Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Soạn bài: Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người

2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
644
0
0
Phạm Văn Phú
05/08/2017 01:50:47
NHỮNG CÂU HÁT VỀ TÌNH YÊU
QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC, CON NGƯỜI I. VỀ THỂ LOẠI
(Xem bài Những câu hát về tình cảm gia đình).
II. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Đáp án đúng là:
b) Bài ca có hai phần: phần đầu là câu hỏi của chàng trai, phần sau là lời đáp của cô gái.
c) Hình thức đối đáp rất phổ biến trong ca dao.
Ví dụ:
- Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng.
Tre non đủ lá, đan sàng nên chăng
- Chàng hỏi thì thiếp xin vâng.
Tre non đủ lá, nên chăng hỡi chàng?...
2. Trong bài 1, chàng trai và cô gái lại dùng những địa danh với nhưng đặc điểm của từng địa danh như vậy để hỏi - đáp nhau, vì đây là lời mà các chàng trai và các cô gái hát giao duyên trong chặng hát đố – chặng hát thử tài hiểu biết của nhau về lịch sử, địa lí,…của các vùng miền.
Những địa danh trong bài 1 là những địa danh ở vùng Bắc Bộ nước ta. Nó gắn với những đặc điểm lịch sử, địa lí, văn hoá của nhiều vùng đất. Người hỏi đã chọn được nhiều nét tiêu biểu để đố, trong khi đó, người đáp cũng trả lời rất đúng. Cuộc hỏi đáp diễn ra như vậy chính là cơ sở để các chàng trai và các cô gái bày tỏ tình cảm với nhau.
3. Ca dao có nhiều bài mở đầu bằng cụm từ "Rủ nhau": Rủ nhau đi cấy đi cày..., Rủ nhau đi tắm hồ sen... Người ta thường "rủ nhau" khi người rủ và người được rủ có quan hệ gần gũi, thân thiết và cùng chung mối quan tâm, cùng muốn làm một việc gì đó. Điều này là một trong những yếu tố thể hiện tính chất cộng đồng của ca dao.
Trong bài 2 có cảnh Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ. Kiếm Hồ tức Hồ Hoàn Kiếm (hay còn gọi là Hồ Gươm), một thắng cảnh thiên nhiên đồng thời cũng là một di tích lịch sử, văn hoá, gắn với truyền thuyết về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, nơi Rùa Vàng nổi lên đòi lại thanh gươm thần từng giúp Lê Lợi đánh tan giặc Minh hung bạo ngày nào. Câu "Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ" thực ra là một câu dẫn, hướng người đọc, người nghe đến thăm hồ Gươm với những tên gọi nổi tiếng (cầu Thê Húc, chùa Ngọc Sơn, Đài Nghiên, Tháp Bút), góp phần tạo nên vẻ đẹp hài hoà, đa dạng vừa thơ mộng vừa thiêng liêng. Thủ pháp ở đây là gợi chứ không tả, hay nói cách khác là tả bằng cách gợi. Chỉ dùng phương pháp liệt kê, tác giả dân gian đã gợi lên một cảnh trí thiên nhiên tuyệt đẹp ngay giữa thủ đô Hà Nội.
Những địa danh và cảnh trí đó gợi lên tình yêu, niềm tự hào về cảnh đẹp, về truyền thống lịch sử, văn hoá của đất nước, quê hương.
Câu cuối bài 2 (Hỏi ai xây dựng nên non nước này) là một câu hỏi tu từ, có ý nghĩa khẳng định, nhắc nhở về công lao xây dựng non nước của ông cha ta. Hồ Gươm không chỉ là một cảnh đẹp của thủ đô, nó đã trở thành biểu tượng cho vẻ đẹp, cho truyền thống văn hoá, lịch sử của cả đất nước. Đó cũng là lời nhắc nhở các thế hệ mai sau phải biết trân trọng, gìn giữ, xây dựng và tiếp nối truyền thống đó.
4. Cảnh trí xứ Huế trong bài 3 được tác giả dân gian phác hoạ qua vẻ đẹp của con đường. Đó là con đường được gợi nên bằng những màu sắc rất nên thơ, tươi tắn (non xanh, nước biếc). Cảnh ấy đẹp như trong tranh vẽ (“tranh hoạ đồ”) – ngày xưa cái gì đẹp thường được ví với tranh (đẹp như trong tranh). Bức tranh xứ Huế như thế vừa khoáng đạt, lại vừa gần gũi quây quần. Biện pháp so sánh vẫn là biện pháp tu từ chủ đạo tạo nên vẻ đẹp trong những câu ca dao này.
Đại từ “Ai” trong lời mời, lời nhắn gửi (“Ai vô xứ Huế thì vô”) là một từ phiếm chỉ (đa nghĩa, có thể chỉ trực tiếp người mà tác giả quen nhưng cũng có thể hiểu đó là lời nhắn gửi đến mọi người). Lời mời ấy vừa có hàm ý tự hào về cảnh thiên nhiên xứ Huế, vừa như muốn chia sẻ nó với tất cả mọi người.
5. Trong nhóm bài ca dao này, hầu hết các câu được sáng tác theo thể lục bát hoặc lục bát biến thể. Riêng hai câu đầu của bài 4 lại có hình thức khác thường. Mỗi câu được kéo dài ra thành 12 tiếng để gợi sự to lớn, rộng rãi của cánh đồng. Bên cạnh đó, các biện pháp điệp từ, điệp ngữ, đảo ngữ, đối xứng giữa câu 1 với câu 2 càng tô đậm cảm giác về một không gian rộng rãi, tràn đầy sức sống.
6. Hai câu cuối của bài 4 có nhiều cách hiểu. Cách hiểu phổ biến hơn cả cho rằng đây là hai câu ca dao miêu tả vẻ đẹp của cô gái. Trước cánh đồng mênh mông, bát ngát, hình ảnh cô gái có vẻ nhỏ bé nhưng cô chính là người làm ra cánh đồng "mênh mông bát ngát" đó, và hình ảnh của cô "như chẽn lúa đòng đòng - Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai" thật đẹp, vẻ đẹp kết tinh từ sắc trời, hương đất, từ cánh đồng "bát ngát mênh mông" kia.
7. Theo cách hiểu trên thì đây là lời chàng trai đang ngắm cô gái đứng trên cánh đồng. Chàng trai thấy cánh đồng mênh mông bát ngát và thấy cô gái hồn nhiên, trẻ trung, đầy sức sống. Nhưng ngoài ra, còn có cách hiểu khác cho rằng đây là lời của cô gái. Đứng trước cánh đồng "bát ngát mênh mông" rợn ngợp, nhìn đâu cũng không thấy bờ, cô gái cất lên những tiếng than về thân phận nhỏ bé, vô định.
III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
1. Cách đọc
Có thể coi phần lớn các bài ca dao này được viết theo thể lục bát nhưng một số dòng được kéo dài ra: Sông nào / bên đục / bên trong. Núi nào thắt cổ bồng / mà có thánh sinh?
Do đó, cách hiệp vần cũng không hoàn toàn theo kiểu bình thường: Nước sông Thương / bên đục / bên trong. Núi Đức Thánh Tản / thắt cổ bồng / lại có thánh sinh.
2. Khác với chùm bài ca dao về tình cảm gia đình đã học, ở nhóm bài này ngoài thể thơ lục bát còn có loại lục bát biến thể (bài 1 và bài 3 – tự khảo sát từng câu để nhận ra sự khác biệt) và thể thơ tự do (hai câu đầu bài 4). Mỗi thể loại như đã nêu lại có những ưu điểm khác nhau trong việc thể hiện tình cảm cảm xúc (xem lại phần phân tích ở trên).

3. Tình cảm chung thể hiện trong các bài ca dao là tình yêu quê hương, đất nước, con người.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Tô Hương Liên
05/08/2017 00:55:47
NHỮNG CÂU HÁT VỀ TÌNH YÊU
QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC, CON NGƯỜI I. VỀ THỂ LOẠI
(Xem bài Những câu hát về tình cảm gia đình).
II. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Đáp án đúng là:
b) Bài ca có hai phần: phần đầu là câu hỏi của chàng trai, phần sau là lời đáp của cô gái.
c) Hình thức đối đáp rất phổ biến trong ca dao.
Ví dụ:
- Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng.
Tre non đủ lá, đan sàng nên chăng
- Chàng hỏi thì thiếp xin vâng.
Tre non đủ lá, nên chăng hỡi chàng?...
2. Trong bài 1, chàng trai và cô gái lại dùng những địa danh với nhưng đặc điểm của từng địa danh như vậy để hỏi - đáp nhau, vì đây là lời mà các chàng trai và các cô gái hát giao duyên trong chặng hát đố – chặng hát thử tài hiểu biết của nhau về lịch sử, địa lí,…của các vùng miền.
Những địa danh trong bài 1 là những địa danh ở vùng Bắc Bộ nước ta. Nó gắn với những đặc điểm lịch sử, địa lí, văn hoá của nhiều vùng đất. Người hỏi đã chọn được nhiều nét tiêu biểu để đố, trong khi đó, người đáp cũng trả lời rất đúng. Cuộc hỏi đáp diễn ra như vậy chính là cơ sở để các chàng trai và các cô gái bày tỏ tình cảm với nhau.
3. Ca dao có nhiều bài mở đầu bằng cụm từ "Rủ nhau": Rủ nhau đi cấy đi cày..., Rủ nhau đi tắm hồ sen... Người ta thường "rủ nhau" khi người rủ và người được rủ có quan hệ gần gũi, thân thiết và cùng chung mối quan tâm, cùng muốn làm một việc gì đó. Điều này là một trong những yếu tố thể hiện tính chất cộng đồng của ca dao.
Trong bài 2 có cảnh Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ. Kiếm Hồ tức Hồ Hoàn Kiếm (hay còn gọi là Hồ Gươm), một thắng cảnh thiên nhiên đồng thời cũng là một di tích lịch sử, văn hoá, gắn với truyền thuyết về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, nơi Rùa Vàng nổi lên đòi lại thanh gươm thần từng giúp Lê Lợi đánh tan giặc Minh hung bạo ngày nào. Câu "Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ" thực ra là một câu dẫn, hướng người đọc, người nghe đến thăm hồ Gươm với những tên gọi nổi tiếng (cầu Thê Húc, chùa Ngọc Sơn, Đài Nghiên, Tháp Bút), góp phần tạo nên vẻ đẹp hài hoà, đa dạng vừa thơ mộng vừa thiêng liêng. Thủ pháp ở đây là gợi chứ không tả, hay nói cách khác là tả bằng cách gợi. Chỉ dùng phương pháp liệt kê, tác giả dân gian đã gợi lên một cảnh trí thiên nhiên tuyệt đẹp ngay giữa thủ đô Hà Nội.
Những địa danh và cảnh trí đó gợi lên tình yêu, niềm tự hào về cảnh đẹp, về truyền thống lịch sử, văn hoá của đất nước, quê hương.
Câu cuối bài 2 (Hỏi ai xây dựng nên non nước này) là một câu hỏi tu từ, có ý nghĩa khẳng định, nhắc nhở về công lao xây dựng non nước của ông cha ta. Hồ Gươm không chỉ là một cảnh đẹp của thủ đô, nó đã trở thành biểu tượng cho vẻ đẹp, cho truyền thống văn hoá, lịch sử của cả đất nước. Đó cũng là lời nhắc nhở các thế hệ mai sau phải biết trân trọng, gìn giữ, xây dựng và tiếp nối truyền thống đó.
4. Cảnh trí xứ Huế trong bài 3 được tác giả dân gian phác hoạ qua vẻ đẹp của con đường. Đó là con đường được gợi nên bằng những màu sắc rất nên thơ, tươi tắn (non xanh, nước biếc). Cảnh ấy đẹp như trong tranh vẽ (“tranh hoạ đồ”) – ngày xưa cái gì đẹp thường được ví với tranh (đẹp như trong tranh). Bức tranh xứ Huế như thế vừa khoáng đạt, lại vừa gần gũi quây quần. Biện pháp so sánh vẫn là biện pháp tu từ chủ đạo tạo nên vẻ đẹp trong những câu ca dao này.
Đại từ “Ai” trong lời mời, lời nhắn gửi (“Ai vô xứ Huế thì vô”) là một từ phiếm chỉ (đa nghĩa, có thể chỉ trực tiếp người mà tác giả quen nhưng cũng có thể hiểu đó là lời nhắn gửi đến mọi người). Lời mời ấy vừa có hàm ý tự hào về cảnh thiên nhiên xứ Huế, vừa như muốn chia sẻ nó với tất cả mọi người.
5. Trong nhóm bài ca dao này, hầu hết các câu được sáng tác theo thể lục bát hoặc lục bát biến thể. Riêng hai câu đầu của bài 4 lại có hình thức khác thường. Mỗi câu được kéo dài ra thành 12 tiếng để gợi sự to lớn, rộng rãi của cánh đồng. Bên cạnh đó, các biện pháp điệp từ, điệp ngữ, đảo ngữ, đối xứng giữa câu 1 với câu 2 càng tô đậm cảm giác về một không gian rộng rãi, tràn đầy sức sống.
6. Hai câu cuối của bài 4 có nhiều cách hiểu. Cách hiểu phổ biến hơn cả cho rằng đây là hai câu ca dao miêu tả vẻ đẹp của cô gái. Trước cánh đồng mênh mông, bát ngát, hình ảnh cô gái có vẻ nhỏ bé nhưng cô chính là người làm ra cánh đồng "mênh mông bát ngát" đó, và hình ảnh của cô "như chẽn lúa đòng đòng - Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai" thật đẹp, vẻ đẹp kết tinh từ sắc trời, hương đất, từ cánh đồng "bát ngát mênh mông" kia.
7. Theo cách hiểu trên thì đây là lời chàng trai đang ngắm cô gái đứng trên cánh đồng. Chàng trai thấy cánh đồng mênh mông bát ngát và thấy cô gái hồn nhiên, trẻ trung, đầy sức sống. Nhưng ngoài ra, còn có cách hiểu khác cho rằng đây là lời của cô gái. Đứng trước cánh đồng "bát ngát mênh mông" rợn ngợp, nhìn đâu cũng không thấy bờ, cô gái cất lên những tiếng than về thân phận nhỏ bé, vô định.
III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
1. Cách đọc
Có thể coi phần lớn các bài ca dao này được viết theo thể lục bát nhưng một số dòng được kéo dài ra: Sông nào / bên đục / bên trong. Núi nào thắt cổ bồng / mà có thánh sinh?
Do đó, cách hiệp vần cũng không hoàn toàn theo kiểu bình thường: Nước sông Thương / bên đục / bên trong. Núi Đức Thánh Tản / thắt cổ bồng / lại có thánh sinh.
2. Khác với chùm bài ca dao về tình cảm gia đình đã học, ở nhóm bài này ngoài thể thơ lục bát còn có loại lục bát biến thể (bài 1 và bài 3 – tự khảo sát từng câu để nhận ra sự khác biệt) và thể thơ tự do (hai câu đầu bài 4). Mỗi thể loại như đã nêu lại có những ưu điểm khác nhau trong việc thể hiện tình cảm cảm xúc (xem lại phần phân tích ở trên).

3. Tình cảm chung thể hiện trong các bài ca dao là tình yêu quê hương, đất nước, con người.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×