Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Suy nghĩ của em về vai trò của người lính trong thời bình

( 1 đoạn văn ngắn )
2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
7.306
10
7
Kim Sang
05/11/2018 22:29:06
Tôi sinh ra và lớn lên giữa thời đại hòa bình, lúc đất nước đã vượt qua thời bom đạn đầy đau thương mất mát và đi qua biết bao nhọc nhằn khó khăn của những ngày tháng bao cấp. Thời điểm mà những người lính tiếp tục cùng nhân dân xây dựng đất nước.Hình ảnh người lính đem con chữ đến những bản làng nghèo xa xôi, thắp lên hi vọng và ước mơ cho những em nhỏ vùng cao, chia sẻ cùng nhân dân những nhọc nhằn, gian khó đã trở thành quen thuộc. Những chiến sĩ đang công tác nơi biên giới ấy, đa phần tuổi đời đều chẳng còn trẻ, vợ con chưa có, bố mẹ đã già, một năm được về phép vài ngày. Có những người mười mấy năm không còn biết đến không khí Tết nơi miền xuôi quê nhà, thoáng thấy những cánh đào lấm chấm nụ, lòng lại dâng lên nỗi nhớ nhà thao thiết.Tuổi xuân của họ đã dành trọn cho Tổ quốc, nguy hiểm nơi rừng núi biên giới luôn rình rập, nhưng với họ, đáng sợ nhất lại là nỗi cô đơn. Sao tôi cứ hình dung về một nỗi buồn mênh mang khi chiều đông đến, có người lính đứng trên ngọn đồi nhìn xuống bản làng nhà cửa trù phú, khát khao một bữa cơm gia đình, một vòng tay yêu thương ấm áp.Nhưng tôi tự hào biết bao vì giờ đây, vẫn luôn có những thanh niên yêu thích các học viện của Quân đội, như niềm khao khát cống hiến cho Tổ quốc, như lòng yêu nước tràn đầy trong tim. Sự cống hiến ấy không hề nhỏ, là cách biệt gia đình, là nơi thao trường huấn luyện nắng đỏ lửa hay trời sương giá, là sẵn sàng chiến đấu khi có nhiệm vụ.Thật cảm động xiết bao khi nghe từng lớp lớp các chiến sĩ hàng ngày hát vang bài ca Vì nhân dân quên mình của người chiến sĩ lục quân Doãn Quang Khải. Những người lính ấy học hát chẳng qua trường lớp đào tạo nào, là cán bộ đại đội dạy cho cán bộ trung đội, cán bộ trung đội dạy cho cán bộ tiểu đội, cán bộ tiểu đội dạy cho từng chiến sĩ, là người đi trước dạy cho người đi sau, là sự truyền lửa không bao giờ lụi tắt, như ý chí và sức mạnh bền bỉ của Quân đội nhân dân Việt Nam, vượt qua mọi gian khó để hoàn thành nhiệm vụ. Bài ca ấy là bài ca thuộc về mỗi người lính.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
5
10
Quỳnh Anh Đỗ
06/11/2018 07:46:30
Thời bình, khi người lính không còn chiếm vị trí trung tâm trong đời sống xã hội nữa thì sự chú ý của các nhà văn đối với họ chắc chắn không còn như trước đây. Tuy nhiên, với vai trò là lực lượng nòng cốt trong nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc thì người lính vẫn là đối tượng sáng tác quan trọng của các nhà văn. Bởi, với dân tộc ta thì việc dựng nước và giữ nước luôn đi song song với nhau, bất kể ở giai đoạn lịch sử nào. Tuy vậy, nhìn lại mấy năm qua, trong văn học nước nhà, hình ảnh người lính hôm nay xuất hiện khá thưa thớt và mờ nhạt. Những tác phẩm viết về họ, vừa ít ỏi, vừa chưa ấn tượng và nhìn chung là bị chìm khuất giữa muôn vàn loại sách khác. Dễ thấy nhất là không có nhiều nhà văn tâm huyết với việc sáng tác về người lính hôm nay. Thế hệ nhà văn chống Mỹ hầu như vẫn trung thành với mảng hiện thực cuộc sống đã trải qua và như chúng ta thấy, tiểu thuyết, truyện ngắn, trường ca, thơ của họ chủ yếu là sự xới xáo, đào sâu ký ức chiến tranh. Thế hệ nhà văn xuất hiện sau chiến tranh chống Mỹ, do nhiều lý do cũng lần lượt tìm đến những lối nẻo, vùng miền, đối tượng khác, ngoài người lính, với hy vọng không bị cây cao bóng cả che khuất lại thời thượng, hợp với thị hiếu bạn đọc hôm nay. Lực lượng cầm bút mà ta đặt nhiều hy vọng nhất cho đề tài này là các nhà văn mang áo lính cũng rất mỏng và tâm huyết hình như bị rơi rụng đi khá nhiều theo thời gian và sức ép của cuộc sống. Có xuống đơn vị mới biết cánh lính ta yêu qúy, trân trọng nhà văn như thế nào. Tôi đã lên một số đồn biên phòng ở những vùng cương vực heo hút hay ra Trường Sa trập trùng mây nước mới thấm thía sự hy sinh, sức chịu đựng của người lính thời bình và cả tình cảm của họ dành cho các nhà văn. Họ thuộc tên nhiều nhà văn mang áo lính đấy, họ nhắc đến tên những truyện ngắn hay đã được đọc và đôi khi những chàng lính trẻ còn chép thơ của các nhà thơ chuyên nghiệp lên báo tường đơn vị. Tôi kể ra chuyện ấy để nói rằng người lính hôm nay vẫn rất cần những tác phẩm văn chương viết về bộ đội. Và, tôi nghĩ, cuộc sống người lính thời bình không cằn cỗi, đơn sơ như ai nghĩ, nó tồn tại những mối quan hệ phức tạp như trong xã hội; mặt tốt mặt xấu, cái hay cái dở, cao cả thấp hèn, hiến dâng trốn tránh... đều có cả. Môi trường người lính thời bình vẫn là mảnh đất màu mỡ để các nhà văn trong và ngoài quân đội thâm nhập, tìm hiểu, khai thác thực tế để viết về họ một cách tự nguyện, tâm huyết, kỹ càng chứ không phải là những tác phẩm chiếu lệ, hời hợt, nông cạn. Ngoài sự dấn thân của người cầm bút cần có sự quan tâm và đầu tư đúng mức cho mảng đề tài này. Quân đội nên có những trại viết riêng dành cho đề tài người lính hôm nay với kinh phí thỏa đáng và cách tổ chức bài bản. Cần động viên khuyến khích bằng nhiều hình thức với những nhà văn chuyên tâm viết về người lính hôm nay. Văn học về người lính hôm nay sẽ sum suê, đầy đặn và trở thành món ăn tinh thần lành mạnh cho cán bô, chiến sĩ chúng ta. Để ước mong biến thành hiện thực có bao nhiêu công việc cần làm, phải làm mà nếu không khởi động ngay thì mọi cái đã chậm, đang chậm sẽ chậm hơn. Chậm ngày nào là có lỗi với những người lính thân yêu của chúng ta ngày ấy. Hành trình tuy không mới nhưng chẳng bao giờ cũ cả, tôi nghĩ rằng, bên những nhà văn luôn có đội ngũ người lính hôm nay.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×