Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Soạn bài mùa xuân của tôi

5 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
1.589
2
2
Phạm Văn Bắc
01/08/2017 00:51:48
Soạn bài mùa xuân của tôi – Vũ Bằng
I. Đọc – hiểu văn bản
Câu 1.
- Bài văn cảnh sắc và không khí mùa xuân ở Hà Nội.
- Hoàn cảnh và tâm trạng của tác giả.
+ Tác giả viết bài này khi đang ở Sài Gòn trước 1975 trong sự kiểm soát của Mị ngụy, sống xa quê hương, xa Hà Nội.
+ Tâm trạng nhớ thương da diết của người con sống ở phương Nam nhớ về đất bắc.
Câu 2.
- Bài văn này chỉ là một phần của tùy bút “Tháng giêng mơ về trăng rét ngọt” (tiêu đề của bài do người biên soạn đặt) tuy vậy vẫn có bố cục hoàn chỉnh – ta có thể chia làm ba phần như sau:
+ Phần 1 (từ đầu đến “mê luyến mùa xuân”): say mê mùa xuân là một điều tất yếu tự nhiên.
+ Phần 2 (tiếp đến “mở hội liên hoan”): không khí và cảnh sắc mùa xuân ở Hà Nội.
+ Phần 3 (còn lại): mùa xuân sau rằm tháng giêng.
- Ba phần trên đây kết với nhau khá chặt chẽ, theo dòng cảm xúc hồi tưởng của tác giả.
Câu 3.
a. Cảnh sắc mùa xuân Hà Nội.
- Cảnh sắc của đất trời.
+ Màu sắc: Màu sông xanh, núi tím đắm say mộng ước.
+ Đường nét: Mưa riêu riêu, gió lành lạnh, đường sá không lầy lội, cái rét ngọt ngào.
+ Âm thanh: Tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, tiếng trống chèo, ấn tượng nhất là tiếng hát huê tình của cô gái đẹpnhư thơ mộng.
- Cảnh xuân tron người.
+ Nghi lễ đón xuân: Nhang trầm, đèn nến trên bàn thờ Phật, bàn thờ Thánh, bàn thờ tổ tiên.
+ Không khí gia đình: Đoàn tụ êm đềm trên kính dưới nhường.
+ Lòng người ngày xuân: Thấy ấm lạ lùng, vui như mở hội liên hoan.
= > Đó là những nét đẹp trong cuộc sống nghĩa tình của con người là nét văn hóa truyền thống của thủ đô Hà Nội, của người Việt Nam.
b. Sức sống của thiên nhiên, sức sống của con người khi mùa xuân đến.
- Sức sống của thiên nhiên: máu căng lên trong lộc nai, mầm non của cây cối nằm im không chịu được trồi ra thành những cái lá nhỏ li ti, những con vật nằm thu hình một nơi nay bò ra để nhảy nhót kiếm ăn…
- Sức sống của con người: nhựa sống trong người căn lên, tươi trẻ hơn, thêm khao khát yêu thương.
- Tình cảm của tác giả: mở của đi ra ngoài thấy thú giang hồ êm ái như nhung, lòng mình say sưa một cái gì đó.
= > Mùa xuân trong mắt Vũ Bằng là mùa xuân trẻ trung, mùa xuân của thương yêu đằm thắm.
c. Nhận xét về ngôn ngữ giọng điệu.
- Ngôn ngữ thiên về gợi cảm, không nhằm mục đích tái hiện cụ thể chi tiết, hình ảnh mà thể hiện linh hồn, sức sống của cảnh xuân.
- Giọng điệu trữ tình da diết như nhân lân trong lòng người cái sức sống bất diệt của mùa xuân.
Câu 4.
a. Không khí và cảnh sắc thiên nhiên say ngày rằm tháng giêng.
Tất cả đều thay đổi, chuyển biến từ bầu trời mặt đất, không khí cho đến sắc màu, từ cảnh sắc thiên nhiên cho đến sinh hoạt con người.
- Cảnh sắc thiên nhiên.
+ Đào: hơi phai nhưng nhụy hãy con phong.
+ Cỏ: không mướt xanh nhưng nức một mùi hương man mác.
+ Mưa xuân: thay thế cho mưa phùn.
+ Bầu trời: hiện lên những làn sáng hồng hồng.
- Không khí sinh hoạt.
+ Bữa cơm: đã trở về giản dị, thịt mỡ dưa hành đã hết.
+ Cánh màn điều: treo ở bàn thờ ông vải đã hạ huống.
+ Các trò vui: tạm kết thúc nhường chỗ cho cuộc sống thường nhật.
= > Không khí sinh hoạt đã trở về nhịp sống êm đềm thường nhật nhưng cảnh vật thiên nhiên dù có thay đổi chút ít nhưng vẫn rất đẹp, vẫn làm say đắm lòng người bởi cái mới mẻ của nó.
b. Ngòi bút tác giả.
- Đoạn văn này đã bộc lộ sự quan sát và cảm nhận tinh tế nhạy cảm của tác giả, một ngòi bút tài hoa đằm thắm sâu lắng.
- Tác giả là người am hiểu rất kĩ càng những phong tục tập quán của đời sống tâm hồn người Việt; đồng thời là người rất yêu thiên nhiên trân trọng sự sống, của thiên nhiên mới viết lên được những câu văn lung linh và truyền cảm đến như thế.
- Ngôn ngữ linh hoạt có hồn, luôn luôn vận động, so sánh chuẩn xác giàu màu sắc, liên tưởng phong phú khoáng đạt.
Câu 5. Dựa vào phần đã phân tích ở trên, em có thể viết về cảm nhận của mình trên cơ sở những ý sau đây:
- Mùa xuân xây mộng ước mơ
- Mùa xuân tràn đầy sức sống
- Mùa xuân đằm thắm yêu thương
- Mùa xuân đoàn tụ sum vầy
- Mùa xuân đậm đà bản sắc dân tộc.
II. Luyện tập
Câu 1. Đọc diễn cảm
Chú ý ngắt giọng – lên bổng xuống trầm – đặc biệt là giọng nhớ thương hoài niệm.
Câu 2. Sưu tầm và chép lại một số đoạn văn, câu thơ hay về mùa xuân.
“Trong làn nắng ửng khói mơ tan
Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng
Sột soạt gió trêu tà áo biếc
Trên giàn thiên lí bóng xuân sang”.
(Hàn Mặc Tử)
“Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời”.
(Thanh Hải)
“Của ong bướm này đây tuần tháng mật
Này đây hoa của đồng nội xanh rì
Này đây lá của cành tơ lơ phất
Của yến oanh này đây khúc si tình”
(Xuân Diệu)

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
4
0
Trần Đan Phương
05/08/2017 00:53:13
MÙA XUÂN CỦA TÔI
(Vũ Bằng) I. VỀ TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM
1. Thể loại
Văn bản Mùa xuân của tôi cũng được viết theo thể tuỳ bút, trong cảm hứng của một người xa quê, nhớ về mùa xuân gợi cảm nơi đất Bắc.
2. Tác giả
Vũ Bằng (1913-1984) là một nhà văn, nhà báo đã khá nổi tiếng ở Hà Nội từ những năm trước Cách mạng tháng Tám. Sau năm 1954, ông vào Sài Gòn, vừa viết văn, làm báo vừa tham gia hoạt động cách mạng. Dù ở xa nhưng Vũ Bằng luôn nhớ về Hà Nội, về quê hương yêu dấu với biết bao kỉ niệm êm đềm, những ấn tượng sâu sắc không thể phai nhoà. Ông đã viết thiên tuỳ bút rất gợi cảm Tháng giêng mơ về trăng non rét ngọt (in trong tập Thương nhớ mười hai) để thể hiện nỗi nhớ bâng khuâng, da diết và lòng mong mỏi đất nước thống nhất của mình.
II. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Bài tuỳ bút này tái hiện cảnh sắc thiên nhiên và không khí mùa xuân trong tháng giêng ở Hà Nội và miền Bắc qua nỗi nhớ thương da diết của một người con xa quê.
2. Bài tuỳ bút có thể chia thành ba đoạn:
- Đoạn 1 (Từ đầu đến “mê luyến mùa xuân”): Những cảm nhận về quy luật tình cảm của con người với mùa xuân.
- Đoạn 2 (tiếp theo đến “mở hội liên hoan”): Cảm nhận về cảnh sắc, không khí chung của mùa xuân ở Hà Nội và miền Bắc.
- Đoạn 3 (phần còn lại): Cảnh sắc và không khí mùa xuân sau ngày rằm tháng giêng.
Ba đoạn liên kết với nhau bằng mạch cảm xúc: từ những quy luật tình cảm chung của con người đến những cảm nhận riêng về mùa xuân. Cuối cùng là những cảm nhận sâu sắc về tháng giêng. Đây là mạch cảm xúc được phát triển rất tự nhiên, hợp lôgíc.
3. a) Trong đoạn văn từ “Tôi yêu sông xanh, núi tím” đến “mở hội liên hoan”, cảnh sắc và không khí mùa xuân Hà Nội và miền Bắc đã được gợi tả qua nhiều chi tiết. Trước hết, tác giả đã gợi tả được cái đặc trưng của thời tiết và khí xuân miền Bắc với “mưa rêu rêu, gió lành lạnh”, như từ mùa đông còn vương lại, nhưng lại có cái ấm áp, tràn ngập của khí xuân, hơi xuân. Những âm thanh như tiếng nhạn kêu, tiếng trống chèo, những câu hát huê tình,…hoà quyện trong làn hương ấm áp của nhang trầm, đèn nến, nhất là cái ấm áp toả ra từ không khí gia đình đoàn tụ…Tất cả gợi lên một nét hương sắc không thể nào phai trong tâm hồn của người xa xứ.
b) Không chỉ miêu tả sức sống của mùa xuân từ bên ngoài, tác giả còn thể hiện được sức sống nổi bật của con người trong mùa xuân bằng những hình ảnh đầy gợi cảm và với những hình ảnh so sánh rất cụ thể: “Ngồi yên không chịu được. Nhựa sống trong người căng lên như máu,…những cặp uyên ương đứng cạnh” và “tim người ta dường như cũng trẻ hơn ra, và đập mạnh hơn trong những ngày đông tháng giá”. Đến như cảm nhận về cái rét thì cũng là: “…cái rét ngọt ngào, chứ không còn tê buốt căm căm nữa”.
c) Ngôn ngữ của đoạn văn này là những ngôn từ được chắt lọc tinh tế. Những hình ảnh so sánh vừa cụ thể vừa mới lạ, cùng với cách cảm, cách nghĩ sáng tạo, tất cả được kết hợp trong một thứ giọng điệu vừa sôi nổi, vừa thiết tha khiến cho đoạn văn để lại được nhiều ấn tượng và gợi ra nhiều dư ba.
4. a) Trong đoạn văn còn lại, tác giả tập trung miêu tả những nét riêng của trời đất, thiên nhiên và không khí mùa xuân sau ngày rằm tháng giêng. Đó là thời điểm giao mùa của trời đất, của sự vật, cỏ cây, thời tiết,…Nhiều thứ hoà quyện để tạo nên một sự chuyển giao rất đẹp: “Tết hết mà chưa hết hẳn, … mưa xuân bắt đầu thay thế cho mưa phùn”. Cảnh ấy khiến lòng người cũng đồng điệu theo.
b) Qua việc tái hiện những cảnh sắc và không khí ấy, có thể khẳng định: chính tình yêu và nỗi nhớ da diết đến cháy bỏng đã làm thức dậy bao nỗi niềm trong tâm hồn tác giả, khiến cho ngòi bút của nhà văn trở nên tinh tế và nhạy cảm hơn.
5.* Trong nỗi nhớ da diết của một người con xứ Bắc xa quê, tác giả đã tái hiện lại cảnh mùa xuân Bắc Việt với những ấn tượng êm đềm, dịu ngọt, những cảm nhận tinh tế mà chỉ có những người yêu tha thiết quê hương mới có được. Cảnh mùa xuân trên đất Bắc là cả một cuộc giao hoà của trời đất, của lòng người, của sức sống và tình yêu.
III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
1. Cách đọc
Cần chú ý sự khác nhau về giọng điệu của ba bài tuỳ bút. Thạch Lam miêu tả cốm - một thức quà rất quen thuộc với người Việt Nam, ông chỉ muốn qua cốm gợi lên những tiếng lòng đồng điệu về tình yêu, niềm tự hào về một vẻ đẹp riêng của đất nước. Minh Hương miêu tả Sài Gòn với những cảm nhận rất riêng, Vũ Bằng lại viết về mùa xuân đất Bắc trong nỗi nhớ thương da diết. Trong tâm trạng ấy, câu văn của Vũ Bằng dường như chất chứa nhiều tâm sự hơn.
Có khi những câu văn theo mạch cảm xúc bất ra bất ngờ, không theo quy tắc thông thường: "Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân".
Có khi tác giả tự cật vấn mình, rồi lại để cho dòng cảm xúc tuôn chảy miên man: "Ai bảo được non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió ; ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ yêu con...".
Có khi tiếng kêu bật ra khi dòng cảm xúc không kìm nén lại được: "Đẹp quá đi, mùa xuân ơi - mùa xuân của Hà Nội thân yêu...".
Khi đọc cần bám sát mạch của từng câu văn, đoạn văn để chọn giọng đọc cho phù hợp.
2. Sưu tầm một số đoạn văn, câu thơ hay về mùa xuân.
Tham khảo đoạn thơ sau:
Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi! Con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy quanh lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao…
(Thanh Hải, Mùa xuân nho nhỏ)
3. Lựa chọn một mùa mà mình thích nhất. Hãy phát biểu cảm nghĩ của em về mùa ấy (chú ý biểu cảm về những nét đặc trưng của mùa, như: thiên nhiên, khí hậu, thời tiết, sự vật, con người,…).
2
0
CenaZero♡
05/04/2018 17:08:07

Soạn bài: Mùa xuân của tôi

Hướng dẫn soạn bài

Bố cục:

   - Phần 1 (Từ đầu … mê luyến tâm hồn): cảm nhận về quy luật tình cảm con người.

   - Phần 2 (tiếp … mở hội liên hoan): cảnh sắc, không khí mùa xuân Hà Nội.

   - Phần 3 (còn lại): cảnh sắc, không khí mùa xuân sau ngày rằm tháng giêng.

Câu 1 (trang 177 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

   Bài văn viết về cảnh sắc, không khí mùa xuân ở miền Bắc (Hà Nội). Bài được viết khi tác giả ở Sài Gòn trước 1975 trong sự kiểm soát của Mĩ ngụy, tâm trạng nhớ thương da diết.

Câu 2 (trang 177 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

   Bố cục bài văn được chia như ở trên. Các đoạn được liên kết với nhau bằng mạch cảm xúc chặt chẽ.

Câu 3 (trang 177 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):Tôi yêu sông xanh … mở hội liên hoan” :

   a. Cảnh sắc mùa xuân Hà Nội và miền Bắc được gợi tả: cảnh sắc đất trời (sông xanh núi tím, mưa riêu, gió, đường không lầy lội, tiếng nhạn trong đêm, tiếng trống chèo, tiếng hát huê tình) và con người (nghi lễ đón xuân, không khí gia đình êm đềm, ấm áp).

   b. Mùa xuân khơi gợi sức sống thiên nhiên và con người: thời tiết, khí hậu đặc trưng, âm thanh…nhang trầm, đèn nến, gia đình. Xuân đến, trong lòng tác giả trỗi dậy sức sống mới “nhựa sống trong người căng lên như…” và “tim người ta như cũng trẻ hơn ra, và đập mạnh hơn trong những ngày đông tháng giá”, suy nghĩ cũng tích cực hơn “cái rét ngọt ngào”.

   c. Giọng điệu trữ tình vừa sôi nổi vừa tha thiết, ngôn ngữ thiên về gợi cảm.

Câu 4 (trang 177 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1): Đoạn văn “Đẹp quá đi” … hết.

   a. Không khí, cảnh sắc thiên nhiên sau ngày rằm tháng giêng :

   - Tết hết mà chưa hết hẳn, đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong.

   - Cỏ không mướt xanh nhưng nức một mùi hương man mác.

   - Trời hết nồm, mưa xuân thay thế mưa phùn.

   - Con người trở về bữa cơm giản dị.

   - Các trò vui ngày tết tạm kết thúc nhường chỗ cho cuộc sống thường nhật.

   b. Qua việc tái hiện cảnh sắc, không khí thiên nhiên, ta thấy tác giả vô cùng tinh tế, nhạy cảm, rất am hiểu phong tục tập quán người Việt và rất yêu thiên nhiên.

Câu 5* (trang 178 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

   Cảnh sắc mùa xuân miền Bắc qua ngòi bút Vũ Bằng thật đẹp, là sự giao hòa đất trời, xuân xây mộng ước mơ, đầy sức sống, đằm thắm yêu thương, đoàn tụ sum vầy, đậm bản sắc dân tộc.

Luyện tập

Câu 2 (trang 178 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

   Một số đoạn văn, câu thơ hay về mùa xuân :

   - Mùa xuân người cầm súng

   Lộc giắt đầy trên lưng

   Mùa xuân người ra đồng

   Lộc trải dài nương mạ.

          (Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải)

   - Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua

   Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già

          (Vội vàng – Xuân Diệu)

Câu 3 (trang 178 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

   Đoạn văn tham khảo :

   Tôi yêu mùa thu quê tôi, mùa lá rụng, mùa đất trời chuyển hạ sang đông. Trời đã bớt đi cái nắng hè oi ả, xoa dịu tiếng ve râm ran bằng chất hanh khô đặc trưng của mùa thu. Gió man mác, không lạnh như mùa đông, không nóng ẩm như mùa hè, mà nhè nhẹ, khô hanh, mát dịu. Cây cối, chim muông cũng thay đổi, lá rụng khắp đường, khắp phố, mặc cho các cô lao công ngày ngày quét dọn. Có những con đường ngập lá vàng bởi những cây xà cừ, cây sấu to ộ. Mùa thu thật đẹp.

1
0
Nguyễn Thanh Thảo
05/04/2018 17:08:08

Soạn bài: Mùa xuân của tôi - Vũ Bằng

Câu 1:

- Bài văn cảnh sắc và không khí mùa xuân ở Hà Nội.

- Hoàn cảnh và tâm trạng của tác giả.

    + Tác giả viết bài này khi đang ở Sài Gòn trước 1975 trong sự kiểm soát của Mĩ ngụy, sống xa quê hương, xa Hà Nội.

    + Tâm trạng nhớ thương da diết của người con sống ở phương Nam nhớ về đất bắc.

Câu 2: Bài tuỳ bút có thể chia thành ba đoạn:

- Đoạn 1 (Từ đầu đến "mê luyến mùa xuân"): Những cảm nhận về quy luật tình cảm của con người với mùa xuân.

- Đoạn 2 (tiếp theo đến "mở hội liên hoan"): Cảm nhận về cảnh sắc, không khí chung của mùa xuân ở Hà Nội và miền Bắc.

- Đoạn 3 (phần còn lại): Cảnh sắc và không khí mùa xuân sau ngày rằm tháng giêng.

Ba đoạn liên kết với nhau bằng mạch cảm xúc: từ những quy luật tình cảm chung của con người đến những cảm nhận riêng về mùa xuân. Cuối cùng là những cảm nhận sâu sắc về tháng giêng. Đây là mạch cảm xúc được phát triển rất tự nhiên, hợp lôgíc.

Câu 3:

a. Cảnh sắc mùa xuân Hà Nội.

- Cảnh sắc của đất trời:

    + Màu sắc: Màu sông xanh, núi tím đắm say mộng ước.

    + Đường nét: Mưa riêu riêu, gió lành lạnh, đường sá không lầy lội, cái rét ngọt ngào.

    + Âm thanh: Tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, tiếng trống chèo, ấn tượng nhất là tiếng hát huê tình của cô gái đẹpnhư thơ mộng.

- Cảnh xuân với con người:

    + Nghi lễ đón xuân: Nhang trầm, đèn nến trên bàn thờ Phật, bàn thờ Thánh, bàn thờ tổ tiên.

    + Không khí gia đình: Đoàn tụ êm đềm trên kính dưới nhường.

    + Lòng người ngày xuân: Thấy ấm lạ lùng, vui như mở hội liên hoan.

=> Đó là những nét đẹp trong cuộc sống nghĩa tình của con người là nét văn hóa truyền thống của thủ đô Hà Nội, của người Việt Nam.

b. Không chỉ miêu tả sức sống của mùa xuân từ bên ngoài, tác giả còn thể hiện được sức sống nổi bật của con người trong mùa xuân bằng những hình ảnh đầy gợi cảm và với những hình ảnh so sánh rất cụ thể: "Ngồi yên không chịu được. Nhựa sống trong người căng lên như máu,…những cặp uyên ương đứng cạnh" và "tim người ta dường như cũng trẻ hơn ra, và đập mạnh hơn trong những ngày đông tháng giá". Đến như cảm nhận về cái rét thì cũng là: "…cái rét ngọt ngào, chứ không còn tê buốt căm căm nữa".

c. Ngôn ngữ của đoạn văn này là những ngôn từ được chắt lọc tinh tế. Những hình ảnh so sánh vừa cụ thể vừa mới lạ, cùng với cách cảm, cách nghĩ sáng tạo, tất cả được kết hợp trong một thứ giọng điệu vừa sôi nổi, vừa thiết tha khiến cho đoạn văn để lại được nhiều ấn tượng và gợi ra nhiều dư ba.

Câu 4:

a. Trong đoạn văn còn lại, tác giả tập trung miêu tả những nét riêng của trời đất, thiên nhiên và không khí mùa xuân sau ngày rằm tháng giêng.

- Cảnh sắc thiên nhiên:

    + Đào: hơi phai nhưng nhụy hãy con phong.

    + Cỏ: không mướt xanh nhưng nức một mùi hương man mác.

    + Mưa xuân: thay thế cho mưa phùn.

    + Bầu trời: hiện lên những làn sáng hồng hồng.

- Không khí sinh hoạt:

    + Bữa cơm: đã trở về giản dị, thịt mỡ dưa hành đã hết.

    + Cánh màn điều: treo ở bàn thờ ông vải đã hạ huống.

    + Các trò vui: tạm kết thúc nhường chỗ cho cuộc sống thường nhật.

=> Không khí sinh hoạt đã trở về nhịp sống êm đềm thường nhật nhưng cảnh vật thiên nhiên dù có thay đổi chút ít nhưng vẫn rất đẹp, vẫn làm say đắm lòng người bởi cái mới mẻ của nó.

b. Qua việc tái hiện những cảnh sắc và không khí ấy, có thể khẳng định: chính tình yêu và nỗi nhớ da diết đến cháy bỏng đã làm thức dậy bao nỗi niềm trong tâm hồn tác giả, khiến cho ngòi bút của nhà văn trở nên tinh tế và nhạy cảm hơn.

Câu 5:

Trong nỗi nhớ da diết của một người con xứ Bắc xa quê, tác giả đã tái hiện lại cảnh mùa xuân Bắc Việt với những ấn tượng êm đềm, dịu ngọt, những cảm nhận tinh tế mà chỉ có những người yêu tha thiết quê hương mới có được. Cảnh mùa xuân trên đất Bắc là cả một cuộc giao hoà của trời đất, của lòng người, của sức sống và tình yêu.

1
0
Nguyễn Thị Thương
07/04/2018 11:13:40

Soạn bài: Mùa xuân của tôi - Vũ Bằng

Câu 1:

- Bài văn cảnh sắc và không khí mùa xuân ở Hà Nội.

- Hoàn cảnh và tâm trạng của tác giả.

    + Tác giả viết bài này khi đang ở Sài Gòn trước 1975 trong sự kiểm soát của Mĩ ngụy, sống xa quê hương, xa Hà Nội.

    + Tâm trạng nhớ thương da diết của người con sống ở phương Nam nhớ về đất bắc.

Câu 2: Bài tuỳ bút có thể chia thành ba đoạn:

- Đoạn 1 (Từ đầu đến "mê luyến mùa xuân"): Những cảm nhận về quy luật tình cảm của con người với mùa xuân.

- Đoạn 2 (tiếp theo đến "mở hội liên hoan"): Cảm nhận về cảnh sắc, không khí chung của mùa xuân ở Hà Nội và miền Bắc.

- Đoạn 3 (phần còn lại): Cảnh sắc và không khí mùa xuân sau ngày rằm tháng giêng.

Ba đoạn liên kết với nhau bằng mạch cảm xúc: từ những quy luật tình cảm chung của con người đến những cảm nhận riêng về mùa xuân. Cuối cùng là những cảm nhận sâu sắc về tháng giêng. Đây là mạch cảm xúc được phát triển rất tự nhiên, hợp lôgíc.

Câu 3:

a. Cảnh sắc mùa xuân Hà Nội.

- Cảnh sắc của đất trời:

    + Màu sắc: Màu sông xanh, núi tím đắm say mộng ước.

    + Đường nét: Mưa riêu riêu, gió lành lạnh, đường sá không lầy lội, cái rét ngọt ngào.

    + Âm thanh: Tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, tiếng trống chèo, ấn tượng nhất là tiếng hát huê tình của cô gái đẹpnhư thơ mộng.

- Cảnh xuân với con người:

    + Nghi lễ đón xuân: Nhang trầm, đèn nến trên bàn thờ Phật, bàn thờ Thánh, bàn thờ tổ tiên.

    + Không khí gia đình: Đoàn tụ êm đềm trên kính dưới nhường.

    + Lòng người ngày xuân: Thấy ấm lạ lùng, vui như mở hội liên hoan.

=> Đó là những nét đẹp trong cuộc sống nghĩa tình của con người là nét văn hóa truyền thống của thủ đô Hà Nội, của người Việt Nam.

b. Không chỉ miêu tả sức sống của mùa xuân từ bên ngoài, tác giả còn thể hiện được sức sống nổi bật của con người trong mùa xuân bằng những hình ảnh đầy gợi cảm và với những hình ảnh so sánh rất cụ thể: "Ngồi yên không chịu được. Nhựa sống trong người căng lên như máu,…những cặp uyên ương đứng cạnh" và "tim người ta dường như cũng trẻ hơn ra, và đập mạnh hơn trong những ngày đông tháng giá". Đến như cảm nhận về cái rét thì cũng là: "…cái rét ngọt ngào, chứ không còn tê buốt căm căm nữa".

c. Ngôn ngữ của đoạn văn này là những ngôn từ được chắt lọc tinh tế. Những hình ảnh so sánh vừa cụ thể vừa mới lạ, cùng với cách cảm, cách nghĩ sáng tạo, tất cả được kết hợp trong một thứ giọng điệu vừa sôi nổi, vừa thiết tha khiến cho đoạn văn để lại được nhiều ấn tượng và gợi ra nhiều dư ba.

Câu 4:

a. Trong đoạn văn còn lại, tác giả tập trung miêu tả những nét riêng của trời đất, thiên nhiên và không khí mùa xuân sau ngày rằm tháng giêng.

- Cảnh sắc thiên nhiên:

    + Đào: hơi phai nhưng nhụy hãy con phong.

    + Cỏ: không mướt xanh nhưng nức một mùi hương man mác.

    + Mưa xuân: thay thế cho mưa phùn.

    + Bầu trời: hiện lên những làn sáng hồng hồng.

- Không khí sinh hoạt:

    + Bữa cơm: đã trở về giản dị, thịt mỡ dưa hành đã hết.

    + Cánh màn điều: treo ở bàn thờ ông vải đã hạ huống.

    + Các trò vui: tạm kết thúc nhường chỗ cho cuộc sống thường nhật.

=> Không khí sinh hoạt đã trở về nhịp sống êm đềm thường nhật nhưng cảnh vật thiên nhiên dù có thay đổi chút ít nhưng vẫn rất đẹp, vẫn làm say đắm lòng người bởi cái mới mẻ của nó.

b. Qua việc tái hiện những cảnh sắc và không khí ấy, có thể khẳng định: chính tình yêu và nỗi nhớ da diết đến cháy bỏng đã làm thức dậy bao nỗi niềm trong tâm hồn tác giả, khiến cho ngòi bút của nhà văn trở nên tinh tế và nhạy cảm hơn.

Câu 5:

Trong nỗi nhớ da diết của một người con xứ Bắc xa quê, tác giả đã tái hiện lại cảnh mùa xuân Bắc Việt với những ấn tượng êm đềm, dịu ngọt, những cảm nhận tinh tế mà chỉ có những người yêu tha thiết quê hương mới có được. Cảnh mùa xuân trên đất Bắc là cả một cuộc giao hoà của trời đất, của lòng người, của sức sống và tình yêu.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×