã nói: “Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân”. Ta sẽ đẹp hơn rất nhiều khi ta biết chọn cho mình một trang phục đẹp. Nhưng việc lựa chọn trang phục lại hết sức quan trọng. Trang phục đẹp là trang phục không cầu kì, tuy đơn giản nhưng màu sắc hài hoà, phù hợp với đối tượng, khung cảnh và tuỳ trường hợp giao tiếp. Trang phục còn thể hiện tính cách. Người có một bộ trang phục đơn giản là người giản dị, không cầu kì. Người có một bộ trang phục hợp thời trang, có sự chăm chút là người thích làm đẹp, quan tâm đến hình thức bên ngoài.
Ngoài ra, trang phục có một ý nghĩa rất quan trọng. Nó có thể nhận biết được nghề nghiệp, thẩm mĩ của mỗi người, góp phần thể hiện nhân cách con người, giúp ta tự tin và thành công hơn trong các cuộc giao tiếp.
Đồng phục học sinh có quan điểm là tôn thêm nét đẹp tuổi học trò, đảm bảo tính nghiêm túc, tránh được kiểu ăn mặc kệch cỡm, lố lăng không phù hợp với lứa tuổi ở trường học, giúp xoá bỏ sự ngăn cách và mặc cảm về giàu nghèo giữa các học sinh trong cùng trường, cùng lớp. Không chỉ vậy đồng phục học sinh còn giúp học sinh xây dựng ý thức giữ gìn truyền thống, lòng tự hào về truyền thống nhà trường. Đồng phục trong nhà trường hiện nay rất đa dạng, các nam sinh luôn là áo trắng quần tây xanh, còn các bạn nữ thì đủ các kiểu từ áo trắng, quần tây xanh, áo váy đủ kiểu… nhưng chiếc áo dài vẫn là đẹp nhất. Không phải ngẫu nhiên mà một nhạc sĩ có những ca từ đẹp: “Dù ở đâu, Pa ri, Luân Đôn hay ở miền xa, thoáng thấy áo dài bay trên đường phố, sẽ thấy tâm hồn quê hương ở đó, em ơi”. Trong những trang phục truyền thống của phụ nữ thế giới, có lẽ trang phục áo dài của phụ nữ Việt Nam là một trang phục đẹp nhất vì nó vừa kín đáo, vừa duyên dáng, vừa tôn lên vẻ đẹp của người phụ nữ nhưng lại không thiếu vẻ gợi cảm cần có của một cô gái. Phụ nữ thế giới khi sang Việt Nam đều thích trang phục này, có những vị khách nước ngoài đã ngẩn ngơ đến sững sờ không cất nổi bước chân trước vẻ đẹp quyến rũ của phụ nữ Việt Nam trong trang phục áo dài. Điều này cho thấy học sinh nữ mặc chiếc áo dài trắng đến trường là sẽ thấy mình kín đáo, hồn nhiên, duyên dáng và đẹp hẳn lên.
Không gì đẹp mắt hơn bằng khi mỗi sáng từng nhóm nữ sinh tung tăng với chiếc áo dài thước tha đến trường. Vậy mà hiện nay nhiều bạn học sinh nam bắt chước các ca sĩ, nghệ sĩ chạy theo những trang phục kiểu cách. Các bạn hãy luôn nhớ rằng đừng chạy theo bắt chước người khác trong ăn mặc, hãy tiếp thu cái mới nhưng có chọn lọc. Còn về các học sinh nữ, đi ngoài đường, trời nắng nóng, các bạn có thể mặc áo khoác nhưng vào lớp không nên mặc vì nó tạo một cảm giác nóng nực cho không gian chung quanh, cho lớp, cho thầy cô. Mọi người như phát sốt khi thấy các bạn nữ khoác mấy lớp áo, hơn nữa lại không đẹp tí nào bởi vì nó lộn xộn, đủ kiểu áo, đủ màu. Những chiếc áo đó đã che mất bộ đồng phục chiếc áo dài trắng xinh xắn, hồn nhiên, thanh khiết của tuổi học trò, chỉ trừ những ngày se lạnh hoặc sức khỏe có vấn đề thì các bạn mới nên mặc áo khoác trong lớp để bảo vệ sức khỏe. Chắc chắn rằng các bạn nữ sẽ đẹp hơn, thánh thiện hơn. Đặc biệt các bạn học sinh nữ ngày nay rất chuộng những chiếc áo trắng đồng phục được cách điệu quá mức. Còn quần thì ôi thôi đủ kiểu, hết ống loe lại đến ống bó, ống đứng, hết lưng cao lại đến lưng xệ, đáy ngắn. Các bạn hãy hòa nhập, biết chọn lọc cái nào đẹp và phù hợp với lứa tuổi, môi trường, hoàn cảnh của mình, không nên cách điệu đồng phục để trở nên “khác người”.
Trang phục đẹp không phải là trang phục đắt tiền, mà là phù hợp với lứa tuổi, tính cách của mỗi người. Tránh ăn mặc hở hang, chưng diện không phù hợp. Chọn trang phục hài hòa, lịch sự, thể hiện tính cách riêng của mỗi người. Trang phục trẻ trung, dễ thương có thể giúp bạn chống stress, giải tỏa căng thẳng mỗi khi cảm thấy mệt mỏi. Nói tóm lại, việc lựa chọn trang phục cho phù hợp lứa tuổi là điều mà mỗi học sinh chúng ta cần quan tâm đúng mức để làm nên cái đẹp cho cuộc sống, đẹp là điều mà mỗi chúng ta cần quan tâm để tô thêm nét đẹp văn hóa.
6
2
Phương Dung
01/02/2019 10:45:59
Đề 4: Viết bài văn với nhan đề : " đôi chân và con đường"
Hiện hữu trong cuộc sống ai cũng có lối đi riêng, sinh ra trong dòng đời suy nghĩ mỗi người lại khác biệt. Sở hữu được niềm vui đôi khi cũng phải vượt qua những niềm đau, đạt được thành công nhiều khi cũng phải đứng lên từ gian khó. Vượt qua những ngày giông tố con người sẽ cảm nhận được giá trị của cuộc sống, đi qua chặng đường gian nan người ta sẽ hiểu thấu ý nghĩa của kiếp nhân sinh. Quả thật, những thực tế này ta sẽ bắt gặp trong lời bài hát “Đường đến ngày vinh quang” của nhạc sĩ, ca sĩ Trần Lập: “Chặng đường nào trải bước trên hoa hồng. Bàn chân cũng thấm những mũi gai. Đường vinh quang đi qua muôn ngàn sóng gió.” Nói khác hơn, đây là một lời nhắn nhủ để mọi người ý thức để đạt được thành công, hạnh phúc, vinh quang thì cần vượt qua những gian nan, thử thách trong cuộc sống.
Một loài hoa biểu tượng của tình yêu, có màu sắc rực rỡ của niềm vui, có hương thơm dìu dịu mang nét kiêu sa thì người ta gọi đó là “hoa hồng”. Nhưng đôi khi trong cuộc sống “hoa hồng” còn là biểu trưng cho sự vinh quang, thành công và hạnh phúc. Còn “mũi gai” là lớp bao phủ bên ngoài của thân cây hồng, chúng được tạo thành từ lớp vỏ và mọc ra một đầu rất nhọn để bảo vệ cây hồng khỏi những thế lực bên ngoài. Nếu hiểu theo nghĩa bóng trong câu nói của Trần Lập thì nó là biểu tượng cho những khó khăn, thử thách trong cuộc đời. Vì thế, hình ảnh “Bàn chân cũng thấm những mũi gai” gợi lên trong ta về sự hiện hữu của hạnh phúc, thành công, vinh quang trong cuộc sống phải đi qua những gian nan thử thách trên nẻo đường nhân sinh.
Đức Phật đã từng nói: “Đời là bể khổ”, nghĩa là hành trình sống của con người nơi trần gian có vẻ như là chuỗi ngày của những đau thương và khổ lụy. Đau thương len lỏi vào trong mọi ngõ ngách của cuộc sống, khổ lụy cứ bám lấy hành trình sống của kiếp nhân sinh. Do đó, ước mơ đạt được những vinh quang là điều không chỉ của riêng ai, mong muốn sở hữu thành công là suy nghĩ chung của hết mọi người. Tuy nhiên, có một sự thật mà ít ai phủ nhận là chỉ khi nào vượt lên những khó khăn thì con người mới đạt được thành công, đứng lên từ thất bại thì mới mong đạt được vinh quang. Cứ than vãn sao cuộc đời lắm khó khăn mà không đương đầu với chúng thì đừng trách sao vinh quang không rộng mở, không đứng lên trong những khó khăn thì đừng hỏi sao thành công quá xa vời. Hình ảnh của hạt mầm phải đâm xuyên qua lớp đất mới có thể trở thành một thân cây là minh chứng cho vấn đề được nêu lên. Hay chính cuộc đời của ca sĩ Trần Lập, người viết lên những ca từ này đã để lại một hình ảnh để người đương thời noi theo. Dù sinh ra trong hoàn cảnh gia đình nghèo túng nhưng anh đã biết xua tan cái nghèo, vượt lên những khó khăn để thực hiện ước mơ của bản thân là trở thành một nhạc sĩ và ca sĩ hát nhạc Rock thành công trong gần hai thập niên gần đây (2016). Nhưng có lẽ hình ảnh anh bị bệnh hiểm nghèo ở tuổi 40 nhưng vẫn luôn say mê hát để cống hiến cho khán giá là một minh cho cho sự hy sinh trước cái đau của bản thân để đem niềm vui cho người khác là một hành động tuyệt vời. Vì thế, điều kiện để đạt được thành công và vinh quang thì phải vượt qua những thử thách trong cuộc sống bằng chính sức lực của bản thân cũng như phát huy hết những tài năng đang tiềm ẩn trong con người là điều rất cần thiết.
Một sự thật nữa để đạt được thành công và vinh quang chính là biết chấp nhận thực tế của cuộc sống cũng như những khuyết điểm nơi bản thân. Nói khác hơn, để đạt được những thành công thì vượt qua những nỗi đau thương nơi thể xác, những hy sinh mất mát bằng một tinh thần không nao núng và ý chí bất khuất là điều không thể bỏ qua. Chẳng phải Nick Vujic, người sinh ra không được trọn vẹn như bao người khác, nhưng anh vẫn luôn chấp nhận những khuyết điểm nơi bản thân để rồi từ đó vươn lên nhằm thực hiện những ước mơ của mình. Kết quả thì đã rõ, anh trở thành biểu tượng của người giàu nghị lực sống trên toàn thế giới để mọi người noi theo. Nói đâu xa, thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký cũng là một minh chứng thể hiện một con người có ý chí, quyết tâm cao. Dù bị bại liệt đôi tay nhưng thầy vẫn kiên trì sử dụng chân để viết, và thành tích mà thầy đạt được là trở thành một nhà giáo ưu tú. Do đó, một người có ý chí, quyết tâm, bản lĩnh vẫn luôn đạt được những thành công nhất định.
Ca từ của bài hát quá giàu hình ảnh và cảm xúc, gợi lên trong ta về một con đường tình yêu rải đầy hoa, nhưng cũng không thiếu những niềm đau, có sự hiến tặng nhưng vẫn chất chứa những nỗi xót xa. Tuy nhiên, vượt lên trên những nỗi xót xa thì sự hiến tặng sẽ trở thành niềm vui, đi qua những niềm đau thì tình yêu vỡ òa thành hạnh phúc. Nói cách khác, “Đường vinh quang đi qua muôn ngàn sóng gió” là một lời khẳng định về ý chí của con người biết hiên ngang trước những “phong ba, bão táp” của cuộc đời, những vất vả gian nan của kiếp nhân sinh để hướng tới vinh quang. Ngay cả trong niềm tin của các tôn giáo cũng vậy, vẫn luôn đề cao sự hy sinh vì chân lý. Chẳng phải, trong bài giảng trên núi của Chúa Giêsu, Ngài đã từng dạy rằng: “Phúc thay ai bị bách hại vì sự công chính thì họ sẽ được phần thưởng mai sau”. Còn Đức Phật lại thuyết pháp về cho chúng sinh rằng: “từ, bi, hỷ, xả” (Tứ Vô Lượng Tâm) là những điều cơ bản mà người phật tử cần có để tạo nghiệp. Hiểu theo chiều hướng này thì lúc trao ban cho người khác có thể bản thân sẽ mất đi một số của cải, hay bị bách hại vì sự công chính đôi khi phải mất mạng sống. Tuy nhiên, thực hiện những hành vi này thì họ sẽ được sử sách ghi công và người đời tán dương. Như thế, chẳng phải họ không chỉ được tiếng tăm ở đời này mà còn được hạnh phúc ở đời sau (hiểu trong niềm tin nơi các tôn giáo).
Thành công sẽ đến với những ai không bao giờ chùn bước chân, vinh quang sẽ không rời xa với những người không run sợ trước những khó khăn là các giá trị mà ca sĩ Trần Lập muốn gửi tới mà chúng ta không thể phủ nhận. Tuy nhiên, khi quy chiếu vào cuộc sống ngày hôm nay thì hình ảnh những bạn trẻ không dám đương đầu với khó khăn, gặp thử thách dễ sờn lòng nản chí, đôi khi còn bỏ cuộc giữa chừng vẫn thường gặp. Chẳng phải mỗi mùa thi đi qua thì tin tức về một số bạn trẻ tự tử vẫn có đó. Một số nhà kinh doanh chỉ mởi thất bại lần đầu liền tìm đến cái chết vẫn không thiếu. Lấy cái chết để đánh đổi sự thất bại là kẻ dại dột, bán rẻ cả tương lai chỉ một lần thi trượt là một lối suy nghĩ không thể chấp nhận. Bên cạnh đó, một lối sống bấp chấp mọi thủ đoạn để đạt tới thành công và vinh quang vẫn đang bị xã hội ngày nay lên án và bài trừ. Vì thế, chúng ta là những chủ nhân tương lai của đất nước, ngay từ hôm nay cần tránh xa những lối sống vừa nêu và hãy trau dồi cho mình lối sống vượt qua những khó khăn bằng chính nỗ lực của bản thân và tâm thức luôn dính chặt câu nói: “Đường vinh quang đi qua đi qua muôn ngàn sóng gió.” Để đến “ngày đó sẽ không xa xôi, và chúng ta là người chiến thắng. Đường đến những ngày vinh quang, con đường chúng ta đã chọn”
13
2
Phương Dung
01/02/2019 10:47:54
Đề 5: Cuộc sống Sẽ ra sao nếu thiếu ước mơ?
Con người chúng ta từ khi sinh ra cho tới lúc trưởng thành, ai cũng có một ước mơ, hoài bão của riêng mình. Ước mơ giúp chúng ta có thể sống vui vẻ, có ý nghĩa và mục đích, khi thực hiện được ước mơ của mình con người cảm thấy được thành quả của quá trình nỗ lực cố gắng đúng như dân gian ta thường nói “Sống là phải có ước mơ”.
Ước mơ là gì? Nó chính là những dự định, khát khao mà mỗi chúng ta mong muốn đạt được trong thời gian ngắn hoặc dài. Ước mơ chính là động lực để mỗi chúng ta vạch ra phương hướng đường đi để dẫn tới ước mơ. Ước mơ chính là ngọn đuốc soi sáng trong tim mỗi chúng ta nó hướng chúng ta tới những điều tốt đẹp. Ước mơ cũng chính là mong muốn được cống hiến sức lực của mình cho xã hội và khi chúng ta đạt được ước mơ cũng là lúc chúng ta được thừa nhận năng lực của mình.
Là một người trẻ, thế hệ mầm non tương lai của đất nước. Ai cũng mong mình sẽ trở thành một người có ích, một người có trí tuệ, có ước mơ. Trong lớp học có những người thích làm bác sĩ, kỹ sư, có những người lại muốn làm vận động viên thể thao, là phi hành gia vũ trụ…dù là ước mơ nào thì những ước mơ đó cũng thật ý nghĩa bởi nó chúng là khát khao được khẳng định mình được cống hiến của mỗi một người trẻ.
Con đường dẫn tới ước mơ cũng vô cùng khó khăn, không phải lúc nào cũng dễ dàng đạt được, nhưng với những người kiên trì, bền chí, thì ước mơ sẽ giúp cho bạn định hướng cho tương lai của mình một cách tốt đẹp nhất. Nó là vì sao sáng soi những lối ta đi, khi đi qua những khó khăn nhìn thấy ước mơ của mình lấp lánh ở phía xa xa, bạn sẽ nỗ lực bước tiếp.
Ước mơ dù lớn hay nhỏ, cũng sẽ mang lại những thành quả cho người ước mơ nó chỉ cần đó là một ước mơ chính đáng không dựa trên sự ích kỷ cá nhân hay trên lòng đố kỵ ganh ghét, chỉ cần những ước mơ trong sáng xuất phát từ việc thiện muốn chinh phục những đỉnh cao, thì mọi ước mơ đều đáng trân trọng.
Những ước mơ sẽ đưa con người đi tới những tương lai, không quản ngại những trông gai, nghiệt ngã, những khó khăn trên con đường đi của mình. Một người có ước mơ dù trong hoàn cảnh nào họ cũng sẽ nhìn thấy tia sáng soi đường dẫn lối, có ước mơ, có niềm tin vào ước mơ sẽ giúp cho mỗi chúng ta luôn nỗ lực vượt qua mọi trở ngại để đi tới ước mơ, đi lên trong cuộc sống.
9
4
doan man
01/02/2019 11:18:00
Đề 1: Quan điểm về việc học của Nguyễn Thiếp trong " Bàn luận về phép học" có còn phù hợp với xã hội hiện nay?
____________________________
Từ bài tấu Bàn luận về phép học của Nguyễn Thiếp em có suy nghĩ gì về mục đích và phương pháp học của bản thân
Mười bốn tuổi. Mười bốn tuổi với tám năm ngồi trên ghế nhà trường đã giúp tôi trưởng thành và chín chắn hơn rất nhiều. Tôi đã từng nghe Chủ tịch Hồ Chí Minh nói “Học phải đi đôi với hành. Học mà không hành thì vô ích. Hành mà không học thì hành không trôi chảy”. Nhưng đến khi học văn bản “Bàn luận về phép học của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, tôi mới thực nhận ra sự học và mối quan hệ giữa học và hành.
Ngay từ đầu văn bản, Nguyễn Thiếp đã chỉ ra mục đích chân chính của việc học: “Ngọc không mài không thành đồ vật. Người không học không biết đạo”. Từ đó, ông nghiêm khắc nêu ra và phê phán lối học chuộng hình thức, cưỡi ngựa xem hoa để rồi gây nên những tai hoạ lớn cho bản thân, gia đình và cả đất nước. Để mọi người biết học, biết đạo, tức là quan hệ, ứng xử trong gia đình, xã hội, ông đã xác định phương pháp học đúng đắn để có kết quả cao nhất. Những ý kiến của ông rất chính xác, nào là phải học từ thấp đến cao, học rộng rồi tóm lược cho gọn, học phải đi đôi với hành.
Để hiểu rõ được bài học sâu sắc của Nguyễn Thiếp, trước hết ta cần hiểu xem học và hành là gì. Học là quá trình tìm tòi, thu nhận, tích luỹ kiến thức, rèn luyện kĩ năng để có hiểu biết về mọi mặt. Học không chỉ là học trên ghế nhà trường mà ngay từ nhỏ, khi còn sống trong vòng tay của cha mẹ, ta đã được học ăn, học nói, học đi hay, cư xử lễ phép với mọi người. Học phải học từ từ, từ thấp đến cao, từ cơ bản đến phức tạp như xây một ngôi nhà cao, móng có vững bền thì ngôi nhà mới chắc được. Khối óc con người không có khả năng nhớ quá lâu, quá nhiều và tỉ mỉ vì vậy khi có nhiều kiến thức, ta phải biết tóm gọn những ý chính, ý cơ bản. Còn hành có nghĩa là làm, là thực hành. Khi có kiến thức ta phải vận dụng những hiểu biết đó vào thực tế cuộc sống. Có như vậy, học mới có ích, mới không là vô nghĩa. Qua văn bản, tôi đã thấy được vai trò, mục đích to lớn của việc học đối với con người: Học không chỉ cho ta kiến thức, kĩ năng mà còn giúp ta làm việc tốt hơn, có một tương lai tươi sáng hơn. Nhưng quan trọng hơn là ta phải nhận thấy mối quan hệ giữa học và hành, để có phương pháp học tập đúng. Như thế mới có thể học tốt, mới có thể vươn tới đỉnh cao của sự học.
Thật vậy. Nếu ta chỉ học mà không hành thì những tri thức kia chỉ là vô ích, con người sẽ không làm được việc gì hoặc làm việc rất lúng túng. Có thể bạn là một cây Toán, cây Văn của trường lớp mà bài tập về nhà không làm, bài văn không chịu viết mà chỉ khư khư ôm quyển sách thì liệu bạn có học tốt lên được không? Hay chỉ làm cho tài năng, năng khiếu của bạn bị mai một, kiến thức bị rỗng, có mà như không. Bạn thích học Vật lí, Hoá học mà không làm thí nghiệm, quan sát hiện tượng, không biết ứng dụng kiến thức về máy cơ đơn giản, về tính chất của ôxi vào đời sống thực tế thì liệu bạn có giữ mãi được những gì mình học, có học tốt được? Hay tình yêu của bạn đối với môn học chỉ ngày một nhạt phai. Có biết bao thủ khoa, á khoa đại học khi ra trường lại không làm được chính nghề mà họ học. Đó là vì học đã không vận dụng, thực hành trong khi học, họ chỉ biết học thuộc lòng. Nếu ai cũng như vậy thì con người sẽ không như “nước đổ đầu vịt” mà là “học trước quên sau”. Nhớ làm sau được khi ta ngồi im như tượng, miệng lẩm nhẩm học thuộc lòng như cầu kinh niệm Phật. Nếu ai cũng như vậy thì thế giới loài người sẽ trở thành một thế giới của những con mọt sách hay sao?
Việc hành quan trọng là thế nhưng ý nghĩa của học cũng không hề nhỏ bé. Nếu ta chỉ cắm cúi hành mà không học thì sẽ làm việc một cách khó khăn, lúng túng, sản phẩm làm ra sẽ không đạt chất lượng cao. Tôi đã được đọc một câu chuyện nhỏ. Câu chuyện đó kể vể một con khỉ mồ côi mẹ, sống xa thế giới loài khỉ. Đến khi có người cho nó một quả chuối vàng ươm, nó cầm lên ngắm nghía, ngửi ngửi rồi vứt đi mà không biết bóc ăn. Câu chuyện đơn giản vậy thôi mà hàm chứa một ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Chú khỉ con kia là loài khỉ mà không biết ăn chuối đó là vì chú sống không có mẹ, không được học tập về tập tính, thói quen của loài khỉ. Trong câu chuyện đó có thấp thoáng bóng dáng của con người. Con người mà không được học thì cũng không có kiến thức, chẳng phải giống như con khỉ mà không ăn chuối hay sao? Tôi có một vài câu hỏi nữa cần tôi và các bạn tự trả lời. Liệu bạn có thể tính được khối lượng, chất sản phẩm trong một phương trình hoá học nếu không biết cách tính toán. Bạn có thể tính được hiệu suất trong Vật lí nếu không biết hiệu suất là gì. Và bạn có thể vẽ được hình học động nếu không biết chức năng và các phần chính của phần mềm Geogrebra, có thể viết được một bài văn nghị luận chặt chẽ thuyết phục nếu không biết luận điểm là gì, cách sắp xếp các luận điểm theo một trình tự hợp lí ra sao? Câu trả lời là không. Bạn không thể làm được việc gì nếu không có tri thức, không thể có tri thức nếu không học. Học còn ảnh hưởng rất lớn tới tương lai, công việc của chúng ta sau này. Bạn muốn làm một bác sĩ giỏi chữa bệnh cứu người mà lại không học từ bây giờ, không chịu tìm hiểu sâu về y học thì ước mơ kia sẽ không thực hiện được. Bạn muốn làm một công nhân lành nghề mà lại không hay những kỹ thuật, những trang thiết bị hiện đại, tiên tiến thì bạn sẽ không thể nào làm nên những sản phẩm có chất lượng, năng suất cao. Có biết bao những mơ ước đẹp đẽ biến thành những mơ tưởng hão huyền chỉ vì bạn không có ý chí, không học. Ngày nay, xã hổi đã đổi khác, thế giới ngày một văn minh, nước ta đang trên con đường xây dựng Việt Nam công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Người nông dân cũng phải được trang bị đầy đủ tri thức, hiểu biết chính xác về giống cây trồng, vật nuôi, cách chăm sóc, phòng dịch bệnh, sâu bọ. Hơn thế, bà con còn được học tập về những máy móc, phục vụ nông nghiệp, làm tăng năng suất lại tiết kiệm được sức lao động. Nếu con người chỉ biết lao vào công việc mà quên mất việc học thì khác nào cái máy, con rô bốt vô tri vô giác, khác nào một con vẹt học tiếng người, nói tiếng người mà chẳng hiểu mình đang nói gì?.
Còn khi ta biết kết hợp việc học với việc hành thì làm việc tốt hơn củng cố được kiến thức, kĩ năng đã học. Ta đã từng nghe danh những tấm gương sáng ở nước nhà và trên thế giới. Như ông vua máy tính Bin Ghết, một tỉ phú của thế giới, là người cần cù học tập sau đó thực hành ngoài cuộc sống và kết quả của việc làm đó là ông đã xây dựng được một mạng lưới vi tính khổng lồ, rải khắp thế giới. Như nhà khoa học Ê-đi-sơn không chỉ thông minh, học giỏi, phát minh ra bóng đèn điện, xe điện mà còn là người cần cù, siêng năng. Có ai biết rằng nhà phát minh đó đã thường xuyên cầm búa làm việc thành thạo như những công nhân lành nghề khác. Lịch sử ta từ trước tới giờ, sáng lên hình ảnh Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn- vị dũng tướng tài ba, hiểu sâu rộng văn chương, binh pháp. Ông đã đem những gì tích luỹ được mà viết Binh Thư yếu lược, mà soạn Bình ngô đại cáo làm súc động trái tim, sục sôi ý chí chiến đấu của bao tướng sĩ. Lí Tiên Hoàng Lí Công Uốn là người học sâu hiểu rộng lịch sử nước ta,sử sách nước ngoài để rồi có quyết định sáng suốt dời đô từ Hoa Lư đến thành Đại La, làm nhân dân muôn đời hạnh phúc, an vui. Trong hai cuộc kháng chiến gian khổ của dân tộc, Hồ Chí Minh như vì sao sáng, sáng cả về học thức uyên thâm, sáng cả về những việc làm, những hi sinh của người cho đất nước.
Bên cạnh đó là Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã học tập người xưa, lãnh đạo quân dân kháng chiến chống pháp rồi đánh Mĩ. Nhà nông học Lương Định Của thì sao? Ông đã cùng nhân dân lội xuống ruộng cấy lúa, đem hết tài năng của mình để tạo ra những giống lúa mới đem lại cuộc sống ấm no cho bao người. Nếu bạn bảo “Những vị đó đều là nhân tài kiệt xuất, ta làm sao sánh bằng”. Xin thưa rằng để trở thành nhân tài họ phải học, phải hành chăm chỉ cần cù. Tôi có biết một bạn gái lớp 8 đã vui vẻ nhận lời hướng dẫn em làm Toán viết Văn, đi trồng lạc, trồng ngô cùng bố, sẵn sàng giúp đỡ gia đình. Với cô bạn ấy, đó cũng là thú vui, là cách để củng cố kiến thức cho mình. Chỉ cần một chút để ý thôi, bạn sẽ nhận thấy xung quanh mình có rất nhiều người đã học và hành đúng đắn, đã đạt được những kết quả, thành công lớn lao và ý nghĩa.
Thật khâm phục La Sơn Phu Tử. Thật cảm ơn những bài học sâu sắc của tác giả. Từ đây, tôi đã nhận thấy rằng học và hành có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Học sẽ giúp hành lưu loát, trôi chảy, hành sẽ giúp học tốt hơn. Ngày nay, bên cạnh những người có ý thức học, kết hợp học với hành thì còn có nhiều học sinh, sinh viên chỉ học lấy hình thức, lấy tiếng là người đi học mà không biết gì, khong thấy được cái sai của mình và cái đúng của học. Mọi người hãy từ bỏ lối học đó, hãy lấy câu “Học đi đôi với hành” để làm cơ sở cho một phương pháp học tập đúng. Học có vai trò to lớn đối với mỗi con người, với cả gia đình và dân tộc. Vì vậy có cách học đúng đắn, học theo lời dạy của bậcm cha ông mới xứng là người con đất Việt. Giờ đây, tôi vẫn vui chơi, nghịch ngợm như trước nhưng tôi đã biết không được nghịch điện, không được bẻ cành hái hoa, không được vứt rác bừa bãi, không được thiếu lễ phép, tôn trọng mọi người. Chắc chắn rằng tôi sẽ còn cố gắng để tìm đến con đường học vấn chân chính, và bạn sẽ có được phương hướng cho mình.
Hiểu biết hạn hẹp của tôi chỉ có thể có những suy nghĩa giản đơn, nhỏ bé về sự học vô bờ. Có thể bạn sẽ còn lĩnh hội được những ý nghĩa thâm thuý sâu xa của “Bàn luận về phép học” mà tôi chưa có khả năng. Nhưng bây giờ, trong óc tôi đang hiện lên một ý nghĩa nhỏ bé mà quan trọng “Học có vai trò to lớn nhưng nếu ta cố gắng, phấn đấu, sửa chữa cái sai thì ta sẽ đạt được điều mong muốn.”
3
1
doan man
01/02/2019 11:20:15
Đề 3: Viết bài văn bàn về mối quan hệ giữa trang phục và văn hoá.
______________________________________
Từ xưa, cha ông ta đã có câu: Người đẹp vì lụa, lụa tốt vì phản. Câu nói đó cho ta thấy ông cha ta không chỉ chú trọng đến phẩm chất bên trong của con người mà còn chú trọng đến vẻ đẹp về hình thức bên ngoài.Ngày nay, xã hội phát triển, việc ăn mặc càng được chú trọng hơn. Bây giờ chúng ta không chỉ là ăn no mặc ấm mà còn tiến đến ăn ngon mặc đẹp.Nhìn chung đa sô bạn trẻ đều ăn mặc đẹp và gọn gàng, kín đáo. Nhưng “Một số bạn đang đua đòi theo những lối ăn mặc không lành mạnh, không phù hợp với lứa tuổi học sinh, truyền thống văn hóa của dân tộc và hoàn cảnh của gia đình”Chúng ta cần có những ý kiến đóng góp tế nhị để giúp các bạn ấy thay đổi cách ăn mặc cho đúng đắn hơn.
Giới trẻ hiện nay đã biết cách cập nhật các xu hướng thời trang trên thế giới để ăn mặc cho hợp thời trang. Họ đã tiếp thu một cách chọn lọc để có phong cách ăn mặc hài hòa, phù hợp với giới tính, độ tuổi, hoàn cảnh giao tiếp. Sự tiếp thu có chọn lọc ấy giúp các bạn trẻ có phong cách thời trang thanh lịch, nhã nhặn nhưng vẫn hiện đại, trẻ trung và tạo ra hình mẫu thời trang lí tưởng. Đó là phong cách thời trang được mọi người ưa chuộng, tán đồng và ngưỡng mộ.
Nhìn chung, học sinh, sinh viên và một bộ phận lớn thanh niên trong xã hội ăn mặc chân phương, nghiêm túc khi lên lớp, khi lên giảng đường, khi đi làm, khi đi sinh hoạt nơi công cộng.
Họ ý thức được rằng, ăn mặc đẹp, chân phương không chỉ đẹp riêng cho mình mà còn đẹp trong mắt mọi người, làm đẹp cho xã hội.
Từ cách ăn mặc đó, ta có thể đánh giá được phần nào nhân cách của họ.
Còn một bộ phận giới tre quan niệm không đúng về cách ăn mặc đẹp. họ cho rằng, xã hội còn “phong kiến” nên khắt khe trong ăn mặc. Vì vậy, họ mặc những bộ trang phục quái dị lạ lùng. Những chiếc áo, chiếc quần màu mè, sặc sỡ hoặc hở hang cộng với những phụ kiện kì dị càng gây nôn sự mất thiện cảm với người khác…Họ mặc những bộ quần áo ngắn cũn cỡn.
Họ mặc những bộ quần áo mỏng tang.Họ mặc những bộ quần áo loè loẹt.Họ mặc những bộ quần áo in những hình ảnh phản cảm.Họ mặc những bộ quần áo in những dòng chữ thiếu văn hóa…Việt Nam vốn là một quốc gia châu Á với những quan niệm truyền thông từ lâu đã ăn sâu vào tâm thức của mỗi người. Ăn mặc hợp thời trang, hợp “mốt” nhưng cũng phải có một chuẩn mực nhất định. Đẹp nhưng không được quá lố. Đẹp nhưng không quá hở hang phản cảm.Chúng ta hòa nhập nhưng không hòa tan. Hội nhập với thế giới nhưng vẫn phải giữ được những nét đẹp truyền thống của dân tộc.Cập nhật xu hướng thời trang mới nhất trôn thế giới nhưng cũng cần đặt trong tương quan với xã hội mà mình đang sông.Ăn mặc theo mốt nhưng cũng cần đặt trong mối tương quan với hoàn cảnh của gia đình. Vì vậy, các bạn trẻ nên biết suy nghĩ, có ý thức hơn khi chọn cho mình trang phục đổ ra đường.Có nhiều cách để làm cho bản thân đẹp hơn trong mắt người khác. Thế nên, bạn hãy chọn cho mình những bộ cánh phù hợp để thể hiện gu thẩm mĩ tinh tế. Điều ấy chứng tỏ bạn là một người có ý thức và văn hóa trong việc ăn mặc.
Phong cách ăn mặc không chỉ thể hiện trình độ văn hóa của mỗi người mà còn làm đẹp hơn cho bộ mặt xã hội.Mong các bạn cần chú ý khi chọn trang phục sao cho phù hợp với vóc dáng, với hoàn cảnh gia đình, với xu thế thời đại nhưng quan trọng hơn cả là không làm mất đi bản sắc văn hóa dân tộc của người Việt Nam.
4
0
doan man
01/02/2019 11:22:04
Đề 5:
Cuộc sống sẽ trở nên tươi đẹp hơn khi ta nuôi dưỡng ước mơ. Ước mơ được gieo mầm, ấp ủ và rồi một ngày bỗng trở thành hiện thực. Thật vậy cuộc sống không thể thiếu ước mơ. Nó chắp cánh cho chúng ta để bay cao, bay xa, vươn tới những dự dịnh hoài bão của mình. Đặc biệt là tuổi học trò- lứa tuổi tươi đẹp, ngây thơ trong sáng nhất.
Gắn với mỗi con người, là những ước mơ khác nhau, có những ước mơ vĩ đại, đôi lúc lại viển vông là trở thành tỷ phú, hay có những ước mơ nhỉ bé gắn liền với thực tế là được hạnh phúc bên gia đình, có một bữa cơm ấm cúng, chỉ là được sống trong vòng tay yêu thương của cha mẹ.
Khi ta sống có ước mơ thì mỗi ngày trôi qua, không đơn giản là ta hoàn thành công việc của ngày hôm đo, mà còn góp phần tích cực thực hiện ước mơ. Trong cuộc sống, những người biết ước mơ muốn biến ước mơ thành hiện thực phải có lòng quyết tâm cao độ. Họ thường tập trung làm những phần việc mà mình yêu thích để thực hiện ước mơ. Họ lập ra kế hoạch cho cuộc đời mình và ngày ngày hiện thực hoá nó. Ý chí, lòng kiên nhẫn và sự dũng cảm của họ càng được tôi luyện qua những thử thách và khó khăn mà họ từng nếm trải trong cuộc đời. Họ có ước mơ cũng như họ đã có cả gia tài.
Những người không có ước mơ thì sao? Khi ta sống mà không có ước mơ là ta đã đánh mất mục tiêu sống của mình. Khi cái thế giới màu hồng đó bị đánh mất là phải đối diện với thực tế lạnh lùng khô khan. Họ sẽ phải sống theo sự sắp đặt, sống theo rập khuôn vốn có của nó. Họ sẽ được thoả sức đam mê, sáng tạo mà bị bó gọn trong vỏ ốc của sự tự ti và nhút nhát. Điều đó làm cho con ngươi ta thay đổi theo chiều hướng tiêu cực. Để một ngày, họ chợt nhận ra họ không còn là chính mình nữa. Những người không có ước mơ là những người chưa hề suy nghĩ về mục đích sống của bản thân. Họ chán nản và không tâm huyết về công việc mình đang làm. Những người cố gắng đạt được mục đích sống trên con đường đời dù gặp nhiều gian nan, trắc trở nhưng ước mơ luôn là động lực giúp họ đứng lên sau mỗi khó khăn. Còn những người không có ước mơ thì ngược lại. Họ không có động lực để vượt qua khó khăn và luôn bằng lòng với những gì họ đang có.
Người ta nói rằng, hạnh phúc nhất là khi chúng ta sống có niềm ước mơ, thực hiện được những gì mình mong muốn và sống mỗi ngày trọn vẹn với những niềm vui, nỗi buồn. Có quá nhiều người chưa xác định được ước mơ của mình, họ sống như những cái bóng bên lề xã hội, mờ nhạt và vô danh. Bạn có muốn sống một cuộc sống như vậy? Đừng nhé bởi vì chúng ta chỉ sống một lần duy nhất!
3
2
Quỳnh Anh Đỗ
01/02/2019 14:07:38
Đề 1:

Dù là thời Quang Trung, hay hiện tại, việc học và hành luôn có một mối quan hệ mật thiết với nhau – “Học phải đi đôi với hành” thì mới là “học thật”.

Vậy, học được định nghĩa như thế nào?. Có thể hiểu, học là một quá trình giúp ta thu nạp thêm kiến thức và biến kiến thức đó trở thành hiểu biết của bản thân mình. Việc học, không chỉ đơn giản là học từ thầy cô giáo, ta có thể học ở bất cứ đâu và bất cứ lúc nào. Có thể học hỏi kinh nghiệm từ những người lớn tuổi, hay học hỏi trao đổi với bạn bè, hoặc có thể tự học, tự tìm tòi thông qua sách vở hoặc các trải nghiệm thực tế.  Tuy nhiên, nếu chỉ dừng lại ở chữ học, thì việc này chưa thật sự có ý nghĩa. Vì học là để cho bản thân, học phải hữu ích với bản thân, với xã hội. Mọi thứ ta học, ta ghi nhớ trong đầu, phải được áp dụng vào thực tế thì mới chính xác và xứng đáng với những gì ta học. Hay có thể nói, lý thuyết phải được đưa vào cuộc sống, phải thực hiện qua hành động, lao động thực tế thì mới là “lý thuyết sống” còn không, chúng chỉ là lý thuyết suông. Đó chính là lý do mà ta phải có “Hành”.

Vậy hành là gì? Hành chính là những hoạt động, những quy trình, những thao tác vận dụng, những cách giải quyết phù hợp với tình huống thực tế. Hành là “cái động của lý thuyết” khi áp dụng vào thực tế. Lý thuyết chỉ có một, nhưng khi ra ngoài thực tế, mỗi trường hợp, ta sẽ lại có cách áp dụng lý thuyết khác nhau. Có thể nói, hành là hành động, là sự biến hóa dựa trên cơ sở lý thuyết vững chắc. Và hành sẽ giúp ta khẳng định vững chắc và nắm rõ hơn những lý thuyết đã học.

Đúng như lời Bác Hồ đã căn dặn ‘Học mà không hành thì học vô ích, hành mà không học thì hành không trôi chảy”. Lời dạy này đã khẳng định mối quan hệ  chặt chẽ giữa “học” và “hành”. Học và hành luôn phải đi chung và bổ trợ cho nhau. Hành là nơi áp dụng các lý thuyết đã học, giúp chứng mình, củng cố và làm rõ những gì đã học. Còn học lại là nơi cơ sở, bắt nguồn của mọi việc hành, có học thì hành mới vững chắc và an toàn. Đó là lý do mà các môn học luôn có phần thực hành. Từ các thực nghiệm thí nghiệm lý, hóa, sinh, ta có thể hiểu được các phương trình, phép toán, lý thuyết khó hiểu từ lý thuyết của chúng.

Trong chỉ dừng lại ở đó, với La Sơn Phu Tử, trong  bàn luận về phép học” thì “hành” là còn là sự áp dụng đạo lý của thánh hiền vào cuộc sống, biến triết lý thành thực tế để hoàn thiện nhân cách, phẩm giá của con người. Đối với người xưa, học không chỉ làm người, học còn để hiểu Đạo. Đó lẽ lẽ sống, lẽ cư xử đối đãi giữa người với người. Có học, mới hiểu rõ Đạo, mới biết vận dụng đạo lý thành hiền vào cuộc sống. Học không phải là  “đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi, không còn biết đến tam cương, ngũ thường”. Vì cách học vì danh lợi phù phiếm này chỉ khiến “nước mất nhà tan”, sản sinh ra một thế hệ “chúa tầm thường, thần nịnh hót”. “Đạo học thành thì người tốt nhiều,người tốt nhiều thì triều đình ngay ngắn mà thiên hạ thịnh trị” – Đây chính là những gì mà La Sơn Phu Tử đã bàn luận trong tấu chương của mình.

Và tất nhiên, học có hành, thì hành cũng phải có học. Nếu không có lý thuyết làm cơ sở, thì việc hành biết bắt đầu như thế nào, và hành như thế nào là đúng đắn. Thực hành phải có lý thuyết định hướng, như vậy sẽ bớt được rất nhiều thời gian, và giảm thiểu những điều xấu, rủi ro không mong muốn. Đạo làm người cũng vậy, cách cư xử, đối nhân xử thế cũng vậy. Cần có người đi trước dẫn lỗi đưa đường, thì đạo mới đi đúng hướng, người mới có thể “thành nhân”.

Qua bài luận, Phu Tử cũng đã đưa cho vua Quang Trung một phương pháp học đúng đắn: “Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc.Tuần tự tiến lên học đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử. Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm.”  Giáo dục đúng cách, vận dụng hợp lý thì “nhân tài mới lập được công. Triều đình nhờ thế cũng được vững yên”.

Như vậy, từ bài tấu “Bàn luận về phép học” Nguyễn Thiếp, ta có thể thấy “học” và “hành” đều có tầm quan trọng như nhau và quan hệ mật thiết, không thể tách rời. “Học” có vai trò dẫn dắt việc “hành” và “hành” có tác dụng củng cố, chứng minh và hoàn thiện việc học. Từ đó, chúng ta cần phải điều chỉnh phương pháp học sao cho phù hợp, học cần vận dụng lý thuyết hợp lý để đạt kết quả tốt.

2
1
Quỳnh Anh Đỗ
01/02/2019 14:09:40
Đề 2:

Facebook hiện nay hầu như không thể thiếu với một người làm việc hay học tập. Thế nhưng để sử dụng nó một cách đúng đắn và thông mình thì không phải ai cũng biết. Bài viết này không hướng dẫn bạn cách sử dụng chi tiết từng bước như thế nào mà chỉ là những lời khuyên để bạn không quá sa đà vào Facebook.

Ví dụ công việc của bạn hay việc học tập nằm trên Facebook thì bạn hãy sử dụng những lúc thật sự cần thiết. Công việc đó có thể là xem một thông báo hay bàn bạc vấn đề gí đó mà thông qua Facebook. Khi hoàn tất công việc thì đừng nên quá níu kéo với nó mà hãy chuyển sang làm một việc khác trên Facebook hoặc ngoài Facebook thì càng tốt. Điều đó sẽ tập cho bạn một khói quen là hễ sử dụng Facebook là có công việc chứ không phải để tiêu thời gian lãng phí.
Khi bạn làm công việc của bạn trên Facebook xong, thường thì bạn sẽ táy máy mà lướt vài đoạn xem bạn bè có gì hấp dẫn không. Lời khuyên chân thành là nếu trong giờ làm việc hay đang gấp thì hãy gác lại mà lướt Facebook trong những giờ rãnh. Một điều nữa là đừng tự lừa dối bản thân là sử dụng Facebook để làm công việc trong khi bạn đang lướt một cách vô ích. Để bạn không lạm dụng Facebook thì tôi có một số cách như sau:
Đặt hẹn giờ: đặt khoảng thời gian cần thiết như 5 phút hay 10 phút để báo cho bạn biết là sử dụng đã đủ rồi.
Đặt lịch nhắc nhở bằng cách sử dụng các phần mềm của bên thứ 3.
Nhờ những người bạn xung quanh nhắc bạn ví dụ như bạn cùng phòng chẳng hạn
Thật sự thì trên Facebook có rất nhiều trò chơi rất hay được đông đảo bà con cô bác trên khắp thế giới chơi và chia sẻ. Nhưng hầu như chúng hoàn toàn vô bổ chỉ làm lãng phí thời gian của bạn. Hãy chơi khi thật sự cảm thấy chán chường. Và thường thì nhiều game sẽ yêu cầu bạn mời người khác càng nhiều càng tốt. Như vậy đôi khi vô tình làm cho những người bạn của bạn cảm thấy phiền toái. Chắc hẳn bạn cũng từng là nạn nhân phải không? Hãy trân trọng những người bạn bằng những thao tác đơn giản nhất.
Những câu status như thế sẽ làm bạn của bạn cho rằng bạn đang tức giận và làm mất hình tượng rất nhiều mặc dù họ không biết chuyện gì đang xảy ra với bạn. Và những câu status như vậy không giải quyết được gì mà nhiều khi còn làm cho chuyện của bạn trở nên phức tạp hơn.
1
0
Quỳnh Anh Đỗ
01/02/2019 14:12:26
Đề 3:
Trang phục văn hóa đẹp không phải là trang phục đắt tiền, mà là phù hợp với lứa tuổi, tính cách của mỗi người. Nó có thể nhận biết được nghề nghiệp, thẩm mĩ của mỗi người, góp phần thể hiện nhân cách con người, giúp ta tự tin và thành công hơn trong các cuộc giao tiếp.

Trang phục là một người bạn đồng hành gắn bó với chúng ta. Chúng không chỉ để che chở sưởi ấm mà còn thể hiện nhu cầu thẩm mĩ của mỗi cá nhân. Nhiều khi muốn đánh giá tính cách một con người, ta chỉ cần nhìn cách ăn mặc, thái độ đi đứng, cách nói năng, giao tiếp… Nhưng quan trọng nhất, cách ăn mặc vẫn gây ấn tượng ban đầu có ý nghĩa không nhỏ đối với việc đánh giá của mọi người. Quả đúng là cách ăn mặc của con người là cực kỳ quan trọng, bởi ngoài khiếu thẩm mỹ thì bộ trang phục cũng ngầm nói lên rằng chủ nhân mang nó có lịch sự, có văn hoá hay không. Do đó việc lựa chọn trang phục sao cho phù hợp với hoàn cảnh, thời tiết. là quan trọng hơn hết.

Ông cha ta đã nói: “Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân”. Ta sẽ đẹp hơn rất nhiều khi ta biết chọn c

Trang phục là một người bạn đồng hành gắn bó với chúng ta. Chúng không chỉ để che chở sưởi ấm mà còn thể hiện nhu cầu thẩm mĩ của mỗi cá nhân. Nhiều khi muốn đánh giá tính cách một con người, ta chỉ cần nhìn cách ăn mặc, thái độ đi đứng, cách nói năng, giao tiếp… Nhưng quan trọng nhất, cách ăn mặc vẫn gây ấn tượng ban đầu có ý nghĩa không nhỏ đối với việc đánh giá của mọi người. Quả đúng là cách ăn mặc của con người là cực kỳ quan trọng, bởi ngoài khiếu thẩm mỹ thì bộ trang phục cũng ngầm nói lên rằng chủ nhân mang nó có lịch sự, có văn hoá hay không. Do đó việc lựa chọn trang phục sao cho phù hợp với hoàn cảnh, thời tiết. là quan trọng hơn hết.

Ông cha ta đã nói: “Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân”. Ta sẽ đẹp hơn rất nhiều khi ta biết chọn cho mình một trang phục đẹp. Nhưng việc lựa chọn trang phục lại hết sức quan trọng. Trang phục đẹp là trang phục không cầu kì, tuy đơn giản nhưng màu sắc hài hoà, phù hợp với đối tượng, khung cảnh và tuỳ trường hợp giao tiếp. Trang phục còn thể hiện tính cách. Người có một bộ trang phục đơn giản là người giản dị, không cầu kì. Người có một bộ trang phục hợp thời trang, có sự chăm chút là người thích làm đẹp, quan tâm đến hình thức bên ngoài.

Ngoài ra, trang phục có một ý nghĩa rất quan trọng. Nó có thể nhận biết được nghề nghiệp, thẩm mĩ của mỗi người, góp phần thể hiện nhân cách con người, giúp ta tự tin và thành công hơn trong các cuộc giao tiếp.

Đồng phục học sinh có quan điểm là tôn thêm nét đẹp tuổi học trò, đảm bảo tính nghiêm túc, tránh được kiểu ăn mặc kệch cỡm, lố lăng không phù hợp với lứa tuổi ở trường học, giúp xoá bỏ sự ngăn cách và mặc cảm về giàu nghèo giữa các học sinh trong cùng trường, cùng lớp. Không chỉ vậy đồng phục học sinh còn giúp học sinh xây dựng ý thức giữ gìn truyền thống, lòng tự hào về truyền thống nhà trường. Đồng phục trong nhà trường hiện nay rất đa dạng, các nam sinh luôn là áo trắng quần tây xanh, còn các bạn nữ thì đủ các kiểu từ áo trắng, quần tây xanh, áo váy đủ kiểu… nhưng chiếc áo dài vẫn là đẹp nhất. Không phải ngẫu nhiên mà một nhạc sĩ có những ca từ đẹp: “Dù ở đâu, Pa ri, Luân Đôn hay ở miền xa, thoáng thấy áo dài bay trên đường phố, sẽ thấy tâm hồn quê hương ở đó, em ơi”. Trong những trang phục truyền thống của phụ nữ thế giới, có lẽ trang phục áo dài của phụ nữ Việt Nam là một trang phục đẹp nhất vì nó vừa kín đáo, vừa duyên dáng, vừa tôn lên vẻ đẹp của người phụ nữ nhưng lại không thiếu vẻ gợi cảm cần có của một cô gái. Phụ nữ thế giới khi sang Việt Nam đều thích trang phục này, có những vị khách nước ngoài đã ngẩn ngơ đến sững sờ không cất nổi bước chân trước vẻ đẹp quyến rũ của phụ nữ Việt Nam trong trang phục áo dài. Điều này cho thấy học sinh nữ mặc chiếc áo dài trắng đến trường là sẽ thấy mình kín đáo, hồn nhiên, duyên dáng và đẹp hẳn lên.

Không gì đẹp mắt hơn bằng khi mỗi sáng từng nhóm nữ sinh tung tăng với chiếc áo dài thước tha đến trường. Vậy mà hiện nay nhiều bạn học sinh nam bắt chước các ca sĩ, nghệ sĩ chạy theo những trang phục kiểu cách. Các bạn hãy luôn nhớ rằng đừng chạy theo bắt chước người khác trong ăn mặc, hãy tiếp thu cái mới nhưng có chọn lọc. Còn về các học sinh nữ, đi ngoài đường, trời nắng nóng, các bạn có thể mặc áo khoác nhưng vào lớp không nên mặc vì nó tạo một cảm giác nóng nực cho không gian chung quanh, cho lớp, cho thầy cô. Mọi người như phát sốt khi thấy các bạn nữ khoác mấy lớp áo, hơn nữa lại không đẹp tí nào bởi vì nó lộn xộn, đủ kiểu áo, đủ màu. Những chiếc áo đó đã che mất bộ đồng phục chiếc áo dài trắng xinh xắn, hồn nhiên, thanh khiết của tuổi học trò, chỉ trừ những ngày se lạnh hoặc sức khỏe có vấn đề thì các bạn mới nên mặc áo khoác trong lớp để bảo vệ sức khỏe. Chắc chắn rằng các bạn nữ sẽ đẹp hơn, thánh thiện hơn. Đặc biệt các bạn học sinh nữ ngày nay rất chuộng những chiếc áo trắng đồng phục được cách điệu quá mức. Còn quần thì ôi thôi đủ kiểu, hết ống loe lại đến ống bó, ống đứng, hết lưng cao lại đến lưng xệ, đáy ngắn. Các bạn hãy hòa nhập, biết chọn lọc cái nào đẹp và phù hợp với lứa tuổi, môi trường, hoàn cảnh của mình, không nên cách điệu đồng phục để trở nên “khác người”.

Trang phục đẹp không phải là trang phục đắt tiền, mà là phù hợp với lứa tuổi, tính cách của mỗi người. Tránh ăn mặc hở hang, chưng diện không phù hợp. Chọn trang phục hài hòa, lịch sự, thể hiện tính cách riêng của mỗi người. Trang phục trẻ trung, dễ thương có thể giúp bạn chống stress, giải tỏa căng thẳng mỗi khi cảm thấy mệt mỏi. Nói tóm lại, việc lựa chọn trang phục cho phù hợp lứa tuổi là điều mà mỗi học sinh chúng ta cần quan tâm đúng mức để làm nên cái đẹp cho cuộc sống, đẹp là điều mà mỗi chúng ta cần quan tâm để tô thêm nét đẹp văn hóa.
1
0
Quỳnh Anh Đỗ
01/02/2019 14:16:50
Đề 4:

Cuộc đời chúng ta là một bức tranh với những gam màu khác nhau, có phần rực rỡ thì cũng có khúc trầm ấm hơn, có lúc thăng hoa thì cũng đôi khi tĩnh lặng, tất cả đều hòa quyện và hỗ trợ nhau tạo nên một tổng thể bức "mỹ họa" tuyệt vời nhất.

Trên con đường người trẻ vẫn luôn đi để tìm cho mình các "vật dụng", "tư liệu" để vẽ nên bức tranh cuộc sống. Trên đường đi sẽ có những cột mốc mà tại đó, chúng ta như được hóa thân để có thể trở thành một cá thể hoàn toàn khác, được trang bị nhiều kĩ năng hơn, mạnh mẽ hơn, tự tin hơn và tất nhiên là cũng ngày một trưởng thành hơn.

Đôi khi, chúng ta lại quên đi tầm quan trọng của những "bước chân", những khoảnh khắc quý giá này, hoặc cũng có thể sống quá nhanh mà không kịp trân trọng nó đúng mức. Bạn biết không, chính chúng sẽ gián tiếp trở thành bước đệm hình thành nên con người của chúng ta sau này đấy.

Nếu nói đến đôi chân thì chắc hẳn chẳng ai không biết đến khoảnh khắc chúng ta sử dụng chúng lần đầu tiên – lúc chập chững cùng những bài tập đi thời thơ ấu.

Sau này nếu có cơ hội trở thành cha mẹ, các bạn sẽ biết rằng một trong những niềm hạnh phúc nhất của họ chính là khoảnh khắc con mình có thể đi những bước đi đầu đời. Và nếu thực tế có thể nhớ và cảm nhận được niềm vui trong khoảnh khắc đó thì chắc hẳn đó sẽ là một trong những trải nghiệm siêu "kul" của chúng ta ấy nhỉ!

"Ngày đầu tiên đi học,

mẹ dắt em đến trường

em vừa đi vừa khóc

mẹ dỗ dành yêu thương"

(Ngày đầu tiên đi học).

Lúc nhỏ chẳng ai trong chúng ta muốn đến trường cả, chỉ cần nghĩ đến phải rời xa gia đình nhỏ của mình, đặt chân vào một môi trường hoàn toàn mới, tiếp xúc với rất nhiều người lạ mặt thì đã sợ "xoắn" hết cả lên rồi phải không nào? Chưa kể là bỗng dưng từ "trên trời rơi xuống" cả đống bài tập nữa chứ.

Nhưng thú nhận đi, giờ đây khi chúng ta nhớ lại khoảng thời gian đầu tiên đi học, ai cũng bồi hồi và mong muốn có thể mua ngay một tấm vé để quay trở về tuổi thơ của mình, có thể cùng bạn bè học tập, phấn đấu theo đuổi một ước mơ "ngây ngô" nào đấy mà chẳng cần phải lo nghĩ gì nhiều về những chuyện của thế gian. Những bước nhảy chân sáo hạnh phúc trong bộ đồng phục đi học là cả một bầu trời tuổi thơ đầy trong sáng.

Lớn thêm một chút, chúng ta lại càng bị cuốn vào những thú vui bên bạn bè. Lúc thì cùng nhau đi ăn vặt, uống trà sữa, cùng đi mua sắm, xem phim, hứng lên thì cả bọn lại kéo nhau đi du lịch xa, ngắm nhìn những ngọn núi hùng vĩ, những khúc sông với sức chảy dạt dào, những cánh đồng bạt ngàn màu xanh nhựa sống...

Đôi khi, vì bị cuốn vào những thú vui bên nhóm bạn thân mà chúng ta lại quên mất chăm sóc chính bản thân mình, hay dành đủ thời gian bên gia đình đấy. Hãy luôn biết cân bằng mọi thứ để sức khỏe cũng như các mối quan hệ khác không "biểu tình" nhé.

"Với mình, tuổi trẻ là sống hết mình. Làm những gì mình thích, phấn đấu vì những gì bản thân ước mơ và ấp ủ, và cố gắng trải nghiệm tất cả mọi thứ trên đời nhiều nhất có thể. Mình cực thích cái cảm giác để bản thân một mình "lạc" tại một đất nước xa lạ. Tại đây, mình sẽ học được cách tự lập, hiểu văn hóa nước bạn, cảm nhận được tình yêu của con người và học được cách... nhớ nhà nữa chứ". Đó chính là "tuổi trẻ" của cô bạn Uyên Nguyễn (Q.3, TP.HCM) đấy.

Hãy thử tưởng tượng sau này khi chúng ta già đi, nhìn lại khoảng thời gian cũ, chúng ta sẽ tiếc nuối nhất cho điều gì? Phải chăng chính là nỗi niềm chưa thực hiện được nhiều thứ, để lại nhiều kỉ niệm cho bức tranh tuổi trẻ của mình?

Dòng đời cuồng quay bận rộn, đôi lúc chúng ta sẽ cảm thấy thật lạc lõng, để rồi lại có những giây phút thẫn thờ nhớ lại những kỉ niệm tuổi thơ, để ngày dần trôi về phía cũ. Đây cũng chính là lúc chắc chắn chúng ta sẽ cảm thấy mình thật bé nhỏ và chỉ muốn trở về bên mái ấm gia đình, trong vòng tay bè bạn mà thôi.

Nhớ nhé, dù chúng ta có "bước đi" đâu thật xa đi nữa thì vẫn có những người luôn yêu thương, ở đấy và chờ đợi chúng ta trở về. Đừng quên những giá trị chân thật này để luôn tạo cho mình một điểm tựa tinh thần vững chắc nhất, tạo động lực giúp chúng ta sống tiếp những tháng ngày đẹp nhất của cuộc đời.

"Phút giây này em giữ muôn đời

Mai này mang theo khắp nơi

Khoảnh khắc ấy tuyệt vời

Nguyện giữ mãi trọn đời"

Hãy luôn trân trọng mọi khoảnh khắc trong cuộc sống, đặc biệt là những cột mốc đặc biệt, khiến chúng ta luôn ghi nhớ trong trái tim của mình. Đây cũng chính là hành trang trọn đời, tô vẽ nên bức tranh cuộc sống của mỗi người chúng ta đấy.

3
0
Quỳnh Anh Đỗ
01/02/2019 14:21:56
Đề 5:

Trong cuộc sống mỗi người sinh ra đều có những ước mơ và hoài bão cho bản thân mình, con người nuôi dưỡng ước mơ từ thời thơ ấu và cố gắng lập cho mình những kế hoạch để thực hiện được những ước mơ và hoài bão đó vì vậy dân gian ta thường có câu “Sống là phải biết mơ”.

Sống là con người tồn tại và có những đóng góp công sức và trí tuệ của mình cho cuộc đời này. Sống có ích là con người biết đóng góp và nổ lực cho cuộc sống, sống không đơn thuần chỉ là sống mà con người cần phải sống như thế nào để có ích cho cuộc sống này. Ước mơ đó là những điều mong ước của con người, đó là những dự định, những hoài bão mà con người đặt ra để phấn đấu đạt được trong cuộc sống này. Con người sinh ra đều cần có những ước mơ và hoài bão cho bản thân mình, sống mà khống có ước mơ con người đó là con người không có lý tưởng sống. Sống và cống hiến là nhiệm vụ và trách nhiệm lớn lao của mỗi thành viên trong xã hội này, con người cần đặt ra cho mình những kế hoạch để thành công. Mỗi con người thành công đều xuất phát trong mình những ước mơ và hoài bão nó được mỗi người nuôi dưỡng và ấp ủ trong những năm tháng còn học tập trên ghế nhà trường.

Tuổi trẻ mỗi con người chúng ta cần rèn luyện cho bản thân những đức tính tốt, và kiên trì bền bỉ đó là mục đích của việc lên kế hoạch đến thành công, thành công đó là mong ước của mỗi người, nhưng không phải cá nhân nào cũng đạt được thành công. Có người đã từng nói “Con người không bao giờ thất bại đơn giản là họ đã thất bại trong việc lên kế hoạch để thành công”. Mỗi người hãy đặt ra cho mình những kế hoạch những dự định có khoa học để đi tới những ước mơ cho bản thân mình, có như vậy chúng ta mới đạt được những thành công như mong muốn.

Cuộc sống luôn luôn chưa đựng những trông gai và cả những thử thách nhưng dũng cảm vượt qua nó và dám đối mặt với những khó khăn và thử thách đó con người sẽ đạt được nhưng điều mà mình mong muốn. Khó khăn và thử thách sẽ trở thành vô hình nếu chúng ta biết đối diện và biến những khó khăn và thử thách đó thành những động lực để chúng ta cố gắng hơn cho cuộc sống này.

Những ước mơ lớn lao sẽ đem lại những thành quả lớn lao, con người không quản ngại mà cố gắng để đạt được những ước mơ và hoài bão đó. Mỗi người sẽ chẳng bao giờ thất bại nếu họ luôn trang bị cho mình những kiến thức những kế hoạch cho tương lai một cách khoa học và áp dụng vào thực tiễn rất hợp lí và đầy những kiến thức cần thiết.

Có ước mơ và hoài bão sẽ giúp cho con người cố gắng và vươn lên trong cuộc sống. Cuộc sống sẽ tràn ngập những niềm vui và cả những những tiếng cười rộn rã bởi con người luôn sống có mục đích và họ vươn lên trong mỗi hoàn cảnh mỗi tình huống nào. Hoàn cảnh của cuộc sống đầy như thăng trầm, nó chưa đựng rất nhiều những sóng gió và cả những thử thách nếu con người có chí và kiên trì vượt qua thì con người đó sẽ thành công. Thành công của một người là chứa đựng trong đó rất nhiều yếu tố, cuộc sống không chỉ tràn ngập những con đường thẳng tắp để đi tới tương lai mà xen kẽ vào đó là những cạm bẫy nếu con người sáng suốt và vượt qua nó thì con người đã thành công. Năng lực và phẩm chất là rất cần thiết ở mỗi con người, con người phải luôn luôn phấn đấu và rèn luyện năng lực và phẩm chất đạo đức của bản thân mình có như vậy chúng ta mới thực sự thành công trong việc lên kế hoạch để đi đến những ước mơ và hoài bão của mình.

Là học sinh chúng ta nên sắp xếp cho mình những kế hoạch để thực hiện những ước mơ và hoài bão đó. Trong học tập chúng ta cần ra sức học tập và rèn luyện, rèn luyện để trang bị cho bản thân những kiến thức cần thiết và cả những phẩm chất đạo đức cao đẹp, có như vậy chúng ta mới tạo cho mình những phẩm chất tốt, để cố gắng trong cuộc sống này. Học tập không chỉ trên sách vở và mà cần phải học tập những điều quý giá từ cuộc sống và cả những trải nghiệm của bản thân đó là những điều mà mỗi người cần rèn luyện cho bản thân.

Có rất nhiều những tấm gương sáng trong cuộc sống mà mỗi chúng ta ai ai cũng đều biết, Chủ Tịch Hồ Chí Minh người có tài năng và những phẩm chất đạo đức tốt đẹp đã có những ước mơ và hoài bão lớn lao cho bản thân mình, để đạt được những hoài bão và ước mơ đó Bác đã cố gắng tu dưỡng bản thân để có được những thành quả cho dân tộc Việt Nam. Bác đã cố gắng tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam, dân tộc Việt nam đạt được những tự do cũng phần lớn là nhờ công lao của Bác Hồ kính yêu.

Ước mơ là những thứ quý giá cần có cho mỗi con người trong cuộc sống này, muốn đạt được thành công mỗi người cần có những ước mơ và hoài bão lớn lao. Mỗi con người trong cuộc đời này ai ai cũng đều có ước mơ hoài bão của riêng mình, hãy sống có mực đích và luôn đặt ra mục tiêu hoài bão để có thể thực hiện được những ước mơ đó của riêng mình “Sống là phải biết ước mơ”.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×