Chương trình 1: Hội trại Chúng em tiếp bước theo Đoàn (nhân kỉ niệm ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh 26/3)I. Mục đích
- Vui chơi, gắn bó thân mật với bạn bè, tập thể.
- Ôn lại truyền thống của Đoàn, của Đội.
- Rèn luyện tính hoạt bát, nhanh nhẹn cho chúng em.
II. Phân công chuẩn bị
- Chương trình (lớp trưởng và lớp phó học tập).
- Dụng cụ hội trại (tổ trưởng các tổ và lớp phó lao động, lớp phó văn thể mĩ).
- Chương trình hội trại (lớp trưởng).
- Chuẩn bị nhân sự cho các tiết mục vui chơi toàn trường (lớp phó văn thể mĩ).
- Công tác hậu cần (thức ăn, đồ uống - 4 lớp phó và 4 tổ phó).
III. Chương trình cụ thể
- 6g00: Tập trung tại trường, điểm danh và Ban Tổ chức kiểm tra công tác chuẩn bị.
- 6g30ph - 8g: Tiến hành cắm trại.
- 8g - 9g: Dọn vệ sinh, ăn nhẹ, chuẩn bị thể thao và văn nghệ, dự
khai mạc trại.
- 9g - 9g30ph: Ban Tổ chức chấm giải trại đẹp.
- 9g30ph - 11g30: Dự hội thi thể thao: kéo co, nhảy bao bố.
- 11g30 - 13g00: ăn trưa, nghỉ trưa.
- 13g - 16g30ph: hội thi văn nghệ.
- 16g 30ph - 17g: Tổng kết hội trại, nhố trại kiểm tra sĩ số.
- 17g: tan trại.
Tham khảo chi tiết: Lập chương trình hoạt động hội trại Chúng em tiến bước theo Đoàn
Chương trình 2. Thi nghi thức ĐộiCHƯƠNG TRÌNH THI NGHI THỨC ĐỘI
(Chi đội 5A, Trường Lê Hồng Phong)
I. Mục đích
- Kỉ niệm ngày thành lập Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
- Động viên các bạn Đội viên tham gia sinh hoạt tập thể.
II. Phân công chuẩn bị
- Ban giám khảo: Cô giáo chủ nhiệm lớp, chi đội trưởng, chi đội phó.
- Dẫn chương trình: bạn Diệu Hiền.
- Phổ biến nội dung cuộc thi: Chi đội trưởng.
- Chọn đội viên tham gia thi: Các phân đội trưởng.
- Chọn người tham gia cuộc thi của liên đội: Ban chỉ huy chi đội.
- Đội trưởng đội tuyển của chi đội: Nguyễn Huy Hoàng (chi đội trưởng)
III. Chương trình cụ thể:
1. Họp chi Đội để phổ biến nội dung, phân công nhiệm vụ: Tiết sinh hoạt lớp trưa thứ sáu ngày 15/3/2013.
2. Thi nghi thức Đội của chi đội: Chiều ngày 18/3/2013.
- 14 giờ đến 11 giờ 10 phút: Tuyên bố lí do (chi đội trưởng).
- 14 giờ 10 đến 15 giờ 30 phút: Thi nghi thức Đội (Chào cờ, tháo khăn quàng, thắt khăn quàng, đội hình đội ngũ, điều lệ Đội).
- 16 giờ: Công bố kết quả, phát thưởng.
>> Tham khảo chi tiết: Văn mẫu lớp 5: Lập chương trình hoạt động cuộc thi Nghi thức Đội
Chương trình 3. Triển lãm về các chủ đề: Bảo vệ môi trường, Yêu hòa bình, Uống nước nhớ nguồn…CHƯƠNG TRÌNH TRIỂN LÃM VỀ CHỦ ĐỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
(Lớp 5B, Trường Trần Hưng Đạo)
I. Mục đích
- Tuyên truyền cho học sinh và mọi người thấy được lợi ích của việc bảo vệ môi trường.
- Vận động mọi người và học sinh có ý thức bảo vệ môi trường.
II. Phân công chuẩn bị
- Họp lớp để phổ biến nội dung: Lớp trưởng (Trần Cao Minh)
- Chuẩn bị tranh ảnh về chủ đề “Bảo vệ môi trường”: Mỗi bạn có ít nhất 2 tranh tự vẽ hoặc sưu tầm.
- Ban tuyển chọn: Cô giáo chủ nhiệm lớp, lớp trưởng, chi đội trưởng, lớp phó Văn - Thể - Mĩ.
- Trang trí lớp học để triển lãm: Hồng Thắm, Mạnh Cường.
- Giới thiệu chương trình: Trà My
III. Chương trình cụ thể
1. Họp lớp để phổ biến nội dung: Tiết sinh hoạt lớp trưa thứ sáu ngày 5/3/2013.
2. Tổ chức triển lãm: Tại phòng học chiều ngày 19/3/2013.
- 14 giờ đến 15 giờ: Trang trí lớp, trưng bày tranh ảnh.
- 15 giờ đến 16 giờ: Đón khách, văn nghệ, giới thiệu tranh ảnh.
- 16 giờ 10 phút: Tổng kết.
- 16 giờ 10 đến 16 giờ 30 phút: Thu dọn tranh ảnh, dọn vệ sinh lớp học.
Chương trình 4: Quyên góp ủng hộ thiếu nhi và nhân dân các vùng bị thiên taiMẫu 1
I. Mục đích:
1. Bày tỏ sự đồng cảm của thiếu nhi trường em trước nỗi mất mát về người và của đối với nhân dân và thiếu nhi ở các vùng vừa trải qua hoạn nạn do thiên tai gây ra.
2. Nhằm biểu hiện vẻ đẹp truyền thống đạo lí dân tộc "Lá lành đùm lá rách", "Một miếng khi đói bằng một gói khi no".
3. Trên cơ sở ủng hộ, giúp đỡ nhân dân và thiếu nhi vùng bị thiên tai, việc làm này còn nhằm thể hiện tinh thần cưu mang, đoàn kết trong cộng đồng. Từ đó, nhằm động viên mọi người nơi hoạn nạn nhanh chóng khắc phục khó khăn để tiếp tục ổn định cuộc sống vật chất cũng như tinh thần.
II. Phân công chuẩn bị
1. Trao đổi mục đích, ý nghĩa việc quyên góp ủng hộ đến cả lớp vào giờ sinh hoạt lớp.
2. Thống nhất về vật chất quyên góp: Bàng tiền hoặc quà (quần áo, sách vở, dụng cụ học tập…). Việc này sẽ do lớp trưởng đảm nhiệm phổ biến. Nêu rõ thời gian cùng nộp: Tiết sinh hoạt lớp vào ngày cuối tuần.
3. Lập Ban phụ trách vận động quyên góp, ủng hộ:
- Lớp trưởng: Trưởng ban.
- Lớp phó học tập: Phó ban.
- Các tổ trưởng: Thành viên.
- Tổng phụ trách chung: Chi đội trưởng.
Ban phụ trách đồng thời có trách nhiệm sau khi đã nhận tiền, quà từ vận động quyên góp thì đóng gói cẩn thận, chuyển lên nhà trường để chuyển đi theo địa chỉ cụ thể.
III. Chương trình cụ thể:
1. Thời gian thực hiện quyên góp: Tiết 1, sáng thứ 6, ngày… tháng… năm…
2. Địa điểm: Tại lớp 5A, Trường Tiểu học…
3. Thành phần:
a. Toàn thể lớp 5A, Trường Tiểu học…
b. Ban phụ trách vận động quyên góp ủng hộ.
4. Cách thức
a. Thầy (cô) chủ nhiệm, Ban phụ trách, Chi đội trưởng và lần lượt các tổ lên thực hiện hành động quyên góp ủng hộ.
- Các phần quà được xếp gọn gàng, trang trọng.
- Tiền mặt: Bỏ vào thùng quyên góp của lớp.
b. Kết thúc đợt vận động quyên góp ủng hộ.
- Trưởng ban công bố cụ thể: Số phần quà? Tổng số tiền mặt?
- Nơi nhận quyên góp ủng hộ của lớp 5A: Ban giám hiệu, Liên đội trưởng Trường Tiểu học ...
- Thời gian chuyển đến vùng bị thiên tai: ngày... tháng ... năm …
Mẫu 2
Chương trình quyên góp ủng hộ thiếu nhi vùng lũ lụt
(Lớp 5A)
1. Mục đích:
Giúp đỡ các bạn thiếu nhi vùng lũ lụt, thể hiện tinh thần tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách.
2. Các sự việc cụ thể, phân công nhiệm vụ:
- Họp lớp, thống nhất nhận thức, hành động: Lớp trưởng.
- Nhận quà: 4 tổ trưởng (ghi tên người, số lượng cụ thể rõ ràng).
- Đóng gói, chuyển quà lên nhà trường: Lớp trưởng và ban cán sự lớp.
3. Chương trình cụ thể:
Chiều thứ năm (12/2): Họp lớp
- Phát biểu ý kiến, vận động cả lớp ủng hộ.
- Trao đổi ý kiến, thống nhất loại quà.
- Phân công cụ thể nhiệm vụ.
- Sáng thứ 2 (16/2): Nhận quà ủng hộ của lớp.
- Chiều thứ 2: Đóng gói, nộp lên nhà trường.
>> Tham khảo chi tiết: Lập chương trình hoạt động quyên góp ủng hộ thiếu nhi và nhân dân các vùng bị thiên tai
Chương trình 5: Gặp gỡ, giao lưu với học sinh các trường kết nghĩa hoặc với các bạn thiếu nhi quốc tế đang sống và học tập ở Việt NamI. Mục đích
- Giao lưu gần gũi ấm áp tình bạn hữu.
- Trao đổi hiểu biết thêm về phong tục, truyền thống của nhau.
II. Công tác chuẩn bị Lớp trưởng phân công
- Lớp phó văn thể mĩ tập văn nghệ (2 đơn ca, 1 hợp ca, 1 vũ khúc).
- Các bạn:
+ Mỹ Lê: kể chuyện về Bác Hồ.
+ Hồng Ngân: kể chuyện về bác Lê-nin.
III. Chương trình cụ thể
- Chào cờ: cờ Việt Nam và cờ nước bạn.
- Giới thiệu thành phần tham dự.
+ Học sinh Việt Nam.
+ Học sinh nước bạn.
Các vị khách mời (thầy cô, giáo viên chủ nhiệm).
- Chương trình trao đổi văn hoá.
- Hát (đơn ca): “Lời Bác sáng mãi lòng ta” (Thuý Ngân).
- Hoạt cảnh: “Con Rồng cháu Tiên” (tổ 1 và tổ 2).
- Tiết mục kể chuyện của hai bạn.
+ Mỹ Lê: kể chuyện Bác Hồ.
+ Hồng Ngân: kể chuyện bác Lê-nin.
- Tốp ca: “Như có Bác trong ngày vui đại thắng”.
- Tiễn khách.