Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Soạn bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí

4 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
4.516
5
1
Phạm Văn Phú
01/08/2017 01:11:47
Soạn bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí
I. Rèn luyện kĩ năng
Đề văn: Hãy viết bài nghị luận để được trả lời câu hỏi sau của nhà thơ Tố Hữu: Ôi, sống đẹp là thế nào, hỡi bạn? (Một khúc ca)
1. Phân tích đề và tìm ý
1.1. Đặt vấn đề
Lẽ sống và lối sống đẹp của con người.
Sống đẹp là sống có văn hóa, biết cống hiến; là sống giàu tình thương và lòng nhân ái; không ích kỉ, hẹp hòi; biết giúp đỡ lẫn nhau; biết phấn đấu vì một xã hội tốt đẹp hơn…
1.2. Các luận điểm
- Khái niệm sống đẹp
- Nội dung sống đẹp
- Những quan niệm khác nhau về sống đẹp
- Thái độ của chúng ta đối với vấn đề trên.
1.3. Các thao tác lập luận cần sử dung
- Bình luận (đây là thao tác chính), giải thích, chứng minh và phân tích.
- Tư liệu làm nguồn dẫn chứng: các vấn đề trong đời sống hằng ngày, trong lao động sản xuất và chiến đấu.
1.4. Nhận xét
- Vấn đề trọng tậm: bàn về lẽ sống
- Thao tác lập luận chính: bình luận.
2. Lập dàn ý
- Các yêu cầu về lập dàn ý đã được SGK hướng dẫn cụ thể, chi tiết bằng một hệ thống câu hỏi. Theo trình tự các câu hỏi, các em có thể lập một dàn ý dựa tren những ý trong phần tìm hiểu đề. Lưu ý có một số điểm sau đây trong bài văn:
- Bài văn nghị luận về tư tưởng, đạo đức nhằm trình bày quan điểm, suy nghĩ của mình để thuyết phục người khác, đồng thời tự mình nâng cao nhận thực, rèn luyện phẩm chất theo vấn đề mình đang nghị luận.
- Bài nghị luận kiểu này thường có một số nội dung:
+ Giới thiệu, trình bày, giải thích rõ vấn đề tư tưởng, đạo đức cần nghị luận.
+ Phân tích các mặt đúng sai, lợi hại của vấn đề đang xem xét đối với cuộc sống.
+ Nêu ý nghĩa, rút ra bài học trọng tư tưởng, đạo đức và hành động.
- Khi làm bài, cần chú ý sự trao đổi mang tính chất hai chiều: đúng – sai, phải – trái, công nhận – bác bỏ. Tỏ thái độ dứt khoát, rõ ràng. Văn nghệ luận không chỉ thuyết phục, hấp dẫn bằng lí lẽ mà còn có ở sự truyền cảm của một trái tim yêu, ghét rõ ràng, phân minh.
II. Luyện tập
1. Đọc văn bản của Gi. Nê-ru và thực hiện các yêu cầu
Vấn đề mà Gi. Nê-ru bàn luận là “văn hóa của con người”. Do vậy, có thể đặt tên cho văn bản là Bàn về văn hóa của con người.
Tác giả sử dụng các thao tác lập luận như phân tích, so sánh, bình luận.
Cách diễn đạt trong sáng, dứt khoát, cuốn hút sự chú ý của người đọc (xem đoạn đầu văn bản).
2. Thực hiện đề văn nghị luận về câu nói của nhà văn Nga Lép Tôn-xtôi.
Có thể tiến hành theo 3 gợi ý trong SGK, hoặc bàn luậ theo các ý trong câu nói của Lép Tôn-xtôi.
- Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường
- Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định
- Không có phương hướng thì không có cuộc sống.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Phạm Văn Bắc
05/04/2018 17:08:14

Soạn bài: Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí

Luyện tập

Câu 1 (trang 21 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1):

a, Vấn đề nghị luận: phẩm chất văn hóa trong mỗi con người.

Có thể đặt tên văn bản: Văn hóa và ứng xử văn hóa, Văn hóa của con người...

   - Giải thích: văn hóa là gì?

   - Phân tích các khía cạnh của văn hóa.

   - Bình luận: sự cần thiết phải có văn hóa

b. Tác giả sử dụng các thao tác lập luận.

   + Giải thích + chứng minh.

   + Phân tích + bình luận.

   + Đoạn từ đầu đến "hạn chế về trí tuệ và văn hoá": Giải thích + khẳng định vấn đề (chứng minh).

   + Những đoạn còn lại là thao tác bình luận.

   + Cách diễn đạt rõ ràng, giàu hình ảnh.

c. Cách diễn đạt của văn bản rất sinh động, luôi cuốn: sử dụng hàng loạt câu hỏi tu từ, kết thúc văn bản, trích dẫn thơ Hi Lạp vừa tóm lược các luận điểm, vừa tạo ấn tượng với người đọc.

Câu 2 (trang 22 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1):

1. Mở vài: dẫn dắt, nêu vấn đề cần nghị luận.

2. Thân bài

    - Giải thích lí tưởng là gì?

   - Phân tích vai trò, giá trị của lí tưởng: ngọn đèn chỉ dẫn lối sống cho con người. (Lấy dẫn chứng).

   - Bình luận: Vì sao sống cần có lí tưởng?

   - Suy nghĩ của bản thân đối với ý kiến của nhà văn. Từ đó liên hệ với bản thân (lựa chọn và phấn đấu cho lí tưởng).

3. Kết bài

   - Khẳng định vai trò của lí tưởng trong cuộc sống con người.

0
0
Nguyễn Thị Thảo Vân
05/04/2018 17:08:16

Soạn bài: Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí

I. Tìm hiểu đề và lập dàn ý

Ghi nhớ SGK Ngữ văn 12 trang 21.

II. Luyện tập

Câu 1:

a. Vấn đề mà Nê-ru, cố Tổng thống Ấn Độ nêu ra là văn hoá và những biểu hiện ở con người.

   Có thể đặt tên cho văn bản là: Văn hoá con người.

b. Tác giả sử dụng các thao tác lập luận.

   + Giải thích + chứng minh.

   + Phân tích + bình luận.

   + Đoạn từ đầu đến "hạn chế về trí tuệ và văn hoá": Giải thích + khẳng định vấn đề (chứng minh).

   + Những đoạn còn lại là thao tác bình luận.

   + Cách diễn đạt rõ ràng, giàu hình ảnh.

Câu 2: Nhà văn Nga Lép Tôn-xtôi nói: "Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống".

Anh (chị) hãy nêu suy nghĩ về vai trò của lí tưởng trong cuộc sống của con người.

1. Tìm hiểu đề:

- Nội dung: Suy nghĩ về vai trò của lí tưởng nói chung đối với mọi người và lí tưởng riêng của mình.

   + Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường; không có lí tưởng thì không có cuộc sống.

   + Nâng vai trò của lí tưởng lên tầm cao ý nghĩa của cuộc sống.

   + Giải thích mối quan hệ lí tưởng và ngọn đèn, phương hướng và cuộc sống.

- Phương pháp nghị luận: Phân tích, giải thích, bình luận, chứng minh.

- Phạm vi tư liệu: Cuộc sống.

2. Lập dàn ý:

a. Mở bài:

Giới thiệu, dẫn dắt vấn đề tư tưởng, đạo lí cần nghị luận.

b. Thân bài:

* Giải thích và bàn luận về ý nghĩa câu nói của Lep Tôn-xtôi.

  - "Lí tưởng" là cái đích để con người hướng tới.

   + "Cuộc sống" ở trong câu nói của Lep Tôn-xtôi là chỉ giá trị sống trên cõi đời của mỗi người.

  - Câu nói của Lep Tôn-xtôi nêu vai trò của lí tưởng ở hai mức độ:

    + "Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường": Không có lí tưởng thì hành động của con người không có phương hướng. Lí tưởng giúp cho con người không đi lạc đường. Khả năng lạc đường trước cuộc đời là rất lớn nếu không có lí tưởng tốt đẹp.

   + "Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống". Sống không có mục đích, không có lí tưởng, cuộc sống trở nên vô nghĩa. Có lí tưởng, con người có động lực thúc đẩy, có nghị lực để vượt qua thử thách, hướng tới mục đích sống rõ ràng, cuộc sống sẽ ý nghĩa hơn.

* Suy nghĩ về vai trò của lí tưởng đối với cuộc sống của mỗi người.

  - Lý tưởng sống tầm thường, nhỏ bé, ích kỉ có thể làm hại cuộc đời của một người và nhiều người.

  - Lý tưởng sống đẹp đẽ kích thích những hành động đẹp, tạo nên niềm say mê sáng tạo, tạo niềm vui trong cuộc sống.

* Suy nghĩ của bản thân về ý kiến của Lep Tôn-xtôi:

  - Con người sống phải biết lựa chọn lí tưởng và có hướng phấn đấu thực hiện lí tưởng.

  - Vấn đề bức thiết đặt ra cho mỗi học sinh tốt nghiệp THPT là chọn ngành nghề, một ngưỡng cửa để bước vào thực hiện lý tưởng.

c. Kết bài:

- Khái quát lại vấn đề.

- Nêu ý nghĩa và rút ra bài học nhận thức từ tư tưởng đạo lí đã nghị luận.

0
0
Chu Huyên
16/08/2019 08:33:07
​HƯỚNG DẪN SOẠN BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÍ LỚP 12
1. TÌM HIỂU ĐỀ VÀ LẬP DÀN Ý - SOẠN VĂN 12 Đề bài
Anh (chị) hãy trả lời câu hỏi sau của nhà thơ Tố Hữu:
Ôi ! Sống đẹp là thế nào, hỡi bạn ?
(Một khúc ca)
Gợi ý thảo luận
a) Tìm hiểu đề
- Câu thơ trên của Tố Hữu nêu lên vấn đề gì?
- Với thanh niên, học sinh ngày nay, sống thế nào được coi là sống đẹp? Để sống đẹp, con người cần rèn luyện những phẩm chất nào?
- Với đề bài trên, cần vận dụng những thao tác lập luận nào?
- Bài viết này cần sử dụng các tư liệu thuộc lĩnh vực nào trong cuộc sống để làm dẫn chứng? Có thể nêu các dẫn chứng trong văn học được không? Vì sao?
b) Lập dàn ý
Mở bài:
- Giới thiệu vấn đề theo cách nào? (Theo cách diễn dịch, quy nạp hay phản đề,...)
- Sau khi giới thiệu vấn đề, cần nêu luận đề ra sao? (Dẫn nguyên văn câu thơ của Tố Hữu hay tóm tắt nội dung chính của bài viết ?)
Thân bài:
- Giải thích thế nào là “sống đẹp”.
- Phân tích các khía cạnh biểu hiện lối sống đẹp và giới thiệu một số tấm gương sống đẹp trong đời sống và trong văn học.
- Phê phán những quan niệm và lối sống không đẹp trong đời sống.
- Xác định phương hướng và biện pháp phấn đấu để có thể sống đẹp.
Kết bài: Khẳng định ý nghĩa của cách sống đẹp. (Gợi ý: Sống đẹp là một chuẩn mực cao nhất trong nhân cách con người. Câu thơ của Tố Hữu có tác dụng gợi mở, nhắc nhở chung cho mọi người, nhất là thế hệ trẻ ngày nay.)
>>Văn mẫu tham khảo: Văn mẫu nghị luận Ôi! Sống đẹp là thế nào, hỡi bạn
2. NHẬN THỨC VỀ CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÍ Yêu cầu: Từ kết quả thảo luận trên, anh (chị) hãy phát biểu nhận thức của mình về cách làm bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.
Trả lời:
Từ việc trả lời 4 câu hỏi trong SGK, rút ra một số điểm sau đây:
- Bài nghị luận bàn về tư tưởng, đạo đức nhằm trình bày quan điểm, suy nghĩ của mình để thuyết phục người khác, đồng thời tự mình nâng cao nhận thức, rèn luyện phẩm chất theo vấn đề mình đang nghị luận.
- Bài nghị luận kiểu này thường có một số nội dung:
Giới thiệu, trình bày, giải thích rõ vấn đề về tư tưởng, đạo đức cần nghị luận.
Phân tích các mặt đúng sai, lợi hại của vấn đề đang xem xét đối với cuộc sống.
Nêu ý nghĩa, rút ra bài học trong tư tưởng, đạo đức và hành động.
Ghi nhớ
• Bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí thường có một số nội dung sau:
- Giới thiệu, giải thích tư tưởng, đạo lí cần bàn luận. - Phân tích những mặt đúng, bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề bàn luận.
- Nêu ý nghĩa, rút ra bài học nhận thức và hành động về tư tưởng, đạo lí.
• Diễn đạt cần chuẩn xác, mạch lạc; có thể sử dụng một số phép tu từ và yếu tố biểu cảm nhưng phải phù hợp và có chừng mực.
Trang 21 SGK ngữ văn 12 tập 1
SOẠN BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG ĐẠO LÍ PHẦN LUYỆN TẬP 1. Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới
a) Vấn đề mà Gi. Nê-ru đưa ra nghị luận là gì ? Căn cứ vào nội dung cơ bản của vấn đề ấy, hãy đặt tên cho văn bản.
b) Đề nghị luận, tác giả đã sử dụng những thao tác lập luận nào ? Nêu ví dụ.
c) Cách diễn đạt trong văn bản trên có gì đặc sắc ?
Trả lời:
a)
- Vấn đề mà Nê-ru cô Tổng thống Ấn Độ nêu ra là văn hoá và những biểu hiện của văn hoá ở con người.
- Có thể đặt tên cho văn bản là: Bàn về văn hoá của con người.
b.
- Tác giả sử dụng các thao tác lập luận: Giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận.
Ví dụ (Về thao tác giải thích):
"Văn hoá có phải là sự phát triển nội tại bên trong một con người hay không? Có phải là cách ứng xử của anh ta với người khác không? Văn hoá có phải là khả năng hiểu được bản thân mình và hiểu được người khác, là khả năng làm người khác hiểu được mình không? Tôi nghĩ rằng văn hoá là tất cả những cái đó."
+ Đoạn từ đầu đến “hạn chế về trí tuệ và văn hoá": Giải thích và khẳng định vấn đề (chứng minh).
+ Những đoạn còn lại là thao tác phân tích, nghị luận.
c.
Nét đặc trưng trong diễn đạt:
+ Dùng câu nghi vấn để thu hút + Lặp cú pháp và phép thế + Sử dụng phép diễn dịch - quy nạp + Cách diễn đạt rõ ràng, giàu hình ảnh.
2. Nhà văn Nga L. Tôn-xtôi nói: “Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống”. Anh (chị) hãy nêu suy nghĩ về vai trò của lí tưởng trong cuộc sống con người.
Gợi ý làm bài
Có thể tiến hành theo 3 gợi ý trong SGK, hoặc bàn luận theo các ý trong câu nói của Lép Tôn - xtôi:
- Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường.
- Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định.
- Không có phương hướng thì không có cuộc sống.
*Giải thích câu nói
- “Lí tưởng” là mục đích cao cả nhất mà mỗi con người luôn mong muốn thực hiện được.
- Ý nghĩa của câu nói: lí tưởng chính là yếu tố giúp định hướng cách sống của mỗi người trong cuộc đời. Nếu không có lí tưởng sẽ không có lối sống kiên định rõ ràng, không có mục đích sống cụ thể và như vậy cuộc sống không còn ý nghĩa.
- Đánh giá về tính đúng đắn của câu nói.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×