Câu 1. Tìm từ ngữ địa phương trong các đoạn trích sách giáo khoa trang 97 - 98 (Trích từ truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng) và chuyển những từ ngữ địa phương đó sang từ ngữ toàn dân tương ứng.
- Từ địa phương: thẹo - sẹo, dễ sợ - sợ lắm, lặp bặp - lập bập, ba - cha, bố.
- Từ địa phương: kêu - gọi, đâm - trở nên, đũa bếp - đũa cả, nói trổng - nói trống không, vô - vào.
- Từ địa phương: bữa sau - hôm sau, lui cui - cắm cúi, lúi húi, nhắm - ước chừng, cho là, dáo dác - nháo nhác, giùm - giúp.
Câu 2.Đối chiếu các câu sau đây (trích từ truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng), cho biết từ kêu ở câu nào là từ địa phương, từ kêu ở câu nào là từ toàn dân. Hãy dùng cách diễn đạt khác hoặc dùng từ đồng nghĩa để làm rõ sự khác nhau đó.
a. Nó nhìn dáo dác một lúc rồi kêu lên:
– Cơm sôi rồi, chắt nước giùm cái! – Nó lại nói trổng.
b. – Con kêu rồi mà người ta không nghe.
- Từ "kêu" ở (a) là từ toàn dân, đồng nghĩa với "nói to".
- Từ "kêu" ở (b) là từ địa phương, tương đương với từ toàn dân "gọi".
Câu 3. Trong hai câu đố sau, từ nào là từ địa phương? những từ đó tương đương với những từ ngữ nào trong ngôn ngữ toàn dân?
a.
Không cây không trái, không hoa
Có ăn lá được đố là lá chi?
b.
Kín như bưng lại kêu là trống
Trống hổng trống hảng lại kêu là buồng?
- Các từ địa phương là "trái" (tương đương với từ toàn dân quả), "chi” (gì), "kêu" (gọi), "trống hổng trống hảng" (trống huểch trống hoác).