LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Soạn bài muốn làm thằng cuội

5 trả lời
Hỏi chi tiết
866
0
1
Nguyễn Thanh Thảo
01/08/2017 02:34:56
Soạn bài muốn làm thằng cuội của Tản Đà
I. Đọc – hiểu văn bản
Câu 1. Hai câu thơ đầu là tiếng than và lời tâm sự của Tản Đà với chị Hằng. Theo em, vì sao Tản Đà có tâm trạng chán trần thế ?
- Nhà thơ muốn làm thằng Cuội, lên chơi cung trăng cùng với chị Hằng là vì ông buồn, chán cuộc sống nơi trần thế, thích làm bạn cùng gió, cùng mây.
« Đêm thu buồn lắm chị Hằng ơi !
Trần thế em đây chán nửa rồi ».
- Nhà thơ nói chuyện muốn lên chơi trăng, nhưng thực ra ông muốn giãi bày tâm sự của mình :
+ Cái buồn, chán ở đây là có thực trong tâm trạng của Tản Đà.
+ Khi đó cuộc sống có nhiều điều đáng buồn chán, nhất là đối với một tâm hồn thi sĩ như ông.
+ Đất nước không có chủ quyền, những kẻ hãnh tiến thi nhau ganh đua, bon chen mà quên đi nỗi nhục mất nước.
+ Mặt khác, ông buồn vì mình là người tài hoa nhưng số phận nhiều rủi ro, lận đận trong đường đời.
+ Vì không đủ sức để thay đổi hiện thực bi kịch ấy nên ông muốn thoát ra khỏi nó, muốn làm thằng Cuội lên chơi trăng.
Câu 2. Có nhận xét, Tản Đà là một hồn thơ « ngông ». Em hiểu « ngông » nghĩa là gì ? Hãy phân tích cái « ngông » của Tản Đà trong ước muốn được làm thằng Cuội.
Tản Đà với cá tính sống mà dường như nằm giữa cõi mộng và cõi thực, giữa cái tỉnh và cái điên, không giống như một ai như thế. Từ lâu, ông đã được mệnh danh là một hồn thơ « ngông », vua ngông. Nhưng thực chất của cái ngôn đó là gì ?
« Thế gian có bác Tản Đà
Quê hương thì có, cửa nhà thì không
Nửa đời Nam, Bắc, Tây, Đông
Bạn bè sum họp, vợ chồng biệt li ».
+ Sống giữa cảnh đất nước lầm than và nhố nhăng thời đó, Tản Đà không phải không đủ sức tạo cho mình một cuộc sống sung túc, thậm chí giàu sang.
+ Tản Đà lánh đục theo trong, tự mình tìm kế sinh nhai để rồi gánh chịu sự túng quẫn suốt một đời, nhất là trong những năm cuối đời.
+ Tản Đà sẵn sàng đánh đổi cái nghèo vật chất để lấy cái giàu tinh thần.
+ Giữa cái ác, Tản Đà tách ra để đi đến cái thiện.
+ Giữa cái xấu, Tản Đà còn có ý thức vươn lên cái đẹp. Đẹp của đất trời. Đẹp của con người. Đẹp của văn chương. Đẹp cả trong cách sống.
Cho nên, đúng là trong cái « ngông » của Tản Đà mà người đời từ lâu đã tinh ý nhận ra để không những không ghét, không khó chịu, lại còn cảm thấy vui, làm quý, bởi ở trong đó, đằng sau đó là nhân cách, là đạo lí làm người, là giá trị nhân bản.
Cái « ngông » của Tản Đà một phần là cá tính tự nhiên, nhưng một phần cũng là do Tản Đà phải tự tạo để phản ứng lại với thứ ô trọc giữa cuộc đời.
(Theo Nguyễn Đình Chú – Thơ văn Tản Đà)
Câu 3. Phân tích hình ảnh cuối bài thơ :
« Tựa nhau trông xuống thế gian cười »
Em hiểu cái cười ở đây có nghĩa là gì ?
Cái « ngông » của Tản Đà trong bài thơ này tập trung chủ yếu ở hai câu cuối :
« Rồi cứ mỗi năm rằm tháng tám
Tựa nhau trông xuống thế gian cười ».
Ở đây ông tự cho mình là người ở vị trí cao hơn tất cả, còn cuộc sống nơi trần thế chỉ là trần tục, thấp hèn, đáng cười. Ông cười tất cả. Đó chính là cái « ngông » của Tản Đà.
Câu 4. Theo em những yếu tố nghệ thuật nào đã tạo nên sức hấp dẫn của bài thơ ?
Bài thơ Muốn làm thằng cuội là bài thơ độc đáo, thú vị, giọng thơ nhẹ nhành, thanh thoát, chơi vơi. Trí tưởng tượng lại phong phú, kì diệu. Chất mộng ảo, chất ngông thấm đẫm bài thơ.
Yếu tố tạo nên sức hấp dẫn của bài thơ chính là sự tưởng tượng bay bổng của một tâm hồn thi sĩ lãng mạn.
Bài thơ có cái kết thoát li. Một cách nói phong tình tài hoa : « Thơ của ông là chất thơ trong như lọc với những cảnh tưởng không rõ rệt, những hình ảnh mờ mờ, ông vẽ những bức tranh tuyệt bút ; với những tư tưởng lâng lâng, với những cảm giác mơ mộng, ông làm nên những câu thơ tuyệt mĩ ».
(Thi sĩ Tản Đà – Lê Thanh)
Câu 5. Ý nghĩa.
Tác giả khát khao được sống trong sạch hơn, thanh cao hơn để giữ mãi thiên lương cao đẹp.
Bài thơ tuy có nói đến buồn, đến chán, đến thoát li, nhưng vẫn thấm đượm phong tình… Toàn bài thơ toát lên một tinh thần phủ định thực tại xã hội nửa thực dân, nửa phong kiến xấu xa, mục nát. Sức hấp dẫn của bài thơ chính là sự tưởng tượng bay bổng của một tâm hồn thi sĩ lãng mạng.
Đó là giá trị của bài thơ Muốn làm thằng Cuội.
II. Luyện tập
Câu 1. Nhận xét về phép đối trong 2 câu 3, 4 và 5, 6.
- Phép đối trong 2 câu 3, 4.
Nhà thơ cất tiếng hỏi :
Cung quế đã ai ngồi đó chửa ?
Nhưng không đợi trả lời, mà là để ngỏ lời :
Cành đa, xin chị nhắc lên chơi.
Phép đối ở đây không phải là sự trao đôi giữa hai người mà chỉ có nhà thơ. « Cung quế… », « Cành đa » là nơi tượng trưng ở thiên giới, nơi tượng trưng ở trần gian.
- Phép đối trong 2 câu 5, 6.
Phép đối ở đây cũng diễn ra rất tế nhị :
Có bầu có bạn, ca chi tủi,
Cùng gió, cùng mây thế mới vui.
+ « Có bầu có bạn » với « cùng gió, cùng mây ».
+ « Can chi tủi » với « thế mới vui ».
Lời thơ tuy có phong tình ỡm ờ một chút mà vẫn không buôn thả. Cạnh người đẹp, thi sĩ sẽ thoát khỏi cuộc đời trần thế ngột ngạt, tầm thường. Ở nơi trần thế, thi sĩ cô đơn không có bầu bạn, không có tri âm tri kỉ, điều đó thật tủi cực. Nay lên cung trăng với chị Hằng là tha hồ mở lòng ra “cùng gió, cùng mây” và theo ông “thế mới vui”, nghĩa là giải tỏa được nỗi buồn chán trong lòng.
Phép đối ở những câu thơ trên rất tế nhị, nhẹ nhàng mà vẫn làm nổi bật được sắc thái biểu cảm.
Trong cách nói ở hai câu 5, 6 không có dấu hiệu về ham muốn vật chất tầm thường, chỉ có ý nghĩa trân trọng những giá trị tinh thần cao đẹp.
Câu 2. So sánh ngôn ngữ và giọng điệu ở bà thơ này với bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan ta thấy có những điều rất thú vị:
- Ở bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh QUan, ta thấy giàu nhạc điệu, tạo nên vẻ đài các, trang nhà rất chuẩn của thơ Đường. Nghệ thuật dùng từ và diễn tả tài tình, đọc lên lòng ta có một cảm giác bâng khuâng, một nỗi buồn man mác.
Nhà thơ đã sử dụng thành thạo các từ láy, từ tượng hình, tượng thanh và cách chơi chữ đồng âm trong thơ.
- Ơ bài thơ Muốn làm thằng Cuội ta thấy giai điệu thật nhẹ nhàng, thanh thoát, pha chú tình tứ hóm hỉnh, có nét phóng túng, ngông nghênh của một hồn thơ lãng mạn. Lời thơ giản dị, trong sáng, gần với những lời nói thường ngày.
Vần luật vẫn chặt chẽ nhưng không còn là thứ trói buộc hồn thi sĩ, tâm sự cứ tự nhiên tuôn chảy như không hề câu nệ một khuôn sáo nào. Sức hấp dẫn bài thơ chính là ở đó.
Vẫn số câu, số chữ ấy, ý tứ vẫn hàm súc, chất chứa tâm trạng, nhưng nó không mực thước, trang trọng, đăng đối như bài Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
1
Nguyễn Thanh Thảo
05/08/2017 01:38:13
MUỐN LÀM THẰNG CUỘI
(Tản Đà)

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Về tác giả:
Tản Đà (1889-1939) tên khai sinh là Nguyễn Khắc Hiếu, quê ở làng Khê Thượng, huyện Bất Bạt, tỉnh Sơn Tây (nay là huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây).
Tản Đà xuất thân là nhà nho, từng hai phen lều chõng đi thi nhưng không đỗ. Sau đó ông chuyển sang sáng tác văn chương và sớm nổi tiếng, nhất là những năm 20 của thế kỉ XX.
Tác phẩm chính của Tản Đà: Khối tình con I, II (thơ), Giấc mộng con I (tiểu thuyết), Thề non nước (tiểu thuyết), Giấc mộng con II (du kí), Giấc mộng lớn (tự truyện),...
2. Về tác phẩm:
a) Bài thơ Muốn làm thằng Cuội được viết theo thể thất ngôn bát cú - một thể thơ thường được sử dụng để thể hiện những nội dung trang trọng. Tuy nhiên, giọng điệu ngông nghênh và tư tưởng bất đắc dĩ của tác giả lại trái ngược với tính chất của thể thơ này.
b) Nhan đề của bài thơ đã cho thấy giọng điệu ngông nghênh, bất đắc chí của nhà thơ: muốn ở đây như một nhu cầu bức xúc, chẳng cần giấu giếm, vòng vo. Nhưng muốn cái gì? Muốn làm cuội thì đích thực là muốn thoát lên trên rồi. ước vọng lên trên thơ mộng thế mà nói tựa như là muốn ăn, muốn uống, muốn ngủ... thật là thành thực!
c) "Ngông" được hiểu là làm những việc vượt trội lên so với bình thường. Ngông cũng có nghĩa là chơi trội, gây cho người ta phải chú ý.
Cái ngông thể hiện trong bài thơ này là tác giả muốn đi ra khỏi trái đất để lên cung trăng ở chơi với chị Hằng. Hơn thế nữa, nhà thơ lại muốn chị coi mình như là một người bầu bạn. Cách lên trời, lên trăng của Tản Đà cũng bộc lộ chất ngông: chị Hằng sẽ chì cành đa xuống và Tản Đà sẽ bám vào đó mà lên. Tản Đà rất tự tin, coi rằng mình lên cung trăng sẽ làm cho chị Hằng không còn lẻ loi, không bị buồn tủi. Ý định cùng chị Hằng "mỗi năm rằm tháng tám, Tựa nhau trông xuống thế gian cười" cũng là thể hiện cái ngông của thi sĩ.
d) Câu kết bài thơ là hình ảnh "Tựa nhau trông xuống thế gian cười". Hình ảnh này thể hiện sự lãng mạn và cái ngông của Tản Đà. Cái ngông của Tản Đà trong bài thơ này là một hình thức ứng xử vốn nằm trong cốt cách của nhà nho tài tử trong thơ truyền thống. Song, như chúng ta đã thấy, cái ngông ấy lại là thái độ của Tản Đà đối với xã hội ta những năm đầu thế kỉ XX; bộc lộ một nguồn xúc cảm mới, đầy cá tính đa tình, phóng túng. Cái mơ mộng thành ra cái ngông thì quả là đậm chất riêng của Tản Đà.
II. RÈN LUYỆN KỸ NĂNG
Trước hết, trong bài thơ, cái "ngông" của Tản Đà được thể hiện trên nhiều phương diện, từ đề bài (muốn làm thằng Cuội) đến thể loại (lấy thể thơ trang trọng để thể hiện tư tưởng ngỗ ngược) và những từ ngữ, hình tượng cụ thể trong bài thơ.
Thứ hai, tác phẩm là lời tâm sự kín đáo của một người bất hoà sâu sắc với xã hội đương thời, muốn tránh xa, muốn vượt hẳn lên trên để cất lên tiếng cười ngạo nghễ.

Với giọng thơ này, mặc dù được viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật nhưng không nên đọc bằng giọng trang trọng mà ngược lại, phải rất linh hoạt. Chú ý những từ ngữ theo phong cách khẩu ngữ dân gian như: Buồn lắm, chán nửa rồi, ngồi đó chửa, nhấc lên chơi...
0
1
Nguyễn Thị Sen
05/04/2018 17:08:08

Soạn bài: Muốn làm thằng Cuội

Hướng dẫn soạn bài

Bố cục:

   - Câu 1, 2 : Tâm trạng trước cuộc sống thực tại.

   - Câu 3, 4 và 5, 6 : Ước muốn nhà thơ.

   - Hai câu cuối : Cảm xúc khi xuống thế gian.

Câu 1 (trang 156 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

   Tản Đà chán trần thế vì bế tắc, bất hòa sâu sắc với xã hội. Xã hội ta thời đó tù hãm, uất ức, đất nước mất chủ quyền những kẻ hãnh tiến thi nhau ganh đua. Ông buồn vì phận tài hoa mà lận đận, không đủ sức thay đổi hiện thực bi kịch.

Câu 2 (trang 156 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

   - “Ngông” là thái độ bất cần đời, là dám làm điều trái lẽ thường, không sợ lời đàm tiếu, đó là thái độ phóng túng coi thường khuôn phép trói buộc cá tính.

   - Cái ngông của Tản Đà chính là ước muốn làm thằng Cuội, muốn lên Cung Trăng, những ước muốn người thường không dám mơ tới. Cảnh tượng vẽ ra chị Hằng cùng nhà thơ bầu bạn, trò chuyện gió mây, mọi thứ đều như hư ảo.

Câu 3 (trang 156 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

   Hình ảnh cuối bài thơ là cái cười. Cái cười ở đây là cái cười mãn nguyện khi thoát li được trần thế, khi thỏa mãn ước vọng làm thằng Cuội. Cười ở đây cũng là cười chế giễu cuộc đời trần tục đầy xấu xa, chật hẹp với tâm hồn thi sĩ.

Câu 4 (trang 156 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

   Những yếu tố nghệ thuật tạo nên sức hấp dẫn của bài thơ :

   - Sự bay bổng của một tâm hồn thi sĩ lãng mạn.

   - Thể thơ thất ngôn bát cú mà lời thơ tự nhiên, giản dị, phóng khoáng.

   - Giọng điệu khi than thở, khi cầu xin, khi đắc ý làm bài thơ vui tươi, linh hoạt.

Luyện tập

Câu 1 (trang 157 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

   Phép đối cặp câu 3 – 4 và 5 – 6 :

   - Câu 3 – 4 : đối về hình ảnh và về lời : cung quế - cành đa ; đã ai ngồi đó chửa – xin chị nhắc lên chơi.

   - Câu 5 – 6 : đối về ý là chính.

Câu 2 (trang 157 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1): So sánh với bài thơ Qua Đèo Ngang :

       + Ngôn ngữ trong Qua Đèo Ngang trang trọng, cổ điển còn trong Muốn làm thằng Cuội lại tự nhiên, giản dị hơn.

       + Giọng điệu : Qua Đèo Ngang mang giọng buồn thương man mác, Muốn làm thằng Cuội lại thể hiện một giọng ngông nghênh, hóm hỉnh.

0
1
Phạm Văn Phú
05/04/2018 17:08:09

Soạn bài: Muốn làm thằng cuội

Thể loại

Thất ngôn bát cú Đường luật

Bố cục

   + Hai câu đề: cuộc sống trần gian nhàm chán, buồn tẻ

   + Hai câu thực: Cõi mộng tưởng của tác giả

   + Hai câu luận: Ước mơ thoát li khỏi thực tại

   + Hai câu kết: Viễn cảnh cuộc sống hạnh phúc

Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 (trang 156 sgk Ngữ Văn 8 tập 1)

Tiếng than và lời tâm sự của Tản Đà với chị Hằng do tâm trạng chán trần thế;

   + Sống trong xã hội thực dân phong kiến tàn tác, bất nhân

   + Mang nỗi nhục mất nước, nỗi buồn vì bản thân rơi vào cảnh long đong, lận đạn, bế tắc

   + Tản Đà vốn phóng túng, lãng mạn không bằng lòng với cuộc sống tù túng đó.

   + Bản thân ông không đủ sức thay đổi thực tại bi kịch.

=> Lời giãi bày của người lạc lõng trước thời cuộc, luôn bất hòa với thực tại nhàm chán.

Câu 2 ( trang 156 sgk Ngữ Văn 8 tập 1)

- Từ "ngông" được hiểu:

   + Những việc làm lớn, vượt trội hơn so với người bình thường

   + Chơi trội, dám làm trái lẽ thường, không sợ bị chê cười, thái độ phóng khoáng, coi thường khuôn phép.

- Cái "ngông" của Tản Đà trong ước muốn được làm thằng Cuội:

   + Muốn thoát khỏi trần buồn chán, xấu xa để lên cõi mộng

   + Xưng hô suồng sã với chị Hằng, muốn được chị coi là bạn

   + Cách lên trời, lên trăng bộc lộ chất "ngông": muốn chị Hằng ghì cành đa xuống.

   + Câu 3 là sự ướm hỏi thì câu 4 Tản Đà tự tin về bản thân, khi lên cung quế sẽ làm cho chị Hằng bớt lẻ loi, buồn tủi.

=> Tản Đà một hồn thơ "ngông" giữa cái tỉnh và cái điên, giữa cõi thực và cõi mơ thể hiện cá tính, thái độ sống của ông trước cuộc đời đầy bất công, ô trọc. Phía sau cái "ngông" của ông là nhân cách hơn người.

Câu 3 ( trang 156 sgk Ngữ văn 8 tập 1)

- Câu thơ cuối bài là sự kết hợp hoàn hảo giữa cái "ngông" và lãng mạn của Tản Đà. Câu thơ phản ánh khao khát thoát tục để giữ thiên lương.

- Cái "cười" ở đây của Tản Đà được mang nhiều ý nghĩa

   + Cười thể hiện niềm vui được thỏa mãn mơ ước lên cõi mộng tưởng

   + Cười vì nhà thơ thấy thế gian ông từ bỏ vẫn là trần tục tầm thường, buồn chán

   + Cười thể hiện sự mỉa mai, giễu cợt khi Tản Đà ở vị trí cao hơn cõi trần ông đang sống.

Câu 4 ( trang 156 sgk Ngữ Văn 8 tập 1)

- Yếu tố tạo nên sức hấp dẫn của bài thơ nằm ở:

   + Trí tưởng tượng sáng tạo, bay bổng của nhà thơ

   + Cảm xúc dồi dào, ngòi bút phóng khoáng đã tạo ra cuộc trò chuyện tưởng tượng lý thú, hấp dẫn

   + Thái độ sống "ngông" của tác giả tạo ra giọng điệu ngang tàng khác thường

   + Có những cách tân mới khi thể hiện cái "tôi"- khác với thơ Đường cổ điển.

Luyện tập

Bài 1 (trang 157sgk Ngữ Văn 8 tập 1)

- Luật thơ Đường, các cặp câu 3- 4 và 5- 6 bắt buộc phải đối nhau. Trong bài câu 3- 4 đối nhau

   + Về hình ảnh: cung quế- cành đa

   + Về hành động: ngồi- nhắc

   + Đối về ý tứ: thăm dò-đề nghị

Câu 5- 6 đối về ý: bầu bạn- gió mây, tủi- vui

Phép đối trong 4 câu thơ trên nhẹ nhàng, ý vị, làm nổi bật được ước muốn được thoát khỏi những điều tầm thường nhàm chán của thế tục đang diễn ra.

Bài 2 (trang 157 sgk Ngữ Văn 8 tập 1)

-Bài Qua Đèo Ngang của bà Huyện Thanh Quan:

   + Ngôn ngữ: sử dụng nhiều từ láy, từ tượng hình và lối chơi chữ từ đồng âm

   + Giọng điệu: trầm buồn, trang nhã tạo nét buồn bâng khuâng

- Bài thơ Muốn làm thằng Cuội của Tản Đà

   + Ngôn ngữ: bình dị, gần với lời ăn tiếng nói hằng ngày.

   + Giọng điệu: nhẹ nhàng, trữ tình, pha chút hóm hỉnh, ngông nghênh

Nội dung chính

Bài thơ nói lên tâm sự của người luôn muốn thoát li khỏi xã hội tầm thường, tẻ nhạt bằng mộng tưởng lên cung trăng làm bạn với chị Hằng.

0
1
Phạm Văn Bắc
07/04/2018 11:19:24

Soạn bài: Muốn làm thằng cuội

Thể loại

Thất ngôn bát cú Đường luật

Bố cục

   + Hai câu đề: cuộc sống trần gian nhàm chán, buồn tẻ

   + Hai câu thực: Cõi mộng tưởng của tác giả

   + Hai câu luận: Ước mơ thoát li khỏi thực tại

   + Hai câu kết: Viễn cảnh cuộc sống hạnh phúc

Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 (trang 156 sgk Ngữ Văn 8 tập 1)

Tiếng than và lời tâm sự của Tản Đà với chị Hằng do tâm trạng chán trần thế;

   + Sống trong xã hội thực dân phong kiến tàn tác, bất nhân

   + Mang nỗi nhục mất nước, nỗi buồn vì bản thân rơi vào cảnh long đong, lận đạn, bế tắc

   + Tản Đà vốn phóng túng, lãng mạn không bằng lòng với cuộc sống tù túng đó.

   + Bản thân ông không đủ sức thay đổi thực tại bi kịch.

=> Lời giãi bày của người lạc lõng trước thời cuộc, luôn bất hòa với thực tại nhàm chán.

Câu 2 ( trang 156 sgk Ngữ Văn 8 tập 1)

- Từ "ngông" được hiểu:

   + Những việc làm lớn, vượt trội hơn so với người bình thường

   + Chơi trội, dám làm trái lẽ thường, không sợ bị chê cười, thái độ phóng khoáng, coi thường khuôn phép.

- Cái "ngông" của Tản Đà trong ước muốn được làm thằng Cuội:

   + Muốn thoát khỏi trần buồn chán, xấu xa để lên cõi mộng

   + Xưng hô suồng sã với chị Hằng, muốn được chị coi là bạn

   + Cách lên trời, lên trăng bộc lộ chất "ngông": muốn chị Hằng ghì cành đa xuống.

   + Câu 3 là sự ướm hỏi thì câu 4 Tản Đà tự tin về bản thân, khi lên cung quế sẽ làm cho chị Hằng bớt lẻ loi, buồn tủi.

=> Tản Đà một hồn thơ "ngông" giữa cái tỉnh và cái điên, giữa cõi thực và cõi mơ thể hiện cá tính, thái độ sống của ông trước cuộc đời đầy bất công, ô trọc. Phía sau cái "ngông" của ông là nhân cách hơn người.

Câu 3 ( trang 156 sgk Ngữ văn 8 tập 1)

- Câu thơ cuối bài là sự kết hợp hoàn hảo giữa cái "ngông" và lãng mạn của Tản Đà. Câu thơ phản ánh khao khát thoát tục để giữ thiên lương.

- Cái "cười" ở đây của Tản Đà được mang nhiều ý nghĩa

   + Cười thể hiện niềm vui được thỏa mãn mơ ước lên cõi mộng tưởng

   + Cười vì nhà thơ thấy thế gian ông từ bỏ vẫn là trần tục tầm thường, buồn chán

   + Cười thể hiện sự mỉa mai, giễu cợt khi Tản Đà ở vị trí cao hơn cõi trần ông đang sống.

Câu 4 ( trang 156 sgk Ngữ Văn 8 tập 1)

- Yếu tố tạo nên sức hấp dẫn của bài thơ nằm ở:

   + Trí tưởng tượng sáng tạo, bay bổng của nhà thơ

   + Cảm xúc dồi dào, ngòi bút phóng khoáng đã tạo ra cuộc trò chuyện tưởng tượng lý thú, hấp dẫn

   + Thái độ sống "ngông" của tác giả tạo ra giọng điệu ngang tàng khác thường

   + Có những cách tân mới khi thể hiện cái "tôi"- khác với thơ Đường cổ điển.

Luyện tập

Bài 1 (trang 157sgk Ngữ Văn 8 tập 1)

- Luật thơ Đường, các cặp câu 3- 4 và 5- 6 bắt buộc phải đối nhau. Trong bài câu 3- 4 đối nhau

   + Về hình ảnh: cung quế- cành đa

   + Về hành động: ngồi- nhắc

   + Đối về ý tứ: thăm dò-đề nghị

Câu 5- 6 đối về ý: bầu bạn- gió mây, tủi- vui

Phép đối trong 4 câu thơ trên nhẹ nhàng, ý vị, làm nổi bật được ước muốn được thoát khỏi những điều tầm thường nhàm chán của thế tục đang diễn ra.

Bài 2 (trang 157 sgk Ngữ Văn 8 tập 1)

-Bài Qua Đèo Ngang của bà Huyện Thanh Quan:

   + Ngôn ngữ: sử dụng nhiều từ láy, từ tượng hình và lối chơi chữ từ đồng âm

   + Giọng điệu: trầm buồn, trang nhã tạo nét buồn bâng khuâng

- Bài thơ Muốn làm thằng Cuội của Tản Đà

   + Ngôn ngữ: bình dị, gần với lời ăn tiếng nói hằng ngày.

   + Giọng điệu: nhẹ nhàng, trữ tình, pha chút hóm hỉnh, ngông nghênh

Nội dung chính

Bài thơ nói lên tâm sự của người luôn muốn thoát li khỏi xã hội tầm thường, tẻ nhạt bằng mộng tưởng lên cung trăng làm bạn với chị Hằng.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư