- Bạn A: Nêu một từ nhiều nghĩa và chỉ định bạn B trong nhóm đặt ít nhất hai câu với từ đó để thể hiện nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ.
- Bạn B: Sau khi hoàn thành yêu cầu của bạn A đưa ra, được quyền nêu một từ nhiều nghĩa khác và mời bạn C tiếp tục thực hiện...
(1) - a; (2) - c; (3) - b.
5. Dưới đây là hai cách mở bài của bài văn Tả con đường quen thuộc từ nhà em tới trường. Hãy trao đổi nhóm để cho biết:- Đoạn nào mở bài theo kiểu trực tiếp, đoạn nào mở bài theo kiểu gián tiếp?
- Cách viết mỗi kiểu mở bài như thế nào?
a) Từ nhà em đến trường có thể đi theo nhiều ngả đường. Nhưng con đường mà em thích đi hơn cả là đường Nguyễn Trường Tộ. b) Tuổi thơ của em có biết bao kỉ niệm gắn với những cảnh vật của quê hương. Đây là dòng sông nhỏ đầy ắp tiếng cười của bọn trẻ chúng em mỗi buổi chiều hè. Kia là triền đê rộn rã tiếng hát của thanh niên nam nữ những đêm sáng trăng. Nhưng gần gũi, thân thiết nhất với em vẫn là con đường từ nhà đến trường - con đường em gắn bó suốt những năm tháng học trò.
|
Gợi ý:- Đoạn a mở bài theo kiểu trực tiếp.
Đoạn b mở bài theo kiểu gián tiếp.
- Đoạn a: giới thiệu ngay con đường sẽ tả.
Đoạn b: Kể về những kỉ niệm gắn bó thời thơ ấu đối với cảnh vật quê hương rồi mới giới thiệu con đường sẽ tả.
6. Dưới đây là hai cách kết bài của bài văn Tả con đường quen thuộc từ nhà em tới trường. Hãy cho biết điểm giống nhau và khác nhau giữa đoạn kết bài không mở rộng (a) và đoạn kết bài mở rộng (b).
a) Con đường từ nhà em đến trường có lẽ không khác nhiều lắm những con đường trong thành phố, nhưng nó thật thân thiết với em.
b) Em rất yêu quý con đường từ nhà đến trường. Sáng nào đi học, em cũng thấy con đường rất sạch sẽ. Em biết đấy là nhờ công quét dọn ngày đêm của các cô bác công nhân vệ sinh. Em và các bạn bảo nhau không xả rác bừa bãi để con đường luôn sạch, đẹp.
Gợi ý:
* Điểm giống nhau: Cả hai đoạn kết bài đều nêu bật tình cảm thân thiết, gắn bó và yêu quý của bạn học sinh đối với con đường.
* Điếm khác nhau:
- Đoạn a: Nêu bật tình cảm đôi với con đường.
- Đoạn b: Nêu tình cảm đối với con đường, đề cao công lao của các cô bác công nhân vệ sinh đã giữ cho con đường sạch, đẹp; đồng thời thể hiện các hành động thiết thực đối với con đường mà mình yêu quý.
7. Viết một đoạn mở bài kiểu gián tiếp và một đoạn kết bài kiểu mở rộng cho bài văn tả cảnh đẹp ở địa phương em.
Gợi ý:
* Mở bài giản tiếp:
Quê hương Việt Nam của em thật giàu và đẹp. Phía tây thì đồi núi chập chùng, kì vĩ; phía đông có biển cả bao la vô tận. Quanh năm bôri mùa cây trái sum sê, sản vật phong phú. Đối với em, cảnh vật thanh bình, yên ả, không khí trong lành và những cảnh sắc đẹp nhất có lẽ chỉ hội tụ nơi em sinh sông.
* Kết bài mở rộng:
Quê em là như thế đó. Từng rặng cây, mái đình, bụi cỏ đều gắn bó cùng em, thân thiết với tuổi học trò. Thật hạnh phúc khi nhìn thấy quê mình ngày càng đẹp, càng phát triển. Cảnh quan sinh động hơn, môi trường thân thiện gần gũi hơn với con người. Em yêu quê hương em vô cùng.
B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
2. Viết thêm phần thân bài để tạo thành bài văn tả cảnh đẹp quê hương em.
Gợi ý
Phía xa, luỹ tre làng đã vẫy gọi, từng đàn chim ríu rít đón chào nồng nhiệt. Con đường làng đỏ rực, ngoằn nghoèo uốn lượn như con rắn khổng lồ. Hai bên đường, những mảng ruộng vuông vức xanh rì sóng lúa; thi thoảng, nhấp nhô những chiếc nón lá của các cô chú đang làm đồng, chăm sóc lúa.
Nhà cửa nơi đây đa phần lợp ngói và có vườn cây, ao cá bao quanh. Trước khoảng sân rộng được lát gạch tàu, nắng rực rỡ đang hong khô những tụm thóc mới thu hoạch. Đàn gà rảo bước quanh sân phơi mà mắt cứ chăm chắm vào đấy. Trên nóc cây rơm, chú gà trống oai vệ cất tiếng gáy lanh lãnh như chê bai đàn gà háu ăn phía dưới. Ngoài con mương rộng khoảng năm mét, hàng dừa nghiêng mình soi bóng cạnh những chiếc thuyền nan đang neo đậu bởi chiếc sào. Cạnh bên, chiếc vó như chiếc mùng khổng lồ đã được cất lên chờ con nước lớn. Ven mương, từng khóm khoai nước đang uốn mình theo dòng nước ròng.