- Miền Đông Nam bộ :
+ Phát triển trồng cây công nghiệp và chế biến các sản phẩm cây công nghiệp : Cao su, điều,...
+ Phát triển công nghiệp, là khu vực thu hút lực lượng lao động trẻ trên khắp vùng miền cả nước,điển hình là khu tam giác kinh tế trọng điểm của cả nước : TP HCM - Bình dương - Bà rịa Vũng tàu.
+ Hệ tống giao thông phát triển cả đường bộ, đường biển, đường hàng không, thuận lợi cho quá trình thu hút vốn đầu tư kể cả trong nước và FDI.
- Đồng bằng sông Cửu Long
+ Diện tích đất nông nghiệp lớn,đất đai phì nhiêu màu mỡ do có phù sa bồi đắp hàng năm (vào mùa nước nổi), rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp,cung cấp nguyên liệu chủ yếu cho hoạt động xuất khẩu gạo và trái cây của cả nước,góp phần hạn chế nhập siêu cho nên kinh tế đất nước.
+ Hệ thống sông ngòi,kênh rạch phong phú da dạng,diện tích mặt nước rất lớn,thuận lợi cho tưới tiêu,nuôi trồng thủy hải sản nước ngọt là vùng trọng điểm về nuôi trồng và chế biến xuất khẩu sản phẩm thủy sản (cá tra,cá ba sa,tôm sú,...).
+ Có lợi thế về giao thông đường thủy,cầu Cần thơ mới khánh thành (ngày 24/4/2010) bên cạnh việc đưa vào sử dụng cầu Rạch miễu,cầu Hàm luông là một tín hiệu vui cho giao thông đường bộ,ước mơ hàng trăm năm nay của người dân ĐBSCL đã thành hiện thực,bước đầu đưa vào khai thác thành công đường bay nội địa của sân bay Cần thơ mở ra một khả năng thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước rất lớn cho vùng sông nước Cửu long.