LUYỆN TẬP SỬ DỤNG TỪ I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Sử dụng từ đúng âm, đúng chính tả
- Một số HS do ít được tiếp xúc với hình thức chữ viết của từ (ít đọc sách báo) nên khi nói – viết, đã thể hiện sai hình thức âm thanh, hình thức chữ viết của từ.
Ví dụ: Từ
lãng mạn được nói - viết thành
lãng mạng; từ
xán lạn được nói – viết thành
xán lạng, sáng lạng, xáng lạng; từ
man mác thành
mang mác; từ
tham quan thành thăm quan...
– Một số HS do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương nên đã viết sai chính tả một số từ. Ví dụ:
xâu xắc (viết đúng:
sâu sắc);
suy nghỉ (
suy nghĩ); dùi đầu (vùi đầu); Buông Ma Thuộc (Buôn Ma Thuột)…Vì vậy, khi sử dụng từ (nói hoặc viết), ta cần sử dụng đúng hình thức âm thanh, hình thức chữ viết của từ.
2. Sử dụng đúng nghĩa
Sở dĩ có hiện tượng sử dụng sai nghĩa chủ yếu do không nắm chắc nghĩa của từ, không phân biệt được các sắc thái ý nghĩa, sắc thái biểu cảm, phạm vi sử dụng... của các từ đồng nghĩa, gần nghĩa. Vì vậy, có hiện tượng viết những câu có từ dùng sai nghĩa (từ in chữ đậm), như:
a) Món quà tuy nhỏ nhen nhưng em rất quý.b) Tính tình anh ấy rất hiền lành, nhưng khi ra trận đánh giặc thì táo tợn vô cùng.c) Một không khí nhộn nhịp bao phủ thành phố.d) Ngô Thị Tuyển vác một hòm đạn nặng gấp đôi thể lực của mình băng băng trong lửa đạn.3. Sử dụng từ đúng tính chất ngữ pháp của từ
Dùng từ đúng tính chất ngữ pháp của từ nghĩa là dùng từ phù hợp với những đặc điểm từ loại, phù hợp với khả năng kết hợp của từ, khả năng đảm nhiệm các chức vụ ngữ pháp trong câu - của từ. Do đó, những câu kiểu như:
Nước sơn làm cho đồ vật thêm hào quang. là không chấp nhận được. Bởi vì
hào quang là danh từ, không thể sử dụng làm vị ngữ như tính từ. Muốn sửa câu này, có thể thay từ
hào quang bằng từ
hào nhoáng, hoặc từ
bóng bẩy. Như vậy, dùng từ đúng tính chất ngữ pháp của từ là một trong những yêu cầu quan trọng được đặt ra mà các em cần phải chú ý.
4. Sử dụng từ đúng sắc thái biểu cảm, hợp với tình huống giao tiếp
Sắc thái biểu cảm chính là sắc thái về tình cảm, thái độ... được thể hiện trong từ, ẩn chứa trong từ. Dùng từ đúng với sắc thái biểu cảm, phù hợp với đối tượng giao tiếp, vai giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp... là những yêu cầu quan trọng mà chủ thể nói năng (người nói) phải lưu ý. Do đó, dùng từ
lãnh đạo trong câu "
Quân Thanh do Tôn Sĩ Nghị lãnh đạo sang xâm lược nước ta" là đã không đảm bảo được các yêu cầu nói trên. Bởi vì, từ
lãnh đạo mang sắc thái biểu cảm tốt, tích cực, không phù hợp để nói về kẻ xâm lược. Từ này có thể thay bằng từ
cầm đầu.
5. Không lạm dụng từ địa phương, từ Hán Việt
Từ địa phương nếu được sử dụng một cách hợp lí trong văn bản, nhằm gợi không khí, màu sắc địa phương thì có thể chấp nhận được. Nhưng nếu lạm dụng từ địa phương hoặc dùng không đúng chỗ thì không thể chấp nhận. Bởi vì từ địa phương gây khó hiểu cho người ở vùng khác, hoặc không phù hợp với đặc điểm về ngôn ngữ của một số loại văn bản (Ví dụ: trong tác phẩm văn học có thể dùng từ địa phương ở mức độ hợp lí, nhưng trong các văn bản hành chính, báo chí... và cả các bài tập làm văn của HS đều không nên dùng từ địa phương).
Việc lạm dụng từ Hán Việt trong bất cứ loại văn bản nào đều không nên. Bởi vì, nếu dùng nhiều từ Hán Việt sẽ gây khó hiểu cho người đọc, bài văn sẽ thiếu trong sáng.
II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
1.
Đọc kĩ các bài tập làm văn của mình, tìm các loại lỗi về dùng từ trong từng bài viết. Sau đó, chia các lỗi dùng từ này thành 5 loại, tương ứng với 5 nguyên tắc dùng từ đã nêu ở trên. Cuối cùng, lần lượt sửa từng loại lỗi.
2. Trao đổi bài tập làm văn của mình với một bạn trong cùng lớp, chú ý tìm các lỗi về dùng từ, rồi phân các lỗi ấy thành 3 loại (dùng không đúng nghĩa; dùng không đúng tính chất ngữ pháp; dùng không đúng sắc thái biểu cảm và tình huống giao tiếp) và trao đổi với bạn về cách sửa các lỗi này. ÔN TẬP TÁC PHẨM TRỮ TÌNH
1. Đối chiếu tác phẩm để điền tên tác giả cho chính xác:
Tác phẩm
| Tác giả
|
Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh
| Lí Bạch
|
Phò giá về kinh
| Trần Quang Khải
|
Tiếng gà trưa
| Xuân Quỳnh
|
Cảnh khuya
| Hồ Chí Minh
|
Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê
| Hạ Tri Chương
|
Bạn đến chơi nhà
| Nguyễn Khuyến
|
Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra
| Trần Nhân Tông
|
Bài ca nhà tranh bị gió thu phá
| Đỗ Phủ
|
2. Sắp xếp tên tác phẩm khớp với nội dung tư tưởng và tình cảm được biểu hiện:
Tác phẩm
| Nội dung tư tưởng, tình cảm được biểu hiện
|
Bài ca nhà tranh bị gió thu phá | Tinh thần nhân đạo và lòng vị tha cao cả.
|
Qua đèo Ngang
| Nỗi nhớ thương quá khứ đi đôi với nỗi buồn đơn lẻ thầm lặng giữa núi đèo hoang sơ.
|
Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê
| Tình cảm quê hương chân thành pha chút xót xa lúc mới trở về quê.
|
Sông núi nước Nam | ý thức độc lập tự chủ và quyết tâm tiêu diệt địch.
|
Tiếng gà trưa | Tình cảm gia đình, quê hương qua những kỉ niệm đẹp của tuổi thơ.
|
Bài ca Côn Sơn | Nhân cách thanh cao và sự giao hoà tuyệt đối với thiên nhiên.
|
Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh | Tình cảm quê hương sâu lắng trong khoảnh khắc đêm vắng.
|
Cảnh khuya | Tình yêu thiênnhiên, lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung lạc quan.
|
3. Sắp xếp để tên tác phẩm(hoặc đoạn trích khớp với thể thơ):
Tác phẩm
| Thể thơ
|
Sau phút chia li
| Song thất lục bát
|
Qua đèo Ngang
| Bát cú đường luật
|
Bài ca Côn Sơn
| Lục bát
|
Tiếng gà trưa
| Thể thơ khác
|
Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh
| Thể thơ khác
|
Sông núi nước Nam
| Tuyệt cú
|
4. Các ý kiến không chính xác là: a, e, i, k.
5. Điền vào chỗ trống:
a) Khác với tác phẩm của các cá nhân, ca dao trữ trình (trước đây) là những bài thơ, câu thơ có tính chất
tập thể và
truyền miệng.
b) Thể thơ được ca dao trữ tình sử dụng nhiều nhất là
lục bát.
c) Một số thủ pháp thường gặp trong ca dao trữ tình là:
so sánh, nhân hoá, ẩn dụ, hoán dụ, điệp ngữ.