Anh thanh niên – người cô độc nhất thế gian tâm hai mươi bảy tuổi: ” tầm vóc nhỏ bé, nét mặt rạng rỡ”, anh ta sống một mình trên đỉnh núi Yên Sơn cao 2600m, sống quanh năm suốt tháng giữa cây cỏ với mây mù lặng lẽo. Đó là một hoàn cảnh khắc nghiệt nhưng anh ta biệt vượt qua mọi hoàn cảnh để hoàn thành công việc của mình. Công việc của anh ta là ” Làm công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu”, cụ thể là đo gió, tính mây, đo chấn động mạt đất, dự vào việc báo trước thời tiết hàng ngày để phục vụ sản xuất và chiến đấu. Công việc của anh ta thực hiện bốn mùa trong một ngày, một giờ sáng, bốn giờ, mười mổi giờ và mười chín giờ. Anh thanh niên phải làm việc đều đặn, chính xác, đòi hỏi tinh thần trách nhiệm cao dù mưa, nắng, gió, bão, nửa đêm tuyết rơi anh ta cũng phải đi “ốp”. Tuy nhiên cái gian khổ của công việc chưa đáng sợ bằng cái gian khổ của hoàn cảnh sống. Đó là sự cô đơn, vắng vẻ, một mình quanh năm suốt tháng trên đỉnh núi cao không một bóng người, cô đơn đến mức ” thèm người, phải kiếm cơ dừng xe qua đường để gặp người. Quả điều kiện sống và làm việc đó là một thử thách đối với tuổi trẻ, vốn khát khao hoạt động nhưng anh ta đã biết vượt qua hoàn cảnh ấy để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Dù sống trong hoàn cảnh và điều kiện công việc vô cùng khắc nghiệt nhưng con người anh thanh niên trong ” lặng lẽ Sa Pa” lại toát lên những phẩm chất tốt đẹp. Trước hết đó là ý thức công việc của mình, lòng yếu nghề, thấy được ý nghĩ trong công việc của mình là có ích cho cuộc sống, cho mọi người. Anh không tô đậm gian khổ của công việc nhưng anh muốn nhấn mạnh niềm hạnh phúc khi kịp thời phát hiện ra các đám mây khô mà từ đó không quân ta đã hạ được bao nhiêu phản lực Mỹ trên cầu Hàm Rồng.
Anh ta không chỉ có ý thức trong công việc mà trong anh ta còn có những suy nghĩ, quan niệm hết sức đúng đắn về công việc và cuộc sống. Công việc của anh ta gắn bó với bao nhiêu người. Hàng ngày, cũng phải nói chuyện bốn lần với trung tâm huống chi còn bao người làm việc trong hoàn cảnh khó khăn, cô độc hơn. Chẳng hạn như anh chàng ở đỉnh núi Fhan-xi-păng cao 3142 mét, theo anh ta đó mới là độ cao lý tưởng, vì thế anh ta đã từng quan niệm: “khi ta làm việc ta với công việc là đôi sao gọi là một được, công việc của cháu gắn liền với công việc của bao anh em, đồng chí dưới kia, công việc của cháu gian khổ thế đấy, nhưng nếu vứt đi cháu buồn chết mất”. Chàng trai có suy nghĩ đúng đắn về trách nhiệm, vai trò của mình, từ đó đặt ra mục tiêu hoạt động: ” mình sinh ra là gì, mình đẻ ra ở đâu, mình vì ai mà làm việc”. Thật đáng khâm phục một con người như thế dù còn trẻ tuổi những suy nghĩ rất chín chắn, có hành động vô tư, tháo vát, nhanh nhẹn. Sống một mình trên đỉnh Yên Sơn cao 2600 mét nhưng anh biết tổ chức, sắp xếp một cách khoa học, phong phú về vật chất lẫn tinh thần, một cuộc sống chủ động, có ích cho đời, hãy biết sống cho sự nghiệp chung lớn lao nhưng cũng biết sống cho riêng mình. “anh trồng rau, nuôi gà, một vườn hoa đầy đủ sức màu với hoa lay đơn, hoa thược dược…” Anh rất trọng cái đẹp, điều đó khẳng định vẻ đẹp trong tâm hồn anh. Ngoài ra anh còn biêt sắp xếp nơi ở của mình rất gọn gàng; ” Một căn nhà ba gian sạch sẽ với mấy bộ đàm, bảng biểu thống kê, cuộc đời anh thu gọn ở một góc trái gian với chiếc giường con và là một giá sách”. Khi mời khách lên nhà chơi anh về trước là để pha trà, cắt hoa chứ không phải là gấp ọn ghẽ đồ đạc như ông họa sĩ đã nghĩ.
Cuộc sống của anh ta không cô đơn mà anh ta có những niềm vui tinh thần ngoài công việc đó là công việc đọc sách. Với anh sách là người bạn tâm tình, người bạn ấy không chỉ mang đến cho anh nguồn vui, nguồn kiến thức bổ ích mà còn làm phong phú thêm một tâm hồn say mê khoa học, nghiên cứu. Người cô độc nhất thế gian này còn đáng mến ở sự cởi mở, chân thành, chu đáo, luôn quan tâm tới người khác. Anh luôn khao khát được gặp gỡ, trò chuyện với những người khác vì thế anh đã tặng bó hoa cho cô gái để kỉ niệm lần đầu tiên gặp gỡ, gửi củ tam thất cho vợ bác lái xe khi viết vợ bác ấy vừa ốm dậy, biếu những khách trên xe làn trứng gà đi đường ăn cho đỡ mệt. Ánh luôn tìm mọi cách để có được lý do cần thiết bày tỏ sự quan tâm của đến mọi người. Tấm lòng ấy xuất phát từ cuộc sống vui vẻ, ít giao tiếp hay chính từ sự quý trọng con người của anh. Cuộc sống nơi đỉnh núi cao còn tạo cho người thanh niên một mong ước, một khát khao được gặp gỡ, rất lưu luyến với khách khi chia tay và ẩn chứa trong anh một nỗi ” thèm người”, Anh còn là người giản dị, khiêm tốn, luôn đề cao người khác. Khi biết họa sĩ muốn vẽ mình anh đã từ chối ” không, bác đừng vẽ cháu, cháu sẽ giới thiệu với bác những người đáng vẽ hơn nhiều”. Thực lòng,anh thấy công việc của mình chỉ là nhỏ bé, anh luôn say sưa ca ngợi những người khác như: Ông kỹ sư vườn rau, người cán bộ nghiên cứu sét, anh vẫn cảm thấy thua bố mình khi chưa được đi bộ đội, chưa trực tiếp tham gia ngoài mặt trận. Lời nói thật thà ấy kh0ong những thể hiện lòng khiêm tốn mà còn vẽ ra trước mắt ta một đội ngũ tri thức đang âm thầm ngày đêm làm việc, cống hiến, hi sinh. Sự cống hiến thầm lặng ấy đã giúp cho chúng ta hiểu giá trị của những con người đang âm thầm làm việc, hi sinh bản thân mình vì lợi ích chung. Đó là những gương sáng mà chúng ta cần học tập và noi theo.
Với cách xây dựng nhân vật thông qua hành động, cử chỉ, tác phong, ta thấy hiện lên những người lao động thầm lặng. Kết hợp với nghệ thuật miêu tả hình ảnh, sử dụng nhân hóa, ẩn dụ , tác giả đã khắc họa những con người tiêu biểu chốn Sa Pa cho dù họ không được gọi tên một cách cụ thể, thậm chí anh thanh niên không xuất hiện từ đầu đến cuối tác phẩm nhưng anh vẫn là điểm sáng của toàn bộ câu chuyện, chính anh đã làm cuộc sống của chúng ta tốt đẹp hơn.
Nguyễn Thành Long đã rất thành công khi xây dựng hình tượng nhân vật anh thanh niên, tác giả đã khắc họa được bức chân dung của những con người lao động thầm lặng trong thời kỳ đổi mới. Từ khát vọng của Nguyễn Thành Long, mỗi chúng ta thấy thêm yêu con người, yêu cuộc sống, thấy được trách nhiệm của mình đối với gia đình, với xã hội giống như nhà thơ Tố Hữu đã viết ” Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”