TIẾNG VIỆT LỚP 4 SOẠN BÀI QUAN SÁT ĐỒ VẬTA. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN Tìm hiểu cách quan sát đồ vật
1) Quan sát các đồ vật được vẽ trong các bức tranh sau và trả lời câu hỏi (SGK/90)
- Mỗi bức tranh vẽ đồ chơi gì?
- Trong số các đồ chơi trên, em thích đồ chơi nào nhất?
2) Ghi vào vở nhừng diều em quan sát được từ đồ chơi mà em thích nhất:
M: chú gấu bông
- Nhìn bao quát, nó như thế nào?
- Quan sát đầu, tai, mắt mũi, thân mình, chân tay gấu bông, em thấy những gì?
- Nhìn bằng mắt em thây hình dáng, kích thước, màu sắc gâu bông như thế nào?
- Sờ bằng tay em thấy gấu bông mềm hay rắn, nặng hay nhẹ, thô ráp hay êm ái?
- Đặc điểm riêng, nổi bật nhất của chú gấu bông là gì?
3) Trình bày kết quả quan sát của mình trong nhóm.
4) Thảo luận, trả lời câu hỏi: Khi quan sát đồ vật, ta cần chú ý những gì?
Gợi ý:1) - Từ trái sang phải, từ trên xuống dưới:
Tranh 1: Cậu bé bằng gỗ;
Tranh 2: Chú gấu bông;
Tranh 3: Chiếc chong chóng;
Tranh 4: Con Rô-bốt;
Tranh 5: Con lật đật;
Tranh 6: Chiếc đèn ông sao.
- Em thích con lật đật.
2) Chú gấu bông
- Nhìn bao quát, nó mũm mĩm thật dễ thương.
- Đầu tròn, hai tai như hai chiếc loa nhỏ.
- Đôi mắt như hai hạt nhãn, chiếc mũi giống quả sơ-ri. Thân hình ngắn, mập.
- Chân tay ú na ú nần.
- Gấu bông có bộ lông màu nâu đỏ rất mềm.
- Ôm vào lòng, em thấy nhẹ và êm.
- Nổi bật nhất là khuôn mặt hiền lành, dễ thương.
3) Quan sát con lật đật:
- Hình dàng ú na ú nần.
- Cao cờ gang tay.
- Không thể đứng yên, luôn lắc lư.
- Toàn thân bằng nhựa, láng bóng.
- Chiếc khăn đỏ trùm lên đầu, để lộ khuôn mặt xinh xắn.
- Hai tay ép sát vào bộ quần áo đỏ.
- Không có chân mà vẫn đứng được.
4) Ghi nhớ 3 trang 91.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH1. Dựa vào kết quả quan sát, lập dàn ý cho bài văn miêu tả đồ chơi mà em đã chọn. (Viết lại vào vở dàn ý.)2. Tìm hiểu cách giữ phép lịch sự khi đặt câu hỏi.1) Tìm câu hỏi trong khổ thơ dưới đây. Viết vào bảng nhóm câu hỏi và từ ngừ trong câu hỏi thể hiện thái độ lễ phép của người con.
- Mẹ ơi, con tuổi gì?
- Tuổi con là tuổi Ngựa Ngựa không yên một chỗ Tuổi con là tuổi đi...
(Xuân Quỳnh)
2) - Khi đặt câu hỏi, em cần xưng hô như thế nào?
- Khi đặt câu hỏi với người trên, em cần chú ý những gì?
Theo em, để giữ lịch sự, cần tránh hỏi những câu hỏi có nội dung như thế nào?
Gợi ý:1) Mẹ ơi, con tuổi gì?
Lời gọi “Mẹ ơi” thể hiện thái độ lễ phép.
2) Ghi nhớ trang 92.
3. Cách hỏi và đáp trong mỗi đoạn đôi thoại dưới đây thể hiện quan hệ giữa các nhân vật và tính cách của mỗi nhân vật như thế nào?a) Ông bố dắt con đến gặp thầy giáo để xin học. Thầy Rơ-nê đã già, mái tóc ngả màu xám, da nhăn nheo, nhưng đi lại vẫn nhanh nhẹn. Thầy hỏi:
- Con tên là gì?
Ông Giô-dép liếc mắt nhìn Lu-i, có ý bảo con trả lời.
- Thưa thầy, con là Lu-i Pa-xtơ ạ.
- Con đã muốn đi học chưa hay còn thích chơi?
Thưa thầy, con muốn đi học ạ.
(Theo Đức Hoài)
b) Một lần, I-u-ra chạm trán tên sĩ quan phát xít. Tên sĩ quan hỏi:
- Thằng nhóc tên gì?
- I-u-ra.
- Mày là đội viên hả?
- Phải.
- Sao mày không đeo khăn quàng?
- Vì không thể quàng khăn trước mặt bọn phát xít.
(Theo Văn 4 - 1984)
Thảo luận và ghi kết quả vào bảng nhóm:
Đoạn văn
| Quan hệ giữa các nhân vật
| Tính cách mỗi nhân vật
|
a)
|
|
|
b)
|
|
|
Gợi ý:a) Quan hệ Thầy
- Trò
- Thầy giáo: ân cần, trìu mến, quan tâm và yêu thương học trò.
- Lu-i: lễ phép, ngoan và kính trọng thầy.
b) Quan hệ Thù - Địch
- Tên sĩ quan phát xít: độc ác, hống hách.
- I-u-ra: căm thù, khinh thường và hiên ngang trước kẻ thù.
4. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi (SGK/93)a) Đoạn văn có mấy câu hỏi? Mỗi câu hỏi để hỏi ai?
b) Câu hỏi nào thế hiện rõ thái độ tế nhị, thông cảm sẵn lòng giúp đỡ cụ già của các bạn?
Gợi ý:a) Đoạn văn có 4 câu hỏi. 3 câu đầu là tự hỏi, câu thứ tư để hỏi cụ già.
b) Câu hỏi thứ tư.