Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Phần 2: Tác phẩm
Bố cục: Bố cục được chia theo từng mục đã đánh số trong SGK :
- Phần 1 : Nêu luận đề chính nghĩa.
- Phần 2 : Vạch rõ tội ác kẻ thù.
- Phần 3 : Kể lại quá trình chinh phạt gian khổ và tất thắng của cuộc khởi nghĩa.
- Phần 4 : Tuyên bố chiến quả, khẳng định sự nghiệp chính nghĩa.
Câu 1 (trang 22 sgk Ngữ Văn 10 Tập 2):
Nội dung mỗi đoạn hướng vào chủ đề chung của bài cáo là nêu cao tư tưởng nhân nghĩa và tư tưởng độc lập dân tộc thể hiện xuyên suốt tác phẩm bằng cách sử dụng những từ có tính chất hiển nhiên, rút ra từ thực tiễn lịch sử.
Câu 2 (trang 22 sgk Ngữ Văn 10 Tập 2): Đoạn mở đầu :
a. Những chân lí được khẳng định làm căn cứ cho việc triển khai toàn bộ bài cáo : Tư tưởng nhân nghĩa và chân lí về sự tồn tại độc lập, chủ quyền của nước Đại Việt.
b. Đoạn mở đầu như lời tuyên ngôn độc lập vì tác giả đưa ra luận đề chính nghĩa với nội dung khẳng định độc lập, chủ quyền đất nước như một chân lí hiển nhiên.
c. Cách viết của tác giả : từ ngữ có tính hiển nhiên, xác thực, câu văn biền ngẫu, đối xứng (các triều đại), đưa tra 5 nhân tố quan trọng và thực tiễn.
Câu 3 (trang 22 sgk Ngữ Văn 10 Tập 2): Đoạn 2 :
a. Những âm mưu, tội ác được tác giả tố cáo :
- Âm mưu : luận điệu bịp bợm phù Trần diệt Hồ, âm mưu thôn tính nước ta.
- Tội ác : tàn sát, bóc lột con dân Đại Việt Nướng dân đen, vùi con đỏ, …không ghi hết tội, …không rửa hết mùi.
b. Nghệ thuật đoạn cáo trạng : Phép liệt kê tội ác của giặc, hình ảnh ấn tượng với bút pháp trữ tình tự sự, phép so sánh (giặc Minh như những con quỷ hút máu, như lũ hổ đói) ; giọng thơ đanh thép.
Câu 4 (trang 23 sgk Ngữ Văn 10 Tập 2): Đoạn 3 :
a. Giai đoạn đầu cuộc khởi nghĩa :
- Khó khăn: thiếu lương thực, thiếu quân, thiếu nhân tài ; kẻ thù mạnh.
- Người anh hùng Lê Lợi : Xuất thân từ nông dân, chốn núi rừng, vì dân mà dấy nghĩa. Có lòng căm thù giặc sâu sắc, lí tưởng hoài bão lớn, có quyết tâm chiến đấu.
- Sức mạnh giúp dân ta chiến thắng hơn hết chính là sức mạnh đoàn kết toàn dân.
b. Giai đoạn phản công thắng lợi :
- Những trận đánh : Trận Tây Kinh, Đông Đô quân ta chiếm lại; trận Ninh Kiều, Tốt Động giặc thảm bại thây chất đầy nội; trận Chi Lăng, Mã An là sự thất bại của tướng giặc Liễu Thăng cụt đầu; trận Xương Giang, Bình Than máu trôi đỏ nước.
- Nghệ thuật miêu tả :
+ Phép so sánh đã miêu tả thành công sự đối lập của quân ta và giặc : quân ta sấm vang chớp giật,.. người hùng hổ, kẻ vuốt nanh,… ; quân giặc thì nghe hơi mà mất vía… máu chảy thành sông, lê gối dâng tờ tạ tội…
+ Phép liệt kê, trùng điệp, câu văn dài ngắn đan xen, biến hóa linh hoạt, gợi lên âm hưởng hào hùng vừa mạnh mẽ vừa khí thế.
- Tính chất hùng tráng : hình ảnh phong phú được đo bằng sự rộng lớn kì vĩ của thiên nhiên, câu văn, nhịp điệu ngắn dài khác nhau tạo nhịp điệu chung là dồn dập, sảng khoái, bay bổng.
Câu 5 (trang 23 sgk Ngữ Văn 10 Tập 2): Đoạn kết :
- Giọng văn trang nghiêm, trịnh trọng vì đó là những lời tuyên bố về nền độc lập, chủ quyền đất nước ; nhắc đến truyền thống, công lao tổ tiên đầy tự hào.
- Bài học lịch sử : chiến công, độc lập nhờ vào truyền thống, sức mạnh, ý thức tự tôn cả dân tộc -> Ý nghĩa : nhắc nhở con người nhớ đến công lao của lịch sử.
Câu 6* (trang 23 sgk Ngữ Văn 10 Tập 2):
a. Nội dung : Có thể coi Đại cáo Bình Ngô là bản tuyên ngôn độc lập, có ý nghĩa tuyên ngôn về quyền sống của con người. Vì bài cáo nêu cao tư tưởng nhân nghĩa, lòng yêu nước và ý thức tự tôn dân tộc.
b. Nghệ thuật : Bài cáo kết hợp hài hòa yếu tố chính luận và yếu tố văn chương. Vận dụng lối kết cấu chung của thể cáo, lấy tư tưởng nhân nghĩa và độc lập dân tộc làm cơ sở chân lí. Có sự kết hợp tài tình sức mạnh của lí lẽ và giá trị biểu cảm của hình tượng nghệ thuật.
Câu 1 (trang 23 sgk Ngữ Văn 10 Tập 2): Sơ đồ kết cấu của Đại cáo bình Ngô :
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |