So sánh
- Đặc điểm dân cư xã hội ở vùng đb sông cửu long, và đông nam bộ
=> +) Đồng bằng sông Cửu Long:
a) Những đặc điểm chủ yếu về dân cư:
- Số dân đông, năm 2006 là hơn 17,4 triệu người (20,7 % dân số cả nước, xếp thứ hai sau vùng Đồng bằng sông Hồng).
- Mật độ dân số cao, năm 2006 là 429 người/km2 (gấp gần 1,7 lần mật độ dân số của cả nước), phân bộ dân cư chênh lệch lớn giữa thành thị - nông thôn và giữa các địa phương (khoảng 80% dân số sống ở nông thôn, mật độ dân số của vùng đất phù sa ngọt cao hơn nhiều các vùng đất phèn và đất mặn).
- Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số tương đương với mức trung bình của cả nước, tuổi thọ trung bình cao hơn tuổi thọ trung bình của cả nước.
- Về thành phần dân tộc, ngoài người Kinh còn có người Khơ - me, người Chăm, người Hoa.
b) Những đặc điểm chủ yếu về xã hội:
- GDP/người thấp hơn nhưng tỉ lệ hộ nghèo ít hơn.
- Trình độ đô thị hóa thấp hơn.
- Mặt bằng dân trí còn thấp, tỉ lệ người lớn biết chữ thấp hơn ở Đồng bằng sông Cửu Long.
+) Đông Nam Bộ:
Đông Nam Bộ là vùng đông dân, có lực lượng lao động dồi dào nhất là lao động lành nghề, thị trường tiêu dùng rộng lớn. Đông Nam Bộ (đặc biệt là Thành phố Hồ Chí Minh) có sức hút mạnh mẽ với lao động cả nước.
Người dân năng động, sáng tạo trong công cuộc Đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội.Đông Nam Bộ có nhiều di tích lịch sử, văn hoá. Đó là Bến càng Nhà Rồng, Địa đạo Cù Chi, Nhà tù Côn Đảo,... Những di tích này có ý nghĩa lớn đê phát triển du lịch.