Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

So sánh 2 câu tục ngữ: "Không thầy đố mày làm nên" và "Học thầy không tày học bạn". Nội dung ý nghĩa của hai câu tục ngữ trên mâu thuẫn hay bổ sung cho nhau? Vì sao?

6 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
22.525
221
44
Nguyễn Duy Mạnh
05/08/2017 08:14:24
Câu thứ nhất: "Không thầy đố mày làm nên" 

+Người thầy: ở đây không chỉ riêng giáo viên trong trường mà ám chỉ cho tất những người đã cho ta những bài học và kiến thức. Như: ông, bà, cha, mẹ thậm chí là cả bạn bè nữa. 
+Làm nên: nghĩa là sự thành công, thành đạt. 

Câu thứ hai: "Học thầy không bằng học bạn" 

+Người thầy: ở đây ảm chỉ duy nhất là giáo viên. 
+Bạn: ở đây không giới hạn ở bạn đồng trang lứa. Bạn ở đây chính là những người mà giữa ta và họ có nhiều tình cảm VD: cha, mẹ, ông hàng xóm thậm chí là giáo viên. 

=>Từ định nghĩa thầy của "câu" 1 và "bạn" của câu 2 bạn sẽ thấy chúng ko hề mâu thuẫn. 

=>Chúng đang bổ sung cho nhau đấy: Muốn thành công thì cần có người dẫn dắt, cần có người dạy cho ta những kiến thức cần thiết. Nhưng sẽ tốt hơn (tiến trình sẽ nhanh hơn) nếu người dạy ta cũng là người mà ta yêu mến và kính trọng. 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
66
100
Đặng Quỳnh Trang
05/08/2017 08:24:02
Trong xã hội người thầy mang vai trò quan trọng trong việc tu dưỡng, rèn luyện và phat triển của học sinh. Điều đó đã đươc ông cha ta khẳng định từ muôn đơì nay. Vì thế kho tàng tục ngữ vn đã có câu: không thầy đố mày làm nên. Để bộc lộ rõ nét điều đó.

Câu tục ngữ mang hình thức thách đố nhưng mang tính chất khẳng định với cấu trúc phủ định. Hai từ thầy và mày, mày chỉ người học sinh nhưng không có ý hạ thấp người học sinh mà ông cha ta đã dung cách nói gieo vần làm cho câu tục ngữ thêm âm điệu và sâu sắc hơn. Câu tục ngữ khẳng định vai trò quan trọng của người thầy nói lên truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta tư xưa đến nay , khuyên moi con người phải tôn trọng thầy cô giáo.

Đối với thầy không chỉ là người dạy chúng ta tri thức mà còn dạy phẩm chất đạo đức làm người, mỗi công việc, mỗi thành công của người học một phần nhờ công dạy dỗ của người thầy, thầy tượng trưng cho những thế hệ đi trước có nhiều kinh nghiệm của cuộc sống mà truyền lại cho ta qua các bài giảng. Các bạn hãy nhớ lại xem khi mới vào lớp nhỏ bạn đã đươc thầy dìu dắt dạy cho bạn những dong chữ đơn giảng nhưng đầy đủ căn bản để lên lớp trên. Khi đến những lớp cao hơn thầy dạy cho ta những kiến thức thực tế để mỗi ngày đi học là mỗi ngày có nhiều kinh nghiệm sống hơn.

Trước nhưng thành công của bạn là một hành trình to lớn của người thầy, ngày công mài dũa mọt viên đá cứng thành một viên ngọc sắc bén luôn tỏa sáng trên đường đời. Nhưng thành công ấy cũng một chút là nhờ sự chăm chỉ sự rèn luyện ngày đêm của mỗi người học sinh, nếu như thầy dạy tận tinh mà người học sinh không biết tiếp thu và áp dụng vào đồi sống thực tế thì cũng vô ích, công lao của người thầy rất to lớn với sự nghiệp sau này của người học, đó chính là mầm mống của sự thành đạt, mỗi người thầy tận tình yêu thương hết lòng dạy dỗ học sinh chưng tỏ sự yêu nghề và một sự góp phần to lớn với sự phát triển của đất nước.

Trước công lao to lớn của người thầy mỗi học sinh cần phải biết tôn trọng người thầy luôn kinh trọng ở mọi lúc mọi nơi, và không ngừng áp dụng kiến thức thầy dạy vào cuộc sống để tạo nên nhưng thành công. Đó chính là điều mong muốn của người thầy dạy dỗ ta nên người.

Nói tóm lại câu tục ngữ khuyên chúng ta rằng hãy luôn kính trọng thầy không chỉ qua lời nói mà còn qua hành động, hãy tạo cho mình mọt thành công rực rỡ đó chính là một sự biết ơn sâu sắc mà không gì sánh bằng, hãy chứng tỏ mình là một con người văn minh tiến bộ biết đạo lí làm người và xứng đáng là con người đất việt, con rồng cháu tiên.
104
23
Ho Thi Thuy
05/08/2017 08:37:32
* Giải thích câu: "không thầy đố mày làm nên"
- Đề cao đến mức tuyệt đối vai trò của người thầy đối với học sinh.
- Thầy dạy cho học sinh những kiến thức cần thiết. Thầy là người dẫn đường chỉ lối, không chỉ dạy chữ mà còn dạy nhân nghĩa, đạo lí làm người.
- Thầy nhiều khi còn quyết định đến cả việc tạo dựng sự nghiệp của học sinh
* Giải thích câu: "học thầy không tày học bạn"
- "Không tày": không bằng. Là cách nói nhấn mạnh ý: học hỏi bạn bè là điều hết sức quan trọng và cần thiết đối với mỗi học sinh vì thầy chỉ dạy ở lớp, ở trường, còn phần lớn thời gian của học sinh là học tập với bạn bè.
- Học ở bạn những điều hay lẽ phải. Trao đổi thêm với bạn bè để nắm vững thêm điều thầy dạy trên lớp mà mình chưa hiểu hết. Bạn tốt giúp đỡ nhau tận tình thì cũng có vai trò quan trọng trong sự tiến bộ của mỗi người học sinh trong học tập, đời sống.
* Mối quan hệ giữa hai câu tục ngữ:
- Hai câu tục ngữ trên khẳng định: học thầy, học bạn đều quan trọng như nhau và cần thiết để bổ sung ý nghĩa cho nhau, phản ánh quan niệm của người xưa về việc học.
- Trong quá trình học tập, chúng ta cần khai thác thật mạnh mặt thuận lợi của thầy, của bạn để không ngừng nâng cao hiểu biết về mọi mặt.
52
39
Deano
05/08/2017 09:18:56
KHÔNG THẦY ĐỐ MÀY LÀM NÊN 

Dân tộc ta vốn có truyền thống tôn sư trọng đạo. Để tỏ lòng tôn trọng, biết ơn thầy giáo và ghi nhận vai trò to lớn của thầy giáo đối với sự thành đạt của mỗi cá nhân, tục ngữ ta có câu: 

Không thày đố mày làm nên

Nhưng cũng lại có truyền thống hiếu học. Không chỉ học thầy, chúng ta còn học bạn: 

Học thầy không tầy học bạn 

Hai câu tục ngữ đều nói lên tinh thần hiếu học, nhưng thể hiện hai quan niệm dường như mâu thuẫn. Vậy chúng ta nên hiểu việc học thầy học bạn như thế nào cho đúng? Và bản thân chúng có mâu thuẫn hay không? 

Xét cho cùng thì hai câu tục ngữ trên không hề mâu thuẫn vì cả hai câu đều nói về vai trò và tác dụng của người dạy đối với người học. Nhưng hai câu tục ngữ lại có chỗ khác nhau do sự tách biệt người dạy là thầy giáo và người dạy là bạn bè ở hai câu. Do sự tách biệt trong so sánh ở hai câu mà hai câu tục ngữ bị đẩy về hai thái cực. "Không thầy đố mày làm nên" thì tuyệt đối hoá vai trò của người thầy. "Học thầy không tầy học bạn" lại tuyệt đối hoá vai trò của người bạn. 

Đề cao việc dạy, nhấn mạnh việc học, cả hai tục ngữ đều đúng, nhưng cả hai câu đều có điểm chưa thoả đáng. Câu "Không thầy đố mày làm nên" chưa thoả đáng vì quá đề cao vai trò của người thầy, tuyệt đối hoá tác dụng của người thầy đối với cuộc đời, sự nghiệp của người học. Không ai có thể phủ nhận được vai trò quan trọng của thầy giáo đối với sự thành đạt, "làm nên" của học trò, nhưng không thể vì thế mà người thầy hoàn toàn quyết định. Người học trò trưởng thành, "làm nên" một phần lớn nhờ công ơn chỉ đạo, hướng dẫn, dạy bảo của người thầy giáo, nhưng phần quyết định vẫn là sự nỗ lực chủ quan tự thân vận động của chính họ để học hỏi và tiếp thu tri thức, kinh nghiệm, kỹ năng kỹ xảo... trong kho tàng tri thức chung của nhân loại. Trong quá trình tự vận động đó, có nhiều điều họ tiếp nhận từ gia đình, bạn bè, xã hội chứ không phải chỉ từ người thầy. 

Câu tục ngữ "Học thầy không tầy học bạn" chưa thoả đáng vì quá hạ thấp vai trò của người thầy, quá đề cao tác dụng của bạn bè trong việc học. Trong học tập, thầy giáo là người chủ đạo, học trò là người chủ động, bạn bè là người hỗ trợ, giúp đỡ, "xúc tác". Vì vậy nói "học thầy không tầy học bạn" là thái quá, hạ thấp người thầy, quá đề cao vai trò, tác dụng của việc học hỏi bạn bè, xem học bạn hơn học thầy. "Học thầy không tầy học bạn" là sai. 

Để đánh giá đúng hai câu tục ngữ nói trên, chúng ta cần lưu ý đặc trưng loại thể tục ngữ, một loại hình nghệ thuật dân gian thiên về lý trí, trí tuệ dùng để đúc kết kinh nghiệm sống và răn dạy về ứng xử. Nhằm mục đích đó và để cho dễ nhớ, tác giả dân gian thường dùng lối nói ngắn gọn hàm súc, ngoài nhịp điệu, nhiều khi dùng lối nói phóng đại, cường ngôn, lộng ngữ, một chiều để nhấn mạnh, khắc sâu, đề cao bài học trong bản thân câu tục ngữ. Hai câu tục ngữ trên có khả năng chủ yếu nói về kinh nghiệm học nghề học việc trong thời kỳ lao động xã hội được tổ chức theo hình thức thủ công là chính. Đặt trong bối cảnh đó và xét trên bình diện nghĩa tương ứng thì sẽ thấy hai câu tục ngữ trên khác hẳn câu " Nhất tự vi sư, bán tự vi sư" (một chữ là thầy, nửa chữ cũng là thầy). Khác chúng ta, cổ nhân quan niệm người hơn nửa chữ đã là thầy. Và theo triết học cổ về ý thức nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, "Quân - quân, thần - thần, phụ - phụ, tử - tử", rõ ràng là thầy thì không còn là bạn nữa. Trong trường hợp đó (học chữ, dạy chữ), câu "Học thầy không tầy học bạn" sẽ rất chông chênh. 

Thoáng nhìn, hai câu "Không thầy đố mày làm nên" và "Học thầy không tầy học bạn" dường như là mẫu thuẫn. Nhưng khi sóng đôi, chúng sẽ cho ta bài học bố ích, hoàn chỉnh: Vừa kính trọng thầy, vừa coi trọng bạn. Kính trọng thầy để tỏ lòng tôn sư trọng đạo đối với người đã dìu dắt ta "làm nên". Tôn trọng bạn để học hỏi, nâng đỡ nhau cùng tiến bộ.
35
15
Nhật linh
22/01/2019 19:22:23
Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt, được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ, là lời ăn tiếng nói hằng ngày. Nhân dân ta có truyền thống tôn sư trọng đạo, luôn luôn đề cao vai trò của người thầy trong cuộc sống của mỗi người. Nhưng trong cuộc sống, muốn thành đạt, con người cần phải học tập ở mọi nơi, mọi lúc, học ở bất cứ ai có những điều đáng học. Do đó mà có 2 câu tục ngữ: học thày ko tày học bạn và ko thày đố mày làm nên.
câu ko thầy đố mày làm nên đã khẳng định 1 vai trò quan trọng của người thầy. Mỗi người trg cuộc sống nếu ko có người thầy để truyền đạt kinh nghiệm, dạy cho chúng ta đạo lí làm người, về tình yêu thương của cha mẹ với con cái, họ dìu dắt chúng ta nên người. Nếu ko có thầy giáo, thì chúng ta khó mà làm nên 1 việc gì đó. Câu tục ngữ trên như là 1 lời thách thức. Vì vậy, chúng ta cần phải có người dạy bảo, phải bt tôn trọng những người đó thì chúng ta mới có thể thành công được.
câu thục ngữ học thầy ko tày học bạn là tiếp thu nguồn kiến thức từ thầy, cô giáo cũng ko bằng tiếp thu nguồn kiến thức từ bạn bè mình. Nếu muốn thành đạt thì ts phải học hỏi bạn bè, những người cùng trang lứa, cùng nghề nghiệp. Câu tục ngũ trên ko phải là đánh giá thấp vai trò của ngườu thầy, ko coi trọng thầy bằng bạn mà muốn ns người thầy rất quan trọng, nhưng ngoài ra chúng ta cần phải học hỏi ở chỗ bạn bè. Học thầy ko tày học bạn đã sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh hơn kém để nhấn mạnh vai trò của bạn trg việc truyền đạt kiến thức. Ta thấy bạn bè lại quan trọng vì ta có thể tiếp xúc dẽ dàng và học bạn cũng đỡ ngại hơn học thầy là do chỗ bạn bè cùng tuổi, cùng hứng thú, tâm lí thì việc học hỏi, truyền thụ cho nhau có phần thoải mái, dễ dàng hơn, ko cách bức, lễ nghi như học thầy. Câu tục ngữ khuyên người ta khiêm tốn học hỏi bạn bè, ko được coi thường chúng bạn.
Hai câu tục ngữ trẻn mới đọc thì có vẻ mâu thuẫn, 1 câu là khẳng định vai trò của thày và 1 câu là khẳng định vai trò của bạn. Nhưng xét kĩ thì ta thấy nó ko mâu thuẫn, nó là 2 mặt của 1 vấn đề và nó bổ sung, hỗ trợ cho nhau, làm cho nhận thức về việc học thêm toàn diện. Từ đó ta rút ra bài học: ko nên tuyệt đói hóa vai trò của 1 người nào đó và để có được kiến thức thì ta phải học tập ở mọi lúc, mọi nơi. Và cũng từ đó, ta thấy được 2 câu tục ngữ này rất quan trọng , chỉ học bạn mà ko học thầy thì khó làm nên, chỉ học thầy mà ko học bạn thì sẽ thua kém chúng bạn.
4
43
NoName.465588
01/05/2019 20:18:49
hoc ... hoc ban co ynghia ngay tho .ok

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×