Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Soạn bài: Luyện nói: Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học

4 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
2.140
7
5
Phạm Văn Phú
05/08/2017 03:12:02
LUYỆN NÓI: PHÁT BIỂU CẢM NGHĨ
VỀ TÁC PHẨM VĂN HỌC


I. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Chuẩn bị ở nhà
Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ về một trong hai bài thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Cảnh khuya, Rằm tháng giêng.
a) Tìm hiểu đề và tìm ý
- Xác định đối tượng biểu cảm:
+ Cảnh thiên nhiên trong bài thơ;
+ Tình cảm của tác giả.
- Định hướng tình cảm cho bài làm:
+ Chi tiết nào của bài thơ làm em thích thú? Vì sao?
+ Qua bài thơ, em hiểu được gì về tác giả Hồ Chí Minh?
b) Lập dàn bài
Lập dàn ý cho từng phần theo bố cục ba phần:
- Mở bài: Giới thiệu khái quát về bài thơ và tác giả bài thơ; nêu cảm nghĩ chung của mình về bài thơ.
- Thân bài:
+ Ấn tượng đầu tiên khi đọc bài thơ;
+ Tưởng tượng ra khung cảnh thiên nhiên, nhân vật trữ tình và nêu cảm nghĩ của mình về những gì vừa tưởng tượng;
+ Cảm nhận, đánh giá về những chi tiết mà mình thấy thích thú, theo trình tự trước sau;
+ Cảm nghĩ về tác giả của bài thơ.
- Kết bài: Nhấn mạnh tình cảm của mình đối với bài thơ.
2. Thực hành trên lớp
a) Chia tổ để tập nói theo dàn bài đã chuẩn bị;
b) Nghe và tự nhận xét lẫn nhau, tự sửa chữa bài nói của mình;
c) Nghe các bài nói tiêu biểu của cả lớp, ghi chép những nhận xét, sửa chữa của thầy, cô giáo; tự hoàn thiện bài của mình.
II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
Lập dàn ý cho bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học.
Yêu cầu
- Thể loại: Văn biểu cảm
- Nội dung:
+ Trình bày những cảm xúc, suy ngẫm của mình về nội dung và hình thức của tác phẩm.
+ Trong phần Mở bài, cần giới thiệu tác phẩm và hoàn cảnh tiếp xúc với tác phẩm.
+ Phần Thân bài nêu cảm xúc, suy nghĩ do tác phẩm gợi lên.
+ Phần Kết bài nêu ấn tượng chung về tác phẩm.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
NoName.141222
17/12/2017 09:14:31
hello
0
2
Phạm Văn Phú
05/04/2018 17:08:07

Soạn bài: Luyện nói: Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học

Chuẩn bị ở nhà

Bài Cảnh khuya

Mở bài :

   Giới thiệu bài thơ Cảnh khuya về hoàn cảnh sáng tác, nội dung, ý nghĩa.

Thân bài :

   * Bức tranh thiên nhiên trong bài :

   Tuyệt đẹp, nên thơ, trữ tình:

   - Tiếng suối trong trẻo, so sánh với tiếng hát tạo nên sự gần gũi.

   - Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa : Là sự gắn kết của thiên nhiên. Không cần một sợi dây nối nào, chúng tự lồng ghép, đan xen, hòa quyện vào nhau. Ánh trăng, cổ thụ, hoa quấn quýt, lung linh, huyền ảo và nhiều màu sắc.

   * Tâm trạng nhà thơ :

   Tâm hồn rung động trước thiên nhiên, nổi bật là “nỗi lo”, là tâm tư “chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”.

   * Đặc sắc nghệ thuật : Thể thơ lục bát, sử dụng phép điệp từ “lồng”, “chưa ngủ”.

Kết bài :

   Chúng ta càng yêu thiên nhiên, thêm cảm phục, yêu quý tâm hồn và tấm lòng của Bác.

Bài Rằm tháng giêng

Mở bài :

   Giới thiệu chung tác phẩm.

Thân bài :

   * Cảnh thiên nhiên :

   Cảnh bát ngát, mênh mông và thật nên thơ.

   - Hình ảnh trăng “lồng lộng”, lung linh.

   - Mây trời hòa trộn vào nhau. Sông, nước, trời, thiên nhiên kết hợp một sắc “xuân”, lại cả ánh trăng nữa, cảnh thật đẹp và huyền ảo.

   - Từ “xuân” được lặp lại ba lần làm nổi bật sức sống mãnh liệt của đất trời.

   * Con người và việc quân :

   - Trong không gian đẹp ấy, con người hiện lên với việc dân việc nước. Bác và các chiến sĩ có tấm lòng yêu nước, phải bàn bạc việc quân trong đêm để tránh sự theo dõi của quân địch.

   - Kết thúc bài thơ lại là hình ảnh thiên nhiên tuyệt vời, ánh trăng “ngân đầy thuyền”. Hình ảnh đẹp, thơ mộng như vậy làm ta thật khâm phục tâm hồn tinh tế, tình yêu thiên nhiên của Bác.

Kết bài :

   Tổng kết lại bài thơ về 2 nội dung chính : thiên nhiên và con người.

Thực hành trên lớp

4
0
Nguyễn Thị Thương
05/04/2018 17:08:08

Soạn bài: Luyện nói: Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học

Phát biểu cảm nghĩ bài thơ "Cảnh Khuya" của Hồ Chí Minh

a. Mở bài: Giới thiệu bài thơ.

- Cảnh Khuya là bài thơ tứ tuyệt của Hồ Chí Minh được sáng tác trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

- Bài thơ miêu tả cảnh trăng ở chiến khu Việt Bắc, đồng thời thể hiện tâm hồn nhạy cảm, tình cảm gắn bó với thiên nhiên của con người Hồ Chí Minh. Bài thơ đã để lại cho em những ấn tượng sâu sắc.

b. Thân bài:

- Cảm nghĩ về bức tranh thiên nhiên:

    + Bước vào thế giới nghệ thuật của bài thơ ta như lạc vào thế giới của tiên cảnh vừa có trăng, có hoa lại vừa có non xanh nước biếc hữu tình thơ mộng.

    + Âm thanh của tiếng suối từ xa vẳng lại mơ hồ êm dịu, đưa đến cho người đọc cảm giác lâng lâng dịu ngọt.

    + Cảnh không chỉ đẹp mà còn rất thi vị bởi sự quấn quýt hòa quyện: trăng lồng vào cây, cây lồng vào hoa.

- Cảm nghĩ về hình ảnh của tác giả.

    + Giữa khung cảnh thiên nhiên hữu tình ấy, con người Bác xuất hiện với một tâm trạng thao thức băn khoăn chưa ngủ.

    + Đọc câu thơ cuối cùng làm cho chúng ta vô cùng xúc động, bởi lẻ lí do của sự chưa ngủ ấy là vì lo lắng cho vận mệnh của đất nước, của dân tộc.

c. Kết bài:

- Ở ngoài đời Bác Hồ là một nhà cách mạng lớn, qua thơ ta hiểu thêm ở Bác một khía cạnh khác: một nghệ sĩ lớn.

- Bài thơ không chỉ giúp em biết yêu mến cảnh đẹp thiên nhiên mà còn cảm phục kính yêu con người Bác, tâm hồn Bác.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×