Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Soạn bài: Những đứa trẻ

2 trả lời
Hỏi chi tiết
541
0
0
Tôi yêu Việt Nam
05/08/2017 02:09:06

NHỮNG ĐỨA TRẺ
(Trích Thời thơ ấu) Mác-xim Go-rơ-ki I. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Những đứa trẻ là một đoạn trích trong chương IX của tiểu thuyết “Thời thơ ấu” của ngà văn Nga Mác-xim Go-rơ-ki (1868-1936).
Thời thơ ấu là cuốn tiểu thuyết gồm mười ba chương, kể về thời A-li-ô-sa (tên thân mật của Mác-xim Go-rơ-ki) ở với ông và ngoại vì bố mất sớm, mẹ đi lấy chồng khác. Bên hàng xóm là nhà ông đại tá Ốp-xi-an-ni-cốp đã già, sống với người vợ kế và ba đứa con nhỏ mồ côi mẹ khoảng trên dưới mười tuổi, trạc tuổi với A-li-ô-sa. Do tình cờ có lần A-li-ô-sa cùng hai đứa lớn con ông đại tá kéo dây gầu lên cứu được thằng nhỏ chơi nghịch nhảy vào gầu rơi xuống giếng, nên mấy đứa trẻ chơi thân với A-li-ô-sa, bất chấp sự cấm đoán của bố. Đoạn trích trong sách giáo khoa kể tiếp theo sự kiện ấy.



2. Đoạn trích có thể chia làm ba phần:
- Phần một: Tình bạn tổi thơ trong sáng;
- Phần hai: Tình bạn bị cấm đoán;
- Phần ba: Tình bạn vẫn được duy trì.
Xuyên thấm cả ba phần trên là các yếu tố nghệ thuật chủ chốt: những đứa trẻ, những con chim, truyện cổ tích, người dì ghẻ, người bà hiền hậu đã xuất hiện ở phần đầu lại xuất hiện ở phần thứ ba, tạo nên mối quan hệ kết nối thống nhất và chặt chẽ, gây được ấn tượng sâu sắc trong người đọc.


3. Thông qua các đối thoại, nội dung đoạn trích gây được ấn tượng mạnh mẽ bởi hình ảnh những đứa trẻ sống thiếu tình thương.
Ông bà ngoại của A-li-ô-sa là hàng xóm của đại tá Ốp-xi-an-ni-cốp, nhưng hai gia đình lại có địa vị xã hội khác nhau, điều đó tạo ra bức tường ngăn cách mối quan hệ tự nhiên giữa những đứa trẻ. Nhìn sang hàng xóm, A-li-ô-sa chỉ biết “Ba đứa cùng mặc áo cánh và quần dài màu xám, cùng đội mũ như nhau. Chúng có khuôn mặt tròn, mắt xám và giống nhau đến nỗi tôi chỉ phân biệt được chúng theo tầm vóc”.
Do tình cờ, A-li-ô-sa góp sức cứu đứa trẻ – con của gia đình đại tá rơi xuống giếng nên ba đứa trẻ nhà đại tá rủ A-li-ô-sa sang chơi. Hoàn cảnh sống thiếu tình thương đã tạo nên tình bạn trong sáng giữa các bạn nhỏ.
Khi mấy đứa trẻ kể về chuyện mẹ chết, “chúng ngồi sát vào nhau giống như những chú gà con”. Hình ảnh đó rất giàu sức gợi.


4. Đoạn trích thể hiện đặc sắc trong nghệ thuật kể chuyện đan xen giữa chuyện dời thường và truyện cổ tích. Thông qua chi tiết về “dì ghẻ”, khi mấy đứa trẻ hàng xóm nhắc đến “mẹ khác”, A-li-ô-sa liên tưởng ngay đến nhân vật mụ dì ghẻ độc ác trong truyện cổ tích. Khi những đứa trẻ nói về “mẹ thật”, A-li-ô-sa cũng có những suy tưởng như độc thoại nội tâm, lạc ngay vào không khí truyện cổ tích. Chi tiết người bà nhân hậu cũng được kể lại bằng giọng của truyện cổ tích: “ngày trước, trước kia, đã có thời”,…
Nghệ thuật kể chuyện đan xen giữa chuyện dời thường và truyện cổ tích của Mác-xim Go-rơ-ki đã giúp cho đoạn trích “Những đứa trẻ” nói riêng và tác phẩm “Thời thơ ấu” nói chung trở nên sinh động và hấp dẫn.


II. RÈN LUYỆN KỸ NĂNG
Khi đọc đoạn trích, cần chú ý phân biệt giọng đọc theo nhân vật, đặc biệt là nhân vật xưng “tôi” ở ngôi thứ nhất, vì đây là tác phẩm được viết theo thể tiểu thuyết tự truyện.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Nga
09/04/2021 21:37:39
+4đ tặng

Trả lời câu 1 (trang 233 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

Ba phần của bài và tiêu đề

+ Từ đầu đến em nó cúi xuống”: Tình bạn tuổi thơ trong trắng.

+ Tiếp theo đến “cấm không được đến nhà tao”: Tình bạn bị cấm đoán.

+ Phần còn lại: Tình bạn vẫn cứ tiếp diễn.

-     Những chi tiết xuất hiện ở cả phần 1 và phần 3 tạo nên sự kết nối chặt chẽ:

+ những đứa trẻ

+ những con chim

+ truyện cổ tích

+ người dì ghẻ

+ người bà hiền hậu

Trả lời câu 2 (trang 233 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

Hoàn cảnh những đứa trẻ và quan hệ giữa hai gia đình với tình bạn tuổi thơ trong trắng đế lại ấn tượng sâu sắc cho nhà văn:

-     Ông bà ngoại của A-li-ô-sa là hàng xóm với đại tá Ôp-xi-an-ni-cốp nhưng thuộc những thành phần xã hội khác nhau. Một bên là dân thường, một bên là quan chức giàu sang, nên Ôp-xi-an-ni-cốp không cho những đứa con của mình chơi với A-li-ô-sa (“Đứa nào gọi nó sang?”, “Cấm không được đến nhà taol”).

-     Do sự tình cờ, A-li-ô-sa góp sức cứu đứa nhỏ rơi xuống giếng, nên ba đứa trẻ nhà Ôp-xi-an-ni-cốp biết được tấm lòng của A-li-ô-sa và rủ A-li-ô- sa sang chơi.

-     A-li-ô-sa mất bô", mẹ lại đi lấy chồng khác, có mẹ mà như không, lại thường bị ông ngoại đánh đòn, chi có bà ngoại là hiền hậu. Qua trọng chuyện, A-li-ô-sa biết mấy đứa bạn mới quen kia tuy sống trong cảnh giàu sang, nhưng cũng chẳng sung sướng gì, mẹ chết, sống với dì ghẻ, lại cũng bị bố cấm đoán, đánh đòn...

-     Hoàn cảnh sống thiếu tình thương giống nhau khiến A-li-ô-sa thân thiết với mấy đứa trẻ kia và đế lại ấn tượng sâu sắc trong lòng Go-rơ-ki. khiến mấy chục năm sau ông vẫn còn nhớ như in và kể lại hết sức xúc động



 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư