Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Rút ra khái niệm, đặc điểm thể loại và những đóng góp của truyện thơ nôm trung đại?

2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
10.804
7
5
Trần Lan
19/09/2016 14:16:43
Khái niệm:
Truyện Nôm là một bộ phận văn học khá độc đáo và có giá trị của nền văn học phong kiến Việt Nam. Ðây là một loại hình tự sự có khả năng phản ánh hiện thực với một phạm vi tương đối rộng, vì vậy có người gọi truyện thơ Nôm là trung thiên tiểu thuyết (tiểu thuyết vừa). Bộ phận văn học này được sáng tác bằng chữ Nôm và phần lớn được viết theo thể lục bát- thể thơ quen thuộc nhất với quần chúng. Một số ít khác viết theo thể thất ngôn bát cú (thơ Ðường luật), tác phẩm Lâm Tuyền kỳ ngộ thuộc loại này.

Đặc điểm:
1.Nội dung
Vấn đề trung tâm đặt ra trong hầu hết các truyện Nôm bình dân là cuộc đấu tranh của những người bị áp bức chống cường quyền bạo chúa bảo vệ tình yêu thủy chung, bảo vệ hạnh phúc gia đình, bảo vệ nhân phẩm. Qua cuộc đấu tranh nhiều khi không cân sức ấy, tác giả truyện Nôm bình dân có ý thức làm nổi bật hai vấn đề cơ bản sau:
- Tố cáo bộ mặt thối nát, tàn bạo của xã hội phong kiến trên bước đường suy vong của nó.
- Ðề cao phẩm chất tốt đẹp của quần chúng lao động.
- Ngoài ra các tác giả truyện Nôm bình dân cũng thường đưa ra những cách giải quyết tích cực, tiến bộ các vấn đề xã hội.
Ba vấn đề này được coi là ba đặc điểm chính về nội dung của truyện Nôm bình dân. Ba đặc điểm này cũng đã nói lên rằng truyện Nôm  bình dân có một nội dung gần gũi với quan niệm đạo đức, thẩm mĩ của quần chúng lao động.

2.Ðặc điểm nghệ thuật.
2.2.1.Kết cấu cốt truyện.
- Truyện Nôm bình dân có một phong cách gần giống với truyện cổ dân gian, có thể coi nó là gạch nối giữa văn học dân gian và văn học bác học.
- Phần lớn các truyện bình dân này đều mượn kết cấu, cốt truyện của truyện cổ dân gian và bảo lưu khuôn dạng của truyện cổ. Cơ sở cốt truyện là xung đột xã hội, xung đột giữa thiện, ác nhưng các truyện Nôm bình dân chỉ biểu hiện ở góc độ bảo vệ tình yêu, hạnh phúc; chống lại sự thống trị của giai cấp phong kiến; kết cấu theo đường thẳng; kết thúc có hậu; tình tiết phát triển theo sự phát triển của nhân vật chính.
- Tuy nhiên so với văn học dân gian, truyện Nôm bình dân cũng có một số nét khác biệt thể hiện của một thể loại có khả năng phản ánh hơn truyện cổ như tác giả đã chú ý mô tả một số cảnh sinh hoạt xã hộivà con người, yếu tố trữ tình ít nhiều đã có vị trí đáng kể, thỉnh thoảng có tác giả đã chú ý miêu tảí tâm trạng của nhân vật. Ngoài ra truyện Nôm bình dân cũng không còn những lời bình luận, triết lý về cuộc đời của tác giả ở đầu hay cuối truyện như ở truyện cổ.

2.2.2.Nhân vật.
Nhà văn quan tâm đến việc dựng câu chuyện, đến hành động chứ không chú ý đến tâm lý nhân vật. Thường nhân vật phản diện thành công hơn nhân vật chính diện. Nhiều nhân vật còn rất đơn giản mặc dù đã đúng về bản chất.

2.2.3.Phương pháp sáng tác.
Ðã có sự kết hợp giữa yếu tố hiện thực và lãng mạn nhưng sự kết hợp này còn non nớt vô cùng, nó chưa phản ánh được một cách chân thực quá trình phát triển biện chứng của nhân vật, mỗi truyện đều chưa có được phong cách riêng, nhiều chuyện còn có chung môtip về nhân vật chính diện (nho sĩ nghèo đỗ trạng nguyên(bị ép duyên rồi vì từ chối mà bị hãm hại hoặc đi sứ xa, sau được sum họp).

Đóng góp:
Truyện bình dân vẫn là một bộ phận văn học có giá trị, là vốn quý trong gia tài văn hóa chung của dân tộc. Bộ phận văn học này đã đóng góp tiếng nói vào loại hình tự sự của nền văn học nước nhà. Cùng với các bộ phận truyện Nôm khác, bộ phận truyện Nôm khuyết danh tạo nên một nền rộng rãi để trên cơ sở đó xuất hiện kiệt tác Truyện Kiều của Nguyễn Du.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
1
Ni Lin
15/02/2021 23:42:53
THỂ LOẠI TRUYỆN NÔM VÀ SỰ PHÁT CỦA THỂ LOẠI VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM 
1. Mở đầu
1.1. Mấy vấn đề cơ bản về thể loại trong Văn học trung đại Việt Nam
Nhà nghiên cứu văn học người Nga- Tiến sĩ B.L.Ripstin đã nhận xét về thể loại văn học trung đại Phương Đông như sau: “ Thể loại trong văn học trung đại là một phạm trù chủ đạo được thể hiện trong cách thường xuyên nêu bật nó lên ở ngay tên gọi tác phẩm”[6;tr.114].
Như vậy, trong văn học trung đại, vấn đề thể loại có thể xem là vấn đề trung tâm, là “nhân vật chính của văn học”. Có lẽ vì thế mà các nhà thư tịch học, các nhà nghiên cứu văn học từ trước đến nay đều quan tâm đến thể loại, đến việc phân chia các thể loại văn học trung đại.
Ở Việt Nam, ngay từ thời trung đại đã xuất hiện hai công trình phân loại thư tịch của Lê Quí Đôn ( thiên “Nghệ văn chí” trong Đại Việt thông sử) và của Phan Huy Chú thiên “Văn tịch chí” trong Lịch triều Hiến chương loại chí).
Lê Quí Đôn ( 1726- 1784) – nhà thư tịch đầu tiên của nước ta đã chia thư tịch cổ Việt Nam thành 4 loại: Hiến chương; Thi văn; Truyện kí và Phượng kĩ. Qua 16 bộ sách dẫn ở mục Hiến Chương chúng ta thấy toàn là VHCN hành chính như sách viết về quan chế, đại điển, hình lễ, trị binh, bang giao, luật thư, sĩ loạn, địa đồ. Phần Phượng kĩ gồm 14 bộ sách cũng đều là chức năng tôn giáo. Chỉ có hai phần Thi văn và Truyện kí là liên quan đến VHNT.
Phan Huy Chú (1782- 1840) đẩy việc phân loại tác phẩm văn học lên một bước. Phan Huy Chú chia thư tịch thành 5 loại: Hiến chương; Kinh sử; Thi văn, Truyện kí, Phượng kĩ (tuy Phan Huy Chú chỉ ghi phụ chép thêm loại phượng kĩ nhưng cách phụ chép thêm này cũng đã mặc nhận đó là một loại sách độc lập với các loại kia). So với Lê Quí Đôn, bước tiến của họ Phan là ở chỗ ông đã chia ra một loại mới- loại kinh sử và nhờ đó ông đã hợp lí hơn họ Lê khi phân biệt ranh giới giữa sách kinh sử và truyện kí.
Tiếp theo công trình của Lê Quí Đôn và Phan Huy Chú phải nhắc tới quyển sách đầu tiên trình bầy các thể thơ văn cổ ở nước ta là Việt Hán văn khảo của Phan Kế Bính. Trong đó tác giả kể đến: thơ, phú, văn tế, minh, trâm, tán, ca ngâm khúc điệu, các ca khúc, các điệu ca khúc, diễn kịch, đối liên, kinh nghĩa, văn sách, tứ lục, hịch, văn xuôi, văn kí sự, văn tự. Kế đó là cuốn Quốc văn cụ thể của Bùi Kỉ, giới thiệu các thể thơ văn như sau: lục bát, song thất lục bát, hát xẩm, hát nói miễu, thơ cổ phong, Đường luật, minh, trâm, tán, từ khúc, phú, văn tế, chiếu, biểu, cáo, hịch, trướng, kinh nghĩa, văn sách, tựa, truyện, kí, bia, luận, chèo, tuồng…Có thể nói đây cũng chưa phải là những công trình giới thiệu đầy đủ các thể loại văn học trung đại.
Công trình Thơ ca Việt Nam ( hình thức và thể loại) của Bùi Văn Nguyên và Hà Minh Đức đã giới thiệu có hệ thống các thể và hình thức thơ ca nhưng đó chủ yếu mới tính riêng về thơ ca, mặc dù trong sách bao gồm cả phú, văn tế, văn xuôi cổ…
Nguyễn Huệ Chi trong bộ sách Thơ văn Lí- Trần đã đề xuất mô hình phân chia hệ thống thể loại VHTĐVN thành 5 loại sau:
1. Thơ ca:
Gồm: Thơ sấm vĩ; thơ suy lí, thơ trữ tình, thơ tự sự
2. Biền văn:
Gồm: phú; hịch, cáo; chiếu, chế; biểu tấu
3. Tản văn:
Gồm: văn bình luận; văn thư tín; văn ngũ lục
4. Tạp văn : → luận thuyết tôn giáo
5. Truyện kể:
Gồm: truyện; sử; bi, kí
[1; tr.184]
Đây là cách phân loại theo hình thức tổ chức ngôn từ là chính, phù hợp với đặc trưng của văn học trung đại. Tuy nhiên theo GS.Trần Đình Sử thì “nếu ghép ba loại văn: biền văn, tản văn, tạp văn vào một loại văn thì sẽ có sức bao quát hơn thành ba loại lớn: thơ, văn, truyện” [7; tr92].
Trần Đình Sử trong công trình Thi pháp văn học trung đại Việt Nam cũng đã đưa ra quan niệm của mình về vấn đề phân loại: “Theo quan niệm của chúng tôi…văn học trung đại trước hết là văn chương của ngôn từ, là nghệ thuật của từ ngữ. Do đó việc phân loại văn học trung đại gắn với việc phân hóa về thể loại văn- hình thức mang nội dung cố định để tổ chức văn bản…Do đó hệ thống thể loại VHTĐVN nên phân chia theo thơ, phú, văn, truyện, tuồng, chèo…” [7; tr93].
Nhìn chung,có những mâu thuẫn trong bức tranh hệ thống phân loại cũng như có nhiều quan điểm phân loại hệ thống ấy cũng bởi các lí do “tất cả các thể loại văn học trung đại không một thể loại nào mang được tính chất thuần túy văn học…Nhưng mặt khác, thứ hai không có thể loại nào là không thể đạt tới chất văn học…Bình Ngô đại cáo, Hịch tướng sĩ đều là thiên cổ hùng văn mà không phải mọi bài cáo, bài hịch nào đều như vậy. Thứ ba, chất văn học của chúng không nằm khít trong qui phạm thể loại, mà nằm trong xu thế siêu việt các qui phạm ấy”[7; tr.91].
Các nhà nghiên cứu đã chia VHTĐ thành hai loại hình là VHCN và VHNT. Qui luật chung của thể loại văn học trung đại là đi từ những thể loại VHCN đến những thể loại VHNT. Nhà nghiên cứu R.L.Riptin khẳng định: “vào những thế kỉ trung cổ, trung tâm của hệ thống văn học chính là những thể loại hoàn toàn mang tính chức năng. Còn đối với những thể loại có tính chức năng yếu hoặc hoàn toàn không có tính chức năng (chẳng hạn những loại VXTS khác nhau) thì chúng tồn tại ở bên ngoài rìa hoặc hoàn toàn nằm ngoài phạm vi hệ thống văn học vốn được các nhà lí luận trung cổ thừa nhận. Trong thời kì quá độ chuyển sang văn học cận đại đã diễn ra sự biến chuyển đáng kể trong hệ thống đó: cái trước kia nằm bên ngoài rìa của nó ( chẳng hạn như VXTS, kịch…) giờ được chuyển vào trung tâm, còn những tác phẩm có tính chất chức năng thì ngược lại, rút lui ra ngoài rìa hoặc hoàn toàn nằm ngoài phạm vi của hệ thống văn học”. [6; tr108].
Căn cứ vào những điều vừa khái quát trên về vấn đề thể loại trong văn học trung đại nói chung và VHTĐVN nói riêng có thể nêu lên đặc trưng thể loại của VHTĐVN giai đoạn X- XV như sau:
a. Văn học được chia làm hai loại: Văn học chức năng (VHCN) và Văn học nghệ thuật (VHNT). VHCN gồm có chức năng lễ nghi tôn giáo ( Thiền uyển tập anh, Tam tổ thực lục, Việt điện u linh, Thơ Thiền…); chức năng hành chính, xã hội ( Thiên đô chiếu, Hịch tướng sĩ, Bình Ngô đại cáo…); chức năng hành chính, sử học ( Đại Việt sử kí, Đại Việt sử kí toàn thư). VHNT gồm một số tập văn xuôi chữ Hán như Lĩnh Nam chích quái, Nam Ông mộng lục và những sáng tác thơ ca nhà nho.
b. Hệ thống thể loại được người Việt tiếp thu, kế thừa có chọn lọc nguồn văn học Trung Hoa, đồng thời dần đi đến quá trình cải biến, việt hóa, sáng tạo theo hướng dân tộc, nhằm từng bước xây dựng một nền văn học độc lập, đậm đà bản sắc dân tộc.
Hệ thống thể loại mang tính CNHC và CNLN như chiếu, chế, biểu, văn bia, văn tế, cáo, từ mệnh…được ông cha ta tiếp thu, viết nên những áng văn bất hủ như Thiên đô chiếu, Hịch tướng sĩ văn, Việt điện u linh tập, Bình Ngô đại cáo, Quân trung từ mệnh tập…
Các thể thơ tứ ngôn, ngũ ngôn, lục ngôn, thất ngôn…viết theo loại tứ tuyệt, bát cú hoặc trường thiên; các thể ca, hành, từ khúc, từ phú…cũng được chúng ta tiếp thu dùng để phản ánh tư tưởng, tình cảm của người Việt. Thơ chữ Hán do người Việt sáng tác ở thế kỉ X- XV đạt tới trình độ khá điêu luyện.
Cùng với những tên tuổi gắn liền với thành tựu văn học thế kỉ X- XV như Đỗ Pháp Thuận, Khuông Việt, Lê Văn Hưu, Phạm Ngũ Lão, Phạm Sư Mạnh, Lê Quát, Trần Nhân Tông, Chu Văn An, Đồng Kiên Cường, Trần Nguyên Đán, Nguyễn Phi Khanh, Lí Tế Xuyên, Trần Thế Pháp, Ngô Sĩ Liên, Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông…chúng ta còn một số tác phẩm khuyết danh như Đại việt sử lược, Thiền uyển tập anh, Tam tổ thực lục…
Bên cạnh đó truyện văn xuôi tự sự cũng có sự trưởng thành vượt bậc. Từ việc tiếp thu, kế thừa những thể loại VHCN như CNLN tôn giáo để viết Thiền uyển tập anh, Việt điện u linh, Tam tổ thực lục…người Việt đã tiến tới cải tiến, sáng tạo nên những tác phẩm VHNT nhưLĩnh Nam chích quái và đặc biệt là Thánh Tông di thảo…
Song song với việc tiếp thu và sử dụng các thể loại văn học Trung Hoa bước đầu các tác giả văn học giai đoạn X- XV đã việt hóa thành công thơ Đường và Phú. Việc việt hóa thành công thơ Đường luật đã mở ra một triển vọng mới cho thơ ca Việt Nam. Và Thơ Nôm Đường luật đã trở thành một thể loại được người Việt ưa chuộng. Với Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi,Hồng Đức quốc âm thi tập của các tác giả thời Lê Thánh Tông, văn học chữ Nôm đã có vai trò khai sáng và đặt những viên gạch vững chắc đầu tiên cho văn học Tiếng Việt phát triển ở những giai đoạn sau. Phú là một thể loại được tiếp thu từ truyền thống văn học Trung Hoa. Trong giai đoạn thế kỉ X- XV, phú Việt Nam có hai loại: phú chữ Hán (ví dụ: Ngọc tỉnh liên phú, Bạch Đằng giang phú, Chí Linh sơn phú, Xương Giang phú, Trảm xà kiếm phú, Diệp mã nhi phú, Lam sơn lương thủy phú…) và phú chữ Nôm ( ví dụ: Cư trần lạc đạo phú, Vịnh Vân Yên tự phú, Ngã ba hạc phú, Lương Như Long phú, Cung trung bảo huấn phú, Phụng Thảnh xuân sắc phú…).
Nhìn chung, qua phần giới thiệu sơ lược về thể loại trong VHTĐVN giai đoạn X- XV trên đây, ta thấy rằng ở mỗi một thể loại người Việt đều có ý thức vừa tiếp thu, kế thừa có chọn lọc từ nguồn văn học phong phú của Trung Hoa vừa cải biến, việt hóa, sáng tạo theo hướng dân tộc.
c. Những thể loại do người Việt chế tác ra và sử dụng mang tính thuần Việt.
Các nhà nghiên cứu vẫn xem VHTĐVN là nền văn học trẻ, được cắt chiết, bứng trồng chủ yếu từ nền văn học già Trung Hoa. Tuy nhiên trong quá trình tiếp biến văn hoá, văn học ấy người Việt đã không ngừng lựa chọn, sáng tạo những giá trị phù hợp với tâm lí, thẩm mĩ dân tộc. Không những thế ở những giai đoạn cuối của nền văn học trung đại, cha ông xưa còn chế tạo ra những thể loại văn học thuần Việt để sử dụng sáng tác những tác phẩm văn học được đông đảo quần chúng nhân dân đón nhận như Truyện Nôm, Ngâm khúc, Hát nói, Tuồng. Đây là những thể loại hết sức độc đáo mà chúng ta cần quan tâm khi nghiên cứu văn học trung đại Việt Nam. Trong khuôn khổ bài viết nhỏ này chúng tôi chỉ chọn để giới thiệu một thể loại mà bản thân yêu thích, đó là thể loại Truyện Nôm.
2. Nội dung:
2.1. Những vấn đề chung
2.1.1. Vị trí, vai trò của thể loại Truyện Nôm lục bát
Cùng với Thơ Nôm Đường luật, Ngâm khúc, Truyện Nôm là một trong ba thể loại lớn được viết bằng ngôn ngữ dân tộc. Tuy nhiên xét về nhiều phương diện thì Truyện Nôm vẫn là một thể loại giữ vị trí hàng đầu.
Nếu xét về mặt lịch sử chúng ta thấy Truyện Nôm ra đời là một tất yếu lịch sử, tuân theo quy luật phát triển của thể loại văn học trung đại Việt Nam. Còn xét về mặt thể loại, nếu xem thể loại là một kiểu tổ chức tác phẩm, một kiểu giao tiếp nghệ thuật thì mỗi một tác phẩm ở mỗi thể loại nhất định đều là một chỉnh thể nghệ thuật có thi pháp riêng. Do vậy Truyện Nôm cũng là một chỉnh thể nghệ thuật, có những đặc điểm riêng về thi pháp.
Nhà nghiên cứu văn học Rip-tin đã chia văn học thành hai nhóm bộ phận: văn học chức năng và văn học nghệ thuật; văn học cao cấp (văn học chính thống) và văn học bình dân. Áp dụng cách phân chia này vào văn học trung đại Việt Nam chúng ta thấy: giai đoạn đầu văn học chức năng phát triển, giữ vị trí trung tâm, đến giai đoạn sau thì văn học nghệ thuật phát triển, chiếm ưu thế; văn học cao cấp chủ yếu là văn học chữ Hán còn văn học bình dân là văn học chữ Nôm. Vấn đề đặt ra là Truyện Nôm thuộc văn học dân gian hay văn học viết? Để trả lời câu hỏi này chúng ta cần xem xét trên nhiều yếu tố như phương thức tái hiện (tồn tại cả hai dạng: văn bản và phi văn bản), phương thức lưu truyền (dưới nhiều hình thức: các nghệ nhân kể, hát xẩm, chèo, cải lương, tranh ảnh…), bản chất thể loại gắn với thể thơ lục bát, rất gần với dân gian. Như vậy, Truyện Nôm là một thể loại khá phức tạp, có cội nguồn sâu xa và liên quan nhiều đến văn học dân gian. Và đây cũng là thể loại có nhiều thành tựu lớn nhất trong văn học trung đại Việt Nam.
2.1.2. Cơ sở xã hội, lịch sử, văn hoá của sự hình thành và phát triển Truyện Nôm.
Phần này chúng tôi giới thiệu khái quát, vắn tắt hai vấn đề sau: 1. cơ sở xã hội-lịch sử hình thành thể loại Truyện Nôm; 2. các tiền đề văn hoá nghệ thuật và sự phát triển của thể thơ lục bát trong khả năng tự sự.
Về cơ sở xã hội- lịch sử: các nhà nghiên cứu đã xác định Truyện Nôm ra đời vào giai đoạn XVI- XVII và phát triển rực rỡ vào thế kỉ XVIII- nửa đầu thế kỉ XIX. Đây là thời kì khủng hoảng trầm trọng, đi đến suy tàn của chế độ phong kiến Việt Nam. Trong thời đại đầy biến động ấy những cuộc đấu tranh trong nội bộ giai cấp phong kiến, những cuộc đấu tranh giữa nông dân với giai cấp phong kiến thống trị diễn ra liên miên, không dứt là minh chứng cho sự đảo lộn trật tự cũ trong xã hội phong kiến. Thêm vào đó, sự phát triển của nền kinh tế hàng hoá cùng với thế lực của đồng tiền và lối sống thị dân lại càng tác động mạnh mẽ vào sự băng hoại của ý thức hệ phong kiến. Và vì thế, chúng ta có thể nghĩ rằng, những tư tưởng dân chủ, tiến bộ như tinh thần đấu tranh chống lại những lễ giáo phong kiến nghiệt ngã, cùng với tinh thần đấu tranh đòi tự do hôn nhân, đồi quyền sống cho người phụ nữ…được biểu hiện trong Truyện Nôm cũng chính là bắt nguồn từ nền tảng kinh tế-xã hội của thời đại lịch sử này.
Về các tiền đề văn hoá nghệ thuật, chúng tôi lưu ý mấy ý sau:
- Ảnh hưởng từ văn hoá, văn học Trung Hoa: người Việt chủ động tiếp thu văn hoá, văn học Trung Hoa trong đó có thể loại
- Sự phục hưng trở lại của Phật giáo, Đạo giáo tạo điều kiện cho truyền thống văn hoá dân gian phát triển hết sức phong phú và đạt tới những thành tựu rực rỡ. Hơn nữa sự tương tác giữa ba yếu tố Nho, Phật, Đạo đã tạo nên một hệ tư tưởng mang nhiều yếu tố duy tâm siêu hình để lí giải hiện thực, số phận con người mà chúng ta bắt gặp khá nhiều trong các Truyện Nôm.
- Quy luật xây dựng hệ thống thể loại trong văn học trung đại Việt Nam: theo cách phân chia của Rip-tin thì hệ thống văn học trung đại chia thành hai bộ phận là văn học chức năng và văn học nghệ thuật. Riêng về văn học nghệ thuật, ở Việt Nam chúng ta có thể kể đến thơ tự tình, văn xuôi chữ Hán và Truyện thơ Nôm. Truyện Nôm là kết quả của quá trình văn học hoá vốn văn hoá, văn học dân gian.
- Đây là một giai đoạn phát cao của ngôn ngữ dân tộc và ngôn ngữ văn học Nôm tức là ngôn ngữ đời sống được văn học hoá. Truyện Nôm vừa kế thừa được thành tự của ngôn ngữ dân tộc vừa là sự phát triển của loại hình tự sự.
2.1.3. Thuật ngữ:
Truyện Nôm cũng đã tồn tại những cách gọi khác nhau như: diễn ca, truyện thơ (có truyện thơ chữ Hán, truyện thơ chữ Nôm, truyện thơ các dân tộc thiểu số), tiểu thuyết diễn ca…Tuy nhiên, khái niệm Truyện Nôm vẫn là tên gọi được biết đến nhiều nhất, phù hợp nhất. Vì không có truyện văn xuôi Nôm nên gọi tắt là Truyện Nôm. Truyện Nôm là loại hình tự sự bằng chữ Nôm, viết bằng thể thơ lục bát.
2.1.4. Về hiện trạng hệ thống tác phẩm
Theo GS. Kiều Thu Hoạch có khoảng 106 Truyện Nôm (có thể hơn nữa?), trong đó mới có gần 50 truyện được phiên âm xuất bản. Điều này có lẽ do giá trị tác phẩm, sự lưu truyền, sự sàng lọc của thời gian. Thực ra có những tác phẩm theo tiêu chí nghiên cứu chưa thể gọi là Truyện Nôm như Lục súc tranh công, Tam quốc thi…
Truyện Nôm phân bố khắc ở ba miền nhưng tập trung nhiều nhất là ở Miền Bắc. Ở Miền Nam cũng xuất hiện vài tác phẩm như Cháng Lía, Lục Vân Tiên…, Miền Trung thì thường được nhắc đến với Phương Hoa, Song Tinh…
Tác giả Truyện Nôm hoặc là có tên tác giả, hoặc là khuyết danh. Tuy nhiên nếu căn cứ vào tiêu chí này để phân loại Truyện Nôm thì chưa thuyết phục. Theo chúng tôi cần căn cứ vào nguồn gốc đề tài, cốt truyện thì sự phân chia sẽ hợp lí hơn. Với tiêu chí đề tài, cốt truyện, Truyện Nôm sẽ gồm ba nhóm sau:
- Nhóm 1: Tiếp thu từ cốt truyện văn học dân gian như Tiên Dung thánh mẫu
- Nhóm 2: Tiếp thu từ văn học Trung Quốc với đề tài tài tử-giai nhân trong tiểu thuyết đời Minh-Thanh. Ví dụ như Hoa Tiên (Nguyễn Huy Tự), Truyện Kiều (Nguyễn Du)
- Nhóm 3: Từ hiện thực đời sống như Truyện Ba cai vàng, Sơ kính tân trang, Lục Vân Tiên, Thoại Khanh Châu Tuấn…
Ni Lin
chấm điểm cho mình nhé
miQ Soda.
tui cá là bạn lớp 9 kia đọc chả hiểu gì

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×