Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Soạn bài ca dao, dân ca những câu hát về tình cảm gia đình

9 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
6.069
2
0
Nguyễn Thanh Thảo
01/08/2017 01:27:27
Soạn bài ca dao, dân ca những câu hát về tình cảm gia đình
I. Đọc – hiểu văn bản
Câu 1. Muốn xác định chủ đề của từng loại bài ca dao ta phải căn cứ vào:
- Nội dung tình cảm của từng bài.
- Những từ ngữ cụ thể: cách xưng hô, cách gọi.
Bài một:
- Lời của mẹ nói với con qua lời hát ru.
- Dấu hiệu ngôn ngữ: “con ơi”.
Bài hai:
- Lời người con gái lấy chồng xa gợi niềm thương nhớ tới mẹ và quê nhà.
- Dấu hiệu ngôn ngữ: “trông về quê mẹ”.
Bài ba:
- Lời của cháu nhớ tới ông bà đã qua đời.
- Dấu hiệu ngôn ngữ: “Nhớ ông bà bấy nhiêu”.
Bài bốn:
- Lời của anh em ruột thị tâm sự bảo ban nhau, hoặc cũng có thể lời của ông bà, cha mẹ… răn dạy con cháu.
- Dấu hiệu ngôn ngữ: anh, em.
= > Người mẹ, người con gái, người cháu, người anh còn được gọi là nhân vật trữ tình của bài ca dao.
Câu 2.
a. Nội dung tình cảm mà bài ca dao muốn diễn đạt.
- Có lẽ đây là bài ca dao đã gảy đúng sợi dây tình cảm thiêng liêng nhất, tha thiết nhất trong trái tim mỗi người, tình cảm đối với cha mẹ.
- Nội dung của bài ca dao là lời nhắc nhở con cái về công lao trời biển của cha mẹ.
Là sự nhắn nhủ bổn phận và trách nhiệm làm con không bao giờ được quên công lao ấy.
b. Cái hay của bài thơ.
- Dùng biện pháp nghệ thuật so sánh ví von.
- Công cha được so sánh với núi “ngất trời”. Nghĩa mẹ được so sánh với nước “biển Đông”. Đây là lối ví von quen thuộc ta thường gặp trong ca dao.
+ Núi và biển là những cái to lớn, mênh mông cao rộng, vĩnh hằng của thiên nhiên được đưa ra làm đối tượng để so sánh. Điều đó muốn nói rằng công cha nghĩa mẹ là vô cùng to lớn không thể nào kể hết được.
+ Cha uy nghiêm, vững chãi được so sánh với núi. Mẹ dịu dàng, bao dung được so sánh với biển. Cách so sánh đầy thú vị phù hợp với tính cách của mỗi người.
- Biện pháp đối xứng: làm khắc sâu thêm ấn tượng công cha đối xứng với nghĩa mẹ, núi đối xứng với biển.
- Từ “công” là nghĩa trừu tượng, tác giả đã cụ thể hóa thành “cù lao chín chữ” để bất kì ai cũng có thể nhìn thấy được một cách rõ ràng.
- Thể thơ lục bát mền mại và sự ngọt ngào của điệu hát ru đã làm cho bài ca dao giống như lời thủ thỉ tâm tình sâu lắng:
Mẹ ru cái lẽ ở đời
Sữa nuôi phần xác hát nuôi phần hồn.
c. Những câu ca dao nói đến công cha nghĩa mẹ.
“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”.
“Gió mùa thu mẹ ru con ngủ
Năm canh chày, thức đủ năm canh…”
Câu 3. Đây là bài ca dao thể hiện nỗi buồn da diết và một cảnh tình đầy thương cảm của người con gái đi lấy chồng xa quê. Tâm trạng đó được biểu hiện qua những hình thức nghệ thuật sau:
- Thời gian: mỗi chiều, lúc mà công việc cơm nước xong xuôi, người phữ mới có những giây phút suy tư của riêng mình.
+ Chiều chiều: từ láy vừa gợi buồn vừa diễn tả sự lặp đi lặp lại của thời gian có nghĩa là chiều nào cũng như thế.
+ Đây là thời gian nghệ thuật quen thuộc phổ biến trong ca dao xưa: “Chiều chiều lại nhớ chiều chiều”, “Chiều chiều xách giỏ hái rau”…
- Không gian: Nơi ngõ sau chứ không phải ngõ trước người vào kẻ ra. Ngõ sau vắng lặng, đồng ruộng mênh mông quê mẹ khuất bóng ở chân trời xa, gợi lên sự cô đơn về thân phận.
- Hành động: “Đứng” chứ không phải ngồi, hay đang làm việc. “Đứng như tạc tượng vào không gian”, đứng biểu hiện sự hướng vọng khắc khoải.
- Nỗi niềm: “Ruột rau chín chiều” chất chứa bao nỗi niềm tâm sự không chỉ là nhớ mẹ, nhớ quê nỗi nhớ đó còn chen cả niềm cay đắng: cay đắng về cuộc đời cực nhọc, cay đắng về thân phận làm dâu côi cút ở nhà chồng, cay đắng vì cha mẹ già nua đau yếu có ai chăm sóc?
- Trong ca dao xưa có rất nhiều câu tương tự như thế.
Câu 4. Nỗi niềm nhớ thương và tôn kính với ông bà được thể hiện:
- Hành động: “Ngó lên” thể hiện sự thành kính tôn trọng.
- Sự vật so sánh: “nuột lạt mái nhà” – hình ảnh rất đỗi bình thường gắn bó thân thương.
Gợi nhắc đến công lao của ông bà ngày xưa đã xây dựng lên ngôi nhà, bàn tay ông bà đã buộc từng nuột lạt ấy. Nuột lạt ấy dường như còn hơi ấm của tay, của tình thương ông bà để lại.
- Lối so sánh: “Bao nhiêu… bấy nhiêu”.
+ Cụ thể hóa nỗi nhớ.
+ Nỗi nhớ trùng điệp nhiều vô kể, không thể nào kể xiết. Đây là lối so sánh mức độ, tương tự như câu ca dao:
“Qua cầu ngả nón trong cầu
Cầu bao nhiêu nhịp dạ em sầu bấu nhiêu”.
Câu 5.
- Cách diễn tả:
+ “Nào phải người xa”, sự nhắc nhở nhẹ nhàng, để người nghe giật mình suy ngẫm.
+ Điệp từ cùng:
Cùng chung – bác mẹ
Cùng thân – một nhà
= > những cái thiêng liêng, quan trọng nhất của đời người.
- Cách so sánh: An hem như chân với tay - > so sánh cụ thể, gần gũi.
- > Chân, tay là những bộ phận của cơ thể con người gắn bó từng đường gân mạch máu, kết hợp với nhau trong mọi hành động không thể có cái này mà không có cái kia.
- Ý nghĩa bài ca dao: Nhắc nhở anh em đoàn phải kết yêu thương nhau, nương tựa nhau, để cha mẹ vui lòng. Và đây cũng là lẽ sống còn tay chân không thể thiếu nhau.
Câu 6. Bốn bài ca dao đều sử dụng những biện pháp nghệ thuật:
- Đều được làm bằng thể thơ lục bát.
- Sử dụng từ ngữ, hình ảnh quen thuộc như: núi, biển, nuột lạt, chân, tay.
- Âm điệu tâm tình ngọt ngào, tựa như lời nhắn nhủ.
II. Luyện tập
Câu 1. Tình cảm được diễn tả trong bốn bài ca dao là tình cảm gì? Em có nhận xét gì về những tình cảm đó?
- Bốn bài ca dao đều nói về tình cảm gia đình: đó là tình cha con, mẹ con, con cháu đối với ông bà, tình an hem một nhà gắn bó.
- Đó là những tình cảm ruột thịt thiêng liêng mà bất cứ con người nào cũng có và cũng cần phải bảo vệ.
= > Điều này có trong ghi nhớ, em hãy học thuộc.
Câu 2. Tham khảo các câu, bài ca dao:
“Mỗi đêm mỗi thắp đèn trời
Cầu cho cha mẹ sống đời với con”
“Chiều chiều xách giỏ hái rau
Nhìn lên mả mẹ ruột đau như dần”
“Đói lòng ăn hột chà là
Để cơm nuôi mje, mẹ già yếu răng”
“Khôn ngoan đá đáp người ngoài
Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau”
“Bà con vì tổ vì tiên
Không phải vì tiền vì gạo”.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Nguyễn Thị Thảo Vân
05/08/2017 01:44:18
CA DAO, DÂN CA
NHỮNG CÂU HÁT VỀ TÌNH CẢM GIA ĐÌNH I. VỀ THỂ LOẠI
1. Ca dao, dân ca là tên gọi chung của các thể loại trữ tình dân gian kết hợp giữa lời và nhạc, diễn tả đời sống nội tâm của con người. Hiện nay còn phân biệt ca dao và dân ca: Dân ca là những sáng tác kết hợp giữa lời và nhạc, ca dao là lời thơ của dân ca, ngoài ra còn bao gồm cả những bài thơ dân gian mang phong cách nghệ thuật chung với lời thơ dân ca.
2. Ca dao, dân ca thuộc loại trữ tình, phản ánh tâm tư tình cảm, thế giới tâm hồn của con người (trữ: phát ra, bày tỏ, thể hiện ; tình: tình cảm, cảm xúc). Nhân vật trữ tình phổ biến trong ca dao, dân ca là những người vợ, người chồng, người mẹ, người con,... trong quan hệ gia đình, những chàng trai, cô gái trong quan hệ tình bạn, tình yêu, người nông dân, người phụ nữ,... trong quan hệ xã hội. Cũng có những bài ca dao châm biếm phê phán những thói hư tật xấu của những hạng người và những sự việc đáng cười trong xã hội. Ca dao châm biếm thể hiện khá tập trung những nét đặc sắc của nghệ thuật trào lộng dân gian Việt Nam.
3. Bên cạnh những đặc điểm chung với thơ trữ tình (có vần, nhịp, sử dụng nhiều biện pháp tu từ,...), ca dao, dân ca có những đặc thù riêng:
+ Ca dao, dân ca thường rất ngắn, đa số là những bài gồm hai hoặc bốn dòng thơ.
+ Sử dụng thủ pháp lặp (lặp kết cấu, lặp dòng thơ mở đầu, lặp hình ảnh, lặp ngôn ngữ,...) như là một thủ pháp chủ yếu để tổ chức hình tượng.
4. Ca dao, dân ca là mẫu mực về tính chân thực, hồn nhiên, cô đúc, về sức gợi cảm và khả năng lưu truyền. Ngôn ngữ ca dao, dân ca là ngôn ngữ thơ nhưng vẫn rất gần với lời nói hằng ngày của nhân dân và mang màu sắc địa phương rất rõ.
II. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Căn cứ vào nội dung câu hát có thể thấy: bài ca dao thứ nhất là lời của người mẹ hát ru con, bài thứ hai là lời của người con gái lấy chồng xa quê nói với mẹ, bài thứ ba là lời của con cháu đối với ông bà, bài thứ tư là lời của cha mẹ dặn dò con cái hoặc lời anh em tâm sự với nhau.
2. Bài 1, tác giả ví công cha, nghĩa mẹ như núi ngất trời, như nước ở ngoài biển Đông là lấy cái mênh mông, vĩnh hằng, vô hạn của trời đất, thiên nhiên để so sánh, làm nổi bật ý nghĩa: công ơn cha mẹ vô cùng to lớn, không thể nào cân đong đo đếm hết được. Ví công cha với núi ngất trời là khẳng định sự lớn lao, ví nghĩa mẹ như nước biển Đông là để khẳng định chiều sâu, chiều rộng. Đây cũng là một nét tâm thức của người Việt. Hình ảnh mẹ không lớn lao, kì vĩ như hình ảnh cha nhưng sâu xa hơn, rộng mở và gần gũi hơn. Đối công cha với nghĩa mẹ, núi với biển là cách diễn đạt quen thuộc, đồng thời cũng làm cho các hình ảnh được tôn cao thêm, trở nên sâu sắc và lớn lao hơn.
3. Ngày xưa, do quan niệm "trọng nam khinh nữ", coi "con gái là con người ta" nên những người con gái bị ép gả hoặc phải lấy chồng xa nhà đều phải chịu nhiều nỗi khổ tâm. Nỗi khổ lớn nhất là xa nhà, thương cha thương mẹ mà không được về thăm, không thể chăm sóc, đỡ đần lúc cha mẹ đau ốm, bệnh tật.
Nỗi nhớ mẹ của người con gái trong bài ca dao này rất da diết. Điều đó được thể hiện qua nhiều từ ngữ, hình ảnh:
- Chiều chiều: không phải một lần, một lúc mà chiều nào cũng vậy.
- Đứng ngõ sau: ngõ sau là ngõ vắng, đi với chiều chiều càng gợi lên không gian vắng lặng, heo hút. Trong khung cảnh ảm đạm, hình ảnh người phụ nữ cô đơn thui thủi một mình nơi ngõ sau càng nhỏ bé, đáng thương hơn nữa.
- ruột đau chín chiều: chín chiều là "chín bề", là "nhiều bề". Dù là nỗi đau nào thì cái không gian ấy cũng làm cho nó càng thêm tê tái. Cách sử dụng từ ngữ đối xứng (chiều chiều - chín chiều) cũng góp phần làm cho tình cảnh và tâm trạng của người con gái càng nặng nề, đau xót hơn.
4. Bài 3 diễn tả nỗi nhớ và sự yêu kính đối với ông bà. Để diễn đạt những tình cảm ấy, tác giả dân gian đã dùng biện pháp tu từ so sánh: nỗi nhớ được so sánh như nuộc lạt buộc trên mái nhà (rất nhiều).
Cái hay của cách diễn đạt này nằm ở cách dùng từ “ngó lên” (chỉ sự thành kính) và ở hình ảnh so sánh: nỗi nhớ – nuộc lạt trên mái nhà. Hình ảnh “nuộc lạt” vừa gợi ra cái nhiều về số lượng (dùng cái vô hạn để chỉ nỗi nhớ và sự yêu kính ông cha) vừa gợi ra sự nối kết bền chặt (tình cảm máu mủ ruột rà, tình cảm huyết thống của con cháu với ông cha).
5. Bài 4 là những câu hát về tình cảm anh em. Anh em là hai nhưng cũng là một, vì: “Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân” (cùng một cha mẹ sinh ra, cùng chung sống, cùng chung buồn vui, sướng khổ). Quan hệ anh em còn được ví với hình ảnh chân – tay (những bộ phận gắn bó khăng khít trên một cơ thể thống nhất). Hình ảnh đó nói lên tình nghĩa và sự gắn bó thiêng liêng của anh em.
Bài ca dao là lời nhắc nhở chúng ta: anh em phải hoà thuận, phải biết nương tựa lẫn nhau thì gia đình mới ấm êm, cha mẹ mới vui lòng.
6. Những biện pháp nghệ thuật tiêu biểu trong cả bốn bài ca dao:
- Thể thơ lục bát.
- Cách ví von, so sánh.
- Những hình ảnh gần gũi, quen thuộc trong đời sống hàng ngày.
- Đặc biệt, ngôn ngữ vẫn mang tính chất hướng ngoại nhưng không theo hình thức đối đáp mà chỉ là lời nhắn nhủ, tâm tình.
III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
1. Cách đọc
Các bài ca dao đều được viết theo thể lục bát, nhịp 2/2 hoặc 4/4, do đó cần đọc trầm và nhấn giọng, thể hiện mối quan hệ tình cảm chân thành, thắm thiết.
2. Tình cảm được diễn tả trong bốn bài ca là tình cảm gia đình. Những câu ca thuộc chủ đề này thường là những lời ru của mẹ, lời cha mẹ, ông bà nói với con cháu hoặc ngược lại nó là lời con cháu nói với cha mẹ ông bà nhằm bày tỏ những tình cảm về công ơn sinh thành, về tình mẫu tử, tình anh em ruột thịt.
3. Có thể kể thêm một số câu ca dao sau:
- Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
- Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều.
- Chiều chiều ra đứng bờ sông
Muốn về quê mẹ mà không có đò.
0
0
1
0
0
0
1
0
0
0
Bạch Tuyết
05/04/2018 17:08:06

Soạn bài: Ca dao, dân ca những câu hát về tình cảm gia đình

Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 (trang 36 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Bài Lời của ai, nói với ai ? Cơ sở
(1) lời mẹ hát ru con “ghi lòng con ơi”
(2) lời người con gái lấy chồng xa quê với mẹ “trông về quê mẹ”
(3) con cháu với ông bà dựa vào nghĩa và câu “nhớ ông bà bấy nhiêu”
(4) - ông bà, cô bác nói với cháu
- cha mẹ dặn dò con cái
- anh em một nhà
dựa trên nội dung

Câu 2 (trang 36 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1): Phân tích Bài 1 :

   - Tình cảm muốn diễn tả : tình cảm cha mẹ với con cái, nhắn nhủ con phải ghi nhớ công lao trời biển của cha mẹ.

   - Cái hay : phép so sánh (công cha - núi ngất trời; nghĩa mẹ - nước biển Đông), đối xứng (cha-mẹ; núi-biển), thể lục bát dân gian, âm điệu sâu lắng đi vào lòng người.

   - Một số câu ca dao tương tự :

   +      "Lên non mới biết non cao

   Nuôi on mới biết công lao mẫu tử"

   +      "Công cha như núi Thái Sơn

   Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

         Một lòng thờ mẹ kính cha

   Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con"

   +      "Nuôi con mẹ héo vóc hình

   Cạn bầu sữa ngọt mà tình không vơi"

Câu 3 (trang 36 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1): Phân tích Bài 2 - Tâm trạng người phụ nữ lấy chồng xa quê :

   - Thời gian : "chiều chiều" - từ láy gợi buồn và thời gian tuần hoàn, lặp lại.

   - Không gian : "ngõ sau " - vắng lặng, không gian rộng, gợi sự cô đơn.

   - Hành động : "đứng " - sự hướng vọng, không yên lòng.

   - Nỗi niềm : "ruột đau chín chiều " - "chín bề", nhiều bề : nỗi cô đơn làm dâu xứ lạ, nhớ thương cha mẹ, tê tái, đau buồn không giúp đỡ được cha mẹ.

Câu 4 (trang 36 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1): Phân tích Bài 3 - nỗi nhớ và sự yêu kính với ông bà :

   - "Ngó lên " : thể hiện sự tôn kính.

   - Hình ảnh "nuộc lạt " : có hai ý nghĩa là "rất nhiều" và "tình cảm gắn bó".

   - Cặp từ so sánh "Bao nhiêu ... bấy nhiêu " : nỗi nhớ trùng điệp nhiều vô kể.

Câu 5 (trang 36 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1): Phân tích Bài 4 - tình cảm anh em thân thương :

   - Điệp từ "cùng chung - cùng thân " : tình thiêng liêng, quan trọng.

   - So sánh : ví anh-em với tay-chân, những bộ phận gắn bó khăng khít trên một thể thống nhất, nói lên sự gắn bó anh em.

   → Nhắc nhở : anh em phải hòa thuận, đoàn kết, thương yêu nhau để cha mẹ vui lòng cũng là lẽ sống đúng đắn.

Câu 6 (trang 36 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1): Những biện pháp nghệ thuật được cả bốn bài ca dao sử dụng :

   - Thể thơ lục bát

   - Lối ví von, so sánh.

   - Hình ảnh gần gũi, quen thuộc trong đời sống.

   - Ngôn ngữ vẫn mang tính chất hướng ngoại nhưng không theo hình thức đối đáp mà chỉ là lời nhắn nhủ, tâm tình.

Luyện tập

Câu 1 (trang 36 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

   - Tình cảm diễn tả trong bốn bài ca dao là tình cảm gia đình : cha mẹ - con cái, mẹ con, ông bà - con cháu, anh em một nhà.

   - Nhận xét : Đó là những tình cảm thiêng liêng, đáng quý, chúng ta cần phải tôn trọng, giữ gìn nó.

Câu 2* (trang 36 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

   Một số bài ca dao nội dung tương tự :

   -      "Biển Đông còn lúc đầy vơi

   Chớ lòng cha mẹ suốt đời tràn dâng"

   -      “Chiều chiều xách giỏ hái rau

   Nhìn lên mả mẹ ruột đau như dần”

   -      “Đói lòng ăn hột chà là

   Để cơm nuôi mẹ, mẹ già yếu răng”

   -      “Khôn ngoan đối đáp người ngoài

   Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau”

0
0
Tôi yêu Việt Nam
05/04/2018 17:08:08

Soạn bài: Ca dao, dân ca những câu hát về tình cảm gia đình

Câu 1: Căn cứ vào nội dung câu hát có thể thấy:

- Bài ca dao thứ nhất là lời của người mẹ hát ru con;

- Bài thứ hai là lời của người con gái lấy chồng xa quê nói với mẹ;

- Bài thứ ba là lời của con cháu đối với ông bà;

- Bài thứ tư là lời của cha mẹ dặn dò con cái hoặc lời anh em tâm sự với nhau.

Câu 2:

a. Nội dung tình cảm mà bài ca dao muốn diễn đạt

- Có lẽ đây là bài ca dao đã gảy đúng sợi dây tình cảm thiêng liêng nhất, tha thiết nhất trong trái tim mỗi người, tình cảm đối với cha mẹ.

- Nội dung của bài ca dao là lời nhắc nhở con cái về công lao trời biển của cha mẹ. Là sự nhắn nhủ bổn phận và trách nhiệm làm con không bao giờ được quên công lao ấy.

b. Cái hay của bài thơ.

- Dùng biện pháp nghệ thuật so sánh ví von.

- Công cha được so sánh với núi "ngất trời". Nghĩa mẹ được so sánh với nước "biển Đông". Đây là lối ví von quen thuộc ta thường gặp trong ca dao.

   + Núi và biển là những cái to lớn, mênh mông cao rộng, vĩnh hằng của thiên nhiên được đưa ra làm đối tượng để so sánh. Điều đó muốn nói rằng công cha nghĩa mẹ là vô cùng to lớn không thể nào kể hết được.

   + Cha uy nghiêm, vững chãi được so sánh với núi. Mẹ dịu dàng, bao dung được so sánh với biển. Cách so sánh đầy thú vị phù hợp với tính cách của mỗi người.

- Biện pháp đối xứng: làm khắc sâu thêm ấn tượng công cha đối xứng với nghĩa mẹ, núi đối xứng với biển.

- Từ "công" là nghĩa trừu tượng, tác giả đã cụ thể hóa thành "cù lao chín chữ" để bất kì ai cũng có thể nhìn thấy được một cách rõ ràng.

- Thể thơ lục bát mền mại và sự ngọt ngào của điệu hát ru đã làm cho bài ca dao giống như lời thủ thỉ tâm tình sâu lắng: Mẹ ru cái lẽ ở đời Sữa nuôi phần xác hát nuôi phần hồn.

c. Câu ca dao nói đến công cha nghĩa mẹ:

    "Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra    Một lòng thờ mẹ kính cha Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con". 

Câu 3:

Ngày xưa, do quan niệm "trọng nam khinh nữ", coi "con gái là con người ta" nên những người con gái bị ép gả hoặc phải lấy chồng xa nhà đều phải chịu nhiều nỗi khổ tâm. Nỗi khổ lớn nhất là xa nhà, thương cha thương mẹ mà không được về thăm, không thể chăm sóc, đỡ đần lúc cha mẹ đau ốm, bệnh tật.

Nỗi nhớ mẹ của người con gái trong bài ca dao này rất da diết. Điều đó được thể hiện qua nhiều từ ngữ, hình ảnh:

- Chiều chiều: không phải một lần, một lúc mà chiều nào cũng vậy.

- Đứng ngõ sau: ngõ sau là ngõ vắng, đi với chiều chiều càng gợi lên không gian vắng lặng, heo hút. Trong khung cảnh ảm đạm, hình ảnh người phụ nữ cô đơn thui thủi một mình nơi ngõ sau càng nhỏ bé, đáng thương hơn nữa.

- Ruột đau chín chiều: chín chiều là "chín bề", là "nhiều bề". Dù là nỗi đau nào thì cái không gian ấy cũng làm cho nó càng thêm tê tái. Cách sử dụng từ ngữ đối xứng (chiều chiều - chín chiều) cũng góp phần làm cho tình cảnh và tâm trạng của người con gái càng nặng nề, đau xót hơn.

Câu 4: Nỗi niềm nhớ thương và tôn kính với ông bà được thể hiện:

- Hành động: "Ngó lên" thể hiện sự thành kính tôn trọng.

- Sự vật so sánh: "nuột lạt mái nhà" – hình ảnh rất đỗi bình thường gắn bó thân thương.

Gợi nhắc đến công lao của ông bà ngày xưa đã xây dựng lên ngôi nhà, bàn tay ông bà đã buộc từng nuột lạt ấy. Nuột lạt ấy dường như còn hơi ấm của tay, của tình thương ông bà để lại.

- Lối so sánh: "Bao nhiêu… bấy nhiêu".

   + Cụ thể hóa nỗi nhớ.

   + Nỗi nhớ trùng điệp nhiều vô kể, không thể nào kể xiết. Đây là lối so sánh mức độ, tương tự như câu ca dao:

    "Qua cầu ngả nón trong cầu Cầu bao nhiêu nhịp dạ em sầu bấu nhiêu". 

Câu 5: Bài 4 là những câu hát về tình cảm anh em. Anh em là hai nhưng cũng là một, vì: "Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân" (cùng một cha mẹ sinh ra, cùng chung sống, cùng chung buồn vui, sướng khổ). Quan hệ anh em còn được ví với hình ảnh chân – tay (những bộ phận gắn bó khăng khít trên một cơ thể thống nhất). Hình ảnh đó nói lên tình nghĩa và sự gắn bó thiêng liêng của anh em.

Bài ca dao là lời nhắc nhở chúng ta: anh em phải hoà thuận, phải biết nương tựa lẫn nhau thì gia đình mới ấm êm, cha mẹ mới vui lòng.

Câu 6: Những biện pháp nghệ thuật tiêu biểu trong cả bốn bài ca dao:

- Thể thơ lục bát.

- Cách ví von, so sánh.

- Những hình ảnh gần gũi, quen thuộc trong đời sống hàng ngày.

- Đặc biệt, ngôn ngữ vẫn mang tính chất hướng ngoại nhưng không theo hình thức đối đáp mà chỉ là lời nhắn nhủ, tâm tình.

0
0
CenaZero♡
07/04/2018 11:13:38

Soạn bài: Ca dao, dân ca những câu hát về tình cảm gia đình

Câu 1: Căn cứ vào nội dung câu hát có thể thấy:

- Bài ca dao thứ nhất là lời của người mẹ hát ru con;

- Bài thứ hai là lời của người con gái lấy chồng xa quê nói với mẹ;

- Bài thứ ba là lời của con cháu đối với ông bà;

- Bài thứ tư là lời của cha mẹ dặn dò con cái hoặc lời anh em tâm sự với nhau.

Câu 2:

a. Nội dung tình cảm mà bài ca dao muốn diễn đạt

- Có lẽ đây là bài ca dao đã gảy đúng sợi dây tình cảm thiêng liêng nhất, tha thiết nhất trong trái tim mỗi người, tình cảm đối với cha mẹ.

- Nội dung của bài ca dao là lời nhắc nhở con cái về công lao trời biển của cha mẹ. Là sự nhắn nhủ bổn phận và trách nhiệm làm con không bao giờ được quên công lao ấy.

b. Cái hay của bài thơ.

- Dùng biện pháp nghệ thuật so sánh ví von.

- Công cha được so sánh với núi "ngất trời". Nghĩa mẹ được so sánh với nước "biển Đông". Đây là lối ví von quen thuộc ta thường gặp trong ca dao.

   + Núi và biển là những cái to lớn, mênh mông cao rộng, vĩnh hằng của thiên nhiên được đưa ra làm đối tượng để so sánh. Điều đó muốn nói rằng công cha nghĩa mẹ là vô cùng to lớn không thể nào kể hết được.

   + Cha uy nghiêm, vững chãi được so sánh với núi. Mẹ dịu dàng, bao dung được so sánh với biển. Cách so sánh đầy thú vị phù hợp với tính cách của mỗi người.

- Biện pháp đối xứng: làm khắc sâu thêm ấn tượng công cha đối xứng với nghĩa mẹ, núi đối xứng với biển.

- Từ "công" là nghĩa trừu tượng, tác giả đã cụ thể hóa thành "cù lao chín chữ" để bất kì ai cũng có thể nhìn thấy được một cách rõ ràng.

- Thể thơ lục bát mền mại và sự ngọt ngào của điệu hát ru đã làm cho bài ca dao giống như lời thủ thỉ tâm tình sâu lắng: Mẹ ru cái lẽ ở đời Sữa nuôi phần xác hát nuôi phần hồn.

c. Câu ca dao nói đến công cha nghĩa mẹ:

    "Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra    Một lòng thờ mẹ kính cha Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con". 

Câu 3:

Ngày xưa, do quan niệm "trọng nam khinh nữ", coi "con gái là con người ta" nên những người con gái bị ép gả hoặc phải lấy chồng xa nhà đều phải chịu nhiều nỗi khổ tâm. Nỗi khổ lớn nhất là xa nhà, thương cha thương mẹ mà không được về thăm, không thể chăm sóc, đỡ đần lúc cha mẹ đau ốm, bệnh tật.

Nỗi nhớ mẹ của người con gái trong bài ca dao này rất da diết. Điều đó được thể hiện qua nhiều từ ngữ, hình ảnh:

- Chiều chiều: không phải một lần, một lúc mà chiều nào cũng vậy.

- Đứng ngõ sau: ngõ sau là ngõ vắng, đi với chiều chiều càng gợi lên không gian vắng lặng, heo hút. Trong khung cảnh ảm đạm, hình ảnh người phụ nữ cô đơn thui thủi một mình nơi ngõ sau càng nhỏ bé, đáng thương hơn nữa.

- Ruột đau chín chiều: chín chiều là "chín bề", là "nhiều bề". Dù là nỗi đau nào thì cái không gian ấy cũng làm cho nó càng thêm tê tái. Cách sử dụng từ ngữ đối xứng (chiều chiều - chín chiều) cũng góp phần làm cho tình cảnh và tâm trạng của người con gái càng nặng nề, đau xót hơn.

Câu 4: Nỗi niềm nhớ thương và tôn kính với ông bà được thể hiện:

- Hành động: "Ngó lên" thể hiện sự thành kính tôn trọng.

- Sự vật so sánh: "nuột lạt mái nhà" – hình ảnh rất đỗi bình thường gắn bó thân thương.

Gợi nhắc đến công lao của ông bà ngày xưa đã xây dựng lên ngôi nhà, bàn tay ông bà đã buộc từng nuột lạt ấy. Nuột lạt ấy dường như còn hơi ấm của tay, của tình thương ông bà để lại.

- Lối so sánh: "Bao nhiêu… bấy nhiêu".

   + Cụ thể hóa nỗi nhớ.

   + Nỗi nhớ trùng điệp nhiều vô kể, không thể nào kể xiết. Đây là lối so sánh mức độ, tương tự như câu ca dao:

    "Qua cầu ngả nón trong cầu Cầu bao nhiêu nhịp dạ em sầu bấu nhiêu". 

Câu 5: Bài 4 là những câu hát về tình cảm anh em. Anh em là hai nhưng cũng là một, vì: "Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân" (cùng một cha mẹ sinh ra, cùng chung sống, cùng chung buồn vui, sướng khổ). Quan hệ anh em còn được ví với hình ảnh chân – tay (những bộ phận gắn bó khăng khít trên một cơ thể thống nhất). Hình ảnh đó nói lên tình nghĩa và sự gắn bó thiêng liêng của anh em.

Bài ca dao là lời nhắc nhở chúng ta: anh em phải hoà thuận, phải biết nương tựa lẫn nhau thì gia đình mới ấm êm, cha mẹ mới vui lòng.

Câu 6: Những biện pháp nghệ thuật tiêu biểu trong cả bốn bài ca dao:

- Thể thơ lục bát.

- Cách ví von, so sánh.

- Những hình ảnh gần gũi, quen thuộc trong đời sống hàng ngày.

- Đặc biệt, ngôn ngữ vẫn mang tính chất hướng ngoại nhưng không theo hình thức đối đáp mà chỉ là lời nhắn nhủ, tâm tình.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×